Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hk kinh doanh bảo hiểm phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể bên mua bả...

Tài liệu Hk kinh doanh bảo hiểm phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng trong bảo hiểm con ngườ

.DOC
17
234
69

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................2 NỘI DUNG...........................................................................................................3 I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ BẢO HIỂM..................................................3 1. Khái niệm và đặc điểm bảo hiểm...............................................................3 2. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh bảo hiểm...........................................4 3 . Chủ thể tham gia trong quan hệ bảo hiểm...............................................5 II. MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA CÁC CHỦ THỂ: BÊN MUA BẢO HIỂM, NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM VÀ NGƯỜI THỤ HƯỞNG...............7 III. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỤ HƯỞNG KHÔNG ĐƯỢC NHẬN TIỀN BẢO HIỂM VÀ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ.........................................12 IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................15 KẾT LUẬN.........................................................................................................16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................17 MỞ ĐẦU 1 Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là một nội dung cơ bản, quan trọng và không thể thiếu. Trong hợp đồng bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm chấp nhận đóng cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm chấp nhận các rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm gặp phải trong thời hạn còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, các bên hướng tới một quan hệ bảo hiểm sẽ hình thành giữa bên nhận bảo hiểm với bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp, bên mua bảo hiểm chính là người được bảo hiểm hay người thụ hưởng. Để tìm hiểm rõ vấn đề này em xin đi sâu vào: “Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng trong bảo hiểm con người. Phân tích một tình huống thực tế trong đó người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm”. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ BẢO HIỂM 1. Khái niệm và đặc điểm bảo hiểm Bảo hiểm được nhìn nhận theo phương diện là một quan hệ xã hội do các bên chủ thể thiết lập với nhau bằng một hợp đồng. Đó là mối quan hệ giữa một bên là người tham gia bảo hiểm với một bên là người nhận bảo hiểm, trong đó, người tham gia bảo hiểm phải đóng cho người nhận bảo hiểm một khoản tiền nhất định để được bên nhận bảo hiểm chi cho một khoản tiền đã thỏa thuận từ quan hệ đó khi có tai nạn, rủi ro cho người được bảo hiểm (có thể đồng thời là người tham gia bảo hiểm, có thể là người khác). heo phương diện này, bảo hiểm là sự đảm bảo về mặt vật chất (thông thường là một khoản tiền, nhưng cũng có thể là bằng một tài sản khác) đối với tai nạn, rủi ro xảy ra và gây ra tổn thất thực tế hoặc tổn thất ước tính. 2 Nội dung bảo hiểm được nghiên cứu theo phương diện thứ hai, vì vậy bảo hiểm bao gồm các yếu tố sau: Rủi ro và sự chuyển dịch rủi ro, sự chia nhỏ tổn thất, san sẻ tổn thất. Về rủi ro và sự chuyển dịch rủi ro. Rủi ro được coi là tiền đề của bảo hiểm, không có rủi ro không có bảo hiểm. Rủi ro là biến cố có đủ ba yếu tố: thứ nhất, hiểm họa (các sự cố gây ra tổn thất, chẳng hạn như hiểm họa chất nổ, hiểm họa đâm, va…); thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn; thứ ba, tổn thất bất thường (còn gọi là tổn thất ngẫu nhiên). Mục đích của người tham gia bảo hiểm hướng tới là việc được bên nhận bảo hiểm khắc phục cho mình các tổn thất tài chính khi gặp rủi ro. Nếu rủi ro đem đến tổn thất tài chính cho chính người tham gia bảo hiểm, thì bên nhận bảo hiểm phải bù đắp các tổn thất tài chính đó, tất nhiên chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được xác định theo hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luât. Nếu rủi ro đem đến tổn thất cho người khác (trong trường hợp đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự) thì bên nhận bảo hiểm phải bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại thay cho người tham gia bảo hiểm (theo mức bồi thường đã được xác định). Về sự chia nhỏ tổn thất, nguồn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm còn được hình thành từ việc tích tụ trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chủ yếu là qua qua thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm, không ai mong muốn cho rủi ro xảy ra để được hưởng bảo hiểm. Vì vậy, phí bảo hiểm mà họ đã đóng cho doanh nghiệp nhận bảo hiểm được coi là một khoản tài chính “đã mất”. Nhưng bù lại, họ được hưởng một sự an tâm là khi có tổn thất lớn xảy ra, họ sẽ được bồi thường và khôi phục tình trạng kinh tế. Đây được coi là việc doanh nghiệp bảo hiểm thay khách hàng tham gia bảo hiểm áp dụng việc chia đều tổn thất lớn thành các “tổn thất nhỏ”. Về san sẻ tổn thất, trên cơ sở chấp nhận các rủi ro xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm sẽ thuộc về mình, cơ quan bảo hiểm sẽ bằng nguồn tài chính 3 của mình để trang trải các tổn thất từ các rủi ro đã được bảo hiểm. Nguồn tài chính này, ban đầu được hình thành từ vốn điều lệ của công ty bảo hiểm trước khi thành lập. Trong thực tế, có rất nhiều công ty bảo hiểm trước không muốn một mình nhận bảo hiểm cho những rủi ro ở mức độ lớn (mức độ nghiêm trọng) nên họ thường kêu gọi mọi người mua cổ phần của công ty mình hoặc thực hiện việc nhượng tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác (chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác). Trong bối cảnh này, nguồn tài chính để trang trải các tổn thất từ rủi ro đã được bảo hiểm không chỉ của riêng công ty bảo hiểm, mà còn là của các cổ đông khác và các công ty bảo hiểm đã nhận tái bảo hiểm. Do đó, tổn thất mà người được bảo hiểm gặp phải đã được chuyển cho bên nhận bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm san sẻ cho tất cả những người đã góp vốn tạo nên nguồi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận tái bảo hiểm. 2. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh bảo hiểm Về khái niệm Kinh doanh bảo hiểm, tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định : “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro cho người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm đó là: Thứ nhất, sản phẩm kinh doanh là vô hình. Thứ hai, kinh doanh bảo hiểm có tính chất bấp bênh bởi lẽ tiền đề của bảo hiểm là rủi ro, khi kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhận lấy phần rủi ro về mình, vì vậy nó có tính chất bấp bênh. 4 Thứ ba, quá trình kinh doanh ngược với thong thường. Nếu như các hoạt động kinh doanh khác bỏ ra chi phí kinh doanh trước sau đó mới thu về doanh thu, lợi nhuận thì kinh doanh bảo hiểm lại phát sinh doanh thu trước đó là phí bảo hiểm , còn chi phí kinh doanh là tiền bảo hiểm, tiền bồi thườnglại phát sinh sau . 3 . Chủ thể tham gia trong quan hệ bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm với tư cách là một hợp đồng dân sự mà người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng (hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba), thì chủ thể hợp đồng không đồng nghĩa với chủ thể của quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.Vì vậy, chủ thể tham gia trong quan hệ bảo hiểm gồm hai nhóm: nhóm chủ thể của hợp đồng bảo hiểm và nhóm chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Nhóm chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm bao gồm : Bên bảo hiểm (còn gọi là bên nhận bảo hiểm hoặc bên bán bảo hiểm) là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro về phía mình. Bên bảo hiểm phải là các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm (còn gọi là bên mua bảo hiểm) là bên nộp cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền là phí bảo hiểm khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm là cá nhân, tổ chức bất kỳ, có đầy đủ năng lực chủ thể và có mối quan hệ nhất định đối với đối tượng được bảo hiểm. Nhóm chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm: là những người có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm là quan hệ giữa một bên có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường 5 thiệt hại với một bên được thụ hưởng khoản tiền hoặc được bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm bao gồm: Bên có nghĩa vụ là doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận phí bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm , hay nói một cách cụ thể thì bên có nghĩa vụ chính là bên nhận bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm hình thành quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Bên được bảo hiểm là bên được thụ hưởng hưởng một khoản tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thiệt hại hoặc được bên bảo hiểm đảm nhiệm thay một trách nhiệm dân sự khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên được bảo hiểm còn được xác định cụ thể hơn thông qua các thuật ngữ: người được bảo hiểm, người thụ hưởng và người được bồi thường. Trong đó: Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng (Khoản 7 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng con người. (Khoản 8 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm) Như vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm vô cùng đa dạng, phong phú, giữa các chủ thể này có nhưng mối quan hệ pháp lý nhất định. Đặc biệt là mối quan hệ pháp lý giữa : Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. II. MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA CÁC CHỦ THỂ: BÊN MUA BẢO HIỂM, NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM VÀ NGƯỜI THỤ HƯỞNG Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng là mối quan hệ thể hiện rõ nét đặc trưng của quan hệ bảo hiểm. Bởi lẽ, mối quan hệ giữa ba chủ thể này có sự giao thoa giữa nhóm chủ thể của hợp đồng bảo hiểm với nhóm chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo 6 hiểm, giữa các chủ thể trong cùng một nhóm. Có những trường hợp, cả ba chủ thể này chỉ là một cá nhân, tổ chức nhất định, cũng có trường hợp ba tư cách chủ thể này là ba thực thể tách bạch và cũng có trường hợp hai trong ba tư cách chủ thể này là cùng một cá nhân, tổ chức nhất định. Cụ thể: Người mua bảo hiểm – với tư cách là một trong các chủ thể của hợp đồng bảo hiểm dân sự có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các chủ thể khác thuộc nhóm chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm, cụ thể ở đây là người được bảo hiểm và người được thụ hưởng. Hay nói cách khác đây là mối quan hệ pháp lý giữa chủ thể của hợp đồng bảo hiểm với người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện các nghĩa vụ của các chủ thể hợp đồng bảo hiểm. Về cơ bản ba tư cách chủ thể này là cùng một “phía”, họ cùng bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng được bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm hướng tới khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa ba chủ thể này là hợp đồng bảo hiểm được ký kết hợp pháp, có hiệu lực giữa bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Với các điều khoản cụ thể quy định về người được bảo hiểm, người thụ hưởng hay qua các điều khoản hướng tới việc bảo hiểm đối tượng bảo hiểm qua đó xác định được người được bảo hiểm, người thụ hưởng. Xuất phát từ những mối quan hệ thân thiết giữa bên mua bảo hiểm với người được bảo hiểm, người thụ hưởng. Đó là những quan hệ cơ bản: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn phối, quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng,… (Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Mối quan hệ giữa các chủ thể này được thể hiện rõ nét qua những trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người mua bảo hiểm trong hợp đồng đó hướng tới việc bảo vệ cho chính mình thì bên được bảo hiểm trong quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm nghĩa vụ chính là người mua bảo hiểm. Trường hợp này thường xuất hiện trong các hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là con người như: bảo hiểm tuổi thọ, bảo hiểm tính mạng, bảo hiểm sức 7 khỏe và tai nạn con người cho chính mình. Trong đó, hợp đồng có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tuổi thọ con người thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ; còn những hợp đồng có đối tượng bảo hiểm là sức khỏe, tai nạn con người thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nếu cho đến khi hợp đồng đáo hạn mà không có rủi ro gì về tính mạng, sức khỏe đối với người được bảo hiểm – trường hợp này là chính bản thân người mua bảo hiểm – thì khoản tiền mà người mua bảo hiểm đóng cho bên nhận bảo hiểm có tính chất như một khoản tiền gửi tiết kiệm, vì khoản tiền này người mua sẽ được nhận cùng với một khoản bảo tức. Ví dụ như bảo hiểm sinh kỳ (nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho người được thụ hưởng nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến một thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) nếu một cá nhân A mua bảo hiểm để bảo hiểm sinh mạng của chính mình đến năm 60 tuổi, thì khi đến 60 tuổi A sẽ được nhận tiền bảo hiểm. Như vậy, đối với trường hợp này, người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng đều là một cá nhân A. Sở dĩ có trường hợp này là vì người mua bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm hướng tới đối tượng là tính mạng của chính mình, vì lợi ích của chính mình, khi đó ba tư cách chủ thể: người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng là một mà thôi. Trường hợp này khá phổ biến, trước hết con người luôn muốn đảm bảo tính mạng cho mình và tiết kiệm cho bản thân khi tham gia nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ với cả ba tư cách chủ thể trên. Thực chất, người thụ hưởng ở đây vẫn là người mua bảo hiểm do không xảy ra điều khoản dẫn đến có người thụ hưởng khác (người mua bảo hiểm là A vẫn còn sống đến khi 60 tuổi) nên người thụ hưởng ở đây vẫn là A. Trường hợp thứ hai, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia hướng tới việc bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người khác (như: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…) thì bên được bảo hiểm là người thứ ba được thụ hưởng 8 khoản tiền bảo hiểm. Hay nói cách khác là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm không đồng nhất với chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Người mua bảo hiểm hướng tới việc bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, khi đến thời hạn trả tiền bảo hiểm mà bên được bảo hiểm vẫn sống và đảm bảo điều kiện trả tiền theo hợp đồng thì người được bảo hiểm trong trường hợp này chính là người thụ hưởng. Đây là trường hợp mà người được bảo hiểm và người thụ hưởng là cùng một cá nhân, tổ chức, còn bên mua bảo hiểm là một cá nhân, tổ chức khác. Trong các hợp đồng bảo hiểm này, bên mua thực hiện các lợi ích vì người thứ ba – ngưởi được bảo hiểm đồng thời là người được thụ hưởng chứ không nhằm bảo hiểm cho tính mạng, sức khỏe hay tai nạn của chính mình. Thông thường, chỉ có những người có mối quan hệ huyết thống (cha mẹ - con, anh - chị - em…) hoặc mối quan hệ hôn nhân (vợ - chồng) hoặc quan hệ cấp dưỡng… hết sức gần gũi, thân thuộc thì họ mới hướng tới lợi ích của người khác. Đối với trường hợp này, bên mua bảo hiểm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm như đóng phí, khai bảo các thông tin cho bên nhận bảo hiểm để bên nhận bảo hiểm thực hiện các nghĩa vụ (chủ yếu là nghĩa vụ về tài chính) cho người được bảo hiểm – người thụ hưởng. Có thể thấy, trường hợp này thường có trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn mà người được bảo hiểm vẫn còn sống tới thời điểm trả tiền bảo hiểm và đáp ứng các yêu cầu khác được ghi trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc trong thỏa thuận của các bên tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ như: Bà B mua bảo hiểm sinh kỳ cho con và xác định trong hợp đồng người được bảo hiểm đồng thời là người thụ hưởng, thì khi con của bà B đến một độ tuổi nhất định sẽ được nhận tiền bảo hiểm. Ở trường hợp này, mối quan hệ giữa người được bảo hiểm, người thụ hưởng đã được bên mua bảo hiểm chỉ định sẵn trong khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, tức là đã được định trước. Hoặc trong nghiệp vụ bảo hiểm về sức khỏe, nếu C mua bảo hiểm sức khỏe cho chồng mình là D, thì khi D ốm đau do bệnh tật mà không thể 9 làm việc được và cần phải chữa bệnh thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm. Tiền bảo hiểm được xác định trong hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở các chi phí trong việc khám chữa bệnh và tiền trợ cấp khi anh D bị ốm đau dẫn đến tàn tật. Trường hợp thứ ba, trong các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm hướng tới bảo hiểm tính mạng cho chính mình, trong trường hợp chết, thì bên được bảo hiểm là những người thứ ba được thụ hưởng khoản tiền bảo hiểm. Có thể là người được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc là người thừa kế của bên mua bảo hiểm. Như vậy, ở trường hợp này, bên mua bảo hiểm hướng tới bảo hiểm tính mạng cho chính mình, nhưng đã có dự trù trước trường hợp mình chết nên đã chỉ định người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng chưa được nêu trong hợp đồng bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ được nhận tiền bảo hiểm là người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Bên mua ở đây cũng chính là người được bảo hiểm vì họ mua bảo hiểm để hướng tới bảo hiểm cho tính mạng của chính mình, tuy nhiên khác so với trường hợp thứ nhất, ở trường hợp này bên mua bảo hiểm chết. Có thể lấy ví dụ ở trường hợp bảo hiểm tử kỳ (còn gọi là bảo hiểm rủi ro chết trong một thời hạn nhất định) – là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm chết. Mà người bảo hiểm xét đến trong trường hợp này là một với bên mua bảo hiểm (mua bảo hiểm tử kỳ cho chính mình). Với trường hợp này, người mua bảo hiểm chỉ phải đóng một khoản tiền phí nhỏ (phí bảo hiểm trong một thời gian ngắn) nhưng có thể đảm bảo cho người thụ hưởng, cho gia đình một khoản tiền để giải quyết khó khăn trong trường hợp mình chết . Trường hợp thứ tư, trong hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm tham gia mua bảo hiểm hướng tới bảo hiểm cho tính mạng , sức khỏe cho người được bảo 10 hiểm, nhưng người được bảo hiểm đó chết thì người thu hưởng – nhận tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm là người thừa kế của người được bảo hiểm. Như vậy, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng ở đây là những cá nhân khác nhau, tuy nhiên họ có mối liên hệ nhất định dưới góc độ pháp lý và cả góc độ nhân thân, xã hội. Quan hệ giữa bên mua bảo hiểm với người được bảo hiểm dưới góc độ pháp lý là quan hệ được quy định trong hợp đồng, phát sinh khi hợp đồng có hiệu lực. Còn quan hệ giữa người được bảo hiểm và người thụ hưởng phổ biến là quan hệ nhân thân, quan hệ thừa kế theo pháp luật. Cùng một hợp đồng bảo hiểm nhưng mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng không hề đơn giản mặc dù họ có những mối quan hệ nhất định về mặt pháp lý. Tóm lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng trong quan hệ bảo hiểm có mối quan hệ pháp lý mật thiết với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ đó vô cùng phong phú, phức tạp, ở mỗi nhóm nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, mỗi loại nghiệp vụ khác nhau và mỗi trường hợp khác nhau mối quan hệ pháp lý đó lại được thể hiện với một khía cạnh khác. Giữa họ tồn tại mối quan hệ đặc thù đó là mối quan hệ giữa chủ thể hợp đồng bảo hiểm và chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. III. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỤ HƯỞNG KHÔNG ĐƯỢC NHẬN TIỀN BẢO HIỂM VÀ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ Như đã phân tích ở trên, người thụ hưởng là người được chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người, ngoài ra còn được nhận tiền bảo hiểm trong một số trường hợp luật định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người thụ hưởng cũng được nhận tiền bảo hiểm. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào quy định về các trường hợp người thụ hường không được nhận tiền bảo hiểm, mà chỉ giới hạn đối với đối tượng là “người mua bảo hiểm”- điều này chỉ có thể 11 đúng đối với loại hình bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn đối với bảo hiểm con người thì đối tượng là “người được bảo hiểm” hay “người thụ hưởng” chưa được điều luật này đề cập đến. Vì trong rất nhiều hợp đồng bảo hiểm con người như đã nêu ở trên thì người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng không trùng là một. Thực tiễn việc áp dụng điều khoản loại trừ trong trường hợp này theo Pháp luật về bảo hiểm các nước cũng như các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai tại Việt Nam và các thị trường khác thì doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm chỉ đối với “hành vi cố ý vi phạm pháp luật của người được bảo hiểm”. Như vậy, có thể hiểu các trưởng hợp người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm là các trường hợp người thụ hưởng không được nhận tiền khi rơi vào trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm: Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, khoản 1 Điều 39 - LKDBH quy định về các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm như sau: a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực; b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng; c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.” Theo điểm a khoản 1 Điều 39 với quy đinh là người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, mặc dù tự tử không phải là hành động nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm nhưng rất khó kiểm chứng liệu người được bảo hiểm chết do tự tử hay chết do cố ý trục lợi bảo hiểm. Nếu một người vì một lý do nào đó mà có ý định tự tử nên quyết định mua bảo hiểm nhân thọ để trục lợi bảo hiểm thì 02 năm là khoảng thời gian đủ dài để 12 người đó thay đổi quyết định không tự tử nữa.Trường hợp này xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích cho bên nhận bảo hiểm, bởi lẽ bên nhận bảo hiểm đã nhận rủi ro về phía mình, tuy nhiên rủi ro đó không thể được chấp nhận nếu như nó chưa đủ hai năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực vì như vậy sẽ gây ra tính trạng tổn thất lớn, có những chủ thể lợi dụng nó để trục lợi. Hơn nữa, điều này còn nhằm ngăn chặn các hành vi tự sát của người được bảo hiểm. Vẫn biết bảo hiểm con người luôn có những lợi ích nhất định cho người mua bảo hiểm cũng như người thụ hưởng, là một biện pháp hữu hiệu và chắc chắn trong việc khắc phục các tổn thất do rủi ro mang đến, bình ổn cuộc sống vật chất và đem đến một cảm giác yên tâm cho những người đã tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà đã có rất nhiều người lợi dụng việc mua bảo hiểm để trục lợi riêng. Tiêu biểu như vụ việc anh Nguyễn Văn A đã liều lĩnh dùng cưa điện cắt lìa tay của mình để tạo ra một vụ tai nạn xe hơi giả với mục đích “đòi” một khoản tiền lớn từ công ty bảo hiểm mà anh đã ký hợp đồng trước đó. Đáng lẽ anh A đã có thể nhận được số tiền bảo hiểm như ý đồ của mình. Tuy nhiên theo nhận định của đội ngũ bác sĩ thì đây không phải là một vụ tai nạn giao thông thật sự mà là do anh A cố tình tạo hiện trường giả vì vết cắt để lại trên tay anh A quá “ngọt” và sạch sẽ hoàn toàn không giống với một vụ tai nạn giao thông. Hơn nữa, tại bệnh viện các bác sĩ đã phát hiện ra thuốc gây tê trong máu và vết thương trên tay của anh A. Tiếp đó, công an tìm được chiếc cưa sắt được gần nơi anh A bị thương có vết máu được xác định là AND của anh A. Bằng đó thôi cũng đủ để lật tẩy âm mưu của anh A. Anh không những không nhận được tiền bảo hiểm mà ngược lại đã tự “hi sinh” cánh tay của mình một cách vô nghĩa. Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định trường hợp “người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng”. Với trường hợp này, pháp luật đã quy định nhằm hạn chế tình trạng các chủ thể khác (bên mua bảo 13 hiểm, người thụ hưởng) với mục đích trục lợi mà cố ý gây ra cái chết hoặc thương tật cho người được bảo hiểm. Điều này hướng tới bảo vệ tối đa đối tượng mà bảo hiểm hướng tới, đồng thời đảm bảo tính nhân đạo, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa những chủ thể nêu trên. Đây cũng là bài học nhớ đời cho anh A và là lời cảnh cáo với những người có ý định dùng bảo hiểm làm mục đích trục lợi cá nhân. Thứ ba, theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể từ chối trả tiền bảo hiểm trong trường hợp “người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình”. Điều này có nghĩa là nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra do người được bảo hiểm có hành vi cố ý vi phạm pháp luật (ngoại trừ trường hợp họ bị thi hành án tử hình) thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Xét trên phương diện lý luận về bảo hiểm nhân thọ và pháp luật cũng như thông lệ của các nước trên thế giới thì hoàn toàn phù hợp. Thứ tư, hiện nay trên thực tế ngoài các trường hợp quy định tại các điều luật nói trên các doanh nghiệp bảo hiểm đều mở rộng phạm vi loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bằng việc đưa vào điều khoản bảo hiểm mẫu các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường hay chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với sự kiện bảo hiểm xảy ra có nguyên nhân từ các sự kiện sau: chiến tranh (có tuyên bố hay không tuyên bố), các hành động thù địch hoặc mang tính chiến tranh, nội chiến, nổi loạn, bạo động hay bạo loạn dân sự; sóng thần, núi lửa, nhiễm phóng xạ, tham gia các cuộc đua, hoạt động thể thao chuyên nghiệp hoặc hoạt động dưới nước có sử dụng mặt nạ thở… Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo hiểm, người thụ hưởng, các nhà làm luật của Việt Nam nên nghiên cứu và pháp điển hóa các trường hợp này trong LKDBH theo đó quy định rõ các thảm họa hay sự kiện nào, với mức độ như thế nào có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng cần có quy định để ngăn ngừa trường hợp các 14 doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm một cách không hợp lý, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng (vì hợp đồng bảo hiểm là một loại hợp đồng gia nhập và khách hàng không có quyền thương thảo về bất cứ nội dung điều khoản nào của hợp đồng). IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Đề nghị thống nhất quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong Bảo hiểm nhân thọ tại một điều luật và quy định rõ doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm do một trong các nguyên nhân sau: - Hành vi phạm tội và/hoặc hành vi cố ý vi phạm pháp luật khác của Người được bảo hiểm; - Hành vi cố ý của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và hoặc/người thụ hưởng; - Hành vi tự tử của người được bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực dưới 24 tháng; - Do các hiện tượng thời tiết thay đổi đột ngột (sóng thần, động đất, núi lửa, lũ, lụt, bão), chiến tranh, nội chiến, nổi loạn và các hiện tượng khách quan khác có tính chất thảm họa. Ngoài các điểm cần hoàn thiện nêu trên, để điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm có thể áp dụng đúng đắn và xác thực trên thực tế thiết nghĩ cần phải có một cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức có thẩm quyền đưa ra định nghĩa cụ thể về từng trường hợp loại trừ cũng như đưa ra tuyên bố chính thức khi các trường hợp loại trừ nói trên xảy ra, việc doanh nghiệp bảo hiểm có được áp dụng điều khoản loại trừ hay không trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng. 15 KẾT LUẬN Vấn đề mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và các trường hợp người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm là một vấn đề khá mới, chưa được pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định rõ rang. Vì vậy cần hoàn thiện hơn nữa để có một khung pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như bảo vệ lợi ích cho các chủ thể của quan hệ bảo hiểm. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Phạm Văn Tuyết : Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam. NXB Tư Pháp. 2007 2. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 3. kilobook.com 4. Một số trang web khác 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan