Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường đại học văn hóa nghệ thuật quân...

Tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường đại học văn hóa nghệ thuật quân đội hiện nay

.DOC
109
243
92

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, giáo dục đạo đức luôn được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành phương châm chỉ đạo các hoạt động của nhà trường, là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả giáo dục-đào tạo. Tôn chỉ mục đích của giáo dục, đào tạo là dạy làm người trước dạy nghề sau. Dạy phẩm chất đạo đức, nhân cách, giá trị chân – thiện – mỹ, quan hệ ứng xử, lễ giáo, nhân nghĩa, thủy chung giữa con người với con người, sau mới dạy nghề, kỹ năng – kỹ xảo nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong nền kinh tế thị trường với tính hai mặt của nó, cả tích cực và tiêu cực đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục đào tạo cũng bị tác động ảnh hưởng sâu sắc của mặt trái kinh tế thị trường. Môi trường văn hóa nghệ thuật có dấu hiệu xuống cấp, các tệ nạn xã hội, các thang chuẩn giá trị đạo đức có sự thay đổi. Vấn đề này đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Những tác động đó đang đặt ra yêu cầu phải tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Họ là những “CS - NS” tương lai, vừa “giỏi tay đàn hay tiếng hát, vừa vững vàng tay súng bảo vệ Tổ quốc” là những người suốt đời gắn bó với nghệ thuật QĐ, là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng đem lời ca tiếng hát, điệu múa của mình để nuôi dưỡng tâm hồn, thôi thúc toàn quân, toàn dân tiến lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Làm sao để lời ca, tiếng hát của họ cất lên có sức truyền cảm mạnh mẽ, động viên, lôi cuốn hàng trăm, hàng ngàn chiến sỹ hăng hái luyện rèn sẵn sàng tay súng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, những ngày ngồi trên ghế nhà trường, học viên cần phải được rèn luyện, giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp của người “chiến sĩ – nghệ sĩ” nói riêng. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp nhằm mục đích hình thành phẩm chất nhân cách người “CS – NS” cho HV, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cung cấp cho HV những tri thức cơ bản về các phẩm chất và các chuẩn mực ĐĐNN, trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức đối với hoạt động nghệ thuật mà mình lựa chọn. Đạo đức nghề nghiệp, giáo dục ĐĐNN và các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HV hiện nay còn chung chung cả về lý luận và thực tiễn, dẫn đến đạo đức nghề nghiệp của một số học viên đang có chiều hướng đi xuống, làm giảm uy tín của người “CS - NS”. Học viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân độichủ yếu có lứa tuổi từ 14 đến 25 vừa học chuyên môn nghệ thuật, vừa học văn hóa (cả trung học cơ sở và trung học phổ thông). Ở lứa tuổi này quan niệm về nhân sinh quan còn mang nặng dấu ấn cảm tính, HV muốn khẳng định mình, nhưng lại chưa đủ tri thức, kinh nghiệm để phân biệt cái xấu, cái tốt một cách rạch ròi, còn mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động. Những tác động bên ngoài xã hội được HV tiếp thu nhưng chưa biết chọn lọc, bộ phận HVthiếu lý tưởng và suy thoái ĐĐNN ngày càng tăng. Do đó, việc tìm các biện pháp giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường ĐHVHNTQĐ là vô cùng cấp bách và cần thiết. Về phương diện lý luận, đã có một số công trình của một số tác giả nghiên cứu về đạo đức, rèn luyện đạo đức cách mạng, về giáo dục ĐĐNN cho HV sư phạm; tuy nhiên, nội dung cụ thể về giáo dục ĐĐNN người “CS – NS” cho HV Trường ĐHVHNTQĐ chưa được tác giả nào nghiên cứu một cách hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội hiện nay”, làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, nhằm khắc phục những bất cập trên đây và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Tài liệu liên quan