Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả...

Tài liệu đánh giá mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học phần chuyên ngành​

.PDF
104
119
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ HUỆ ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, KẾT QUẢ BÀI THI TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUNG VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ HUỆ ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, KẾT QUẢ BÀI THI TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUNG VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: 60140120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Sái Công Hồng HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Sái Công Hồng. Thầy đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến đóng góp quý báu, xin chân thành cảm ơn TS. Sái Công Hồng, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập năm thứ I” (Mã số đề tài: QG.15.42) đã cho phép tôi được sử dụng số liệu và một số kết quả trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Đánh giá mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học phần chuyên ngành (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học quốc gia Hà Nội)” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày …… tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Huệ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐGNL Đánh giá năng lực KQHT Kết quả học tập HĐHT Hoạt động học tập ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên SV Sinh viên KHTN Khoa học Tự nhiên KHXH Khoa học Xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô nghiên cứu của luận văn .................................................. 29 Bảng 2.2: Kết quả thử nghiệm phiếu khảo sát SV khối ngành KHTN ………………………………………………………………............................................32 Bảng 2.3: Kết quả thử nghiệm phiếu khảo sát SV khối ngành KHXH…………………………………………………………………………………33 Bảng 3.1: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học phần Khối kiến thức chung ................................................................................... 35 Bảng 3.2: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học phần khối kiến thức theo lĩnh vực ...................................................................... 36 Bảng 3.3: Kết quả tương quan giữa điểm thi đầu vào với ĐTB các học phần khối kiến thức chuyên ngành ........................................................ 37 Bảng 3.4: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành với điểm bài thi ĐGNL chung (Khối ngành KHTN).................................. 40 Bảng 3.5: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Khối ngành TN) .................................. 41 Bảng 3.6: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành với điểm bài thi ĐGNL chung (Khối ngành XH) ........................................ 42 Bảng 3.7: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần cơ sở ngành với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Khối ngành XH) .................................. 44 Bảng 3.8: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm ĐGNL (Chuyên ngành Hóa học) ..................................................... 46 Bảng 3.9: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Hóa học)................... 48 Bảng 3.10: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm thi ĐGNL chung (Chuyên ngành Sinh học)................................ 49 Bảng 3.11: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm thi tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Sinh học).................. 50 Bảng 3.12: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm bài thi ĐGNL chung (Chuyên ngành Địa lí – Môi trường) .. 51 Bảng 3.13: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm THPTQG (Chuyên ngành Địa lí – Môi trường) ........................ 52 Bảng 3.15: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm ĐGNL chung (Chuyên ngành Đông phương học) ................... 53 Bảng 3.16: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Đông phương học) ..... 53 Bảng 3.17: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với bài ĐGNL (Chuyên ngành Lịch sử) .......................................................... 54 Bảng 3.18: Kết quả tương quan giữa điểm các học phần chuyên ngành với điểm tốt nghiệp THPTQG (Chuyên ngành Lịch sử) ........................... 54 Bảng 3.19: Tần suất sử dụng các phương pháp giảng dạy (%) .............. 55 Bảng 3.20: Tần suất sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá (%)55 Bảng 3.21: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Kết quả học tập các học phần chuyên ngành tốt hơn” ............................................................................................ 56 Bảng 3.22: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Tư duy, kiến thức, khả năng phản biện tốt hơn”………………………………………………………………..... 57 Bảng 3.23: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Chủ động, năng động, sáng tạo trong quá trình học tập hơn”.......................................................................... 57 Bảng 3.24: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Nắm bắt lý thuyết, vận dụng thực hành tốt hơn”..................................................................................................... 57 Bảng 3.25: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Khả năng vận dụng công nghệ thông tin trong học tập tốt hơn” ............................................................... 58 Bảng 3.26: Mức độ đồng ý cho câu hỏi “Tham gia các phong trào, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ sôi nổi hơn” ......................................................... 58 Bảng 3.27: Mức độ đồng ý về sự khác nhau trong năng lực học tập các môn chuyên ngành của SV .................................................................................... 59 Bảng 3.28: Mức độ đồng ý về sự cần thiết thực hiện bài thi ĐGNL chuyên biệt tuyển sinh đầu vào............................................................................ 59 Bảng 3.29: Mức độ đồng ý SV có năng lực phù hợp với ngành học ... 59 Bảng 3.30: Mức độ đồng ý SV có điểm đầu vào cao thì điển chuyên ngành cao và ngược lại ........................................................................................... 60 Bảng 3.31: Bảng tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về thuận lợi của việc thi ĐGNL đối với việc học chuyên ngành............................................. 60 Bảng 3.32: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của phần thi Toán đối với việc học chuyên ngành .......................................................... 61 Bảng 3.33: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của phần thi Văn đối với việc học chuyên ngành ............................................................ 63 Bảng 3.34: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của phần thi Tự chọn đối với việc học chuyên ngành ................................................... 64 Bảng 3.35: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của bài thi Toán đối với việc học chuyên ngành .......................................................... 65 Bảng 3.36: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn Văn đối với việc học chuyên ngành................................................................... 66 Bảng 3.37: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn thi ngoại ngữ đối với việc học chuyên ngành ................................................ 67 Bảng 3.38: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi môn Hóa học đối với việc học chuyên ngành .................................................................... 68 Bảng 3.39: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn Vật lí đối với việc học chuyên ngành................................................................ 68 Bảng 3.40: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn Sinh học đối với việc học chuyên ngành ......................................................... 68 Bảng 3.41: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn Địa lí đối với việc học chuyên ngành................................................................ 68 Bảng 3.42: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về sự thuận lợi của môn Lịch sử đối với việc học chuyên ngành ............................................................ 69 Bảng 3.43: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về mức độ yêu thích ngành học ………………………………………………………………………………………69 Bảng 3.44: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về các môn học chuyên ngành cung cấp những kiến thức cần thiết............................................................ 70 Bảng 3.45: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về các học phần chuyên ngành cung cấp những kĩ năng cần thiết ............................................................... 71 Bảng 3.46: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về thời lượng các môn học chuyên ngành hợp lí .................................................................................................... 72 Bảng 3.47: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về việc gặp khó khăn trong tiếp thu những kiến thức chuyên ngành mới ...................................... 73 Bảng 3.48: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về ảnh hưởng của phương pháp học tập của người học đến kết quả học chuyên ngành............................ 74 Bảng 3.49: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về phương pháp giảng dạy của GV đến kết quả học tập chuyên ngành ............................................ 75 Bảng 3.51: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về ảnh hưởng của việc ôn luyện thi tuyển đầu vào đến kết quả học chuyên ngành ...................... 77 Bảng 3.52: Tổng hợp ý kiến phản hồi của SV về ảnh hưởng của mức độ yêu thích ngành học đến kết quả học chuyên ngành ............................ 78 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Chiều hướng và mức độ của hệ số tương quan r ...................... 7 Hình 1.1: Khung lý thuyết đề tài nghiên cứu .................................................. 24 Hình 3.1: So sánh tương quan điểm đầu vào với kết quả học tập (Khối ngành KHTN) ............................................................................................. 38 Hình 3.2: So sánh tương quan điểm đầu vào với kết quả học tập (Khối ngành Xã hội) ............................................................................................. 38 Hình 3.3: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của việc thi ĐGNL……………………………………………………………………………………………61 Hình 3.4: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi Toán đến việc học chuyên ngành ...................................................................... 62 Hình 3.5: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi Văn đến việc học chuyên ngành ........................................................................ 63 Hình 3.6: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 64 Hình 3.7: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 65 Hình 3.8: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 66 Hình 3.9: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về tác động của phần thi Tự chọn đến việc học chuyên ngành................................................................ 67 Hình 3.10: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về mức độ yêu thích ngành học…………………………………………………………………………………………………70 Hình 3.11: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về các môn học chuyên ngành cung cấp những kiến thức cần thiết .................................................... 71 Hình 3.12: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về các môn chuyên ngành cung cấp những kĩ năng cần thiết ........................................................ 72 Hình 3.13: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về mức đồng ý thời lượng các môn chuyên ngành hợp lí ................................................................ 73 Hình 3.14: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về việc gặp khó khăn trong tiếp thu những kiến thức chuyên ngành mới .................................... 74 Hình 3.15: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của phương pháp học tập của người học đến kết quả học chuyên ngành .......................... 75 Hình 3.16: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về phương pháp giảng dạy của GV đến kết quả học tập chuyên ngành........................................... 76 Hình 3.17: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến kết quả học chuyên ngành .......................................................... 77 Hình 3.18: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của bài thi tuyển đầu vào đến kết quả học chuyên ngành .............................................. 78 Hình 3.19: Sự khác biệt giữa hai khối ngành về ảnh hưởng của mức độ yêu thích ngành học đến kết quả học chuyên ngành ........................... 79 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 7 MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Giới hạn của đề tài ................................................................................... 3 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 8. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 3 9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............. 5 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 5 1.1.1. Phương pháp phân tích tương quan ................................................ 5 1.1.2. Phương pháp kiểm định Khi bình phương......................................... 7 1.1.3. Đánh giá năng lực ............................................................................... 7 1.1.3.1. Đánh giá ....................................................................................... 7 1.1.3.2. Năng lực ....................................................................................... 8 1.1.4. Hoạt động học tập ............................................................................. 10 1.1.5. Kết quả học tập .................................................................................. 12 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................................ 15 1.2.1. Những nghiên cứu nước ngoài ...................................................... 15 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước ....................................................... 18 1.2.3. Khung lý thuyết của đề tài ................................................................ 24 CHƯƠNG 2........................................................................................................ 26 BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 26 2.1. Kỳ thi Đánh giá năng lực ........................................................................ 26 2.2. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia............................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................... 27 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp ..................................... 28 2.3.3. Phương pháp khảo sát ý kiến phản hồi các đối tượng liên quan29 CHƯƠNG 3........................................................................................................ 35 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 35 3.1. Phân tích các thông số thống kê chung về tương quan giữa kết quả học tập với điểm thi đầu vào của SV ..................................................... 35 3.1.1. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc Khối kiến thức chung ...................................................................................... 35 3.1.2. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc khối kiến theo lĩnh vực .................................................................................... 36 3.1.3. Tương quan giữa kết quả thi đầu vào với ĐTB các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành .......................................................................... 37 3.2. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa điểm thi đầu vào với từng học phần cơ sở ngành và chuyên ngành....................................... 39 3.2.1.Tương quan giữa điểm đầu vào với từng học phần cơ sở ngành ....... 39 3.2.1.1. Khối ngành Khoa học Tự nhiên ................................................. 40 3.2.1.2. Khối ngành Khoa học Xã hội ..................................................... 42 3.2.2.Tương quan giữa điểm đầu vào với từng học phần thuộc một số chuyên ngành................................................................................................... 46 3.2.2.1. Nhóm chuyên ngành Hóa học – Hóa dược – Công nghệ kĩ thuật hóa học....................................................................................................46 3.2.2.2. Nhóm chuyên ngành Sinh học – Công nghệ sinh học ................ 49 3.2.2.3. Nhóm chuyên ngành Địa lí – Môi trường – Đất đai .................. 50 3.2.2.4. Nhóm chuyên ngành Du lịch học ............................................... 53 3.2.2.5. Chuyên ngành Đông phương học............................................... 53 3.2.2.6. Chuyên ngành Lịch sử ................................................................ 54 3.3. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của các đối tượng liên quan .............................................................................................................. 55 3.3.1.Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của GV ............................................ 55 3.3.1.1. Tần suất sử dụng các phương pháp giảng dạy trên lớp ............ 55 3.3.1.2. Đánh giá về tần suất sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá 55 3.3.1.3. Đánh giá về năng lực học tập chuyên ngành của SV khóa QH – 2015 so với khóa trước đó ....................................................................... 56 3.3.1.4. Ý kiến của GV về phương thức tuyển sinh hiện nay ................... 58 3.3.2. Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của SV ......................................... 60 3.3.2.1. Đánh giá tác động của bài thi ĐGNL đến việc học tập chuyên ngành....................... ................................................................................ 60 3.3.2.2. Đánh giá mức độ động ý của SV về việc thuận lợi của các môn thi tốt nghiệp THPTQG đối với các môn chuyên ngành. ........................ 65 3.3.2.3. Đánh giá về cảm nhận chung về các môn học chuyên ngành của SV ...........................................................................................................69 3.3.2.4. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên ngành........................................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 80 1. Kết luận .................................................................................................... 80 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 81 3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 82 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Một trong những nội dung quan trọng của chủ trương này là thay đổi phương thức tuyển sinh và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục đại học “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.(Luật Giáo dục Đại học Việt Nam 2012). Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) nhằm hai mục đích: xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học cao đẳng. Thí sinh tham dự kỳ thi phải thi ít nhất 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ và ít nhất 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Trong đó, các môn Toán, Văn, Địa lí, Lịch sử thi theo hình thức tự luận, các môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đây cũng là năm Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) chung nhằm mục đích tuyển chọn những thí sinh vào học tập tại các trường đại học thành viên và một số trường ngoài ĐHQGHN có nguyện vọng sử dụng kết quả bài thi. Bài thi gồm 3 phần: Phần 1 (Tư duy định lượng); Phần 2 (Tư duy định tính) và Phần 3 (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội) theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Giữa các sinh viên trúng tuyển vào một chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên (KHTN) hoặc Khoa học xã hội (KHXH) sẽ lấy điểm bài thi ĐGNL với phần tự chọn tương ứng, hoặc cũng có những ngành đào tạo có thể xét tuyển dựa trên điểm của một trong hai phần tự chọn. 1 Như vậy, hình thức tuyển sinh mới khác so với hình thức khối thi truyền thống trước đó có tác động như thế nào tới kết quả học tập của sinh viên (SV), đặc biệt là kết quả học tập các học phần chuyên ngành, để làm rõ vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung và kết quả học tập các học phần chuyên ngành. (Nghiên cứu trường hợp sinh viên khóa QH – 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội)”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra mối quan hệ giữa kết quả học tập các học phần chuyên ngành với điểm thi đầu vào qua hai bài thi ĐGNL chung và các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG. Khảo sát ý kiến phản hồi của SV và GV về tác động của việc ôn luyện các kiến thức chuẩn bị cho bài thi đầu vào với việc học tập các học phần chuyên ngành, cảm nhận về các học phần chuyên ngành và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả học tập chuyên ngành. Thông qua mối quan hệ của các đại lượng trên, đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào và kết quả học tập của SV tại ĐHQGHN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập dữ liệu thứ cấp kết quả thi THPTQG, kết quả bài thi ĐGNL chung, kết quả học tập các học phần chuyên ngành, tiến hành chạy dữ liệu, phân tích các kết quả và đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các cặp biến. Xác định phạm vi, các đối tượng liên quan để tiến hành khảo sát, xây dựng và thử nghiệm phiếu khảo sát trên một nhóm đối tượng nhỏ để hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức. Từ đó, tiến hành khảo sát chính thức, nhập dữ liệu bằng phần mềm thống kê chuyên dụng, phân tích các kết quả thu được và đưa ra kết luận. 4. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả thi tuyển sinh đầu vào có mối quan hệ như thế nào với kết quả học tập các học phần chuyên ngành? Cách thức thi và kiến thức thuộc các phần thi/môn thi đầu vào giúp SV và GV thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình học tập chuyên ngành? 2 5. Giới hạn của đề tài Về nội dung: Mối tương quan giữa kết quả thi tốt nghiệp THPTQG, kết quả bài thi ĐGNL chung với kết quả học tập các học phần chuyên ngành. Về thời gian: Nghiên cứu kết quả học tập các học phần sau khi SV khóa QH – 2015 kết thúc năm học 2016 – 2017. 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Các SV thuộc khối ngành KHTN hay KHXH có điểm đầu vào các môn/ phần thi tương ứng cao thì kết quả học tập các học phần chuyên ngành của những SV đó cũng cao và ngược lại. Giả thuyết H2: Khảo sát ý kiến của GV và SV cho thấy tuyển sinh theo bài thi ĐGNL giúp các SV và GV thuận lợi trong quá trình học tập các môn chuyên ngành hơn so với hình thức khối thi truyền thống. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài, tiến hành tổng hợp và khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát và thu thập thông tin qua các phiếu khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng: - Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. - Nghiên cứu định lượng: Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phiếu khảo sát lấy ý kiến các đối tượng liên quan. + Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiến hành khảo sát và thu thập thông tin. + Xử lý các kết quả nghiên cứu bằng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng SPSS. 8. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: mối tương quan giữa kết quả thi THPTQG, kết quả bài thi ĐGNL chung với kết quả học tập các học phần chuyên ngành, ý kiến phản hồi của GV và SV khóa QH – 2015 tại ĐHQGHN. Khách thể nghiên cứu: SV khóa QH – 2015, GV giảng dạy khóa QH – 2015 tại ĐHQGHN. 3 9. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Các kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Phương pháp phân tích tương quan Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các biến, trong đó sự biến động của một biến này là do tác động của nhiều biến khác được gọi là liên hệ tương quan (Tăng Văn Khiêm, 2005) Phân tích tương quan là tìm ra mối liên hệ giữa hai nhân tố xem chúng tuân theo quy luật nào (có thể mô tả bằng mô hình toán học nào). Các quy luật đó đều được biểu diễn bằng một hàm số. Quá trình phân tích tương quan bao gồm: - Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng phương pháp đồ thị hoặc phân tổ để xác định tính chất và xu thế của mối quan hệ đó. - Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến tính và tính các tham số của các phương trình. - Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan. Có thể sử dụng nhiều công thức tính hệ số tương quan khác nhau cho những tình huống khác nhau. Hệ số tương quan được biết đến nhiều nhất là hệ số tương quan Pearson được đưa ra trước tiên bởi Francis Galton tính bằng cách chia hiệp phương sai (covariance) của hai biến với tích độ lệch chuẩn (standard deviation) của chúng. Hệ số tương quan ρX, Y giữa hai biến ngẫu nhiên X và Y với kỳ vọng tương ứng là μX; μY và độ lệch chuẩn σX; σY được định nghĩa: trong đó E là toán tử tính kỳ vọng và cov là hiệp phương sai. Một công thức khác cũng được sử dụng rộng rãi là: 5 Vì μX = E(X), σX2 = E[(X - E(X))2] = E(X2) − E2(X) và tương tự đối với Y, và vì nên ta có thể viết lại: Nếu các biến là độc lập thống kê thì hệ số tương quan bằng 0. Tuy nhiên, phát biểu ngược lại không đúng, vì hệ số tương quan chỉ phát hiện tương quan tuyến tính giữa hai biến. Như vậy, hệ số tương quan được định nghĩa như vậy chỉ đúng nếu các độ lệch chuẩn là có giới hạn và khác không. Hệ số tương quan bằng 1 trong trường hợp có tương quan tuyến tính đồng biến và -1 trong trường hợp tương quan tuyến tính nghịch biến (r = 1 và r = -1 đều là mức độ tương quan tuyệt đối). Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) cho biết mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến. Hệ số tương quan càng gần với -1 thì tương quan giữa các biến càng mạnh theo tiêu cực (tương quan nghịch) và càng gần 1 thì tương quan giữa các biến càng mạnh theo hướng tích cực (tương quan thuận). Mức độ tương quan được đánh giá như sau: 0,1  r  0,3 : mức tương quan yếu 0,3  r  0,5 : mức tương quan trung bình r  0,5 : mức tương quan mạnh Chiều và mức độ tương quan là hai đặc tính riêng biệt. Đồ thị dưới đây biểu thị mối tương quan với các hệ số tương quan lần lượt là r = -0,9; r = 0,0 và r = 0,9. Dựa vào hình vẽ có thể thấy mức độ tương quan đều bằng 0,9, nhưng chiều của hai mối tương quan là hoàn toàn trái ngược nhau: với hệ số r = -0,9, đây là mối tương quan theo chiều nghịch và hệ số r = 0,9 tương ứng là mối tương quan theo chiều thuận. Hệ số tương quan r = 0,0 cho thấy hai biến số không có liên quan tới nhau, hệ số tương quan càng tiến về 0 thì mức độ tương quan càng giảm. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan