Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Giáo trình thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủ...

Tài liệu Giáo trình thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ trung cấp)

.PDF
34
1
54

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THUỐC, HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ DƯỠNG CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định Số:…/QĐ….ngày…tháng…năm……của………………. Bạc Liêu, năm 2020 MỤC LỤC Trang Chương 1. Sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ……….. … 6 1. Trộn kháng sinh Oxytetracyline vào thức ăn để trị bệnh vi khuẩn cho tôm (cá)…………………………………………………………………............... 7 2. Trộn kháng sinh Erythrocin (Erythromycine) vào thức ăn để trị bệnh vi khuẩn cho tôm (cá) …………………………………………………………. 7 3. Trộn kháng sinh Rifamyxin vào thức ăn để trị bệnh vi khuẩn cho tôm (cá)…………………………………………………………………………… 8 4. Trộn kháng sinhTetracylinvào thức ăn để trị bệnh vi khuẩn cho tôm (cá)…………………………………………………………………… ……... 9 Chương 2: Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ……………………. 13 1. Sử dụng vôi trong nuôi tôm (cá)…………………………………………... 16 2. Sử dụng chlorine trong nuôi tôm (cá)…………………………………….. 18 3. Sử dụng formol trong nuôi tôm (cá)………………………………………. 18 4. Sử dụng iodine trong nuôi trồng thủy sản………………………………… 24 5. Sử dụng Sulphat đồng CuSO4.5H2O trong nuôi trồng thủy sản………… 27 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….. 34 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3 LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng môn học “thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, tính chất, các dạng thuốc, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và cách sử dụng các loại thuốc hóa chất đang được lưu hành ở nước ta hiện nay. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Trong môn học này gồm có 2 chương như sau: Chương 1: sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Chương 2: sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản 4 Tên môn học: THUỐC, HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ DƯỠNG CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã môn học: MH10 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản là môn học bắt buộc, được dạy sau khi học các môn kỹ thuật cơ sở trung cấp nuôi trồng thủy sản. - Tính chất: Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và dưỡng chất trong nuôi trồng thủy sản là môn học nghiên cứu về một số thuốc, hóa chất, dưỡng chất cơ bản được dùng và ứng dụng trong phòng, chẩn đoán và trị bệnh cho ĐVTS nuôi. II. Mục tiêu của môn học - Kiến thức: Mô tả được cách sử dụng các loại thuốc thường dùng phòng, trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. - Kỹ năng: Thực hiện được biện pháp sử dụng thuốc để phòng bệnh tổng hợp, chẩn đoán và trị bệnh cho ĐVTS an toàn và hiệu quả. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Năng lực tự chủ: Người học tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật, dùng thuốc, cẩn thận, chính xác + Năng lực trách nhiệm: Phản đối sử dụng thuốc, hóa chất hạn chế dùng trong NTTS III. Nội dung môn học: 5 Chương 1: SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã chương: 01 Giới thiệu: Chương này giới thiệu sơ lược về thuốc kháng sinh. Các đường đưa thuốc vào cơ thể thủy sản; Các cách tác dụng của thuốc và dược động học của thuốc. Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng: - Nêu được nguồn gốc của thuốc. - Nêu được cách phân biệt thuốc kháng sinh - Trình bày được các đường đưa thuốc vào đối tượng nuôi thủy sản - Phân tích và lựa chọn được các đường đưa thuốc vào cơ thể động vật thủy sản. 1.1. Nhóm thuốc kháng sinh trị bệnh vi khuẩn 1.1.1. Giới thiệu về kháng sinh Kháng sinh là chất hữu cơ do sinh vật (động vật, thực vật, nấm, vi khuẩn) tiết ra hoặc do con người tổng hợp nên có khả năng ức chế, kìm hãm, tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ thấp. Kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả nếu sử dụng theo đúng các phương pháp sau: đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng lúc. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh không đúng thì sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của vật nuôi và môi trường sinh thái. 1.1.2. Cơ chế tác động của kháng sinh - Các thuốc ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn (ức chế sự tổng hợp peptidoglycan). Ức chế các men, các enzym, các giai đoạn trong các giai đoạn tổng hợp - Các thuốc ức chế sự tổng hợp của protein cần cho vi khuẩn - Ức chế giai đoạn đầu, có thể ở giai đoạn tạo chuỗi hoặc ở cả 2 giai đoạn - Các thuốc ức chế sự tổng hợp hay chức năng của các axit nucleic 6 Gây đứt đoạn các phân tử ADN, các men, enzym, hay ức chế các giai đoạn sao chép phân tử ADN. Thuốc ức chế chức năng của màng tế bào vi khuẩn Làm tăng tính thấm của một số ion, mất đi tính chọn lọc của màng tế bào. 1.1.3. Phương pháp sử dụng kháng sinh trên ĐVTS. - Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh nhiễm khuẩn - Không nên dùng để phòng bệnh, chỉ sử dụng để điều trị khi bệnh đã bùng phát. - Không nên dùng kháng sinh của người để trị bệnh trên động vật thuỷ sản. - Dùng phải đúng nồng độ và đúng thời gian do nhà sản xuất qui định. - Chú ý đến khoảng thời gian cách ly hợp lý trước khi thu hoạch. - Khi dùng kháng sinh cần phải chú ý đến tính chất của thuốc để có cách dùng thuốc thích hợp. - Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng theo qui định của Bộ thuỷ sản. 1.1.4. Kháng sinh thường dùng trong NTTS Erythrocin (Erythromycin) Tính chất: Có màu trắng tro, tính kiềm, khó tan trong nước. Mất tác dụng nếu môi trường pH <4 ngược lại trong môi trường kiềm tính có tác dụng cao tính diệt khuẩn cũng tăng. Bị mất hoạt tính kháng sinh trong môi trường dịch vị do công thức bị vòng hoá, các muối và este của kháng sinh này không bị mất hoạt tính trong dạ dày. Chuyển hoá ở gan và bài tiết theo mật. Tác dụng: Là kháng sinh phổ rộng, ngăn cản sự tổng hợp của protein trong tế bào vi khuẩn, tác dụng mạnh với nhóm vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm. Không gây hại cho các nhóm vi khuẩn có lợi trong ruột. Oxytetracyclin (Tetramycin) 7 Công dụng: Có phổ kháng khuẩn rộng, có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Trong môi trường kiềm hiệu lực của kháng sinh sẽ giảm. Có tác dụng với Cầu khuẩn, trực khuẩn gram (-) và gram (+), xoắn khuẩn. Kháng sinh này có thể được dùng cả trong môi trường nuôi nước lợ và nước ngọt. Rifamyxin Công dụng: Có tác dụng trên cầu khuẩn gram (-) và gram (+), trực khuẩn gram (-) và gram (+) Kháng sinh này mẫn cảm với Vibrio spp, Pseudomonas spp. Có thể thay thế cho các kháng sinh như: Chloramphenicol, Nitrofuran, Furazon. Sulphamid (Sulfonamides) Cơ chế: Có tác dụng phá hoại hệ thống men và ức chế, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Khi tổ chức của cơ thể bị vi khuẩn tấn công và có nhiều sản phẩm phân giải, mủ thì thuốc cũng mất tác dụng kháng khuẩn. Công dụng: Sulphathiazolum khi sử dụng cho cá tôm thấy triệu chứng của bệnh giảm thì tiếp tục duy trì 2-3 ngày để tránh hiện tượng tái phát. Nếu ngừng cung cấp thuốc quá sớm thì sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. N-300-Norfloxacin Tính chất và tác dụng: Được hấp thu nhanh qua thành ruột nên có tác dụng rất nhanh chóng. Có phổ diệt khuẩn rộng, tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (-). Cách dùng: Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Thuỷ sản nên không được sử dụng. Oxolinic acid Tính chất và tác dụng: Là kháng sinh nhân tạo, có tác dụng kiềm hãm nhóm vi khuẩn gram (-), có khả năng hấp thụ nhanh. Cách dùng: Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Thuỷ sản nên không được sử dụng 8 Gregacin Tính chất: Đây là loại thuốc được tổng hợp từ 2 loại kháng sinh Monancin và Nofloxacin. Có mùi hấp dẫn, hấp thu nhanh và có tính diệt khuẩn mạnh đặc biệt là nhóm vi khuẩn gram (-), ngoài ra còn có tác dụng với một số kí sinh trùng đường ruột. Cách dùng: Đây là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Thuỷ sản nên không được sử dụng Beta lactam Hai loại kháng sinh thuộc nhóm này được sử dụng nhiều nhất trong nuôi trồng thủy sản là Ampicillin và Amoxicillin được tổng hợp từ sự biến đổi của Penicillin G được sản xuất từ loại nấm có tên là Penicillium notatum. Hai loại kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng hơn Penicillin tự nhiên. Chúng dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ, ánh sáng, chất oxy hoá khử. Công dụng: Ampicillin: có tác dụng mạnh đối với các nhóm vi khuẩn gram dương. Thông thường kháng sinh này không sử dụng bằng phương pháp tắm vì hấp thu rất ít qua mang và làm ảnh hưởng đến hệ thống lọc sinh học. Amoxicillin: Không bị ảnh hưởng bởi các axit dịch vị và thức ăn trong ruột, hấp thụ nhanh, có tác dụng mạnh đối với nhóm vi khuẩn gram dương. Tetracylin Tính chất: Có dạng bột màu vàng, ít tan trong nước, dễ bị hư dưới tác dụng của ánh sáng, bền trong ống tiêu hoá nên thích hợp sử dụng qua đường tiêu hoá. Không chuyển hoá trong cơ thể, bài tiết qua thận, ít gây xáo trộn trong hệ thống ống tiêu hoá. Có 2 loại: Tetracylin và Doxycylin (tetracylin thế hệ II) Công dụng: Dùng để diệt các tác nhân gây bệnh đường ruột. Aminosid Tiêu biểu là Streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin. 9 Tính chất: không mất hoạt tính khi tan trong nước, dung dịch Streptomicin có thể bảo quản một tuần ở nhiệt độ thường. Không hấp thụ qua đường tiêu hoá, bài tiết qua thận Công dụng: Dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nó có thể diệt hết các vi khuẩn có lợi trong ruột. 1.2. Cách sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn điều trị bệnh cho tôm, cá Trong hoạt động nuôi cá, việc trộn kháng sinh vào thức ăn công nghiệp nuôi thủy sản trong phòng trị bệnh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều khó khăn đối với người nuôi thủy sản là việc chọn kháng sinh sử dụng không phù hợp, việc trộn kháng sinh vào thức ăn tôm, cá chưa đúng phương pháp dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp. Do đó, người nuôi thủy sản cần lưu ý cách chọn kháng sinh cũng như phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn tôm, cá để mang lại hiệu quả sử dụng kháng sinh cao nhất. Trước hết cần chú ý chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, còn các kháng sinh không hấp thụ chỉ dùng kết hợp với những loại kháng sinh có khả năng hấp thụ mà không dùng đơn lẻ, đồng thời cần xem xét tính tan của từng loại kháng sinh và xác định kháng sinh trộn vào thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế. Khi sử dụng thuốc ta cần tiến hành theo các bước sau: Lượng thuốc điều trị cần tính theo trọng lượng thực tế đàn cá. Nhưng khi cá đã bệnh, khả năng bắt mồi giảm nên chọn liều thấp và tăng dần khi tôm cá có tác dụng với thuốc. Từ trọng lượng cá tôm thực tế, tính ra lượng thuốc cần sử dụng nhưng chú ý là chỉ trộn lượng thuốc này với lượng thức ăn khoảng 30% lượng thức ăn hàng ngày (tuỳ vào giai đoạn thủy sản nuôi lớn hay nhỏ) để đảm bảo được lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc. Nguyên nhân là do cá tôm bệnh ăn yếu, ăn không hết thức ăn sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ diệt khuẩn hoặc trộn với quá ít thức ăn, dẫn đến tình trạng cá tôm yếu không cạnh tranh được thức ăn nên không đủ liều lượng kháng 10 sinh cần thiết để điều trị bệnh. Tốt nhất là nên trộn thuốc với 30% lượng thức ăn so với ngày thủy sản nuôi chưa bệnh. Không nên sử dụng cùng lúc nhiều hơn 01 loại kháng sinh nếu không có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, bởi nhiều loại kháng sinh nếu dùng chung không những không tăng hiệu lực kháng khuẩn mà ngược lại còn làm giảm hiệu lực kháng khuẩn. Không nên sử dụng nước ao nuôi để pha kháng sinh trộn vào thức ăn trị bệnh cho tôm, cá mà nên dùng nước sạch. Nguyên nhân là nếu nước ao có nhiều tảo có thể làm giảm độ tiêu hóa đối với tôm, cá nhỏ, còn nhiều nước ao có nhiều chất hữu cơ có thể làm kết tủa một phần kháng sinh, làm giảm nồng độ thuốc dẫn đến hiệu quả sử dụng kháng sinh thấp. Kháng sinh phải được hoà tan vào nước theo tỉ lệ 03 lít nước tưới đều 20kg thức ăn viên. Cách tính lượng nước cần pha kháng sinh là: (Tổng lượng thức ăn dự kiến trộn kháng sinh/20kg) x 3). Ví dụ: Sau khi tính toán lượng kháng sinh và lượng thức ăn cần trộn là 300g thuốc và 100kg thức ăn, thì người nuôi cần tính lượng nước cần thiết để hoà tan 300g kháng sinh để tưới vào 100kg thức ăn là (100/20) x 3)= 15 lít nước. Để kháng sinh trộn đều vào thức ăn cần dùng thùng có vòi sen tưới nước hòa kháng sinh vào thức ăn cá theo tỷ lệ 3 lít nước kháng sinh tưới cho 20 kg thức ăn viên. Thức ăn sau khi tưới nước kháng sinh xong cần để nơi thoáng mát khoảng ½ giờ để kháng sinh ngấm sâu vào thức ăn mới rải cho tôm, cá ăn nhằm giảm khả năng kháng sinh bị hòa vào nước. Đối với một số loại kháng sinh có tính tan không hoàn toàn (ví dụ như Florphenicol dạng bột) trong quá trình tưới vào thức ăn cần quậy đảo liên tục, tránh tình trạng kháng sinh bị lắng xuống thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng. Đối với thức ăn tự chế, sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, bà con nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hộp tự chế. Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì mới dùng số cám và thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỉ lệ của thức ăn tự chế. Tuỳ theo loại kháng sinh mà ta có thể hỗ trợ thêm Vitamin C và men tiêu hoá để tăng cường kháng thể cho tôm, cá. 11 Lưu ý, kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh cá phải không nằm trong danh mục kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản; đồng thời phải nằm trong danh mục thuốc thú y thủy sản được pháp lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Trước khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cá cần đem mẫu cá bệnh đến phòng xét nghiệm bệnh thủy sản để làm kháng sinh đồ. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Thuốc kháng sinh là gì? Kể tên một số loại thuốc kháng sinh tại địa phương thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Câu 2: Trong 4 loại thuốc sau, những thuốc nào là kháng sinh ? Nêu các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong NTTS tại địa phương. Câu 3: Nêu một số trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách trong NTTS. Câu 4: Nêu nguyên tắc phối hợp thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Câu 5: Nêu nguyên nhân xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn? 12 Chương 2: SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã chương: 02 Giới thiệu Chương này giới thiệu các nguyên tắc sử dụng hóa chất; Hoạt tính dược lực và chỉ định của một số loại hóa chất chủ yếu thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng: - Trình bày được nguyên tắc sử dụng hóa chất. - Nêu được hoạt tính dược lực của từng loại hóa chất - Trình bày được chỉ định của từng loại hóa chất - Phân loại được các nhóm hóa chất khác nhau. 2.1. Ý nghĩa của việc ao nuôi sử dụng hóa chất - Nên hạ thấp mức nước trước khi đều trị. Điều này giúp làm giảm số lượng thuốc, hóa chất cần dùng và có thể dễ dàng cung cấp thêm nước để làm giảm nồng độ thuốc khi cần thiết. - Cần lưu ý đến khả năng xảy ra những phản ứng có hại, trong trường hợp này cần phải chuẩn bị để ngừng ngay lập tức việc điều trị. Đối với thủy sản nuôi trong ao, cần phải tiến hành cấp nước mới hoặc thay nước ngay lập tức, bật hệ thống quạt nước (nếu có), chú ý việc cấp nước hoặc thay nước cần diễn ra nhanh chóng. Đối với thủy sản nuôi trong bể cần loại bỏ hết các hóa chất sử dụng trong quá trình điều trị bằng cách thay toàn bộ nước và sục khí liên tục. - Cần phải chú ý đến dòng chảy trong hệ thống, đặc biệt là trong các hệ thống tuần hoàn hoặc các các bể chứa nguồn nước cấp, vì việc điều trị ở bể này có thể gây ảnh hưởng đến bể khác trong cùng hệ thống. - Nên sử dụng thuốc, hóa chất vào những thời điểm tôm, cá ít bị sốc nhất trong ngày, thông thường là vào buổi sáng, khi nhiệt độ thấp, tuy nhiên cần lưu ý về hàm lượng oxy thấp lúc sáng sớm. Thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng từ 7 8 giờ. 13 - Phải luôn quan sát cá, tôm trong suốt quá trình trị liệu để có thể xử lý nhanh khi cần thiết. Khi có biểu hiện như bơi lội mạnh bất thường, nổi đầu, lờ đờ, lật ngửa bụng cần phải có biện pháp can thiệp ngay để tránh tổn thất. - Hóa chất dùng xử lý môi trường có rất nhiều loại, vì thế cần phải hiểu hoạt tính của từng loại và dùng đúng theo hướng dẫn để có hiệu quả cao. - Khi dùng hóa chất để xử lý nước cần phải biết thời gian chúng hết tác dụng để đảm bảo khi đưa vào ao nuôi không ảnh hưởng đến tôm, cá. - Dùng hóa chất để xử lý nước cho ao đang nuôi tôm, cá cần phải lưu ý việc hóa chất sẽ làm chết tảo và các vi sinh vật có lợi trong ao. Thông thường sau khi dùng hóa chất thì môi trường nước có thể thay đổi như tảo chết làm nước ao trong, giảm quang hợp để cung cấp oxy cho ao, nền đáy ao sẽ dơ hơn do tảo chết lắng xuống đáy ao. - Sau khi dùng hóa chất nên cải thiện môi trường ao nuôi, cần cấp thêm nước mới hoặc thay nước, có thể sử dụng môt số chế phẩm sinh học để bổ sung nguồn lợi khuẩn, nhằm làm ổn định môi trường. - Dùng thuốc, hóa chất xử lý môi trường cần phải dùng đúng liều và dùng một lần, tránh dùng liều thấp và dùng nhiều lần liên tiếp nhau, vì như vậy màu nước ao sẽ mất và khó gây màu trở lại. 2.2. Các chất cải tạo môi trường 2.2.1. Ethylene Diamine Tetra acetic Acid (EDTA) Công dụng: Có tác dụng kết hợp với các ion kim loại nặng có trong nước để trở thành những phức hợp bền vững làm mất tính độc của các kim loại này. Dùng để xử lý nước trong việc ương ấu trùng tôm, đặc biệt là nước ngầm có rất nhiều kim loại nặng. 2.2.2. CaCO3 Tác dụng: Tăng tác dụng của hệ đệm Cacbonate và Bicacbonate trong môi trường ao nuôi, ổn định pH, tạo điều kiện cho hệ tảo phát triển thuận lợi, làm tơi xốp đất của đáy ao, giảm các chất lơ lửng trong ao nuôi. 14 Cách dùng: Trong môi trường nuôi thâm canh nên bón khoảng 100300kg/ha tuỳ theo tính chất của đất và môi trường nước của ao nuôi. Nuôi tôm trong môi trường nước có độ mặn và độ kiềm thấp cần phải tăng lượng vôi và số lần sử dụng trong chu kỳ. 2.2.3. CaMg(CO3)2 Dolomite hay còn được gọi là vôi đen, D-100 Tính chất: Chứa 60-70% CaCO3 và 30-40% MgCO3. Công dụng: Cải thiện môi trường ao nuôi được tốt hơn, tăng cường hệ đệm, ổn định pH, cải thiện độ cứng, tạo sự phát triển ổn định của sinh vật phù du, làm tơi xốp đáy ao, tạo điều kiện kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Cách dùng: Chỉ nên dùng trong ao nuôi tôm thâm canh, dùng khoảng 100300kg/ha/lần định kỳ 2-4lần/tháng. Lượng dùng và số lần dùng trong tháng còn tuỳ thuộc vào độ cứng, độ kiềm, pH của môi trường ao nuôi. 2.2.4. Na2S2O3. 5 H2O Tên khác: Hypo, Toxin, Thio-Fresh.... Công dụng: Dùng để trung hoà dư lượng các loại hoá chất (thuốc tím, chlorine). Đồng thời còn có tác dụng hấp thụ các khí độc NH3, H2S, các độc tố của tảo, kim loại nặng trong ao nuôi tôm. 2.2.5. Zeolite (Al2(SiO2)3 Tính chất: Là loại khoáng tự nhiên aluminosillicate, dạng khoáng của muôi silicate chứa nhôm. Có khả năng gắn kết với các ion dương. Nhiệt độ không có ảnh hưởng đến độ hấp thu ammonia nhưng độ cứng sẽ làm giảm 50% độ hấp thu của Zeolite. Công dụng: Hấp thu ammonia và các chất hữu cơ trong nước để cải tạo môi trường ao nuôi. Có thể dùng Zeolite trong quá trình vận chuyển tôm cá. 2.3. Nhóm thuốc trị bệnh ký sinh trùng 15 2.3.1. Vôi Có nhiều loại vôi được sử dụng trong NTTS như vôi nông nghiệp (CaCO3), vôi tôi (Ca(OH)2), vôi sống (CaO), vôi dolomite (MgCa(CO3)2). Công dụng của vôi là có tính diệt trùng, làm tăng và ổn định pH, tạo hệ đệm trong môi trường ao nuôi. Trong các loại vôi trên CaO là loại vôi có tính diệt trùng cao nhất. Loại vôi này có khả năng sát thương rất cao làm chết động vật và thực vật thuỷ sinh trong môi trường nước bao gồm cả địch hại và các tác nhân gây bệnh cho tôm cá. Thường dùng vôi nung để tẩy ao, cải tạo đất, sát trùng các dụng cụ như lồng bè, tiêu diệt địch hại, phòng bệnh do vi sinh vật trên tôm cá. Liều lượng sử dụng không giống nhau cho từng ao mà nó còn tuỳ thuộc vào pH ở đáy ao và nước ao. Không nên sử dụng vôi với Chlorine để khử trùng ao nuôi vì nó sẽ làm giảm tính khử tác dụng của chlorine. 2.3.2. Sulphat đồng CuSO4.5H2O Có tính oxy hoá rất mạnh, dễ tan trong nước ngọt, có tính acid yếu. CuSO4 có tác dụng ức chế và tiêu diệt mạnh đối với các tác nhân gây bệnh như nhóm động vật đơn bào, giáp xác kí sinh trên cá. Ao có nhiều chất hữu cơ, pH cao, môi trường nước cứng, lợ mặn thì độc lực của CuSO4 sẽ giảm. Nhiệt độ càng cao thì tính độc của CuSO4 càng cao, có tính diệt trùng cao, mức độ gây độc đối với vật nuôi càng lớn. Có thể sử dụng bằng phương pháp tắm, phun, treo túi thuốc. Dùng CuSO4 có thể gây ra một số phản ứng phụ trên cá như làm nở hoặc gây hoại tử trên ống thận, phá hoại các cơ quan tạo máu, làm cho gan tích luỹ mỡ làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn , sinh trưởng và phát triển chậm. 16 2.3.4. Clorua đồng CuCl2 Clorua đồng CuCl2 là chất bột màu xanh, không mùi, tan trong nước. Dùng để diệt các kí chủ trung gian như ốc là kí chủ trung gian của một số loài sán lá sống kí sinh trên cá, đĩa cá. Đây là chất cũng có khả năng gây độc rất lớn đối với động vật thuỷ sản. 2.3.5. Thuốc tím KMnO4 Có dạng tinh thể nhỏ, màu tím không có mùi vị, dễ tan trong nước ngọt lẫn mặn, có tính oxy hoá rất mạnh nên có khả năng diệt trùng tốt, phổ diệt trùng rộng, có thể tiêu diệt được vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và diệt cả virus trong môi trường. Do có tính oxy hoá cao cho nên thuốc tím có khả năng tham gia oxy hoá các vật chất hữu cơ, các chất độc hữu cơ, có tác dụng khử độc. Vì vậy khi dùng thuốc tím để diệt các tác nhân gây bệnh trong ao nuôi cần phải chú ý đến các chất hữu cơ hiện diện trong ao vì chất hữu cơ càng cao thì tác dụng diệt trùng của thuốc tím càng giảm. Thuốc tím cũng có thể bị giảm khả năng diệt trùng dưới tác dụng của ánh sáng. Đồng thời thuốc tím cũng có khả năng gây độc cho cơ thể vật nuôi, ở nồng độ thấp kìm hãm sự phát triển, ở nồng độ cao kích thích và ăn mòn các tổ chức cơ thể kí chủ. 2.3.6. H2O2 Công dụng: Có tính oxy hoá rất cao nên khả năng diệt trùng cao, khử mùi hôi, các tế bào chết. Có thể diệt được một số động vật đơn bào, sán lá sống kí sinh trên tôm cá. H2O2 có thể dùng để trị nấm. Có khả năng oxy hoá các chất mùn bã hữu cơ trong môi trường ao nuôi và xử lý nước. 17 Dùng oxy già để tăng hàm lượng oxy trong môi trường nước khi xảy ra hiện tượng thiếu oxy khẩn cấp. Muốn tăng 1mg oxy/lit thì dùng 4ml/m3 H2O2 nồng độ 50%. 2.3.7. Chlorine Các chất như: Calcium Hypochlorite Ca(OCl)2, Natri Hypochlorite NaOCl và CaO2Cl được gọi là Chlorine. Dạng bột màu trắng, có mùi khó chịu của clo, có tính oxy hoá rất mạnh nên có tính diệt trùng cao, phổ diệt khuẩn rất rộng. Trong nuôi trồng thuỷ sản thường dùng chlorine để sát trùng nước, ao bể và các loại dụng cụ là chất được sử dụng rộng rãi nhất trong NTTS. Chlorine có hiệu quả đối với các chất hữu cơ, làm giảm lượng hữu cơ trong nước. Chlorine phản ứng với hầu hết các chất: Fe2+, Mn2+, H2S và NH3. Dùng để xử lý đáy ao, bể ương, bể chứa hay thuần hoá tôm, các dụng cụ xử dụng trong ương tôm, xử lý nước. 2.3.8. Ozon (O3) Có tính oxy hoá cực mạnh nên có khả năng diệt được nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như: nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn, virus. Ngoài ra cũng có khả năng khử được các khí độc trong môi trường ao nuôi như: NH 3, H2S, CH4 và oxy hoá các chất hữu cơ làm tăng hàm lượng oxy trong nước. Ozon vừa có tác dụng diệt được các tác nhân gây bệnh, vừa có thể cải thiện được môi trường ao nuôi. 2.3.9. Formol – Formalin Tính chất: Đây là chất có tính khử rất mạnh, có tính diệt trùng cao với phổ rộng. Hiện nay Formol đang được sử dụng rộng rãi trong nghề NTTS và được sử dụng ở nhiều nước khác nhau để trị các bệnh kí sinh trùng ngoài da, dộng vật nguyên sinh và nấm. Ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn. 18 Cơ chế tác dụng: Thay thế phân tử hydro trong nhóm amin (NH2) của các tác nhân gây bệnh bằng nhóm CH2= của formol làm biến đổi aminoaxit của sinh vật gây bệnh và tiêu diệt nó. Formalin được sử dụng để tẩy trùng ao, bể ương tôm giống, phòng và trị bệnh kí sinh trùng đơn bào, vi sinh vật gây bệnh. Formol có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan hô hấp, thần kinh và da người sử dụng vì vậy cần chú ý khi tiếp xúc với hoá chất này. Độ độc của Formol đối với tôm cá tăng theo nhiệt độ. 2.3.10. Methylen Blue Tính chất: Màu xanh nước biển đậm, không có mùi vị, dễ tan trong nước và trong rượu. Có tính oxy hoá mạnh làm mất hoạt tính của các men trong tế bào vi sinh vật và tiêu diệt chúng. Methylen blue đã được sử dụng từ rất lâu trong nuôi trồng thuỷ sản để trị các bệnh kí sinh trùng. Ngoài ra còn được sử dụng để phục hồi các haemoglobin từ methaemoglobin trong trường hợp bị nhiễm độc bởi nitrite trong ao với liều lượng sử dụng là 1ppm. Không nên sử dụng trong hệ thống lọc sinh học và phải tái tạo lại hệ thống lọc sinh học sau khi sử dụng. Chất này còn có khả năng gây độc với nhóm cá không vảy. Cách sử dụng: Pha Methylen blue 1% và áp dụng phương pháp phun thuốc để trị nấm, vi khuẩn và kí sinh trùng với nồng độ 0,2-0,5ppm. 2.3.11. Benzalkonium Chloride BKC Tính chất: Dạng lỏng, có mùi clo, có tính oxy hoá mạnh, khả năng diệt trùng cao và tham gia oxy hoá các chất hữu cơ khác. Công dụng: Tẩy dọn ao nuôi, diệt các mầm bệnh, khử khí độc và ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi với nồng độ 0,4-0,6ppm. 2.4. Nhóm chế phẩm sinh học 19 Probiotic có thành phần chính là các chủng vi sinh vật có ích, bao gồm các chủng Bacillus, Lactobacillus, Pseudomonas, Vi khuẩn phân giải nitrite, nitrate, cellulose, men Saccharomyces, nấm Aspergillus oryzea, … Được dùng xử lý ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn (tùy theo thành phần của các chủng vi sinh vật hiện diện trong chế phẩm). Men vi sinh – các enzym:các loại enzym thường được sử dụng như: Protease, Lipase, Amylase, Cellulase, … các men giúp phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ chất đạm, béo, đường, xơ, … tạo thành thức ăn cho các vi sinh vật có ích phát triển, hoặc giúp phân hủy chất thải trong ao nuôi tôm. 2.4.1. Giới thiệu về chế phẩm sinh học Là các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật , được tạo ra bằng con đường sinh học. Gồm có 3 dạng: Dạng 1: Là các chủng vi sinh vật có thể sử dụng và phân huỷ các chất hữu cơ và lắng tụ, các sản phẩm dư thừa trong hệ thống nước của các ao nuôi thuỷ sản: Bacillus spp, Nitrobacter spp, Nitrosomonas spp, Clostridium spp.... Dạng 2: Các loại enzym giúp cho các quá trình xúc tác phân huỷ các vi sinh vật. Dạng 3: Các chất dinh dưỡng sinh học có tác dụng kích thích sự sinh trưởng ban đầu của các hệ sinh vật có lợi 2.4.2. Công dụng của chế phẩm sinh học: - Phân huỷ các chất hữu cơ được tạo ra trong ao nuôi bởi các nguyên nhân khác nhau. - Hấp thụ các khí độc được sinh ra trong quá trình chuyến hoá các chất hữu cơ và quá trình trao đổi chất của vật nuôi. - Tạo nên sự phát triển của các vi sinh vật có lợi nhằm cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trên ĐVTS. - Có vai trò điều khiển sự phát triển ổn định của tảo, gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tảo đáy. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan