Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình dân tộc học, tôn giáo học

.PDF
120
1
98

Mô tả:

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ  GIÁO TRÌNH DÂN TỘC HỌC, TÔN GIÁO HỌC (Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, bậc đại học) HÀ NỘI - 2007 BAN BIÊN SOẠN Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Mục lục Trang Lời nói đầu Chương 1 1.1. 1.2. Chương 2 2.1. 2.2. Chương 3 3.1. 3.2. Chương 4 4.1. 4.2. Chương 5 5.1. 5.2. Chương 6 6.1. 6.2. 6.3. Chương 7 7.1. 7.2. Chương 8 8.1. 8.2. Chương 9 9.1. 9.2. 9.3. Chương 10 Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng và phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học Dân tộc học Tôn giáo học Các chủng tộc trên thế giới Sự hình thành chủng tộc trên thế giới Các chủng tộc trên thế giới, Đông Nam á và ở Việt Nam hiện nay Các ngữ hệ chính trên thế giới và ở Việt Nam Nguồn gốc ngôn ngữ và sự hình thành các ngữ hệ trên thế giới Các ngữ hệ chính ở Việt Nam và nguồn gốc tiếng Việt Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử nhân loại và ở Việt Nam Cộng đồng tộc người và các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử nhân loại Các hình thức cộng đồng tộc người ở Việt Nam Dân tộc Việt Nam Sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam Quan hệ dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay Các xu hướng của quá trình tộc người trên thế giới và ở Việt Nam Quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay Nguồn gốc, bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo Nguồn gốc, bản chất tôn giáo Chức năng xã hội và vai trò xã hội của tôn giáo Những hình thức lịch sử của tín ngưỡng tôn giáo và xu hướng tín ngưỡng tôn giáo trên thế giới hiện nay Những hình thức tín ngưỡng tôn giáo trong lịch sử Xu hướng biến động của tôn giáo trên thế giới Một số tôn giáo lớn trên thế giới Kytô giáo Phật giáo Hồi giáo Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 4 5 5 10 13 13 16 22 22 26 29 29 35 38 38 43 49 49 51 53 57 57 62 66 66 70 73 73 84 93 101 10.1. 10.2. Chương 11 11.1. 11.2. 11.3. Đạo Cao Đài 101 Phật giáo Hòa Hảo Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo Chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo Nhiệm vụ của công tác tôn giáo 107 112 112 114 117 Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DÂN TỘC HỌC, TÔN GIÁO HỌC Dân tộc học tách ra khỏi khoa học lịch sử trở thành một môn khoa học độc lập vào giữa thế kỷ XIX. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với chính sách bành trướng nhằm xâm chiếm và khai thác thuộc địa, mở rộng thị trường, tất yếu đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn về các dân tộc. Điều kiện lịch sử đó, cho phép và đòi hỏi sự ra đời và phát triển của Dân tộc học. 1.1. Dân tộc học Thuật ngữ dân tộc học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, được cấu thành bởi hai yếu tố: Ethnos, nghĩa là dân tộc (tộc người) và Grapho, nghĩa là sự miêu tả, mô tả. Do đó, dân tộc học là khoa học miêu tả tộc người - Ethnographie. Sau này dân tộc học không chỉ giới hạn ở việc miêu tả, mô tả mà còn phải nghiên cứu lý luận về tộc người. Chính vì vậy, các nhà khoa học sau này đã sử dụng thuật ngữ (nghiên cứu tộc người - Ethnologie. Như vậy, Dân tộc học là một ngành khoa học xã hội nhân văn, chuyên nghiên cứu toàn diện các dân tộc (tộc người) từ nguồn gốc lịch sử, địa vực cư trú và quan hệ văn hoá – lịch sử giữa các dân tộc. Dân tộc là cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử trên một địa vực cư trú nhất định, có tính bền vững bởi những đặc điểm tương đối bền vững về ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tự giác dân tộc biểu hiện ở tên tự gọi. 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của dân tộc học Dân tộc học là một môn khoa học thuộc chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trong thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa thực dân châu Âu, số quan điểm phổ biến cho rằng, đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học là các dân tộc, nhưng về căn bản chú ý đến các dân tộc không có chữ viết, các dân tộc ở ngoài lãnh thổ châu Âu mà chủ yếu là các dân tộc thuộc địa, chậm phát triển. Những quan niệm như đề cập ở trên bây giờ đã trở nên lỗi thời. Hiện nay, đối tượng của Dân tộc học là nghiên cứu toàn diện tất cả các tộc người, các dân tộc trên thế giới từ thời cổ đại đến nay, không phân biệt dân tộc có trình độ phát triển cao hay thấp, thiểu số hay đa số và quá trình vận động, biến đổi xu hướng phát triển của các tộc người, các dân tộc ấy. Do đó, đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học bao gồm những nội dung cơ bản sau: Dân tộc học nghiên cứu nguồn gốc ra đời, cấu tạo thành phần, sự phân bố các tộc người và các dân tộc không phân biệt các tộc người, dân tộc hiện đại, Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 phát triển, có chữ viết hay các tộc người, dân tộc lạc hậu, không chữ viết và chậm phát triển trên thế giới. Dân tộc học nghiên cứu lịch sử tộc người, những biến đổi về đời sống cũng như mối quan hệ lịch sử – văn hóa giữa các tộc người, dân tộc; đặc điểm và đặc trưng của các tộc người, dân tộc; sự tương đồng và khác biệt giữa các tộc người, các dân tộc. Dân tộc học nghiên cứu các tộc người và các dân tộc một cách toàn diện, nhưng trong đó nghiên cứu văn hoá tộc người là quan trọng nhất. Dân tộc học nghiên cứu văn hoá tộc người thường chia theo các lĩnh vực cơ bản sau: Văn hoá mưu sinh, Dân tộc học nghiên cứu phương cách tác động, ứng xử của từng tộc người đối với môi trường thiên nhiên xung quanh để sản xuất bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của tộc người. Sự tác động của mỗi tộc người vào giới tự nhiên xung quanh họ hình thành nên văn hoá mưu sinh của tộc người. Theo đó, tộc người ở rừng có văn hóa mưu sinh rừng, ở đồng bằng có văn hóa mưu sinh đồng bằng. Văn hoá vật chất hay còn gọi là văn hóa bảo đảm đời sống, Dân tộc học tìm hiểu về mặt giá trị những sản phẩm của từng tộc người có kết tinh văn hoá trong đó như: công cụ sản xuất, quần áo, trang sức, nhà cửa, phương tiện đi lại… của từng tộc người. Trên cơ sở văn hóa mưu sinh, các tộc người tạo nên văn hóa bảo đảm đời sống của mình. Văn hoá tinh thần, Dân tộc học chủ yếu tìm hiểu đời sống tinh thần của mỗi tộc người, dân tộc trong không gian sinh tồn của họ, trong đó có các giá trị về mặt thế giới quan, quan niệm về trời đất, con người, về phong tục tập quán và tín ngưỡng của các tộc người, dân tộc; sở thích và truyền thống văn hoá, nghệ thuật... Văn hoá xã hội, Dân tộc học tìm hiểu những hình thái tổ chức sinh hoạt xã hội và gia đình của tộc người, cách cư xử theo tập tục giữa con người với con người trong từng mối quan hệ và từng thang bậc quan hệ như: cách tiếp khách, quan hệ tình cảm, tổ chức xã hội… của từng tộc người. Nghiên cứu của dân tộc học trên lĩnh vực văn hoá giúp cho chúng ta tìm ra bản sắc của các tộc người, dân tộc; phân biệt văn hóa giữa các tộc người, dân tộc; mối quan hệ, sự giống nhau, khác nhau giữa các tộc người và các dân tộc. Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Xác định đúng đối tượng nghiên cứu của Dân tộc học còn là cơ sở để phân biệt giữa Dân tộc học với các khoa học khác như Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, các khoa học kinh tế, xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học, địa lý học,... Song, sự khác nhau giữa Dân tộc học với các bộ môn khoa học trên chỉ là tương đối, nhất là đối với Sử học, Khảo cổ học, Nhân chủng học, Ngôn ngữ học. 1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Dân tộc học Nhiệm vụ chung của Dân tộc học là nghiên cứu cơ bản, toàn diện đời sống của các tộc người, dân tộc từ nguồn gốc lịch sử, văn hóa, sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, quan hệ văn hóa, lịch sử giữa các tộc người. Theo đó, Dõn t?c h?c cú nh?ng nhi?m v? sau: 1.1.2.1. Nghiên cứu cấu tạo thành phần các tộc người, các dân tộc Đây là nhiệm vụ đầu tiên của Dân tộc học. Dân tộc học phải phân biệt, xác định cơ cấu thành phần tộc người trong phạm vi quốc gia dân tộc, quốc tế. Dân tộc học nghiên cứu thành phần các dân tộc của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Việc nghiên cứu, xác định rõ thành phần dân tộc không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề thực tiễn, làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách dân tộc đúng đắn, hiệu quả. 1.1.2.2. Nghiên cứu lịch sử, quá trình tộc người, dân tộc và quan hệ tộc người, dân tộc Dân tộc học nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử các tộc người, quá trình tộc người, quan hệ tộc người. Đây là nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở để khẳng định và tự hào truyền thống đấu tranh, xây dựng của dân tộc; là cơ sở để hoạch định, thực thi chính sách dân tộc. 1.1.2.3. Nghiên cứu văn hóa tộc người và quan hệ lịch sử - văn hóa tộc người Nghiên cứu văn hoá các tộc người, dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của Dân tộc học. Mỗi tộc người, dân tộc dù là thiểu số hay đa số, dù chậm phát triển hay phát triển đều có một nền văn hoá mang đậm bản sắc riêng; đồng thời, đóng góp làm phong phú văn hoá quốc gia dân tộc và nhân loại. Nghiên cứu văn hoá tộc người thường chia theo các lĩnh vực: văn hóa mưu sinh, văn hóa bảo đảm đời sống, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội. 1.1.2.4. Nghiên cứu địa lý các tộc người, dân tộc Địa lý tộc người và các dân tộc là một trong những tiêu chí để phân định các cộng đồng người. Địa lý tộc người và các dân tộc không chỉ là địa vực cư trú mà còn là vấn đề điều kiện tự nhiên, là môi sinh của họ. Nó ảnh hưởng trực tiếp Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 đến mọi mặt của các cộng đồng cư dân trong khu vực như định cư, canh tác, lao động. Các nhiệm vụ cơ bản của Dân tộc học trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài những nhiệm vụ cơ bản đó, Dân tộc học còn nghiên cứu một số vấn đề khác như: nhân chủng học tộc người, văn hoá dân gian, các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo, các hình thức tổ chức cộng đồng tộc người từ thấp đến cao đã trải qua trong quá trình lịch sử. 1.1.3. Chức năng cơ bản của Dân tộc học 1.1.3.1. Chức năng thế giới quan Dân tộc học cung cấp những tri thức cơ bản, toàn diện để người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về các tộc người, dân tộc và mối quan hệ giữa các tộc người, dân tộc trong quá trình lịch sử phát triển của tộc người, quốc gia dân tộc, nhân loại, quy luật, xu hướng vận động, biến đổi của tộc người, dân tộc, quốc gia...trong quá trình phát triển. Dân tộc học khám phá toàn diện đời sống các tộc người, dân tộc không chỉ ở những yếu tố đặc thù mà cả những yếu tố chung với dân tộc khác. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. 1.1.3.2. Chức năng cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Dân tộc học nghiên cứu toàn diện đời sống xã hội từ sản xuất đến ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…. giúp cho việc khôi phục lịch sử tộc người, dân tộc, làm rõ quan hệ giữa các tộc người, dân tộc, vấn đề tộc người, dân tộc; Qua đó, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở, luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách dân tộc đúng đắn. 1.1.3.3. Chức năng dự báo Không dừng lại việc nghiên cứu, nhận thức về vấn đề tộc người, dân tộc mà Dân tộc học chỉ ra quy luật vận động, phát triển của tộc người, qua đó còn đưa ra những dự báo khoa học về sự vận động, biến đổi của các tộc người, dân tộc trong giai đoạn tiếp theo. Những dự báo khoa học đó là một trong những cơ sở để Đảng, Nhà nước có căn cứ khoa học hoạch định những chủ trương, chiến lược, cũng như những chính sách giải quyết kịp thời các nhiệm vụ trực tiếp trước mắt vấn đề tộc người, dân tộc. Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu của dân tộc học Nghiên cứu Dân tộc học phải sử dụng tổng hợp các phương pháp các phương pháp nghiên cứu cơ bản là: 1.1.4.1. Phương pháp luận chung Nghiên cứu dân tộc học cần phải tuân thủ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc chỉ được nhận thức và giải quyết đúng đắn khi người nghiên cứu có quan điểm duy vật, xem xét sự vận động, biến đổi của tộc người theo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển mà chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử chỉ ra. 1.1.4.2. Phương pháp cụ thể Phương pháp điền dã - Đây là phương pháp đặc trưng của Dân tộc học, trức tiếp anghieen cứu các tộc người tại địa bàn sinh tồn của họ nhằm thu nhận các nguồn tài liệu quan trọng nhất. Điền dã Dân tộc học sử dụng nhiều hình thức như: quan sát trực tiếp, hỏi chuyện, ghi chép, vẽ, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, sưu tầm hiện vật và lấy mẫu, tham gia hoạt động của nhân dân địa phương. Điền dã Dân tộc học có thể được thực hiện theo những bước sau: Một là, theo diện nghiên cứu nhiều điểm. Thông thường cách này giúp cho quá trình nghiên cứu thu thập được nhiều tư liệu trên nhiều địa bàn để có những khái quát chung về đề tài nghiên cứu, để rút ra kết luận chính xác hơn. Tuy vậy, cách này có hạn chế là không có điều kiện để nghiên cứu sâu một vấn đề, một điểm nào đó. Hai là, nghiên cứu chọn điểm. Cách điền dã này cho phép đi sâu nghiên cứu tập trung ở một địa điểm, trong một thời gian nhất định. Hạn chế lớn nhất của phương pháp nghiên cứu này là thiếu tài liệu trong phạm vi rộng để đối chiếu, so sánh, tính bao quát không cao. Để khắc phục những hạn chế của hai cách điền dã trên trên người ta thường kết hợp cả hai cách để nghiên cứu. Nếu kết hợp tốt thì người nghiên cứu có thể vừa có điều kiện nghiên cứu sâu, vừa có thể đối chiếu, so sánh, kiểm nghiệm. 1.1.4..3. Phương pháp liên ngành Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Nghiên cứu Dân tộc học còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của khoa học xã hội nhân văn. Đó là nghiên cứu Dân tộc học thông qua sử dụng các nguồn tư liệu của các khoa học khác như lịch sử, khảo cổ, ngôn ngữ, nhân chủng, xã hội học, hoặc thông qua tham quan bảo tàng…để rút ra những nội dung cần nghiên cứu của Dân tộc học Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp của các chuyên ngành khoa học khác đòi hỏi có sự hiểu biết thực tiễn, có kiến thức cơ bản và có khả năng công tác quần chúng để xâm nhập vào đời sống của nhân dân. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp sử dụng các chuyên ngành có liên quan góp phần đảm bảo tính khách quan khoa học trong nghiên cứu Dân tộc học. 1.2. TÔN GIÁO Tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, bao gồm ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức giáo hội, mà sự tồn tại, phát triển của nó dựa trên cơ sở phản ánh hư ảo, hoang đường hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo Đối tượng nghiên cứu của Tôn giáo học. Tôn giáo học là khoa học nghiên cứu hiện tượng tôn giáo với tư cách một thực thể, một lực lượng xã hội có nguồn gốc ra đời, tồn tại, phát triển và tác động ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học macxít là bản chất, quy luật của sự phát sinh, vận động, biến đổi, phát triển của tôn giáo; vai trò ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội; con đường, biện pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực ủa tôn giáo. Tôn giáo là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Triết học, Đạo đức học, Văn học, Sử học, Tâm lý học. Song Tôn giáo học là khoa học nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh: từ nguồn gốc, bản chất, chức năng, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức giáo hội, chức sắc, thực hành tôn giáo và các xu hướng biến động, ảnh hưởng của nó trong quá trình phát triển của xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tôn giáo học. Tôn giáo học nghiên cứu nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng, tính chất xã hội của tôn giáo, đặc điểm, xu hướng biến động của tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam; quá trình ra đời, phát triển của các tôn giáo lớn ở Việt Nam Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 và ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân, trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần chú ý để tiếp xúc, vận động có hiệu quả với đối tín đồ, chức sắc tôn giáo; Tôn giáo học nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo. Tôn giáo học nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và những chủ trương, biện pháp phòng, chống âm mưu lợi dụng tôn giáo. 1.2.2. Chức năng, phương pháp nghiên cứu tôn giáo Chức năng của Tôn giáo học Tương tự như Dân tộc học, Tôn giáo học có chức năng thế giới quan, cung cấp tri thức cơ bản, toàn diện, về tôn giáo; chức năng dự báo khoa học sự vận động, biến đổi của tôn giáo và chức năng cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học cho Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa hoạch định chính sách tôn giáo đúng đắn. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung nghiên cứu tôn giáo là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nghiên cứu hiện tượng tôn giáo phải quán triệt các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển; sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; khắc phục sai lầm chủ quan, phiến diện trong nghiên cứu. Nắm vững phương pháp luận mácxít mới có khả năng lựa chọn chính xác và sử dụng có hiệu quả phương pháp đặc thù, phương pháp hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu tôn giáo. Phương pháp cấu trúc - chức năng. Đây là phương pháp dựa trên lý thuyết về hệ thống - cấu trúc để nghiên cứu tôn giáo với tư cách là một chỉnh thể trọn vẹn của hệ thống nhiều yếu tố có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Trong nghiên cứu tôn giáo, cần xác định được các yếu tố cấu thành và lôgíc phát triển nội tại của tôn giáo, từ đó đánh giá đúng chức năng, vai trò của từng yếu tố và cả hệ thống trong việc duy trì, củng cố đức tin, hành vi tôn giáo; xác định mối liên hệ tất yếu giữa những người cùng đức tin; đánh giá ảnh hưởng của tôn giáo đến các lĩnh vực của đời sống xã hội... Phương pháp liên ngành. Nghiên cứu tôn giáo phải kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học, từ đó để đánh giá tôn giáo trên các phương diện và chỉ ra bản chất, nguồn gốc, cơ cấu tổ chức và sự ảnh hưởng của nó đối Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 với các lĩnh vực của đời sống cá nhân, xã hội một cách toàn diện, có độ chính xác cao, tránh được những sai lầm về nhận thức. Câu hỏi ôn tập 1. Đối tượng, nhiệm vụ của Dân tộc học? 2. Chức năng, phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học? 3. Đối tượng, nhiệm vụ của Tôn giáo học? Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Chương 2 CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới 2.1.1. Quá trình hình thành chủng tộc trên thế giới Theo quan niệm phổ biến trước đây, chủng tộc được coi là một tập hợp cá thể có những đặc điểm, hình thái tương đồng. Vào giữa thế kỷ XX trở đi, nhờ sự ra đời của tri thức khoa học mới, các nhà khoa học đã phân loại chủng tộc theo nguyên tắc loại hình gắn liền với khu vực địa lý. Từ đó người ta áp dụng phân loại chủng tộc theo đơn vị quần thể sinh học. Theo đó, chủng tộc là một quần thể, hay tập hợp quần thể người được phân biệt bởi những đặc điểm di truyền ổn định về hình thái - sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành liên quan đến một vùng, địa vực nhất định. Đây là sự phân chia người hiện đại ra thành những chủng loại, căn cứ vào đặc điểm nhân chủng. Mỗi chủng tộc có những đặc điểm cơ thể chung mang tính di truyền, do xuất phát từ một nguồn gốc chung và được phân bố trong một vùng lãnh thổ nhất định. Quá trình hình thành các chủng tộc trên thế giới. Quá trình hình thành các chủng tộc trên thế giới đồng thời cũng là quá trình hình thành người hiện đại. Do vậy, nghiên cứu sự hình thành chủng tộc phải nghiên cứu nguồn gốc của loài người và quá trình chuyển biến của nó. Nguồn gốc loài người là một vấn đề lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, và vẫn còn nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau và vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Từ các quan niệm khác nhau về nguồn gốc của loài người, sự hình thành các chủng tộc cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Thuyết một trung tâm cho rằng, chủng tộc là kết quả tiến hoá của một dòng người duy nhất, tuần tự từ Hômôhabilis tiến hóa lên Pitêcantrốp tiến hóa lên thành Nêanđéctan và tiến hóa thành Hômôsapiêng (4-5 vạn năm), đồng thời cũng phân hoá thành các chủng tộc ngày nay. Loài người hình thành ở một khu vực nhất định của địa cầu nơi có khí hậu ấm áp, thuận lợi cho cuộc sống hoang sơ của loài Hômôsapiêng. Đó là nơi giáp ranh của 3 châu lục: Châu Á, Châu Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Phi, Châu Âu, có thể cả Đông Nam Á, Bắc Đông Dương. Từ đó chia thành các chủng tộc: Chủng tộc da đen (Nêgrôít - ốtstralôít), chủng tộc da trắng (Ơropôít) và Chủng tộc da vàng (Môngôlôít). Thuyết đa trung tâm (tiêu biểu là các học giả phương Tây) cho rằng, chủng tộc do kết quả tiến hoá đồng thời và biệt lập của nhiều loại người tối cổ khác nhauc, tại các trung tâm độc lập khác nhau, trong thời điểm khác nhau. Cụ thể có 3 trung tâm tiến hoá như sau: - Inđônêxia và úc - ốtstralôít vào thời tối cổ, cách ngày nay khoảng 60 vạn năm. - Nam xi bia - Môngôlôít, vào thời tối cổ, cách ngày nay 10 vạn năm. - Đông Âu và trung cận đông - Ơropôít và Nêgrôít vào thời tân cổ, cách ngày nay khoảng 2 vạn năm. Từ đó, quan điểm này cho rằng các chủng tộc có nguồn gốc khác nhau, trình độ tiến hóa khác nhau, chỉ số sinh học khác nhau nên có tộc người thượng đẳng và hạ đẳng, chủng tộc văn minh, chủng tộc dã man… Thực chất đây là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, biện hộ cho sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản. Thuyết hai trung tâm khẳng định, do có sự gần gũi giữa Môngôlôít và ốtstralôít giữa Môngôlôít và Nêgrôít giữa Ơropôít và Nêgrôít mà các nhà khoa học cho rằng, từ thời kỳ đồ đá cũ (cách ngày nay 5- 2 vạn năm) đã có 2 trung tâm hình thành chủng tộc: Đông bắc Phi và Tây nam á (gốc Tây) chia thành Ơropôít và Nêgrôít và Đông Nam á (gốc Đông) chia thành Môngôlôít, ốtstralôít. Tuy 2 gốc khác nhau nhưng cả 2 đã đều ở giai đoạn Hômôsapiêng, sau đó dần dần thiên di khắp nơi, phân hoá thành các chủng tộc hiện nay. Thuyết này không mâu thuẫn với thuyết một trung tâm, và đang được nhiều người thừa nhận. Như vậy, đến nay vấn đề hình thành các chủng tộc trên thế giới vẫn là vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu. Song, bằng những thành tựu nghiên cứu khoa học hiện có, chúng ta có thể nhận thấy quá trình hình thành các chủng tộc trên thế giới gắn liền với quá trình tiến hoá của loài người. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin, loài người có nguồn gốc từ một loài vượn hình người xuất hiện cách đây trên 2 triệu năm. Con người bắt đầu tách khỏi giới động vật cách đây trên dưới 2 triệu năm. Trải qua một quá trình tiến hoá lâu dài, thông qua lao động, đến cách đây khoảng 5 vạn năm con người hiện đại được hình thành. Nhờ có lao động, và chính trong lao động là ngôn ngữ, con người tách ra khỏi trạng thái thú vật và sáng tạo ra chính bản thân con người. Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Theo kết quả nghiên cứu của khoa học ngày nay: quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua 4 giai đoạn: Vượn người đến Người tối cổ đến Người cổ và đến Người hiện đại. Chủng tộc hình thành gắn liền với sự ra đời của người hiện đại Hômôsapiens, cách ngày nay khoảng 5 đến 4 vạn năm. 2.1.2. Nguyên nhân hình thành các chủng tộc Có nhiều ý kiến về nguyên nhân hình thành chủng tộc, tựu trung có ba nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, do sự thích nghi với môi trường sống và điều kiện tự nhiên. Trong thời kỳ hình thành chủng tộc, đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên đặc điểm chủng tộc. Yếu tố này có ý nghĩa quyết định giai đoạn đầu khi con người còn đang phụ thuộc gần như hoàn toàn với tự nhiên. Trong quá trình hình thành người hiện đại, các quần thể người thiên di đến khắp địa cầu, do cách biệt địa lý, ảnh hưởng của khí hậu, theo qui luật chọn lọc tự nhiên các quần thể người thay đổi cấu tạo sinh học biến dị để thích nghi với môi trường và di truyền lại những đặc điểm đó mà tạo ra các đại chủng tộc và tiếp tục thích nghi ở các vùng nhỏ hơn tạo ra các tiểu chủng tộc. Chẳng hạn: quần thể người sống ở vùng xích đạo do chịu nắng nóng, trong đó có nhiều tia tử ngoại, để bảo vệ da, mạch máu con người phải tăng tố chất mêlanin, biểu hiện ở màu da đen, tóc xoăn.. .chống nóng mới thích nghi và tồn tại. Quần thể người ở vùng Sa mạc, trước tác động của bão cát, để bảo vệ mắt, mắt phải có 2 mí, có góc che hạch nước mắt, chống cát vào mắt. Quần thể người ở xứ lạnh: để chống rét, cần nhiều mỡ, béo, không nóng nên cần ít me lanin, do đó da trắng. Người Crômanhông có sọ đặc biệt dài vì ở xứ lạnh, ăn thịt ướp lạnh nên cần cơ hàm khoẻ làm chỗ bám cho các cơ khác; còn người Mônggôlóit ở châu Á chủ yếu ăn thức ăn thực vật mềm không cần có hàm khỏe nên xương hàm và cơ nhỏ đầu ngắn. Khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì điều kiện tự nhiên không còn là nguyên nhân hình thành đại chủng tộc nữa, “Từ khi loài người biết tuỳ khí hậu mà thay quần áo thì họ không phải đổi màu da nữa”. Thứ hai, do di truyền tự động hay phiêu dạt. Sản xuất phát triển con người thiên di đi các nơi, tách từ nhóm đầu nhưng sống biệt lập trong điều kiện mới cả về địa lý và xã hội, dẫn đến tình trạng nội hôn tạo nên những biến dị, di truyền để thích nghi với điều kiện mới, làm mất Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 dần các đặc điểm ban đầu, xuất hiện thêm các đặc điểm mới, dẫn đến ra đời các tiểu chủng tộc mới. Di truyền học cho biết, nếu hôn nhân trong nội bộ 50 đời, mỗi đời 25 năm, tức vào khoảng thời gian 1250 năm thì có thể làm biến đổi chủng tộc ban đầu. Một bộ phận thuộc chủng tộc Môngôlôít cách đây 15.000 năm thiên di qua eo biển Bê rinh, do biệt lập, nội hôn đã trở thành người da đỏ ở Mỹ là một ví dụ điển hình. Thứ ba, do sự hỗn chủng, hỗn huyết. Đây là một trong những nguyên nhân hình thành chủng tộc, đồng thời cũng là yếu tố để hợp nhất các chủng tộc. Hỗn chủng là quá trình trao đổi hôn nhân giữa các nhóm, các tập đoàn người, là sự lai giống giữa các quần thể dẫn đến sự hình thành các nhóm nhân chủng mới. Hỗn chủng, hỗn huyết diễn ra mạnh mẽ vào thời đá mới trở về sau, nhất là từ thế kỷ XV khi chủ nghĩa tư bản bành trướng xâm chiếm thuộc địa. Trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay việc cộng cư, hỗn chủng tăng lên đến một mức độ nào đó sẽ làm cho sự thống nhất trở lại nhân chủng của loài người trong tương lai. 2.2. Phân loại các chủng tộc trên thế giới, Đông Nam Á và ở Việt Nam 2.1. Phương pháp phân loại các chủng tộc trên thế giới Hiện nay, tùy theo góc độ nghiên cứu và lập trường giai cấp mà chủng tộc được phân loại theo các cách khác nhau. Phương pháp phân loại dựa vào đặc điểm hình dáng bề ngoài cơ thể. Theo cách này người ta căn cứ vào những đặc điểm bên ngoài cơ thể như: màu da, mắt, tóc, trắc diện mặt, mũi, hình dạng đầu, chiều cao, hình thái răng, lớp lông thứ 3, vân tay... để chia loài người ra các chủng tộc khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là chia loài người ra thành: chủng tộc da đen, chủng tộc da vàng, chủng tộc da trắng. Phương pháp phân loại dựa vào trình độ phát triển văn hoá, kinh tế -xã hội. Theo quan điểm này, người ta căn cứ và trình độ kinh tế xã hội để chia nhân loại thành chủng tộc da trắng thượng đẳng, chủng tộc da màu hạ đẳng. Mỗi chủng tộc có nguồn gốc, thân phận khác nhau. Năm 1904, Sátgiơ (Anh) chia nhân loại thành 3 chủng tộc: Nguyên hình: kém tiến hoá, văn hoá kém (người da đen, thổ dân úc, da đỏ châu Mĩ); Ưu hình: tiến hoá hoàn chỉnh về văn hoá và hình thể (người da trắng); Biến hình: là loại hình trung gian giữa hai đại chủng trên (người Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 da vàng châu Á). Thực chất đây là tư tưởng phân biệt chủng tộc, phản động, biện hộ cho sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản. Phương pháp phân loại dựa trên nguyên tắc loại hình và địa lý. Đây là phương pháp do các nhà khoa học xô-viết đề xướng những năm 50 của thế kỷ XX, theo cách này các nhà khoa học vừa căn cứ vào loại hình nhân chủng vừa căn cứ vào địa vực cư trú để chia nhân loại thành 3 đại chủng tộc: - Đại chủng xích đạo (úc, Phi): Ôtstralôít - Nêgrôít - Đại chủng Âu (Âu, Trung đông, Nam á) Ơrôpôít - Đại chủng á (Đông Bắc Á, Đông Nam Á, thổ dân châu Mĩ) Môngôlôít. Dưới các đại chủng tộc đó có 7 tiểu chủng tộc và 28 loại hình nhân chủng. Phương pháp phân loại chủng tộc theo quan điểm quần thể sinh học dựa trên sự tổng hợp những đặc điểm hình thái - sinh lý. Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay và được nhiều nhiều nhà khoa học thừa nhận hơn cả. Theo cách phân loại này người ta tổng hợp những đặc trưng cơ bản nhân chủng học và tìm hiểu sự hình thành các đặc trưng ấy trong những điều kiện và thời gian nhất định để phân loại chủng tộc. Theo đó, các nhà khoa học chia thế giới ra thành 4 đại chủng tộc: - Đại chủng tộc Môngôlôít (đại chủng Á - Mỹ) - Đại chủng tộc Ôtstralôít (đại chủng Úc) - Đại chủng tộc Ơrôpôít (đại chủng ấn - Âu) - Đại chủng tộc Nêgrôít (đại chủng tộc Phi) 2.2.2. Sự phân bố và đặc điểm các đại chủng tộc trên thế giới * Đại chủng tộc Môngôlôít Phân bố tập trung chủ yếu ở châu Á, châu Mỹ và một phần ở châu Đại dương. Đại chủng tộc này được chia thành 3 tiểu chủng tộc là: Bắc Môngôlôít, gồm 6 loại hình nhân chủng; Nam Môngôlôít, gồm 2 loại hình nhân chủng và Americanoít, gồm 3 loại hình nhân chủng. Đặc điểm chủng tộc Môngôlôít: Da từ vàng, sáng đến tối sẫm hay màu đồng hun (người da đỏ); lớp lông phủ trên người ít; tóc đen thẳng, hơi cứng, mặt to bẹt (trừ người da đỏ); tầm vóc trung bình có chiều cao từ 1,61m – 1,64m; mũi trung bình; sống mũi vừa phải; môi dày trung bình; mắt có mi lót, mí trên rõ, đầu tròn hoặc ngắn, răng cửa hình xẻng, mặt rộng, lưỡng quyền cao. * Đại chủng tộc Ôstralôít Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Địa bàn cư trú chủ yếu của Đại chủng này ở châu Đại Dương và một bộ phận rải rác trên các đảo Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, số lượng khoảng 25 triệu người. Đại chủng tộc này có 5 loại hình nhân chủng. Đại chủng tộc này có màu da đen hoặc nâu thẫm, mặt ngắn, tóc màu đen làn sóng, lỗ mũi rộng, cánh mũi to, sống mũi dày, bẹt, mắt màu nâu sẫm, lông phủ trên người phát triển, nhất là râu, tầm vóc trung bình và thấp, dầu dài, rất dài, môi dày, hàm trên hơi vâu. * Đại chủng tộc Ơrôpôít Đại chủng tộc này cư trú ban đầu chủ yếu ở lục địa Châu Âu, vùng Tiểu Á và Bắc Phi. Đến nay, có mặt khắp địa cầu. Hiện nay, đại chủng tộc này chiếm 30% dân số thế giới với gần 2 tỉ người. Đại chủng tộc có kết cấu thành 2 tiểu chủng tộc với 8 loại hình nhân chủng: Tiểu chủng tộc Bắc Ơrôpôít gồm 3 loại hình nhân chủng, tiểu chủng tộc Nam Ơrôpôít gồm 5 loại hình nhân chủng. Đặc điểm đại chủng này: lớp lông, râu thứ ba rất phát triển, nhất là râu, tóc màu sáng đến màu đen, thường uốn làn sóng và mềm; da sáng nhạt (riêng tiểu chủng Nam Âu da ngăm đen); mặt hẹp và dài; sống mũi cao, hẹp, gốc mũi cao; đầu tròn; tầm vóc cao hoặc trung bình; màu của mắt có hai loại: màu xanh (Bắc Âu) và màu hạt giẻ... * Đại chủng tộc Nêgrôít Địa bàn phân bố chủ yếu của đại chủng này ở vùng xích đạo Châu Phi, một bộ phận ở châu Mỹ. Đại chủng tộc này gồm 4 loại hình nhân chủng. Hiện nay, đại chủng này có khoảng 700 triệu người. Đặc điểm đại chủng này: da đen sẫm, lông phủ trên người ít; tóc đen, xoăn và xoăn tít; mặt ngắn, cánh mũi rộng, môi rộng, to và dày, miệng hơi vẩu; đầu dài, thân dài, tầm vóc cao, thấp không đều nhau (người Nêgrilơ chiều cao trung bình: 1,41m; người Ni lốt chiều cao trung bình 1,82m); mũi không cao, hốc mũi thấp; vân tay ít... 2.2.3. Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam á và Việt Nam * Quá trình hình thành nhân chủng ở Đông Nam á. Là một trong những cái nôi của loài người, cách đây 1-5 vạn năm (thời đại đồ đá cũ, giữa) Đông Nam á đã có người Ôtstralôít, Bắc Đông dương có tiểu chủng tộc Nam Môngôlôít. Sang sơ kỳ đồ đá mới (cách đây 6000 - 8000 năm), Đông Nam á đã cư trú nhiều loại hình nhân chủng ốtstralôít, Mê la điêng, Vêđôít Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 (đại chủng ốtstralôít - Úc), nhóm Anh đô nê diêng (đại chủng tộc Á). Cuối thời kì đồ đá, chuyển sang thời đại đồng thau: Anhđônêdiêng hỗn chủng với Môngôlôít thành loại hình nhân chủng Nam Á. Nam Á (với yếu tố Môngôlôít là nổi trội) phát triển mạnh, lan xuống nam, vừa đẩy lùi, vừa đồng hoá nhóm ốtstralôít và Anh đô nê diêng. Quá trình hình thành hai loại hình nhân chủng Anhđônêdiêng và Nam Á thực chất là quá trình Mônggôlôít hoá ngày càng sâu đậm cư dân bản địa Đông Nam Á, thậm chí quá trình đó ngày nay vẫn đang còn diễn ra. Trong hai loại hình Nam Á và Anhđônêdiêng thì loại hình Nam Á chiếm số lượng chủ yếu, tập trung ở Bắc Myanma, Calimatan, Giava, Thái Lan, Đông Dương, Singapo, Philippin….Loại hìn Anhđônêdiêng có số lượng ít hơn, chủ yếu là các tộc thiểu số như: Sêmăng, Sênoi, Vécđa ở eo biển Malắcca, Ê đê, Giarai, Bru - Vân kiều ở Việt Nam. Xét trên tổng thể, khu vực Đông Nam á, trong đó có Việt Nam là một khu vực thống nhất trong đa dạng cả về nhân chủng, ngôn ngữ và văn hoá. Chính đều đó tạo thành một bức tranh ASEAN phong phú về màu sắc và giàu bản sắc khu vực. Sự phân bố nhân chủng ở Việt Nam và nguồn gốc người Việt. Các tộc người ở Việt Nam đều thuộc đại chủng tộc Môngôlôít, tiểu chủng Nam Môngôlôít, với hai loại hình nhân chủng là Nam Á và Anhđônêdiêng, trong đó loại hình Nam Á là chủ yếu. Các dân tộc có dân số đông như: Việt, Mường, Tày, Thái, Mông, Dao, Khơ me, Chăm…đều thuộc loại hình Nam Á. Các dân tộc ở phía Bắc yếu tố Nam á trội hơn, càng về phía Nam yếu tố Nam á càng nhạt dần. Loại hình Nam Á: ở Việt Nam bao gồm 4 nhóm đó là: Các cư dân nói ngôn ngữ Việt - Mường, nhóm ngôn ngữ Môn khơ me ở Tây Bắc, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Các nhóm ngôn ngữ Nam á khác như: Pu péo, La chí, Cơ Lao, La Ha… Đặc điểm nhân chủng của cư dân Nam Á có hộp sọ tròn, thuộc loại đầu ngắn; chiều cao trung bình; màu da vàng, mắt đen; gò má hơi cao; môi vừa hoặc mỏng; có mí mắt hoặc mí mắt biểu hiện không rõ. Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11 Loại hình Anhđônêdiêng ở Việt Nam bao gồm các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn khơ me Bắc Trương Sơn, tiêu biểu nhất là các dân tộc Tây Nguyên như: Bru Vân kiều, Xu Đăng, Ba Na… Đặc điểm nhân chủng loại hình Anhđônêdiêng: tầm vóc nhỏ bé hơn loại hình Nam Á, hộp sọ hơi tròn và ngắn, cổ hơi ngắn và to; gò má thấp, hốc mũi rộng; da ngăm đen, tóc lượn sóng (có một số tộc người ở Tây Nguyên tóc xoăn nhiều hơn); bàn chân lớn, xương cánh tay to; không có mí mắt. Sự phân loại loại hình nhân chủng ở Việt Nam chỉ mang tính chất tương đối và có tính lịch sử nhất định của nó. Hiện nay, ở Việt Nam loại hình nhân chủng đã có sự biến dạng do quá trình hỗn chủng, xu hướng Nam Á hoá diễn ra một cách mạnh mẽ. Nguồn gốc của người Việt được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay, quá trình hình thành nhân chủng ở Việt Nam được các nhà khoa học thống nhất và có thể hình dung theo 3 giai đoạn: Thời đá giữa (cách đây 10.000 năm): có một dòng người Môngôlôít từ vùng Tây Tạng thiên di về phía đông nam, tới Đông Dương thì dừng lại và cộng cư hỗn huyết với người ốtstralôít (bản địa) tạo nên tiểu chủng Anhđônêdiêng chủ nhân văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, và họ lan toả ra toàn bộ địa bàn Đông Nam á cổ đại (Phía Bắc: tới sông Dương tử, Tây tới bang Assam Ânđộ, Đông đến Philíp pin, Nam đến các đảo Inđônêxia). Vào cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng (cách đây 5.000 năm): tiếp tục đại chủng Môngôlôít từ phía Bắc đến cộng cư và hỗn huyết với người Anhđônêdiêng (bản địa) dẫn đến hình thành chủng mới Nam Á với nét Môngôlôít nổi trội, nên nó được xếp vào Môngôlôít phương Nam (trong đó có Môn khơ met, Tổ tiên Tày Thái) Vào thời kì tiếp theo sau đó, tiểu chủng Nam á được chia tách thành nhiều nhóm nhân chủng: bách Việt, Điền Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt đã tạo nên nhóm dân cư lớn như: Môn khơ me; Việt Mường, Tày Thái, Mèo Dao... Quá trình chia tách tiếp tục diễn ra tạo nên các tộc người như hiện nay. Trong đó Người Việt (Kinh) tách ra từ khối tiền Việt - Mường chung, vào Đại tá, TS. Lê Đại nghĩa (Chủ biên) Chương 1, 7, 8, 9, 10, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan