Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến...

Tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006

.DOC
107
288
121

Mô tả:

1.Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình trong quá trình lịch sử. Văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của nhân loại nói chung và của từng quốc gia, dân tộc nói riêng; là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội và tự nhiên. Đó là trình độ nhân bản đích thực của con người, được đo bằng giá trị phổ quát: chân, thiện, mỹ. Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã xây nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc, trong đó chủ nghĩa yêu nước và ý chí độc lập dân tộc là nền tảng cốt lõi, được vun đắp suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Sức mạnh bản sắc văn hóa đã góp phần to lớn để dân tộc Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc mà không bị đồng hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cục diện thế giới diễn biến nhanh chóng, quan hệ quốc tế có sự điều chỉnh sâu sắc, hội nhập giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng sâu rộng. Vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế- xã hội càng nổi bật; ảnh hưởng của văn hóa ngày càng rộng rãi và sâu sắc. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành chủ đề nóng hổi được quan tâm rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, các nước đều đề ra và thực thi chiến lược phát triển văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, quá trình đó cũng sẽ là hệ lụy mà dân tộc này có thể bị hòa tan, hay trở thành cái bóng của dân tộc khác, tức là đánh mất bản thân mình và đánh mất sức mạnh vốn có của chính dân tộc mình. Việt Nam có nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc, giàu tinh hoa và giá trị cổ truyền. Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, sự hội nhập cũng chứa đựng những nguy cơ làm mất dần bản sắc văn hóa, phá vỡ những giá trị truyền thống của dân tộc. Không ít những sản phẩm văn hóa, những tư tưởng, lối sống ngoại lai đang có nguy cơ làm băng hoại những gì làm nên tinh hoa, cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam. Hiện nay, đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước Đảng nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa trong tiến trình phát triển. Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời bổ sung những thiếu hụt trong hệ giá trị của mình. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần khắc phục những nhận thức sai lệch về vai trò, vị trí của bản sắc văn hóa trong sự phát triển của đất nước, bảo đảm nền văn hóa Việt Nam “hòa nhập” mà không “hòa tan” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ năm 1996 đến năm 2006” làm luận văn thạc sỹ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan