Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng lãnh đạo giữ vững định hướng xhcn trong phát triển nền kinh tế nhiều thành ...

Tài liệu đảng lãnh đạo giữ vững định hướng xhcn trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ năm 1996 đến năm 2006

.DOC
107
286
147

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Định hướng XHCN là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận của chúng ta hiện nay. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực hiện chủ trương đó, kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Điều đó chứng tỏ chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay luôn tồn tại trên thực tế cuộc đấu tranh sống còn giữa hai định hướng XHCN và TBCN. Bản thân nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường với sự có mặt của các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân sẽ tự phát vận động theo xu hướng TBCN nếu như sự kiểm soát định hướng của Nhà nước XHCN không đủ mức. Trong điều kiện nền kinh tế mở với sự hậu thuẫn của CNTB quốc tế thì cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng trên càng trở nên quyết liệt. Nếu chủ quan với khuynh hướng TBCN, tự bằng lòng với những thành tựu đã đạt được, không chăm lo củng cố, đổi mới, phát triển các nhân tố XHCN thì nền kinh tế nước ta sẽ chệch sang hướng TBCN. Đó là một trong những nguy cơ đối với chế độ XHCN ở nước ta mà Đảng đã xác định từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994). Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ: “Trong quá trình thực hiện chúng ta đã phạm một số khuyết điểm lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác” [24, tr.13]. Quá trình thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay có thể phát triển theo hai khả năng: đó là phát triển đúng định hướng XHCN và chệch hướng XHCN. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bên cạnh đó còn không ít người băn khoăn, nghi ngờ về khả năng đi lên CNXH ở nước ta khi chúng ta thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mặt khác, các thế lực thù địch và bọn phản động luôn tìm mọi cách chống phá chúng ta trên mặt trận tư tưởng với mục tiêu là xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ CNXH ở nước ta bằng các luận điệu như: kinh tế thị trường thì không thể đi cùng CNXH; kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của CNTB; chế độ chúng ta là chế độ XHCN thì không cần phải định hướng XHCN…tất cả những quan điểm trên đều là những luận điệu sai trái, phản khoa học mà chúng ta cần phải đấu tranh, bác bỏ. Thực tiễn quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta với việc giữ vững định hướng XHCN và những nhận thức khác nhau cũng như để đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo giữ vững định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ năm 1996 đến năm 2006” làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan