Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ...

Tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay

.PDF
154
104
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thế Kiệt 2. TS. Phạm Thế Hùng HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt và TS. Phạm Thế Hùng. Các số liệu đã được nêu và sử dụng trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Danh mục tài liệu dùng để tham khảo trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014. Tác giả luận án Mai Thị Dung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội CTQG: Chính trị quốc gia ĐĐTT: Đạo đức truyền thống ĐTNCS: Đoàn Thanh niên cộng sản GS: Giáo sư KHXH: Khoa học xã hội KTTT: Kinh tế thị trường Nxb: Nhà xuất bản PGS: Phó giáo sư TS: Tiến sĩ VS: Viện sỹ XDLS: Xây dựng lối sống XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........... 8 1. Các công trình đề cập đến vấn đề đạo đức, đạo đức trong kinh tế thị trường ............ 8 2. Các công trình đề cập đến đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ .......................... 12 3. Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 17 Chƣơng 1. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................................................... 21 1.1. Vai trò, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 21 1.1.1. Khái niệm lối sống, phân biệt lối sống với một số khái niệm liên quan .... 21 1.1.2. Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 28 1.2. Vai trò, nội dung, yêu cầu của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ....................... 43 1.2.1. Giá trị đạo đức truyền thống, các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam ................................................................................ 43 1.2.2. Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ....................................... 51 1.2.3. Yêu cầu của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ....................................... 58 Chƣơng 2. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................................. 64 2.1. Một số nhân tố tác động đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ................ 64 2.1.1. Tác động của toàn cầu hóa đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay .......... 64 1 2.1.2. Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............................................................................................................. 68 2.1.3. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 71 2.1.4. Tác động của tình hình chính trị thế giới đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 73 2.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay .................................................... 75 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ............................................................................................................. 75 2.2.2. Những hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ....................... 87 2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ................. 96 2.3.1. Mâu thẫn giữa việc nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, xã hội tồn tại nhiều bất công nghịch lý đã gây khó khăn cho công tác giáo dục đó ................................ 96 2.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với những hạn chế của lực lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống hiện nay .............................. 100 2.3.3. Mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 104 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................ 108 2 3.1. Phương hướng ...................................................................................................... 108 3.1.1. Bảo đảm thống nhất giữa kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ................................................................................... 108 3.1.2. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới .. 112 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 116 3.2.1. Nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ..................................... 116 3.2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .. 120 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật nhằm đẩy mạnh việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ................... 125 3.2.4. Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội, đẩy mạnh xu hướng xã hội hóa công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ nhất là giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, nhân cách ................................................................... 130 3.2.5. Nâng cao tính tự giác học tập, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 143 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thế hệ trẻ cũng là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Trong tiến trình cách mạng, Chủ tịch Hồ chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ và xác định việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Sau hơn 25 năm đổi mới, phát triển đất nước, chúng ta đã xây dựng được một thế hệ trẻ vừa có đức, vừa có tài, có sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và mong muốn được tin tưởng, cống hiến. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, còn có một bộ phận thế hệ trẻ sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, tuyệt đối hóa đời sống vật chất, ít quan tâm đến gia đình; coi thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống, tình trạng mắc vào các tệ nạn xã hội… ngày càng có chiều hướng gia tăng đã gây ra nỗi lo chung của toàn xã hội. Hơn nữa, đặt vấn đề xây dựng lối sống mới không phải chỉ xuất phát từ tình hình suy thoái đạo đức và lối sống hiện nay cần phải cứu chữa, mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh của kinh tế, nhưng xét đến cùng kinh tế không phải là cứu cánh, không có mục đích tự thân. Không xây dựng được nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, thế hệ trẻ không thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng trong cuộc sống. Càng hướng tới văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng những đảm bảo đạo đức và văn hóa lao động lối sống trong phát triển. 4 Vì thế, nhận thức đúng đắn về khái niệm lối sống và định hướng xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là yêu cầu hết sức cấp bách. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ thì giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có vai trò quan trọng. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống các truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến sự phát triển tinh thần và thể chất của thế hệ trẻ để họ có định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách. Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống như thế nào để xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay vừa kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa nhân loại là việc làm khó khăn, phức tạp. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên, do tính phức tạp của đối tượng và mục tiêu của vấn đề, nên đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm, có tính hệ thống để có phương hướng và giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Đề tài: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” nhằm phục vụ mục tiêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ vai trò, thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam thời gian qua, từ đó đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho đối tượng này ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nói trên, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau: - Làm rõ khái niệm lối sống, xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ, nội dung giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. - Làm rõ vai trò của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 5 - Làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. - Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Luận án làm rõ giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay chủ yếu từ thời kỳ đổi mới đến nay dưới góc độ triết học (giới hạn trong một số giá trị đạo đức truyền thống chủ yếu). - Thế hệ trẻ là một khái niệm rộng, chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi, nhưng luận án chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu ở nhóm thanh niên (từ 16 đến 30 theo quy định của Luật Thanh niên năm 2005). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án chủ yếu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống, xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ, giáo dục giá trị đạo đức dân tộc, luận án có kế thừa các thành tựu của một số công trình có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp, sự thống nhất giữa lịch sử và lô gích. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng phương pháp hệ thống, khái quát hóa và một số phương pháp khác để tìm hiểu về thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án làm rõ vai trò và lượng hóa nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 6 - Làm rõ thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. - Đưa ra được phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận, các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. 7 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với con người và xã hội loài người. Đạo đức do các quan hệ kinh tế - xã hội quy định, song cũng có vai trò tác động trở lại đối với đời sống kinh tế - xã hội. Công tác giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống (ĐĐTT) dân tộc và vấn đề xây dựng lối sống (XDLS) đã được nhiều tập thể, các nhà khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu ở các góc độ khác nhau và đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng. 1. Các công trình đề cập đến vấn đề đạo đức, đạo đức trong kinh tế thị trƣờng Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán và bác bỏ những học thuyết duy tâm, tôn giáo và phi lịch sử về đạo đức. Điều này đã được hai ông trình bày trong các tác phẩm tiêu biểu như: “Lời nói đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”; “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”; “Chống Đuy rinh”… Qua đây, hai ông đã khẳng định: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ” [74, tr. 137]. Khi bàn về đạo đức, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã sử dụng những thuật ngữ truyền thống như: thiện và ác, lương tâm, danh dự… Về thực chất, trên lập trường duy vật biện chứng, các ông đã gạt bỏ những nội dung mang tính duy tâm, tôn giáo và đem lại cho chúng những nội dung mới, đặt nền móng cho nền đạo đức mới - đạo đức cộng sản. V.I.Lênin cũng nhận thức rõ quy luật kế thừa của đạo đức và khẳng định: “Văn hóa vô sản không bỗng nhiên mà có, nó không phải do những chuyên gia về văn hóa về văn hóa vô sản sáng tạo ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư sản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [62, tr. 361]. Bàn về công tác giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho thanh niên, V.I.Lênin cho rằng: “Việc giáo dục thanh niên không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức; không phải cái đó là giáo dục. Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dưới ách của bọn địa chủ và bọn tư sản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗi khổ đau với những người mở đầu cuộc chiến đấu với bọn bóc lột, khi người ta thấy 8 rằng muốn tiếp tục chiến đấu thì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ những thắng lợi mà cha, anh đã giành được và thấy rõ bọn địa chủ và bọn tư sản là những kẻ hung tợn như thế nào thì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này để trở thành những người cộng sản” [59, tr. 351-357]. Tư tưởng về đạo đức của các nhà kinh điển mác xít cũng được quán triệt sâu sắc. Cụ thể là, trong tác phẩm “Nguyên lý đạo đức cộng sản” A.Siskin tiếp tục làm sáng tỏ nguồn gốc của đạo đức và khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao dịch với nhau hàng ngày” [96, tr. 4]. Trong tác phẩm này, ông còn cho rằng: “Thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức cộng sản” [96, tr. 66]. Cuốn “Đạo đức học - thử trình bày một hệ thống đạo đức học mácxít” của G.Bandzeladze đã làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức và vai trò của đạo đức. Tác giả cho rằng, đạo đức bắt nguồn từ chỗ con người quan hệ với người khác cũng như quan hệ với chính mình, đồng thời đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức với tính cách của con người. Con người sở dĩ là người bởi nhờ có đạo đức, “Đạo đức là phẩm giá cơ bản của con người, là bản chất của tính người, của nhân phẩm” [8, tr. 197]. Tác giả còn chỉ rõ đặc trưng cơ bản, bản chất nhất của đạo đức là “chí công vô tư”; “Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội” [8, tr. 104]. “Những cơ sở của giáo dục đạo đức và những cơ sở của sự tự giáo dục” của A.I.Côchêtốp khẳng định lại quan điểm của V.I.Lênin khi bàn về đạo đức cộng sản: “Chúng ta nói rằng: đạo đức - đó là những gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa” [11, tr. 6]. Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác xít thường xuyên được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đời sống, góp phần làm sáng tỏ quan niệm mác xít về đạo đức. Một số cuốn sách tiêu biểu trong nước bàn về đạo đức là: “C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin bàn về đạo đức”, Viện Triết học, 1972; “Đảng ta bàn về đạo đức”, Viện Triết học, 1973; “Đạo đức mới”, nhà xuất bản (Nxb) Khoa học Xã hội (KHXH), 1974. Trong cuốn “Đạo đức học”, biên soạn 1997, Nxb Giáo dục, khẳng định: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên 9 tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội… Đạo đức học Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu đạo đức” [48, tr. 7]. Trong tác phẩm này, tác giả còn phân tích một số phạm trù cơ bản của đạo đức học cũng như phân tích một số nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa (XHCN), đạo đức học Mác- Lênin và yêu cầu của đạo đức trong một số lĩnh vực đời sống xã hội... “Các dạng đạo đức xã hội” của tác giả Trần Hậu Kiêm, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993 đã phân tích các dạng đạo đức của xã hội: xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và XHCN và đi đến kết luận: “Đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, quy định, điều chỉnh sự giao tiếp và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng” [47, tr. 112]. Trên các tạp chí chuyên ngành, các bài viết cũng phân tích sâu sắc các khía cạnh của đạo đức, đạo đức cách mạng. Trong bài “Quan niệm mác xít về thiện và ác” của Vũ Văn Thuấn, tạp chí Nghiên cứu lý luận số 1, 1997, tác giả làm rõ hơn quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về các phạm trù đạo đức thiện, ác cơ bản; khẳng định “Theo C.Mác và Ph.Ăgghen, thiện và ác là khái niệm đối lập nhau, hoàn toàn thuộc về lĩnh vực đạo đức, do hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội quyết định. Cho nên, muốn tìm hiểu và đánh giá đúng đắn về thiện và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung của khái niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đích thực của nó là tồn tại xã hội, nghĩa là ở trong phương thức sản xuất của xã hội chứ không phải ở bên ngoài xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túy của xã hội” [105, tr. 37]. Bài viết “Giá trị đạo đức trong xã hội ta ngày nay” của tác giả Vũ Khiêu, 1993, Tạp chí Triết học số 2, đã khẳng định: “Giá trị đạo đức của chúng ta phải là sự thống nhất chặt chẽ giữa động cơ và hiệu quả, phải là sản phẩm cao nhất của lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội (CNXH) và của tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, đó là: Giá trị đạo đức là những hành vi được con người lựa chọn và đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội… Giá trị đạo đức vì thế có tính chất thiết yếu đối với đời sống xã hội. Bài “V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng” của Trần Ngọc Linh (Tạp chí Khoa học chính trị, số 4/2005) phân tích quan niệm của V.I.Lênin về bản chất đạo đức cách 10 mạng, Theo V.I.Lênin những biểu hiện của đạo đức cách mạng như: tinh thần giác ngộ cách mạng cao, lòng trung thành cao độ với lý tưởng, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân, thậm chí cả tính mạng vì sự nghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực, kỷ luật cách mạng… Qua đó tác giả đề cập những quan niệm của V.I.Lênin về xây dựng đạo đức cách mạng, song vẫn cần lưu ý rằng, “phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, học tập trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản và toàn bộ sự nghiệp này không được tách rời cuộc sống sôi nổi” [64, tr. 5-7]. Nghiên cứu về vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường (KTTT), năm 1996 Viện Thông tin KHXH đăng một số bài viết đề cập đến sự tác động của KTTT tới đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với KTTT… chẳng hạn: “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT” [107, tr. 14], các nhà khoa học Trung Quốc còn tập trung lý giải “Về kinh tế thị trường và đạo đức”, “Bàn về quan hệ kinh tế thị trường và đạo đức” [107, tr. 120] “Tình hình đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường và việc xây dựng nó” [107, tr. 87]. Trong bài “Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 5, 1998, tác giả cho rằng, để giữ vững định hướng XHCN về đạo đức phải tiến hành đồng bộ ba việc lớn: thứ nhất là phải gắn đạo đức với pháp luật và khoa học, mặt khác, phải coi các chuẩn mực pháp luật và khoa học là cơ sở đánh giá và điều chỉnh các quan hệ đạo đức. Thứ hai là xã hội phải có cơ chế phù hợp, trong đó đào tạo con người gắn liền đức với tài. Thứ ba là giáo dục nhân dân biết hưởng quyền dân chủ và biết dùng quyền dân chủ của mình để xây dựng quan hệ đạo đức mới. Luận án tiến sỹ Triết học của Mai Xuân Hợi, Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005 với đề tài: “Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”; “Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 đã đề cập đến vai trò của đạo đức và sự biến đổi của đạo đức người cán bộ, lãnh đạo quản lý trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN, từ đó các tác giả nêu ra phương hướng và giải pháp để nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ quản lý trong điều kiện phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay. 11 2. Các công trình đề cập đến đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Về đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị ĐĐTT có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu: đó là, “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của giáo sư (GS) Trần Văn Giàu, Nxb KHXH, Hà Nội, 1980 đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam. Đặc biệt, dưới góc độ sử học và đạo đức học, ông đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thần truyền thông qua những giai đoạn của lịch sử Việt Nam; “Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Việt Nam” của GS. Phan Huy Lê, đề tài KX 07- 02, Hà Nội, 1995; “Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật” của GS Đỗ Huy, Nxb KHXH, Hà Nội 2002 bàn về “cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta từ góc nhìn đạo đức học”; “các giá trị ĐĐTT ở nước ta và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại”, đã khẳng định: “Bảng giá trị Việt Nam đang quá độ rất mạnh mẽ với mục tiêu kết hợp được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, kết hợp các giá trị dân tộc với các giá trị quốc tế, kết hợp các giá trị dân tộc với các giá trị sắc tộc, các giá trị cá nhân với các giá trị cộng đồng… Hiện nay trong xã hội đang thiết lập một hệ thống giá trị mà ở đó cái lợi phải thống nhất cái đúng, cái tốt và cái đẹp” [45, tr. 40]; “Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp” của tác giả Lê Quý Đức và Hoàng Chí Bảo (Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, 2007) góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về văn hóa đạo đức, phân tích thực trạng văn hóa đạo đức ở nước ta, đặc biệt là những biến đổi trong các giá trị chuẩn mực văn hóa đạo đức và đi đến khẳng định: “Ngày nay hệ giá trị đạo đức dân tộc đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội mà chủ yếu là việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, việc mở cửa hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa… Các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tất yếu cũng biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu cực, tạo nên những mảng sáng, tối của đời sống tinh thần đạo đức tinh thần hiện nay” [37, tr. 85]; Phó giáo sư (PGS), tiến sĩ (TS) Nguyễn Thế Kiệt có các bài viết: “Từ đạo đức truyền thống đến đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 7, 2006; “Quan hệ đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6,1996; Trong cuốn “Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, TS. Trần Thành (chủ biên), các tác giả khẳng định sức sống mãnh liệt của các giá trị đạo 12 đức truỳên thống của dân tộc Việt Nam cũng như việc phát huy các giá trị đó trong quá trình giáo dục đạo đức, xây dựng con người mới XHCN. Đồng thời các tác giả còn đưa ra dự báo về sự biến đổi của các giá trị ĐĐTT dân tộc trong điều kiện mới nhằm mục đích cảnh báo việc lựa chọn các giá trị truyền thống tốt đẹp để phát triển trong tương lai và hạn chế, loại bỏ những tập quán lạc hậu không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Trong cuốn: “Giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho Thanh niên hiện nay” của Bùi Ngọc Minh, Nxb Thanh niên, tác giả viết: giáo dục các giá trị truyền thống cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Đoàn Thanh niên Cộng sản (ĐTNCS) Hồ Chí Minh mà còn là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Các bài viết, đề tài nghiên cứu sự kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức giai đoạn hiện nay ở Việt Nam như: “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 2, 1995; “Suy nghĩ về một hệ giá trị tinh thần trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Tài Thư, Tạp chí Triết học số 1, 1998; “Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay”, Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học số 4 (110), tháng 8/1999; “Từ cái thiện truyền thống đến cái thiện trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hùng Hậu, tạp chí triết học, số 8, năm 2002; “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và biến đổi giá trị khi nước ta chuyển sang KTTT” của GS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học số1, 2005; “Giá trị ĐĐTT và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Cao Thu Hằng, Tạp chí Triết học, số7 (158), tháng7/2004… Các tác giả đề cập thực trạng vấn đề đạo đức nói chung cũng như của thế hệ trẻ nói riêng trong thời kỳ đổi mới, đánh giá những thành tựu đạt được cùng những trăn trở khi một số cán bộ, đảng viên và thanh, thiếu niên thoái hóa biến chất, phai nhạt lý tưởng cách mạng, từ đó các tác giả rất quan tâm đến việc giáo dục và phát huy giá trị ĐĐTT dân tộc cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học như: “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền KTTT với việc xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” do PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) và sự tham gia của nhiều nhà khoa học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999 đã gợi mở một số vấn đề đạo đức mới, luận giải sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường, từ đó các tác giả đề xuất phương hướng và những giải pháp hình 13 thành thang giá trị đạo đức mới, xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trong nền KTTT định hướng XHCN… Một số luận án nghiên cứu về giá trị ĐĐTT dân tộc, sự tác động của đạo đức truyền thống đến đạo đức, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đổi mới như: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đọan hiện nay”, luận án tiến sĩ triết học của Trần Sỹ Phán, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999; “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền KTTT ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Văn Lý, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000 đã phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong ĐĐTT dân tộc, các tác giả đã xác định rõ những nội dung cần kế thừa đổi mới, bên cạnh đó chỉ ra những thiếu hụt cần bổ sung trong các giá trị ĐĐTT nhằm phát huy vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản đảm bảo kế thừa và đổi mới các giá trị ĐĐTT trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam; “Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sỹ triết học của Trần Minh Đoàn, học viện CTQG, Hà Nội, 2002; “Giá trị ĐĐTT trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên công an nhân dân Việt Nam hiện nay”, Phạm Bá Lượng, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2009 cũng đã phân tích làm rõ những giá trị ĐĐTT dân tộc, những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân hiện nay, bước đầu nêu lên những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị ĐĐTT trong việc giáo dục đạo đức cho đối tượng này; “Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của Cao Thu Hằng, luận án tiến sĩ Triết học, Viện KHXH Việt Nam, 2011, đã làm rõ giá trị ĐĐTT dân tộc, vai trò của nó trong hình thành, phát triển nhân cách con người, tính tất yếu phải kế thừa, tác giả đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp kế thừa các giá trị ĐĐTT dân tộc trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; “Giá trị ĐĐTT với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” của Ngô Thị Thu Ngà, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011 đã góp phần xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, việc phát huy các giá trị đó đối với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương 14 hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tối đa các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Trên các tạp chí, hội thảo khoa học, tài liệu chuyên khảo cũng có đăng một số công trình nghiên cứu việc giáo dục đạo đức truyền thống, định hướng những giá trị đó cho thế hệ trẻ hiện nay như: “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học số 6, 2000; “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” của PGS. TS Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị số 5, 2003; Trong bài viết “Giá trị ĐĐTT Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền KTTT” của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học số 5, 2002 cho rằng mỗi dân tộc đều có những chuẩn mực đạo đức riêng, trong đó có một số yếu tố được cái phổ biến toàn nhân loại trong đạo đức chấp nhận làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta biểu hiện ở sự nhiệt tình, hăng say trong lao động sản xuất, yêu quê hương đất nước… giá trị đạo đức truyền thống đó quy định ý thức đạo đức của cả cộng đồng người Việt Nam và đa phần là phù hợp với đạo đức toàn nhân loại. Do vậy, theo tác giả, trong nền KTTT phải đảm bảo việc duy trì các giá trị ĐĐTT tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn phong hóa khỏi sự suy đồi do nền kinh tế phát sinh, như chạy theo lợi nhuận mà bất chấp nhân tính, chà đạp lên cái phổ biến nhân loại trong đạo đức. Ngày 18 tháng 10 năm 1996, Bộ giáo dục và đạo tạo (BGD&ĐT) đã tổ chức hội thảo khoa học “Định hướng giáo dục đạo đức trong các trường đại học”, các tham luận nêu rõ sự cần thiết phải có định hướng giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, phát triển KTTT và hội nhập quốc tế hiện nay. Các tác giả đề xuất giải pháp nhằm giữ vững bản săc văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Ngày 14, 15 tháng 5 năm 2001, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Giá trị truyền thống và những thách thức của toàn cầu hóa”, do Viện Triết học Việt Nam và Hội đồng nghiên cứu triết học và giá trị Mỹ phối hợp tổ chức. Các tham luận của đông đảo các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước cùng đưa ra tiếng nói chung là làm thế nào để trong mọi hoàn cảnh chúng ta vừa giữ được bản sắc văn hóa vừa phát huy được giá trị truyền thống của mỗi dân tộc; vừa bảo tồn các giá trị văn hóa, vừa tiếp thu, kế thừa những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại. Tháng 8 năm 2004, Viện KHXH Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu 15 đề tài: “Đạo đức xã hội nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” do GS. Viện sĩ (VS) Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm cùng với sự tham gia của các nhà khoa học: GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn, GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS Nguyễn Đức Bình, GS. Vũ Khiêu, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc… Từ việc phân tích hiện thực cuộc sống trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, công trình đã phác họa khá trung thực và toàn cảnh đạo đức xã hội ta hiện nay cả mặt tích cực và tiêu cực với những số liệu điều tra thuyết phục đã phản ánh rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và trong gia đình. Từ đây các tác giả phân tích nguyên nhân của việc suy thoái đạo đức xã hội: “Ngoài những nguyên nhân khách quan, sâu xa, trực tiếp cần phải nhận diện những nguyên nhân chủ quan thuộc về chúng ta, từ lãnh đạo, quản lý, giáo dục và tổ chức đời sống xã hội. Nhóm nguyên nhân này đã và đang trực tiếp dẫn tới sự suy thoái đạo đức xã hội” [109, tr. 264], nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức xã hội, nhất là đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay. Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, động lực chủ yếu của cách mạng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định vận mệnh của dân tộc. Vì thế, việc xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề xã hội của mỗi quốc gia mà còn mang ý nghĩa thời đại của nhân loại. Với thế hệ trẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Các tác phẩm tiêu biểu góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của đạo đức học mác xít và vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ để trở thành những con người chân chính là: Tác phẩm “giáo dục con người chân chính như thế nào” của nhà giáo dục Liên Xô - V.A.Xukhomlinxki, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1981 đã đề cập: dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhà giáo dục với trẻ em, thanh thiếu niên và dưới hình thức những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục, trước hết là với các thầy, cô giáo. Tác giả trình bày cụ thể, sinh động các phạm trù đạo đức học, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, những phương pháp hình thành chúng trong học sinh. Quan điểm triết học và tư tưởng nhân văn sâu sắc được thể hiện là hướng tới con người đang hình thành, ý thức sâu sắc tầm quan trọng và bức thiết của việc đào tạo thế hệ đang lớn lên thành những con người chân chính có nhân cách độc lập và sáng tạo cũng như sự khó khăn và phức tạp của nhiệm vụ to lớn này [87, tr. 14-15]. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan