Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hội nhập kinh tế quốc tế từ 1991 đến 2001...

Tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hội nhập kinh tế quốc tế từ 1991 đến 2001

.DOC
121
190
62

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay khu vực hoá, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Quá trình ấy diễn ra hết sức sôi động đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, đây là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại - yếu tố hàng đầu tạo nên bước phát triển đột phá về chất của lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế vừa tạo thời cơ lớn, vừa làm nảy sinh không ít nguy cơ, thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển ổn định, bền vững của từng quốc gia, cũng như của cả cộng đồng quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhận định: Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh. Từ nhận định đó, Đảng chủ trương HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. HNKTQT là một quá trình đi liền với toàn cầu hoá kinh tế mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tham dự phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. HNKTQT là một nội dung quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng, hướng tới việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước . Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra sôi động, sự nghiệp đổi mới ở nước ta thời gian vừa qua đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình HNKTQT đã góp phần đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy lùi cuộc bao vây, cấm vận của các thế lực phản động, ổn định chính trị - xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Song bên cạnh đó, cũng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong quá trình HNKTQT. Thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận. Công cuộc đổi mới nói chung, quá trình HNKTQT nói riêng cần được tổng kết, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học vận dụng vào thời kỳ mới, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hội nhập kinh tế quốc tế từ 1991 đến 2001” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan