Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo án thao tác lập luận bác bỏ

.DOCX
8
5022
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH GIÁO ÁN: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ GVHD: Cô Nguyễn Thị Thúy Loan SVTH: Lê Phương Thảo MSSV: K38.601.135 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2016 THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ (1Tiết) I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ - Biết được một số cách bác bỏ một quan điểm, một ý kiến thiếu chính xác. 2. Về kĩ năng - Vận dụng các cách bác bỏ khi làm bài văn nghị luận cụ thể (bài viết số 6: Nghị luận xã hội). 3. Về thái độ - Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thao tác lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận nói riêng và trong cuộc sống nói chung. - Nâng cao ý thức vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày - Mạnh dạn đấu tranh bác bỏ những quan điểm, ý kiến lệch lạc để bảo vệ cái đúng. 4. Năng lực cần hình thành - Khả năng phân tích, đáng giá, nhìn nhận vấn đề - Hình thành cho học sinh năng lực nói và viết khi trình bày ý kiến của mình. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên - Tài liệu tham khảo để soạn giáo án: + Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 11 + Sách thiết kế bài giảng + Sách giáo viên Ngữ Văn lớp 11 – tập 2 + Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 – tập 2 - Phiếu học tập. 2. Học sinh Đọc trước nội dung bài học và xem qua những câu hỏi trong sách giáo khoa III. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp - Thảo luận nhóm (phương pháp chính) - Gợi mở - Diễn giảng 2. Phương tiện - Phiếu học tập (để dạy phần II (4 phiếu – bài tập cho nhóm 7, 8 thảo luận)) - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án IV. Tiến trình bài học 1. Ổn định tổ chức (1 phút): kiểm tra sĩ số lớp, ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra bài cũ) 3. Lời bào bài (5 phút) Trước khi vào nội dung chính của bài học hôm nay, Cô có một câu chuyện muốn chia sẻ cùng với cả lớp. Vừa qua, trong chương trình giao lưu cùng học sinh của báo Hoa học trò về chủ đề “ Tình yêu trong sáng” thì có 1 ý kiến của 1 bạn cho rằng: “ tình yêu tuổi học trò tuyệt đối là không nên, cần ngăn cấm vì nó gây nhiều hậu qủa tác động xấu tới các bạn học sinh”. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Em có đồng tình hay phản đối? Trả lời: Ý kiến đó cũng có phần đúng! Tuy nhiện, tình cảm học trò là những rung động đầu đời, những kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh. Nó sẽ là tình cảm trong sáng, là động lực để mỗi chúng ta cùng nhau phấn đấu, tạo niềm vui, lạc quan trong cuộc sống nếu bản thân mỗi người trân trọng và biết giữ giới hạn. Tuy nhiên, nếu yêu không đúng cách, k phù hợp với lứa tuổi thì tình yêu tuổi học trò có tác động vô cùng lớn đến kết quả học tập,lơ là, bỏ bê học hành thì đó là điều không nên! Và vừa rồi cô cùng các bạn đã thảo luận đưa ra những quan điểm riêng của bản thân mình về ý kiến trên. Hầu hết chúng ta đã phản đối ý kiến đó, đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, và cách mà chúng ta trình bày một vấn đề như vậy thì trong văn học gọi là “ Thao tác lập luận bác bỏ” . Vậy Thao tác lập luận bác bỏ là gì, yêu cầu ra sao và thao tác ấy có vận dụng vào đời sống con người như thế nào , thì hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu vấn đề này nhé! V. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập cầu của thao tác lập luận bác bỏ (4 luận bác bỏ phút) (Trong lời vào bài mới, GV đã cho học sinh phân tích một ví dụ cuộc tranh luận về chủ đề “ Tình yêu tuổi học trò, nên hay không” GV: Vừa rồi, các em cùng cô phân tích một ví dụ, vậy em hiểu “bác bỏ” là gì? 1. Khái niệm HS: suy nghĩ trả lời Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác...từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc). GV: Trên cơ sở những điều phân tích các em hãy cho cô biết mục đích của 2. Mục đích thao tác lập luận bác bỏ là gì? Mục đích của bác bỏ là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không HS: suy nghĩ và trả lời đúng, bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn. GV: Dựa vào SGK, em hãy cho biết khi sử dụng thao tác lập luận bác bỏ, chúng 3. Yêu cầu ta phải đáp ứng những yêu cầu gì? - Cần nắm chắc những sai lầm của HS: tìm hiểu và trả lời người khác, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn cẩn trọng, có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận. => Thao tác lập luận giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bác bỏ (20 phút) II. Cách bác bỏ GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 5 học sinh) để phân tích 3 ví dụ trong SGK (trang 24,25,26) và một ví dụ GV cung cấp (phát phiếu học tập) theo các câu hỏi gợi ý sau: (GV phát phiếu học tập cho 2 nhóm là nhóm 7 và 8, mỗi nhóm 2 phiếu có cùng một ví dụ), thời gian thảo luận là 7 phút - Vấn đề bác bỏ là gì? - Bác bỏ bằng cách nào? + Câu văn nào thể hiện sự bác bỏ? + Lí lẽ, dẫn chứng? - Giọng điệu bác bỏ ra sao? Trên cơ sở đó GV phân chia cho HS thảo luận như sau: + Nhóm 1 và 2: Thảo luận câu 1a trang 24, 25 – SGK + Nhóm 3 và 4: Thảo luận câu 1b trang 25 – SGK + Nhóm 5 và 6: Thảo luận câu 1c trang 25,26 – SGK + Nhóm 7 và 8: Thảo luận ví dụ GV đưa ra trong phiếu học tập, theo các gợi ý chung đã nêu ở trên: “Nhiều người khẳng định rằng: Học đại học là con đường duy nhất để thành công. Học đại học là ước mơ của nhiều bạn trẻ và cũng là ước muốn thiết tha của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Học đại học mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội, có thể giúp ta có được cuộc sống sung túc hơn về vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Các nhà 1. Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK Câu 1a: - Lập luận bị bác bỏ: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh” - Cách bác bỏ: + Câu văn bác bỏ: “Không thế đâu” + Chỉ ra những dẫn chứng thiếu cơ sở: “Về di bút của Nguyễn Du…mắc bệnh thần kinh” + So sánh Nguyễn Du với Paxcan, so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du với những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch. + Đưa ra tác phẩm truyện Kiều để phủ nhận ý kiến sai lầm trên. - Thái độ: thẳng thắn Câu 1b: - Luận cứ bị bác bỏ: “tiếng nước mình nghèo nàn”. - Cách bác bỏ: + Câu văn bác bỏ: “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả” + Đưa ra nguyên nhân: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?” để bác bỏ. + Tác hại: từ bỏ tiếng mẹ đẻ, không còn tinh thần dân tộc. + Đặt nhiều câu hỏi để tăng tính thuyết phục. - Thái độ: phê phán trực tiếp Câu 1c: - Luận điểm bị bác bỏ: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” - Cách bác bỏ: + Câu văn bác bỏ: “Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc” +Phân tích tác hại: “Vợ con, những người làm việc…là một tội ác”. văn như Nam Cao, Tô Hoài,…chưa qua giảng đường đại học nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Trong cuộc sống, ta có thể thấy có rất nhiều người học hết cấp ba rồi đi học nghề, họ có tay nghề cao và tìm được những công việc phù hợp, ổn định không những nuôi sống bản thân mà còn vươn lên làm giàu bằng ý chí và nghị lực của họ.” (bài làm của HS) +Thái độ: khách quan, nghiêm khắc. Câu 1d: GV chốt ý và cho HS ghi bài vào vở 2. Cách bác bỏ Sau khi phân tích cụ thể 4 ví dụ ở trên: GV đặt câu hỏi: Từ những phân tích ở 4 ví dụ trên, các em hãy rút ra cách thức bác bỏ: Gợi ý: +Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nào? + Khi bác bỏ cần có thái độ như thế nào? + Cách diễn đạt như thế nào? - Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch thiếu chính xác.... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. - Khi bác bỏ cần có thái độ khách quan, đúng mực. - Diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người có quan điểm, ý kiến sai và người tiếp nhận dễ chấp nhận, tin theo - Phối hợp các loại câu như: Câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ… - Luận điểm bị bác bỏ: “Học đại học là con đường duy nhất để thành công” - Cách bác bỏ: + Câu văn bác bỏ: “Tuy nhiên, học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công” + Đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Các nhà văn như…nhà văn nổi tiếng” và “Trong GV mời đại diện nhóm đứng lên trả lời, cuộc sống… nghị lực của họ”. mời nhóm làm cùng ví dụ cho nhận xét, + Thái độ: khách quan bổ sung. HS: thảo luận theo nhóm rồi trình bày HS trả lời Hoạt động 3: Tổng kết (2 phút) GV: Mời 1 học sinh đọc lại ghi nhớ trong SGK trang 26 cho cả lớp nghe và nhớ nội dung bài học. III. Tổng kết - Bác bỏ là dùng lí lẽ, chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc). - Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. - Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực. Hoạt động 4: Luyện tập (8 phút) IV. Luyện tập GV hướng dẫn cho hai học sinh ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để làm bài tập 1, SGK trang 26,27 ( làm bài tập cộng điểm) Bài tập 1: a. Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Bài tập 1: Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác Câu a: bỏ ở hai đoạn trích trên. - Nguyễn Dữ bác bỏ một ý nghĩ sai lệch (Cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm) - Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm (thơ là những lời đẹp). b. Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét gì khác nhau? Câu b : - Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch. - Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị. c. Em rút ra bài học gì về cách bác bỏ? Câu c : HS: trả lời đúng sẽ được cộng 1điểm Rút ra bài học : vào cột kiểm tra miệng. Khi bác bỏ, cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp. Bài tập 2: GV gợi ý cho HS về nhà làm, hôm sau GV kiểm tra Bài tập 2: HS làm vào vở bài tập Trong lớp bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy Gợi ý: bác bỏ quan niệm đó. + Xác định vấn đề cần bác bỏ: Không kết bạn với những người học yếu. => ý kiến sai + Các em hãy đưa ra những lí lẽ dẫn chứng để bác bỏ ý kiến đó là sai, đưa ra nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ. + Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị để thuyết phục. (Các em nên quan sát thực tế bạn bè trong lớp học của mình hoặc trong trường) V. Củng cố, dặn dò (1 phút) 1. Củng cố GV: Yêu cầu cả lớp gấp hết sách vở lại và mời 2 HS nhắc lại kiến thức bài học (bác bỏ là gì? Và nêu các cách thức bác bỏ?). HS trả lời. 2. Dặn dò - Các em về nhà làm bài tập 2 trang 27 SGK theo những gợi ý của cô trong phần tổng kết : Viết một đoạn văn khoảng (15 - 20 dòng) để bác bỏ quan niệm : Không kết bạn với những người học yếu. Buổi học sau cô sẽ chấm vở một số bạn bất kì. - Hôm sau học bài Tràng giang, các em về nhà đọc trước bài thơ Tràng giang (trang 28 - 29 SGK) và tìm hiểu về tác giả Huy Cận.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan