Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục đại học dưới chế độ việt nam cộng hòa (1956 1975)...

Tài liệu Giáo dục đại học dưới chế độ việt nam cộng hòa (1956 1975)

.PDF
291
379
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- HOÀNG THỊ HỒNG NGA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA (1956 - 1975) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- HOÀNG THỊ HỒNG NGA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA (1956 - 1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62220313 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Đỗ Quang Hưng 2. PGS.TS. Trương Thị Tiến XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ GS.TS. Đỗ Quang Hưng PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, khách quan, rõ ràng về xuất xứ. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Hoàng Thị Hồng Nga LỜI CẢM ƠN Bản luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Đỗ Quang Hưng - người hướng dẫn khoa học chính cho luận án của mình. Trong quá trình thực hiện luận án tôi đã được Thầy chỉ bảo, hướng dẫn từ ý tưởng, phương pháp và cách tiếp cận một cách tận tình và đầy trách nhiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Thị Tiến - người đồng hướng dẫn khoa học. Được cô dìu dắt từ những bước đầu tiên làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và giờ đây là hoàn thành luận án tiến sĩ lịch sử là một may mắn lớn. Với sự nhiệt tình, tỉ mỉ, cẩn trọng của mình, Cô đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ những điều nhỏ nhất như diễn đạt, ý tưởng, cấu trúc của luận án từ lúc khởi thảo và cho tới lúc hoàn thiện. Xin cảm ơn thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại vì những chỉ bảo, góp ý cũng như sự quan tâm, động viên, khích lệ dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này. Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II - nơi lưu trữ nguồn tài liệu gốc quan trọng nhất cho luận án của tôi; Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại học Toronton (Canada) đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho tôi. Xin cám ơn GS. Trần Tuyết Nhung (Đại học Toronto) vì những giúp đỡ quý báu trong thời gian tôi thực tập tại đây và đã tìm kiếm được những nguồn tư liệu vô cùng bổ ích. Cuối cùng, xin dành lời tri ân tới gia đình, bè bạn, đặc biệt là chồng và hai con vì đã luôn chỗ dựa và động lực cho tôi trong cuộc sống cũng như trong khoa học. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Hoàng Thị Hồng Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ................................................................. 4 5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 7 6. Bố cục luận án ......................................................................................................... 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 15 1.3. Kết quả nghiên cứu và một số vấn đề cần giải quyết .................................... 19 Chƣơng 2: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ MIỀN NAM TỪ NĂM 1956 ĐẾN NĂM 1964 ...................................................... 21 2.1. Bối cảnh lịch sử và những nhân tố tác động tới giáo dục đại học ................ 21 2.1.1. Nền tảng giáo dục đại học trước năm 1956 ................................................. 21 2.1.2. Tình hình chính trị ở miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1964 ..... 25 2.1.3. Chính sách xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa................................................................................................... 27 2.2. Giáo dục đại học miền Nam duy trì ảnh hƣởng của mô hình đại học Pháp..... 30 2.2.1. Cấu trúc hệ thống giáo dục đại học ............................................................. 30 2.2.2. Mục tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo ............................................ 35 2.2.3. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và sinh viên ....................................................... 46 2.2.4. Cơ sở vật chất, ngân sách và quản lý .......................................................... 53 Tiểu kết chương 2: ................................................................................................... 57 Chƣơng 3: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ MIỀN NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ...................................................... 59 3.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và một số tác động tới giáo dục đại học .................. 59 3.1.1. Bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 ............ 59 3.1.2. Chính sách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa......................... 61 3.1.3. Những tác động của viện trợ Hoa Kỳ đối với giáo dục đại học................... 64 3.2. Sự chuyển hƣớng của giáo dục đại học miền Nam trong quá trình tiếp cận và chịu ảnh hƣởng của mô hình đại học Mỹ ........................................................ 67 3.2.1. Thay đổi bước đầu trong cấu trúc hệ thống ................................................. 67 3.2.2. Chuyển hướng về mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo ............ 78 i 3.2.3. Tiếp cận với cách thức quản lý mới ............................................................ 90 3.2.4. Sự thay đổi cơ sở vật chất, ngân sách, đội ngũ giảng viên - sinh viên ........ 94 Tiểu kết chương 3: ................................................................................................. 102 Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ .................. 103 4.1. Một số nhận xét về giáo dục đại học dƣới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1956 - 1975) ......................................................................................................... 103 4.1.1. Sự vận động của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa có sự chuyển hướng từ ảnh hưởng của mô hình đại học Pháp sang tiếp nhận ảnh hưởng của mô hình đại học Hoa Kỳ ................................................................................... 103 4.1.2. Quá trình tiếp nhận ảnh hưởng của hai mô hình đại học Pháp và Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh chiến tranh và đã làm hạn chế sự chủ động của chính quyền Việt Nam Cộng hòa................................................................................................. 107 4.1.3. Tiếp nhận xu hướng giáo dục hiện đại, giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa đã có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao .......................................................................................... 113 4.1.4. Dưới góc độ văn hóa - tư tưởng, giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa góp phần phát huy văn hóa dân tộc, mở rộng giao lưu với bên ngoài và tạo điều kiện cho tri thức, sinh viên được tiếp cận với nhiều trào lưu tư tưởng....... 117 4.1.5. Quy mô đào tạo của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa có sự phát triển nhưng thiếu cân đối, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thấp, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội .......................................................................................... 126 4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ........................................................................... 132 4.2.1. Xác định tự trị đại học là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển đại học ..................................................................................................................... 132 4.2.2. Xây dựng mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, mang tính cập nhập .... 135 4.2.3. Áp dụng các mô hình đại học trên thế giới một cách chủ động, linh hoạt và phù hợp với nền tảng và nhu cầu của Việt Nam ................................................. 138 4.2.4. Gắn liền giáo dục đại học với nghiên cứu khoa học .................................. 140 Tiểu kết chương 4: ................................................................................................. 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 PHỤ LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Đại học Ngân sách Đại học Ngân sách Giáo dục Ngân sách Quốc gia Nhà xuất bản Số thứ tự Thành phố Hồ Chí Minh Trang ĐH NSĐH NSGD NSQG NXB STT TP. HCM Tr. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƢỚC NGOÀI Central Intelligence Agency Editor Pages Doctor of Philosophy Regional Institute of Higher Education and Development United Nations Educational Scientific and Cultural Organization United States Military Assistance Advisory Group United States Agency for International Development United States Operations Mission iii CIA Ed. pp. Ph.D REID UNESCO MAAG USAID/AID USOM DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ I. Danh mục sơ đồ Sơ đồ 2.1: Các viện đại học công lập (năm 1960) ..................................................... 31 Sơ đồ 2.2: Các trường cao đẳng - chuyên nghiệp (năm 1956)................................... 32 Sơ đồ 2.3: Các trường đại học tư lập (năm 1956)...................................................... 33 Sơ đồ 3.1: Các trường đại học công lập (năm 1973) ................................................. 67 Sơ đồ 3.2: Các viện đại học tư lập thành lập mới từ năm 1965 đến năm 1975 .......... 74 II. Danh mục bảng Bảng 2.1: Ngân sách giáo dục của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1962 đến năm 1964 ............................................................................................................ 54 Bảng 3.1: Tỷ lệ ngân sách giáo dục và ngân sách đại học so với ngân sách quốc gia từ năm 1968 đến năm 1973 ....................................................................................... 94 Bảng 4.1: Sĩ số của các viện đại học tư lập (năm học 1972 - 1973 và năm học 1973 - 1974) ............................................................................................................ 129 III. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Đội ngũ cán bộ giảng dạy phân theo giới tính từ năm học 1961 - 1962 đến năm học 1964 - 1965 ................................................... 47 Biểu đồ 2.2: Tương quan số lượng giảng viên với sinh viên đại học từ năm học 1961 - 1962 đến năm học 1964 - 1965 ................................................... 47 Biểu đồ 2.3: Sĩ số giáo dục đại học từ năm học 1956 - 1957 đến năm học 1964 - 1965 ................................................... 50 Biểu đồ 3.1: Số lượng sinh viên đại học công lập và tư lập từ năm 1966 đến năm 1974 ............................................................................................................ 75 Biểu đồ 3.2: Đội ngũ cán bộ giảng dạy phân theo giới tính từ năm học 1965 - 1966 đến năm học 1973 - 1974 ................................................... 97 Biểu đồ 3.3: Tương quan số lượng giảng viên và sinh viên đại học Việt Nam Cộng hòa từ năm học 1965 - 1966 đến năm học 1973 - 1974 ................................... 97 Biểu đồ 3.4: Số lượng sinh viên từ năm học 1965 - 1966 đến năm học 1973 - 1974 ................................................................................................................. 100 Biểu đồ 4.1: Tương quan sĩ số giữa các viện đại học công lập Việt Nam Cộng hòa (năm học 1973 - 1974) ............................................................................................ 128 iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau năm 1954, bối cảnh lịch sử Việt Nam có đặc điểm nổi bật là tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Gắn liền với đặc điểm đó, nghiên cứu lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào các vấn đề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Bắc Nam như sự tiến triển của cuộc kháng chiến qua các giai đoạn; sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao; kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến…; cũng như một số nội dung cơ bản gắn liền với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục. Những nghiên cứu về miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) cũng thu hút được sự quan tâm của giới khoa học và đến nay đã có khá nhiều công trình được công bố với những vấn đề khác nhau dưới các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong những nội dung nghiên cứu này vẫn còn nhiều khoảng trống hoặc mới được đề cập một cách chung chung trong đó có giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam. Lịch sử miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 cho thấy rằng các viện đại học tồn tại dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa có vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng khá rộng trong xã hội miền Nam. Việc nghiên cứu giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam (1956 - 1975) sẽ góp phần bổ sung những hiểu biết về diễn trình lịch sử cũng như về mô hình, phương thức tổ chức, các loại hình giáo dục đại học, về các hoạt động, đặc điểm nổi bật và vai trò của giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam. Thông qua tìm hiểu về giáo dục đại học sẽ có thêm những cơ sở để nhận thức đầy đủ, toàn diện và khách quan hơn về các vấn đề chính trị - văn hóa - xã hội miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này. Trong quá trình tồn tại, giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam thể hiện sự vận động và chuyển hướng dưới một số ảnh hưởng giáo dục đại học phương Tây mang giá trị tích cực, hợp lý, tuy nhiên cũng có một số bất cập, hạn chế. Tình hình đó cần được nghiên cứu, phân tích để có thể cung cấp thêm cơ sở khoa học cho những nhận định khách quan và khoa học về giáo dục đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Từ đó có thể liên hệ tìm ra những điểm tham chiếu, so sánh cũng như đúc rút được một số kinh nghiệm cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện tại. Lựa chọn nghiên cứu đề tài này, luận án không chỉ góp phần bổ sung nội dung nghiên cứu về lịch sử giáo dục, chủ yếu là lịch sử giáo dục đại học năm 1956 đến năm 1975, mà còn đúc rút những kinh nghiệm thiết thực phục vụ sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục - đào tạo của nước ta hiện nay trong đó có giáo dục đại học. Thực tế trong các giáo trình, tài liệu giảng dạy về lịch sử nói chung và về lịch sử giáo dục nói riêng hầu như không giới thiệu hoặc có giới thiệu thì cũng chưa có những đánh giá khách quan, những kiến giải khoa học về đặc điểm, sự vận động của 1 toàn bộ nền giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, luận án cũng hướng tới đáp ứng nhu cầu bổ sung tư liệu, kết quả nghiên cứu vào chương trình giảng dạy về lịch sử giáo dục đại học Việt Nam và lịch sử Việt Nam hiện đại. Với những lý do khoa học và thực tiễn trên, tôi đã quyết định chọn Giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1956 - 1975) làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Từ góc độ lịch sử, luận án phục dựng bức tranh về giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1975. Đồng thời luận án hướng tới việc làm rõ sự vận động của mô hình giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam qua hai phân đoạn: từ năm 1956 đến năm 1964 và từ năm 1965 đến năm 1975. Từ đó phân tích một số đặc điểm nổi bật, vai trò của giáo dục đại học đối với xã hội miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975 và đúc kết một số kinh nghiệm. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tập hợp các nguồn tư liệu để mô tả diễn tiến về tổ chức, hoạt động của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1956 - 1975) - Phân tích làm sáng tỏ sự chuyển hướng của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa từ ảnh hưởng của mô hình đại học Pháp sang ảnh hưởng của mô hình đại học Mỹ trên các phương diện: cấu trúc hệ thống đại học, mục tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo, đội ngũ giảng viên - sinh viên, cơ sở vật chất - ngân sách và tổ chức quản lý đại học. - Rút ra một số nhận xét để làm rõ đặc điểm nổi bật và vai trò của giáo dục đại học, đúc kết một số kinh nghiệm của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1975. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1975. Luận án sử dụng khái niệm “giáo dục đại học” trong Dự thảo Luật giáo dục đại học năm học 1972 - 1973 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Theo Dự thảo này thì giáo dục đại học được định nghĩa là “giáo dục ở bậc kế tiếp giáo dục trung học, chung cho những ai đã hoàn tất chương trình giáo dục trung học, và tiếp tục học thêm ít nhất là hai năm ở trình độ cao hơn” [29, tr. 1]. Bậc kế tiếp đó có thể được hiểu bao gồm cả bậc học đại học và sau đại học. Trong phạm vi luận án của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về bậc đại học (gồm cả các trường cao đẳng chuyên nghiệp và viện đại học), còn bậc sau đại học không nằm trong đối tượng nghiên cứu của luận án và chỉ được đề cập tới trong một số vấn đề có liên quan khi cần thiết. 2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Thời kỳ 1954 - 1975 ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống giáo dục đại học; một ở miền Bắc và một ở miền Nam. Luận án tập trung nghiên cứu về giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Luận án làm rõ sự chuyển biến của giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa dưới ảnh hưởng của hai khuynh hướng giáo dục đại học Pháp (1956 - 1964) và Mỹ (1965 - 1975) trên cơ sở các phương diện như sau: Cấu trúc hệ thống của bậc giáo dục đại học; Mục tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo của giáo dục đại học; Đội ngũ người dạy - người học; cơ sở vật chất; tổ chức quản lý [142, tr. 115,116]. Trên cơ sở đó, luận án đúc kết một số nhận xét và kinh nghiệm từ việc nghiên cứu về giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Về thời gian nghiên cứu: Khung niên đại nghiên cứu của đề tài luận án là từ năm 1956 đến năm 1975. Mốc bắt đầu được lựa chọn là năm 1956 gắn liền với sự ra đời chính thể Việt Nam Cộng hòa, đó là năm Quốc hội Lập hiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Ngô Đình Diệm chính thức ban hành Hiến pháp (ngày 26/10/1956), trong đó có những quy định về hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Mốc kết thúc là mốc chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ (ngày 30/4/1975), giáo dục đại học phát triển theo khuynh hướng mới. Về các mốc phân kỳ của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tác giả luận án đưa ra cách phân chia như sau: Từ năm 1956 đến năm 1964: giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa tồn tại và phát triển chủ yếu dưới sự quản lý của chính quyền Ngô Đình Diệm (nền Đệ nhất Cộng hòa) và 1 năm sau sự kiện đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963). Tư tưởng, quan điểm giáo dục và cách thức tổ chức giáo dục đại học trong thời gian này chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng của Pháp. Từ năm 1965 đến năm 1975: quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến ở chiến trường miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1973; nền Đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975) được thiết lập, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phụ thuộc ngày càng sâu vào Mỹ. Chủ trương cải cách giáo dục của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cùng với sự cố vấn sát sao của Mỹ đã đi theo hướng loại bỏ dần những ảnh hưởng giáo dục của Pháp, đưa giáo dục miền Nam đi theo con đường Mỹ hóa thông qua việc thực hiện những dự án cải tổ giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa. Về không gian nghiên cứu: là những vùng ở miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam theo giới hạn của Hiệp định Genève 1954 có sự tồn tại của các cơ sở giáo dục bậc đại học. Tuy nhiên, vì giáo dục bậc đại học chỉ có ở một số đô thị nằm trong vùng kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên trong luận án, thuật ngữ “miền Nam Việt Nam” gắn với giáo dục đại học để chỉ giới hạn hành chính của 3 vùng nằm dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, không bao gồm vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm chủ1. Vì vậy, khi nói về giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam trong luận án cũng thường viết là giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. 4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu: gồm có nguồn tư liệu gốc và nguồn tư liệu khác. Nguồn tư liệu gốc quan trọng nhất và sử dụng chủ yếu nhất trong luận án là các tư liệu được khai thác từ các phông lưu trữ hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II gồm: Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 - 1963); Phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam (1949 - 1954); Phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975); Phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng; Phông Cơ quan Viện trợ quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Phông Bộ Đặc nhiệm Văn hóa Xã hội; Phông Văn phòng Quốc Vụ khanh Đặc trách Văn hóa; Phông Hội đồng Văn hóa Giáo dục… Nguồn tài liệu lưu trữ tại các phông nói trên có liên quan trực tiếp tới đề tài về giáo dục đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa có thể được khái quát thành các dạng thức như sau: + Các bản Hiến pháp Đệ nhất Cộng hòa, Hiến ước, Hiến chương của Hội đồng quân nhân Cách mạng, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa… với những điều khoản liên quan tới chính sách, quan điểm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. + Các phát biểu, các thông điệp của Tổng thống Đệ nhất, Đệ nhị Cộng hòa trong các dịp lễ quan trọng như khai giảng năm học ở các trường đại học, Thông điệp của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước Quốc hội Lưỡng viện với những chính sách liên quan tới văn hóa, giáo dục… + Các hồ sơ về thành lập, tổ chức, hoạt động của các viện đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm1956 đến năm 1975 như các viện đại học công lập: Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt; các viện đại học tư lập như Vạn Hạnh, Minh Đức, Cao Đài, Hòa Hảo…; các viện đại học cộng đồng như Duyên Hải, Tiền Giang; Quảng Đà…; viện đại học bách khoa Thủ Đức…; một số trường cao đẳng chuyên nghiệp khác. + Các phiếu trình, bản phúc trình của Bộ Quốc gia Giáo dục (giai đoạn đầu) cũng như về sau là Bộ Văn hóa Giáo dục, Thanh niên về hoạt động của các viện đại học, tiêu biểu là viện đại học Sài Gòn qua các bản phúc trình về thực trạng của giáo dục đại học… qua các năm từ năm1956 đến năm 1975. 1 Do hoàn cảnh lịch sử, hệ thống giáo dục vùng giải phóng mới phát triển đến hết bậc phổ thông chưa có bậc đại học 4 + Các phiếu trình về giải quyết các vấn đề như áp lực sĩ số của các viện đại học miền Nam Việt Nam, các đề xuất, đề nghị giải quyết những vấn đề khó khăn, tồn tại về sĩ số, về chương trình, về học vụ, về ngân sách, về tự trị đại học… + Các hồ sơ, dự luật, dự thảo Luật giáo dục đại học, Quy chế đại học… + Các tập bản tin của Việt Tấn xã Việt Nam Cộng hòa, Bộ Giáo dục và Thanh niên về hoạt động của các viện đại học… + Các hồ sơ, hợp đồng về các kế hoạch hợp tác, viện trợ, giúp đỡ của các phái đoàn đại học Hoa Kỳ đối với các viện đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa. + Các bảng biểu, số liệu liên quan đến sĩ số sinh viên, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, ngân sách… của các viện đại học miền Nam Việt Nam. + Các bản phúc trình của các chuyên viên Hoa Kỳ trong phái đoàn hỗn hợp Việt - Mỹ, các phái đoàn cố vấn đại học từ các trường đại học Hoa Kỳ như Michigan, Wisconsin, Souther Illinois, Floria, Ohio… Đây là khối lượng tài liệu gốc mà dựa vào đó tác giả luận án có thể có cơ sở để phục dựng lại bức tranh về giáo dục đại học dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1956 đến năm 1975. Bên cạnh nguồn tư liệu gốc ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP. HCM), luận án đã khai thác và sử dụng một nguồn tư liệu phong phú khác gồm nhiều dạng khác nhau như sau: Sưu tập báo chí miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975 gồm: + Công báo Việt Nam Cộng hòa Nguồn báo chí đầu tiên được tác giả luận án lựa chọn tiếp cận để có thể khảo sát và nghiên cứu cụ thể, chi tiết về đường lối, chính sách liên quan tới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đó chính là Công báo Việt Nam Cộng hòa. Số đầu tiên của Công báo ra ngày 26/10/1956 và số cuối cùng ra ngày 08/03/1975, một năm ra 52 số, có năm đặc biệt ra 59 số, có số cuối năm dành riêng đăng mục lục các văn bản đã đăng trên Công báo trong năm. Tác giả luận án khai thác và sử dụng nguồn Công báo Việt Nam Cộng hòa lưu trữ tại Thư viện Viện Sử học Việt Nam. Nội dung mà luận án khảo sát trên Công báo Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là những Sắc lệnh, những Nghị định, Đạo dụ và các công văn hành chính liên quan đến những vấn đề giáo dục nói chung, đặc biệt là ở bậc cao đẳng - đại học, chuyên nghiệp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1975. + Các tạp chí, tập san về văn hóa giáo dục, xã hội tiêu biểu của miền Nam Việt Nam (1956 - 1975): Nguồn tạp chí, tập san về văn hóa giáo dục và xã hội ở miền Nam Việt Nam là một nguồn tư liệu được tác giả lựa chọn tiếp cận. Từ rất sớm ở miền Nam Việt Nam, các giới trí thức đại học đã quy tụ chung quanh những tập san độc lập như các Tạp chí Bách khoa, Sáng tạo, Văn hóa Nguyệt san, Giáo dục nguyệt san, Phát triển xã hội, Quê hương, Văn hóa Á châu, Báo Chính luận… để 5 đóng góp ý kiến với các nhà làm chính sách bằng các bài luận thuyết về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong số đó các bài viết liên quan tới giáo dục đại học cũng chiếm một số lượng khá phong phú trong các vấn đề nổi cộm của miền Nam Việt Nam. + Các tập san của các đại học: Lần lượt trong quá trình phát triển, các phân khoa hay các viện đại học có điều kiện đều phát hành các ấn phẩm định kỳ trình bày những kết quả nghiên cứu học thuật của khoa hay viện mình. Các tạp chí tiêu biểu phải kể đến Tạp chí Đại học của viện đại học Huế, Tập san Trí thức và thụ nhân của viện đại học Đà Lạt, Tạp chí Acta Medica Vietnamica của trường Y Dược, Luật học kinh tế Tạp chí của trường Luật, Tập san Nghiên cứu Hành chánh của Học viện Quốc gia Hành chánh, Tập san Sử Địa của trường Sư phạm Sài Gòn, Tạp chí Tư tưởng của viện đại học Vạn Hạnh, Tập san Minh Đức của viện đại học Minh Đức, Nội san của các trường đại học Văn khoa, Y khoa, Luật khoa… Thông quá các tạp chí, tập san và nội san này của các đại học tác giả luận án có thể nắm được những đường lối, mục tiêu đào tạo, lề lối giảng dạy, học tập cũng như những sinh hoạt giải trí, văn hóa - xã hội, đoàn thể trong môi trường đại học của sinh viên và giảng viên. Một nguồn tài liệu đặc thù trong nghiên cứu giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa được tác giả luận án sử dụng chính là Chỉ nam Đại học, cao đẳng. Chỉ nam là một loại tập tài liệu giới thiệu về các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp tại miền Nam Việt Nam. Thông thường trước khi năm học mới bắt đầu, các viện đại học phát hành Chỉ nam sinh viên để những người ghi danh có thông tin về cơ sở đào tạo. Trong các cuốn chỉ nam đó, ghi rất đầy đủ và cụ thể (giới thiệu cơ cấu tổ chức của trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nội dung, chương trình đào tạo, học trình, văn bằng, chứng chỉ, các thông tin về học bổng, học phí, các thông tin để đăng ký nhập học, thi cử… Chỉ nam thường có các loại hình như sau: Chỉ nam chung cho cả giáo dục đại học, cao đẳng; ngoài ra các viện đại học lại có chỉ nam riêng của mình như Chỉ dẫn Phân khoa Văn học và Khoa học nhân văn của Viện Đại học Vạn Hạnh (1971); Chỉ nam sinh viên niên khóa 1972 - 1973 của Viện Đại học Đà Lạt (1972); Chỉ nam Đại học Sư phạm 1972 - 1973 do Đại học Sư phạm Huế xuất bản năm 1973; Chỉ nam Ban Sử học (niên khóa 1972 - 1973) do trường Đại học Văn khoa Viện Đại học Sài Gòn xuất bản năm 1972; Đây đại học (nhà in Việt Liên xuất bản tại Sài Gòn năm 1962), Chỉ nam giáo dục cao đẳng Việt Nam (giới thiệu các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp) năm 1973, năm 1974 do Phòng Tâm lý và Hướng nghiệp Đắc Lộ xuất bản… giới thiệu tổng quát về các viện đại học ở miền Nam Việt Nam, về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, thể thức ghi danh nhập học, chương trình học, văn bằng tốt nghiệp... Các cuốn chỉ nam này đã cung cấp những thông tin hữu ích về hoạt động, cơ cấu tổ chức, đặc trưng học chế… của giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. 6 Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu có chọn lọc một số hồi ký của các nhân vật từng làm việc trong chế độ Việt Nam Cộng hòa để có được một số góc nhìn nền tảng và đa diện về các vấn đề kinh tế, chính trị và giáo dục thời kỳ này. Hồi ký Bên giòng lịch sử 1940 - 1965 của Linh mục Cao Văn Luận [120] - người sáng lập Viện Đại học Huế. Hồi ký Tâm sự tướng lưu vong của Hoành Linh - Đỗ Mậu [125]… Bên cạnh đó tác giả cũng tiếp cận một số hồi ký đơn lẻ, các bài viết, các công trình nghiên cứu của một số nhân vật từng tham gia vào hoạt động giáo dục của Việt Nam Cộng hòa như: Vũ Quốc Thúc, Trần Ngọc Ninh [16], Nguyễn Lưu Viên, Võ Long Triều [193]… Tác giả luận án còn tiếp cận khối lượng sách và tƣ liệu liên quan đến đề tài được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II như: Niên giám thống kê, các chương trình dự án và các sách đã xuất bản… liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng hòa và giáo dục đại học được xuất bản ở trong nước và nước ngoài. Ngoài ra tác giả luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về lịch sử Việt Nam hiện đại của các tác giả đi trước cùng với các tác phẩm, bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài này hiện có tại Thư viện Tổng hợp TP. HCM, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM và Thư viện Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp logic. Hai phương pháp này không chỉ giúp cho việc tái hiện lịch sử, phân tích và đánh giá các vấn đề lịch sử, mà còn cho phép xem xét mối quan hệ bản chất của các vấn đề lịch sử, bình luận và phê phán các quan điểm chính trị và học thuật. Ngoài ra luận án cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong khoa học lịch sử hiện nay, nhất là khi thống kê, so sánh, đối chiếu để xác định các cứ liệu lịch sử và các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội... Luận án sử dụng phương pháp thống kê, định lượng trong phân tích các số liệu liên quan đến số lượng sinh viên, giảng viên, trường lớp, tỷ lệ tốt nghiệp, ngân sách giáo dục… của các trường đại học miền Nam Việt Nam… 5. Đóng góp của luận án - Luận án đem đến nhận thức tương đối toàn diện và có hệ thống về giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1956 - 1975). Luận án đặt toàn bộ giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa trong bối cảnh các điều kiện lịch sử kinh tế, văn hóa, xã hội của miền Nam Việt Nam cũng như cả nước từ năm 1956 đến năm 1975 để xem xét diện mạo cấu trúc, sự vận động biến chuyển trong giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. 7 - Luận án phân tích làm rõ những đặc trưng nổi bật cũng như một số tác động của giáo dục đại học tới xã hội miền Nam Việt Nam. Qua đó góp phần nhận định, đánh giá một cách khách quan, khoa học hơn về giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. - Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu lưu trữ và tài liệu từ nhiều phía nhằm phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và tổng kết về lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) cũng như lịch sử giáo dục và giáo dục đại học Việt Nam hiện đại. - Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay, việc nghiên cứu giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam (1956 - 1975) góp phần đúc rút những kinh nghiệm thiết thực phục vụ sự nghiệp đổi mới cơ bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đại học. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 04 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Giáo dục đại học trong bối cảnh lịch sử miền Nam từ năm 1956 đến năm 1964 Chƣơng 3: Giáo dục đại học trong bối cảnh lịch sử miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975 Chƣơng 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1956 - 1975) ở trong nước có thể chia làm hai giai đoạn: trước năm 1975; từ năm 1975 đến nay. Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam, xu hướng nghiên cứu về thực trạng giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, và từ đó nêu lên những đề nghị cải tổ giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam là một trong những xu hướng nổi bật, đặc biệt là trên các tạp chí văn hóa - xã hội và giáo dục. Trong số các tạp chí có mật độ dày đặc các bài viết về các vấn đề văn hóa, giáo dục lúc bấy giờ phải kể đến Tạp chí Bách khoa. Với mong muốn cải tổ nền giáo dục đại học miền Nam Việt Nam, các nhà báo, các nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng, đặc điểm, những tồn tại và đề ra những giải pháp cho giáo dục đại học. Các bài viết này có giá trị như những “công trình” khảo cứu sớm nhất về giáo dục đại học dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa. Tiêu biểu là học giả Nguyễn Hiến Lê với loạt bài “Góp phần phê phán chính sách của Bộ Giáo dục”; “Phải mạnh dạn cải tổ nền giáo dục Việt Nam” đăng trên Tạp chí Bách khoa từ 01/05/1962 đến 01/07/1962, cùng một số bài khác bàn về vấn đề chuyển ngữ đại học đăng trên các Tạp chí Bách Khoa, Mai, Tin văn (như “Dùng Tiếng Việt làm chuyển ngữ ở bậc đại học, sau đó đăng lại trong cuốn Vài lời ngỏ với bạn trẻ [115]). Giáo sư Nguyễn Văn Trung - giảng viên Đại học Văn khoa Sài Gòn, có loạt bài về “Đại học và phát triển Quốc gia” [197], [198], [199] đăng liên tiếp ở Tạp chí Bách khoa năm 1967 đã thể hiện những phân tích sắc sảo về “Phê bình nền đại học Việt Nam”, sau đó được tập hợp và phát triển thêm trong chuyên khảo Góp phần phê phán giáo dục và đại học Việt Nam [201]. Qua chuyên khảo ông cũng đề xuất những đề nghị cải tổ “gốc rễ” nền đại học miền Nam Việt Nam trên các vấn đề đại học với phát triển quốc gia, đại học với chính trị… Tạp chí Tư tưởng là cơ quan ngôn luận về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa của Viện Đại học Vạn Hạnh. Tạp chí đã là diễn đàn về giáo dục đại học của giới trí thức miền Nam Việt Nam. Trên tạp chí này, các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học là một mảng nội dung rất sống động. Loạt bài của giáo sư Đoàn Viết Hoạt Phụ tá Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh như “Cơn sốt đại học miền Nam Việt Nam” [87], [88]; “Đại học Việt Nam quá khứ và hiện tại” [89], “Vai trò của giáo dục đại học” [91] …; giáo sư Tôn Thất Trình với “Đào tạo một lớp người mới của đại học Việt Nam để phục vụ xứ sở đắc lực hơn?”[194]; giáo sư Nguyễn Chung Tú với “Vai trò của khoa học trong Giáo dục đại học chuyên nghiệp” [202] … Tạp chí có những số chuyên đề về giáo dục đại học như “Vấn đề quốc học và vai trò của đại học, ý nghĩa văn khoa và khoa học nhân văn” [54], “Đại học tư và phát triển” [192]… Đặc biệt 9 trong các mục về sinh hoạt đại học, tạp chí luôn theo sát diễn biến của các khóa hội thảo, các hoạt động giáo dục đại học của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tạp chí Đại học, cơ quan ngôn luận của Viện Đại học Huế cũng là một diễn đàn của nhiều vấn đề liên quan tới giáo dục đại học miền Nam Việt Nam. Tiêu biểu là loạt bài phỏng vấn về “Đường lối xây dựng đại học quốc gia - Vài ý kiến về vấn đề đại học” [210]. Tạp chí đã có những chuyên đề thảo luận về vấn đề đại học bằng việc tiến hành gửi những câu hỏi phỏng vấn tới đa số các viện trưởng các viện đại học lớn ở miền Nam Việt Nam. Sau đó, trên cơ sở các hồi đáp của các lãnh đạo chủ chốt các viện đại học lớn kể cả công và tư, tạp chí cụ thể hóa các quan điểm, đường lối về mục tiêu, sứ mạng của giáo dục đại học. Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các tạp chí khác có liên quan tới giáo dục đại học miền Nam Việt Nam, như Tạp chí Sáng tạo với các bài viết của Nguyễn Quang Đàm về “Vài ý kiến về trường đại học Văn khoa”[64]; Doãn Quốc Sỹ về “Hãy xây dựng nền đại học Việt Nam thuần túy”; “Một vài ý kiến xây dựng nền quốc học trường Đại học Văn Khoa Việt Nam” [154]; Văn hóa Nguyệt san với “Lễ chuyển giao Viện Đại học hỗn hợp”[16]; Tập san Phát triển xã hội với Tạ Văn Tài, “Vai trò đại học trong phát triển quốc gia chậm tiến” [156]; Đỗ Bá Khê với loạt bài đăng trên các tạp chí về tình trạng của giáo dục kỹ thuật và đề xuất, phân tích về mô hình đại học cộng đồng theo mẫu hình Hoa Kỳ [101], [102], [103], [104]; Tập san Nghiên cứu Hành chính đăng bản phúc trình “Các đề nghị cải tổ nền đại học Việt Nam: các đề nghị cải tổ của phái đoàn Wiconsin” [47]… Các công trình nghiên cứu về giáo dục đại học còn xuất hiện ở một số chuyên khảo của một số giảng viên các trường đại học miền Nam Việt Nam, như Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục [83] của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (Đại học Văn khoa Sài Gòn) trong đó có một số bài viết đề cập tới vai trò của đại học trong phát triển Việt Nam Cộng hòa trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Đồng thời ông cũng chỉ ra những vấn đề tồn tại của nền giáo dục đại học Việt Nam và đề xuất những hướng cải tổ cho từng vấn đề. Thu Giang Nguyễn Duy Cần - Trưởng ban Triết học Đông phương tại Đại học Văn khoa Sài Gòn xuất bản cuốn Văn hóa giáo dục Việt Nam đi về đâu? [49], trong đó cũng đi vào phân tích một số thực trạng giáo dục đại học, đồng thời bày tỏ sự băn khoăn của mình trước thời cuộc và nền giáo dục nói chung của miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó là một số bài viết mang tính nhận định, tổng kết về giáo dục miền Nam Việt Nam nói chung, trong đó có giáo dục đại học như các bài “Một vài nhận định về hiện trạng của nền giáo dục Việt Nam” của tác giả Vũ Quốc Thông (1969); “Năm năm đã qua hay là một vài nhận định về công việc làm của Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục” của tác giả Nguyễn Chung Tú và nhiều bài nhận định khác in trong Kỷ yếu của Hội đồng Quốc gia Giáo dục năm 1969 [107]. Kỷ yếu đã trình bày thực trạng của nền giáo dục và giáo dục đại học miền Nam thông qua lăng 10 kính của Hội đồng Quốc gia Giáo dục - một cơ quan có chức năng cố vấn cho chính quyền về giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Tình trạng và đặc điểm của giáo dục đại học Việt Nam cũng được đưa ra tại Hội thảo về giáo dục đại học do Viện Nghiên cứu đại học vùng Đông Nam Á (Regional Institue of Higher education and Development - RIHED) tổ chức vào tháng 4/1974 tại Sài Gòn. Trong hội thảo này, Đỗ Bá Khê, Phạm Hữu Hiệp và Trần Văn Tân đã trình bày những nghiên cứu: Đánh giá về đóng góp của đại học đối với sự phát triển quốc gia của Đỗ Bá Khê; Một vài dấu ấn trong việc hợp nhất các trường đại học ở Việt Nam của Trần Văn Tân; Xác định xu hướng hiện tại của giáo dục đại học Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu quốc gia của Phạm Hữu Hiệp… Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1975, ở miền Bắc, chủ đề về giáo dục đại học miền Nam chỉ xuất hiện trong một số bài viết tạp chí và các công trình nghiên cứu liên quan đến phong trào học sinh sinh viên miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Tiêu biểu là một số bài viết của tác giả Tô Minh Trung như “Nền giáo dục phản động của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam” [196]; “Phong trào đấu tranh chống Mỹ và tay sai của học sinh, sinh viên miền Nam (1954 - 1965)” [195]; “Nền giáo dục đại học thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam” [69] của tác giả Trần Ngọc Định; “Tổ chức hoạt động của có quan USAID trong lĩnh vực giáo dục thực dân mới ở miền Nam trước đây” [68] của Long Điền… Khuynh hướng chủ yếu của các tác giả miền Bắc trong thời điểm này tập trung chỉ ra những đặc điểm phiến diện, tiêu cực của giáo dục đại học miền Nam Việt Nam, một số khác tập trung làm rõ phong trào đấu tranh của giáo chức, sinh viên miền Nam Việt Nam trong việc đấu tranh chống lại những khủng hoảng, tiêu cực của nền giáo dục, góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Năm 1975, đất nước thống nhất, giáo dục cũng bước vào giai đoạn thống nhất giữa hai miền. Trong bối cảnh đó, Viện Khoa học Giáo dục có tiến hành một nghiên cứu về chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Kết quả của đề tài này được xuất bản thành chuyên khảo (hai tập): Tìm hiểu chính sách giáo dục thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và tác hại của nó [228], [229] tại NXB TP. HCM, năm 1980. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống những chính sách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giúp người đọc hình dung được bức tranh chung về giáo dục miền Nam Việt Nam, đồng thời phục vụ kịp thời nhu cầu cải tạo cấp bách nền giáo dục cũ, xây dựng và phát triển nền giáo dục mới ở miền Nam Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước. Trong nghiên cứu này, một số nét lớn về chính sách giáo dục đại học của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng được đề cập đến. Cùng xu hướng đó, năm 1982, trong công trình nghiên cứu Từ cơ sở lý luận dạy học đại học, bước đầu tìm hiểu mục tiêu, phương hướng và chất lượng đào tạo của hệ thống đại học miền Nam Việt Nam trước 1975 [81] của Huỳnh Văn Hoa (Đại học Sư phạm Hà Nội), tác giả sưu tầm và xử lý tư liệu, nghiên cứu tìm hiểu mục 11 đích, phương hướng và kết quả đào tạo của hệ thống đại học miền Nam trước 1975. Qua đó công trình đi vào lý giải những vấn đề do hệ thống đại học miền Nam Việt Nam trước 1975 đặt ra, chỉ ra những điểm không phù hợp với thời đại, những nét mang đậm dấu ấn chủ nghĩa thực dân mới… Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề từ cơ sở lý luận dạy học đại học của ngành sư phạm. Trong một số các công trình chuyên khảo nghiên cứu về văn hóa ở miền Nam Việt Nam, như Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam - khía cạnh văn hóa, tư tưởng 1964 - 1975 [79] của Phong Hiền xuất bản tại NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, năm 1984; Cuộc xâm lăng về văn hóa - tư tưởng của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam [149] do Lữ Phương chủ biên xuất bản tại NXB Văn hóa, Hà Nộ, năm 1985… Trong các công trình này, giáo dục đại học miền Nam Việt Nam xuất hiện như là một thành tố cấu thành nên văn hóa. Các công trình này đều đề cập đến tình hình giáo dục mang màu sắc “thực dân mới” nhưng cũng ở mức độ khái quát, thiên về phân tích những mặt trái của nó. Trong nỗ lực khảo cứu về giáo dục và khoa cử của Việt Nam, nhà biên khảo văn học và sử học Nguyễn Quyết Thắng (bút danh là Nguyễn Q. Thắng) là giáo sư của Đại học Văn khoa Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Cần Thơ… đã cho xuất bản công trình Khoa cử và giáo dục Việt Nam [160] lần đầu vào năm 1993 ở NXB Văn hóa và sau đó được tái bản nhiều lần (vào các năm 1994, 2003). Đây là một công trình rất cơ bản về giáo dục Việt Nam, trong đó tác giả cũng cung cấp nhiều kiến thức cơ bản về giáo dục miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa và hệ thống các trường đại học ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Trong xu hướng nghiên cứu về giáo dục miền Nam Việt Nam, cuốn Lịch sử giáo dục Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh (1868 - 1998) [134] do Hồ Hữu Nhật chủ biên xuất bản năm 1998 tại NXB Trẻ TP. HCM có đề cập tới giáo dục đại học. Các tác giả trong công trình này đã mô tả sơ lược một vài nét đặc điểm của giáo dục đại học và tập trung vào mô tả hệ thống mạng lưới các viện đại học công lập và tư thục. Công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 2 về lịch sử, giáo dục) [74]… của Trần Văn Giàu (chủ biên) xuất bản tại NXB TP. HCM năm 1998, trong phần về nội dung giáo dục thời kỳ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, sau khi mô tả tổng quan về giáo dục vùng chính quyền Sài Gòn quản lý, các tác giả phân tích về các cấp bậc học trong đó có giáo dục đại học với những nét cơ bản nhất. Công trình Giáo dục cách mạng ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 - những kinh nghiệm và bài học lịch sử [137] xuất bản tại NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2004 của tác giả Nguyễn Tấn Phát là một công trình đầy đủ về giáo dục trong vùng giải phóng và phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên yêu nước và tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam. Vài nét về giáo dục đại học ở vùng tạm chiếm cũng được tác giả nêu ra trong một số liên hệ, so sánh. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan