Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên khoa học xó hội và nhân văn ở...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên khoa học xó hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

.DOC
103
444
134

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quan điểm của Đảng ta, GD - ĐT và KHCN là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [6, tr.38]. Đảng chủ trương: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học” [6, tr.39]. Đồng thời Đảng ta yêu cầu: “Giáo viên phải có đủ đức, tài” và phải được chuẩn hoá về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo. Nhận thức đúng về quan điểm của Đảng, thấy rõ vai trò đội ngũ GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ là một bộ phận quan trọng và quyết định chất lượng GD - ĐT. Đảng uỷ Quân sự Trung ương đã ra Nghị quyết 93 và 94 về xây dựng nhà trường chính quy, xây dựng đội ngũ nhà giáo trong quân đội - lực lượng sư phạm chủ yếu giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả quá trình GD - ĐT của nhà trường. Đồng thời triển khai thực hiện “Đề án phát triển đội ngũ giáo viên quân đội” nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy- học trong các nhà trường quân đội thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ học vấn, tay nghề và có năng lực sư phạm phát triển để hoàn thành tốt nhiệm vụ GD - ĐT và NCKH. Mặt khác, sự phát triển nhiệm vụ quân sự quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong điều kiện thời bình, đòi hỏi công tác GD - ĐT ở các trường SQQĐ phải coi trọng đúng mức, xây dựng đội ngũ GVKHXH&NV phải được ưu tiên, là khâu then chốt trong sự phát triển nền giáo dục của quốc gia và quân đội. Vì vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác đào tạo bồi dưỡng và NCNLSP cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD - ĐT hiện nay. Những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ có nhiều chuyển biến tích cực, chất l¬ượng đội ngũ GVKHXH&NV từng bư¬ớc đư¬ợc nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu GD - ĐT và NCKH. Đội ngũ giảng viên các môn khoa học xã hội và nhân văn đã nỗ lực phấn đấu nâng cao phẩm chất và NLSP, trong đó một số giảng viên có sự phát triển khá tốt về kĩ năng và tay nghề sư phạm, chất lượng giảng dạy và NCKH của đội ngũ giảng viên ngày càng phát triển. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ còn bộc lộ những khuyết điểm. Chất lư¬ợng đội ngũ GVKHXH&NV có mặt chư¬a thực sự ngang tầm với nhiệm vụ đào tạo ngày càng cao trong giai đoạn mới. Trước yêu cầu mới của công tác “chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá” GD - ĐT và NCKH, xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung, NCNLSP cho GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Một bộ phận giảng viên trỡnh độ tri thức và phương pháp sư phạm còn hạn chế, thiếu linh hoạt trong tổ chức hoạt động thực tiễn sư phạm, chất lượng chuyên môn giảng dạy chưa cao, kĩ năng thực hành huấn luyện - giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của nhà trường đại học quân sự. Công tác xây dựng, bồi dưỡng và NCNLSP cho GVKHXH&NV, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ có lúc chưa thực sự coi trọng, mặt khác lãnh đạo và chỉ huy khoa chưa thực sự thường xuyên quan tâm đầu tư chiều sâu trong việc đổi mới phương pháp GD - ĐT, vì vậy cách truyền thụ một chiều còn khá phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường SQQĐ, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và kết quả dạy - học của nhà trường. Từ những vấn đề trên chúng tôi cho rằng, nâng cao chất lượng GD - ĐT và NCKH ở các trường SQQĐ nói chung và NLSP cho GVKHXH&NV nói riêng ngang tầm với nhiệm vụ là vấn đề hết sức quan trọng. Vì vậy, cần phải đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những cơ sở khoa học góp phần tích cực vào xây dựng các khoa giáo viên, xây dựng đội ngũ giảng viên, NCNLSP cho GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ phát triển toàn diện, bảo đảm cho nhà trường luôn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đư¬ợc giao. Mặt khác, trong những năm qua đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu NLSP của giảng viên ở các trường trong và ngoài quân đội. Song đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vấn đề NLSP và giải pháp tâm lý - sư phạm NCNLSP cho GVKHXH&NV ở các trường SQQĐ. Vì thế việc lựa chọn vấn đề: “Giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên khoa học xó hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội” làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành TLH là rất cần thiết.

Tài liệu liên quan