Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm 2010...

Tài liệu đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm 2010

.DOC
154
169
58

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Theo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự tồn tại, phát triển của kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. Cho đến nay trong lịch sử loài người, về lý luận cũng như trong thực tiễn các quốc gia, chưa ai chứng minh được có thể thay thế sở hữu tư nhân bằng một động lực khác có hiệu quả bằng hoặc hơn trong việc phát triển kinh tế [125, tr.27]. Ở Việt Nam, cùng với quá trình ra đời, phát triển và khẳng định vị thế trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn xã hội ghi nhận vai trò ngày càng lớn. Từ chỗ là lực lượng nhỏ yếu, bị coi là “đối tượng” cần “cải biến” trong quá trình “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển vượt bậc trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được thừa nhận là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, từ năm 2001 đến nay, mặc dù còn nhiều hạn chế nội tại, chịu nhiều tác động bất lợi từ những biến đổi sâu sắc, phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhưng kinh tế tư nhân vẫn ngày càng thể hiện rõ khả năng phát triển năng động, là một trong những lực đẩy quan trọng giúp kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tăng trưởng trở lại mức 6,78% trong năm 2010. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế tư nhân cần tiếp tục nghiên cứu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân; sự chống phá trên lĩnh vực kinh tế của các thế lực thù địch; trong xã hội xuất hiện không ít ý kiến lo ngại về khả năng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản của kinh tế tư nhân. Nhưng trên cơ sở nắm vững thực tiễn và vận dụng sáng tạo lý luận, Đại hội XI của Đảng đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế tư nhân thành “một trong các động lực của nền kinh tế” [66, tr.17] trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra từ nay tới năm 2020 là “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” [65, tr.18], góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu khách quan hiện nay là cần tiếp tục làm tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân trong 10 năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách, giải pháp mới giúp kinh tế tư nhân khắc phục hạn chế, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm 2010 nhằm tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về phát triển kinh tế tư nhân, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm, cung cấp những luận cứ quan trọng để Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới là việc làm cần thiết. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tài liệu liên quan