Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo lớn Giáo án tích hợp liên môn sinh học 11 bài 19 tuần hoàn máu (tiết 2)...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn sinh học 11 bài 19 tuần hoàn máu (tiết 2)

.PDF
9
3450
95

Mô tả:

Ngày dạy:15/11/2016 Lớp:11A Tiết CT: 20 GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN SINH HOC 11 Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU ( TIẾT 2 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: + Môn sinh học: - Nêu được tính tự động của tim ,nguyên nhân gây ra tính tự động của tim. - Trình bày được các hoạt động của tim trong một chu kỳ. - Giải thích tại sao nhịp tim các loài thú lại khác nhau. - Nêu được khái niệm huyết áp,huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, nguyên nhân gây ra huyết áp - Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó. + Môn Thể dục : - Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tay- ngực, các bài tập chạy đối với hệ tuần hoàn. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách. - Hiểu được tầm quan trọng của luyện tập thể thao với sức khỏe của tim, của huyết áp. + Môn GDCD : - Biết được sức khỏe là vốn quí nhất của con người nên con người phải biết trân trọng và bảo vệ sức khỏe. - Vai trò của môi trường trong đời sồng con người, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường. - Sử dụng nguồn thức ăn lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để có trái tim khỏe và sức khỏe tốt + Môn Toán: - Nhớ lại các công thức tính : S,V của hình lập phương. + Môn Vật lý: Nguyên lý động lực học chất lỏng. 2. Kĩ năng: + Môn sinh học; -Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm -Kỹ năng lắng nghe tích cực -Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế. -Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận -Đề ra các biện pháp luyện tập, ăn uống hợp lý để có hệ tuần hoàn, trái tim khỏe. + Môn Thể dục: -Kỹ năng rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khỏe. -Rèn luyện để có trái tim khỏe. + Môn GDCD: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế. -Rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. - Kỹ năng hình thành ra quyết định + Môn Toán: - Sử dụng máy tính và các phép tính để tính nhịp tim trung bình. - Vận dụng chứng minh tỉ lệ S/V trong toán học hình lập phương. 3. Thái độ : - Yêu khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường sống cho con người và động vật - Luôn có ý thức tập luyện và bảo vệ hệ tuần hoàn. -Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường, có thái độ nghiêm túc trong sử dụng dinh dưỡng hợp lý. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN - Phương pháp: Phương pháp chính: hướng dẫn và thảo luận nhóm, vấn đáp Phương pháp xen kẽ: Giảng giải một số vấn đề khó. - Phương tiện dạy học: Hình 19.1 và hình 19.2/trang 82, hình 19.3 và hình 19.4/trang 83 ,bảng 19.1,bảng 19.2. Máy chiếu và một số mẫu vật thật( máy đo huyết áp điện tử) III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Chu kì hoạt động của tim, huyết áp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo và vai trò của hệ tuần hoàn? So sánh HTH hở và HTH kín? 3. Bài mới: Giới thiệu cho HS sơ qua về nội dung bài học hôm nay gồm những phần nào, sau đó đi vào cụ thể từng nội dung. Hoạt động của thầy - trò . Nội dung kiến thức III. Hoạt động của tim. Sau khi cho HS xem đoạn video về 1. Tính tự động của tim: Tim ếch cắt rời, GV đặt câu hỏi - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của nhận xét phản ứng của tim ếch và cơ tim gọi là tính tự động của tim. đùi ếch như thế nào?( Gợi ý tim ếch - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của còn đập hay không và cơ đùi có hay tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền không) tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, HS nêu hiện tượng : Khi tim được bó His và mạng Puoockin. cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc sau mới dừng hẳn.Còn cơ đùi Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức ếch sau khi cắt rời không hoạt động gì nữa. GV: → tim có khả năng hoạt động tự động. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : - Tính tự động của tim là gì?  đi vào mục 1. Sau đó cho HS xem thêm video tim người cắt rời vẫn hoạt động trong hệ mạch nhân tạo. Sau đó GV tiếp tục đặt câu hỏi: Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim qui định? HS : Dựa vào SGK và slide trình chiếu để trả lời. * GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu  Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ phát xung điện cơ tâm nhĩtâm nhĩ co nút nhĩ thất bó His  Mạng Puoockincơ tâm thất tâm thất co. hỏi : - Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào ? HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung → kết luận. GV: Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim? Gọi HS trình bày sau đó kết luận và chuyển mục: Tim hoạt động theo cường độ như thế nào chúng ta tìm hiểu sang mục 2. GV? - Chu kì là gì? 2. Chu kì hoạt động của tim: - Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức - Tại sao tim lại co bóp theo chu chung. kì ?(  HS: Nút xoang nhĩ cứ sau 1 thời gian lại phát xung điện tự động) - Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào ?Tổng thời gian là bao nhiêu? Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?  HS nghiên cứu nội dung H19.2 để trả lời. Dùng máy đo nhịp tim để đo nhịp tim một số HS và tính nhịp tim trung bình. ( Môn Toán) Cách đo nhịp tim ở người có những cách nào? Bảng 19.1 Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật? GV gợi ý tỉ lệ S/V ở các loài động vật như thế nào? GV củng cố và cho thêm bài tập Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút. chứng minh tỉ lệ S/V Cho hình lập phương có cạnh a lần lượt là 1,2,3 S=6.a2 và V= a.a.a Máu được vận chuyển trong cơ thể bởi hệ mạch hệ mạch có cấu tạo như thế nào? Và hoạt động ra sao?  Chuyển mục IV. Gọi HS nhắc lại cấu trúc của hệ mạch gồm những bộ phận nào? IV. Hoạt động của hệ mạch: 1. Cấu trúc của hệ mạch: - Hệ mạch bao gồm: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Chiếu hình ảnh cấu trúc hệ mạch Hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch trong hệ tuần hoàn. và hệ thống tĩnh mạch. 2. Huyết áp: - Huyết áp là gì? Huyết áp mục tiêu - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên là ? thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ - Nghiên cứu hình .3 và bảng 19.2 mạch. sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch 3. Vận tốc máu: - Là tốc độ máu chảy trong một giây - Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch * HOẠT ĐỘNG NHÓM: ( Thời gian 2 phút) Nhóm 1: • Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên ĐM gây ra áp lực mạnh lên ĐM huyết áp tăng lên. • Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm lên ĐM ít gây áp lực yếu lên Vấn đề 1: (Nhóm 1 )  Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm?  Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? Vấn đề 2: (Nhóm 2 ) ĐM huyết áp giảm. • Khi bị mất máu, lượng máu trong SGK mạch giảm áp lực tác dụng lên thành mạch giảm huyết áp giảm. Nghiên cứu hình19.3 và bảng19.2  Giải thích tại sao có sự biến động đó.  Tại sao ở người huyết áp được đo ở Hoạt động của thầy - trò Nhóm 2: Nội dung kiến thức cánh tay?  Do sự ma sát giữa máu với thành Vấn đề 3: (Nhóm 3 ) mạch và sự ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch. Tổng tiết diện mạch máu tỉ lệ nghịch với vận tốc máu  Cánh tay là nơi hệ mạch gần tim nhất khi đo cánh tay người không phải chịu một áp lực nào, hơn nữa cánh tay có cấu trúc mạch bên dễ đo và đo chính xác . Nhóm 3: • Cần ăn uống đủ chất, không ăn quá no, đặc biệt hạn chế thức ăn giàu Colesterol (thịt và mỡ động vật…). • Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông trong hệ mạch.Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây tai biến tim mạch. • Tăng huyết áp tiến triển âm thầm trong 15-20 năm đầu. Người bị tăng huyết áp vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang huỷ hoại cơ thể dần dần, gây ra cái chết gặm nhấm, tức tưởi. Tăng huyết áp nhiều khi không có biểu hiện gì cho đến khi người bệnh phải nhập viện  Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng?  Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức mới biết mình bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm. Do đó, các nhà tim mạch học gọi tăng huyết áp là sát thủ thầm lặng. 3. Củng cố: Học sinh các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy theo nội dung đã chọn. 4. Hướng dẫn về nhà: BÀI VỪA HỌC: - Tìm hiểu một số bệnh về tim mạch và huyết áp. - Trả lời các câu hỏi cuối bài . Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim . BÀI SẮP HỌC: CÂN BẰNG NỘI MÔI Cân bằng nội môi là gì? Vai trò . - Cơ chế duy trì cân bằng nội môi? - Vai trò của gan và thận trong cân bằng nội môi? - Hệ đệm là gì?Vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi? Có mấy loại hệ đệm?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan