Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề kiểm tra học kì 2 ngữ văn 11

.DOCX
8
313
53

Mô tả:

đề kiểm tra học kì 2 ngữ văn 11
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể phát đề) --------oOo-------I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 11. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của các tác phẩm đã học ở HK II trong chương trình Ngữ văn 11 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng đọc – hiểu vào việc tạo lập văn bản Nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : Kiểm tra tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp 90’ III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học: 1.1. Phần văn học (19 tiết) - Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu (1 tiết) - Hầu trời - Tản Đà (1 tiết) - Vội vàng - Xuân Diệu (2 tiết) - Tràng giang - Huy Cận (2 tiết) - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (2 tiết) - Chiều tối - Hồ Chí Minh (1 tiết) - Từ ấy - Tố Hữu (1 tiết) - Tôi yêu em - Pu-skin (1 tiết) - Người trong bao - Sê-khốp (2 tiết) - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) - V.Huy-gô (2 tiết) - Về luân lý xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh (2 tiết) - Ôn tập văn hoc (2 tiết) 1.2. Lí luận văn học (4t) - Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh (2 tiết) - Một số thể loại văn học : kịch, văn nghị luận (2 tiết) 1.3. Tiếng Việt (7 tiết) - Nghĩa của câu (2 tiết) - Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (2 tiết) - Phong cách ngôn ngữ chính luận (2 tiết) - Ôn tập tiếng Việt (1 tiết) 2. Xây dựng khung ma trận : Mức độ Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng cao Cộng hiểu thấp Chủ đề/Nội dung - Kiến thức đọc – hiểu Nhận - Nêu được - Lí giải - Vận dụng - Nghị luận về bài thơ dạng nội dung được một những hiểu biết Đây thôn Vĩ Dạ. được khái quát khía cạnh về tác giả, tác 1 PCNN. Số câu Số điểm 1 0.5 của văn bản. - Xác định, Nêu ý nghĩa, tác dụng của một phép tu từ. 2 1.5 về nội dung. - Viết một đoạn văn theo yêu cầu. phẩm và PP làm bài văn nghị luận để phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. 2 3.0 1 5 6 10 điểm IV. Biên soạn đề kiểm tra: PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “ … Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc Tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu nội dung khái quát của văn bản trên (0,5 điểm). Câu 3: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng? (1,0 điểm) Câu 4:Theo anh (chị), “ngôn ngữ mạng” là gì? Việc chúng ta lạm dụng “ngôn ngữ mạng” sẽ gây ra những hậu quả gì? (1,0 điểm) PHẦN II. Tự luận. (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) bày tỏ quan điểm của anh (chị) về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Câu 2: (5 điểm) Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Qua bài thơ ta thấy được gì về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận - Điểm 0,50 : Trả lời theo cách trên. - Điểm 0,25: Trả lời tới hai phong cách ngôn ngữ, trong đó có một phong cách đúng. 2 - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2. Văn bản trên chỉ ra những tác hại của mạng xã hội Facebook. Qua đó, tác giả: phê phán cách sử dụng ngôn ngữ mạng hoặc kêu gọi mọi người hãy sử dụng Tiếng việt một cách trong sáng. - Điểm 0,50 : Trả lời theo cách trên. - Điểm 0,25 : Trả lời được ½ ý nêu trên. Trong đó, ý 2 trả lời được vế 1 hoặc vế 2 đều đạt - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3. Nghệ thuật: phép liệt kê. Cụ thể: - Facebook hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Tác dụng: nhấn mạnh thông tin trên mạng xã hội không đáng tin cậy, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho con người. - Nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức gây nguy hại cho quốc gia, tập thể, cá nhân…Tác dụng: Nhấn mạnh việc tin tưởng vào thông tin trên mạng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tập thể, quốc gia, dân tộc...ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chính trị, đạo đức… - Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Tác dụng: phê phán những kiểu nói năng thô tục, hành vi thiếu lịch sự…làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. - Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc Tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w . Tác dụng: làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. - Điểm 1,0 : Nêu đúng mặt nghệ thuật, chỉ ra được biểu hiện cụ thể và tác dụng của phép liệt kê được sử dụng. - Điểm 0,5 : Nêu đúng mặt nghệ thuật và chỉ ra được biểu hiện cụ thể của phép liệt kê được sử dụng. - Điểm 0,25: chỉ nêu đúng nghệ thuật - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4. - “Ngôn ngữ mạng” là ngôn ngữ không chính thống, pha tạp, lai căng… được giới trẻ sáng tạo một cách tùy tiện. - Việc chúng ta lạm dụng “ngôn ngữ mạng” sẽ gây ra những hậu quả: Đánh mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt hoặc gây trở ngại trong quá trình giao tiếp, ảnh hưởng tới sự phát triển tính cách của con người. - Điểm 1,0 : Trả lời theo cách trên. - Điểm 0,5 : Trả lời được ½ ý nêu trên. Trong đó, ý 2 trả lời được vế 1 hoặc vế 2 đều đạt. - Điểm 0.25: Trả lời được một ý trong vế 2. - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 2. Phần tự luận (7.0 điểm) 2.1. Câu 1. (2.0 điểm) 3 Thí sinh biết sử dụng từ ngữ, câu văn để diễn đạt thành một đoạn văn hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung cần đảm bảo được ý chính:  Cách 1: - Nêu vấn đề - Giải thích: Thế nào là sự trong sáng của Tiếng Việt? (không pha tạp, lai căng, không tối nghĩa, không gây hiểu lầm; nên giản dị, lich sự, thanh tao…) - Thực trạng sử dụng Tiếng Việt của giới trẻ hiện nay? (Sử dụng bừa bãi, thiếu tôn trọng ngôn ngữ nước mình. Cụ thể: việc sử dụng kí hiệu kì quặc, tây ta lẫn lộn… sử dụng lời nói thô tục…) - Nguyên nhân: do chưa ý thức được ngôn ngữ là thứ tài sản quý báu của quốc gia, dân tộc. - Hậu quả: ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của Tiếng Việt… - Giải pháp: Luôn đề cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không pha tạp ngôn ngữ lai căng, luôn trau dồi vốn ngôn ngữ chính thống. Cần phê bình, góp ý với những người có hành vi cố tình bôi nhọ hay làm méo mó tiếng Việt… - Lời kêu gọi…  Cách 2: - Nêu vấn đề - Giải thích: Thế nào là sự trong sáng của Tiếng Việt? - Biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt mang lại tác dụng gì? - Biểu hiện cụ thể của việc không giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Điều đó mang lại tác hại gì? - Giải pháp, lời kêu gọi… Lưu ý: Phần gợi ý cho câu 1 khá cụ thể. Mục đích: để GV dễ chấm bài hơn. Còn tùy tình hình bài viết của học sinh, GV uyển chuyển cho điểm phù hợp. - Điểm 2,0 : Trả lời theo cách trên. - Điểm 1,0 : Trả lời được khoảng nửa yêu cầu trên - Điểm 0,5: Câu trả lời chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời. 2.2. Câu 2 (5.0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a/. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cũng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn. 4 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b/. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Qua bài thơ ta thấy vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hàn Mặc Tử - một con người tha thiết yêu đời, yêu người. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c/. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm): - Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận. 2. Phân tích cụ thể bài thơ: - Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết + Câu 1 là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần. + 3 câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả. - Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa + 2 câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. + 2 câu sau tả cảnh dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh huyền ảo vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ. - Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ + 2 câu đầu: bóng dáng người xưa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách dường xa. + 2 câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. 3. Đánh giá chung: Nghệ thuật: Bằng trí tưởng tượng phong phú, nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,... Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. Nội dung: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,5: Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 1,0: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d/. Sáng tạo (0,5 điểm): 5 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện được khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo ; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e/. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Bích vi 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRUNG TRỰC ĐỀ THI CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ Văn – Lớp 11 Thời gian làm bài : 90 phút Họ tên học sinh: ………………………..................... Số BD: …………………. PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “ … Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc Tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu nội dung khái quát của văn bản trên (0,5 điểm). Câu 3: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng? (1,0 điểm) Câu 4: Theo anh (chị), “ngôn ngữ mạng” là gì? Việc chúng ta lạm dụng “ngôn ngữ mạng” sẽ gây ra những hậu quả gì? (1,0 điểm) PHẦN II. Tự luận. (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) bày tỏ quan điểm của anh (chị) về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Câu 2: (5 điểm) Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Qua bài thơ ta thấy được gì về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. -------HẾT------- 7 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan