Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hoa_nhap

.DOC
17
390
58

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY I.ĐẶT VẤN ĐỀ: * Giáo dục hòa nhập là gì? + "Khuynh hướng hòa nhập"( Mainstreaming - tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng tranh lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. + Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. + Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. * Cơ sở pháp lý của giáo dục hòa nhập: + Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ: biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015. + Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12. Luật được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2010: Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây: a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. + Ở Việt Nam, chế độ giáo dục đối với NKT được quy định tại chương IV từ Điều 27 đến Điều 31 Luật người khuyết tật năm 2010. Ngoài ra trong các pháp luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về giáo dục đối với NKT: Luật giáo dục (Điều 10, 26, 63, 82, 98); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 41, Điều 52); Luật thanh niên (Điều 27, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐ ngày 22/5/2006 về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành… - Tháng 11-2011, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 69 quy định mức trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật cho phép mỗi giáo viên dạy trẻ khuyết tật được nhận trợ cấp 200.000 đồng/trẻ, tối đa 2 trẻ/lớp. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. -Tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập. Có rất nhiều lợi ích của việc giáo dục hòa nhập – những lợi ích ảnh hưởng đến cả trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cũng như phụ huynhvà giáo viên của trẻ. Ở đây chúng ta sẽ bàn đến 2 lợi ích lớn nhất: Đó là lợi ích ảnh hưởng đến trẻ khuyết tật và trẻ bình thường trong lớp học chung với trẻ khuyết tật. 1. Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật: \ -Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt( trẻ khuyết tạt) tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời chúng được mong đợi và khuyến khích là những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những trẻ khác khuyến khích trẻ khuyết tật phán đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó chúng phát triển được ý thức cái tôi khỏe mạnh và tích cực. - Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ bình thường cùng tuổi. Việc hòa nhập trẻ khuyết tật giống như một thứ nhớt làm trơn quá trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng. - Một số khuyết tật không chẩn đoán được cũng được khám phá thông qua chương trình hòa nhập trước tuổi học. Có một số khuyết tật không nhận biết được một cách rõ ràng cho đến khi trẻ gia nhập trường học, và do vậy rất nhiều thời gian học tập bị đánh mất. Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi. Điều này làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyết tật nào đó trở nên dễ dàng hơn. Nhà trẻ có thể là cơ hội đầu tiên mà một só trẻ nhận được sự chăm sóc mà chúng cần. 2. Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường: - Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, thái độ của trẻ bình thường đối với trẻ khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi chúng có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Chúng học được rằng trẻ khuyết tật, cũng như chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, chúng có cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác nhau. - Chúng ta biết rằng, sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thườmg dân chủ và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống cho mình. - Đôi khi phụ huynh trẻ khuyết tật có thể lo lắng rằng con họ sẽ không được những trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của trẻ em là chúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được. Nếu là giáo viên, bạn cũng có thể nói với phụ huynh trẻ rằng bạn không cho phép bất cứ trẻ nào trêu chọc hay bắt nạt con của họ, và rằng bạn sẽ giải quyết ổn thỏa nếu những điều đó xảy ra. - Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây không phải là vấn đề chỉ xảy ra với trẻ khuyết tật. Đó không phải là lý do để né tránh lớp học, lại càng không phải lý do để lẩn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì trẻ khuyết tật cũng cần được tiếp cận với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: “Cuộc sống là một món quà phải được mở bởi chính đôi bàn tay của chúng.” II.THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY VÀ RÀO CẢN CỦA NÓ: 1. Các dạng tật của trẻ hòa nhập. - Tổ chức xã hội Dreams qua việc va chạm với thực tế sau thời gian tham gia công tác xã hội định hình ra 7 dạng khuyết tật như sau: 1.Khiếm thị:. là những người mắc vấn đề về thị lực, tình trạng thị lực khác nhau ở mỗi người, từ lòa đến mù. Cho nên khiếm thị không phải người đó bị mù hoàn toàn, vẫn có bạn nhìn thấy được. 2.Khiếm thính: là những người mắc vấn đề về thính giác, thường thì chứng này luôn đi kèm "câm - điếc". Người khiếm thính không phải là không nghe thấy âm thanh, xin nói rõ, họ vẫn nghe được âm thanh, nhưng âm thanh tiếng nói với cường độ nhỏ nên không thể nghe thấy. Họ vẫn nghe được tiếng đánh trống. Bằng chứng là các trường khiếm thính như Hy vọng I sử dụng tín hiệu trống như các trường phổ thông bình thường. 3..Khuyết tật vận động: là những người bị khuyết tật tay chân, khó khăn trong việc đi đứng, làm việc như người bình thường. 4.Khuyết tật ngôn ngữ: là những bạn bị mắc chứng nói ngọng, nói lắp. Cần sự giúp đỡ và rèn luyện nhiều, hiện tại đang có dự án phát triển kỹ năng sư phạm cho các giáo viên tiểu học để giúp đỡ cho các bạn này được tốt hơn trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ. Các vấn đề dị tật khác các bạn hoàn toàn bình thường như mọi người, trừ một số trường hợp mắc nhiều chứng 5.Đa tật: là những người ngoài bị khiếm thị còn mắc chứng chậm phát triển trí não hay là sự kết hợp của nhiều chứng khác nhau. Ở mái ấm khiếm thị Nhật Hồng đang nuôi dạy một số em mắc chứng đa tật dạng này. Các em sinh hoạt khó khăn và người phụ trách phải thực sự kiên nhẫn. 6.Thiểu năng hay còn gọi là chậm trí: các bạn mắc chứng này thường có cách cư xử trẻ con, hoặc không có khả năng điều tiết suy nghĩ và hành vi bản thân. Tùy theo từng trường hợp mà có biểu hiện khác nhau, như có em thường yên lặng, có em lại nghịch ngợm.... 7.Bệnh down, não nước,...: .các em như thế này thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, khả năng nhận biết sự vật bên ngoài gần như không có... cuộc sống của các em chỉ dần tiến từng ngày, có lúc giống như đời sống thực vật, chỉ khác là các em vẫn cử động và quờ quạng được... - Về chuyên ngành giáo dục, Luật Giáo dục cho Người Khuyết tật (IDEA) xếp Tự kỷ là một nhóm riêng trong 14 loại khuyết tật, và chương trình can thiệp cho tự kỷ do vậy cũng có những điều chỉnh riêng, phù hợp nhất cho tự kỷ. + 14 nhóm khuyết tật gồm: 1.Tự kỷ 2.Điếc 3.Mù - điếc 4. Chậm phát triển 5. Khiếm thính; 6. Chậm phát triển trí tuệ 7. Đa tật 8. Khiếm khuyết chỉnh hình; 9. Khiếm khuyết về sức khỏe 10. Rối loạn tình cảm nặng 11. Khuyết tật về nhận thức riêng biệt: 12. Khuyết tật ngôn ngữ: 13. Chấn thương não 14. Khiếm thị. 2. Tình hình trẻ hòa nhập tại các trường mầm non: 2.1. Thống kê số liệu trẻ hòa nhập tại các trường mầm non. - Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. - Thống kê từ Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó khuyết tật về trí tuệ chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,36%. Riêng ở TPHCM hiện có 1.777 trẻ khuyết tật ở lứa tuổi mầm non, trong đó 1.011 trẻ đang học ở các trường chuyên biệt, 438 trẻ học hòa nhập, số còn lại chưa được đến trường do phụ huynh chỉ định điều trị tại nhà. - Theo khảo sát ở một số trường mầm non thì đa số trẻ khuyết tật là gia đình trí thức, điều kiện kinh tế cao. - Các ở dạng tật mà trẻ học hòa nhập ở trường mầm non hiện nay là: tự kỷ, tăng động, chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, vận động, … - Các trường tư thục không có nhận trẻ giáo dục hòa nhập (ví dụ trường V.star quận 7) 2.2. Thực tế giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non: - Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục hòa nhập: 95% các trường mầm non có trẻ tham gia giáo dục hòa nhập chưa có phòng chuyên biệt (phòng can thiệp sớm, phòng tâm vận động..) cho trẻ , chưa có những thiết bị dụng cụ, sách vỡ, bài tập đặc thù… đễ hỗ trợ thực hiện công tác hòa nhập cho trẻ. (Vì không có kinh phí; vì không biết trang bị cái gì cho đúng; vì không có văn bản chỉ đạo cụ thể…trang bị cho các lớp bình thường còn không đủ. Trường có gì thì xài nấy) - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên : + Ở các trường mầm non hiện nay có những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tâm, có trách nhiệm khi nhận trẻ khuyết tất hòa nhập vào học ở trường mình. Khi thấy có trẻ khuyết tật xin vào trường, họ rất nhiệt tình sẵn sàng nhận vào trường, không làm khó phụ huynh. Họ yêu thương trẻ thực sự và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ. Đó là họ mong muốn trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng như những người bình thường khác. Mặc dù họ chỉ có một ít kiến thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, nhưng bằng tình thương và trách nhiệm , họ luôn tìm tòi những biện pháp, cách thức để giúp trẻ tiến bộ và họ cảm thấy vui, hạnh phúc khi thấy trẻ có thêm một tiến bộ nho nhỏ. Khi ngành có hội thảo là họ tích cực tham gia… Ví dụ: Trường mn… Q.7: Vào đầu năm học khi nhận một trẻ 3 tuổi không biết nói một từ, một tiếng nào vào lớp (HS của bác sĩ là trẻ bị chậm về ngôn ngữ). BGH và các GV đã tìm những biện pháp để giúp trẻ như thường xuyên khuyến khích trẻ “nói” bằng mọi hình thức: cho trẻ cái gì mà trẻ thích cũng bắt trẻ nói rồi mới đưa: làm hành động gì với trẻ các cô cũng gọi tên hành động đó; thậm chí khi xưng hô với trẻ các cô cũng diễn đạt vào bản thân mình; cầm tay trẻ diễn tả các động tác khi hát, đọc thơ………Khi trẻ bắt đầu “nói” được chỉ một từ, một tiếng thì các cô rất vui…..(clip) Ví dụ 2: Trường MN Q.5 , ở Q.3 với một trẻ 3, 4 tuổi (chậm về vận động, tăng động, tự kỷ) không biết đi vệ sinh, mang tả suốt ngày. Các cô đã tận tình, hết lòng, kiên nhẫn hàng ngày dạy trẻ từng chút như dắt trẻ vào phòng vệ sinh vừa tập vừa có những biện pháp để giúp trẻ hứng thú, nhớ và quen dần với việc đi vệ sinh “Trẻ bình thường không dạy…………...…”GV VD 3: Trường MN ở Q.4 trẻ béo phì, chậm vận động, nhận thức kém (5 tuổi). BGH và GV đã có những biện pháp giúp trẻ giảm cân, thích vận động, đã biết thể hiện những gì mình thích và không thích; thích đến trường; thương các cô…. VD 4: Trường MN ở Q.1 có một GV được mệnh danh là “cô giáo của trẻ khuyết tật” (SGD): năm nào lớp cô cũng có trẻ khuyết tật; những trẻ này có sự tiến bộ rât rõ, đặc biệt là phụ huynh rất chịu lắng nghe những gì cô yêu cầu PH phối hợp. Hiện nay cô là P.HT của một trường rất lớn và uy tín ở TP.HCM. - Một số trường còn vui vẻ nhận dạy trẻ 2 năm/ lớp, nếu PH tin tưởngcó yêu cầu cần cho trẻ tiến bộ hơn. + Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ được học hòa nhập trong trường. Họ e ngại khi phải nhận trẻ khuyết tật vào lớp, họ coi chúng là gánh nặng và cho rằng có dạy thì cũng không cải thiện được gì. Nếu bị ép phải nhận trẻ khuyết tật vào lớp, họ bỏ lơ, mặc cho các cháu muốn làm gì thì làm, ra sao thì ra.. Khi chúng tôi đến khảo sát các trường có trẻ hòa nhập, được hỏi thì các giáo viên lạnh nhạt trẻ lời “ trời ơi nó có biết gì đâu mà dạy? đi đứng nói năng còn không xong!” hay “mệt lắm chị ơi! Ai rảnh đâu mà đi theo một mình nó”; “Lo cho mấy đứa bình thường còn không nổi nữa là khuyết tật”; “Nhìn nó riết em cũng bị tự kỹ hoăc sau này đẻ con chắc cũng giống nó luôn quá . Đối với nhân viên cũng vậy, họ thường không quan tâm đến trẻ khuyết tật có trong trường chỉ có “thằng bé…khùng (hay quậy) đó hả..”. - Phụ huynh: Trên thực tế, có nhiều phụ huynh có hiểu biết và rất quan tâm về các vần đề giáo dục cho trẻ khuyết tật, khi gia đình phát hiện ra trẻ có biểu hiện gì bất thường, là cha mẹ vội đưa con đi khám và tìm phương án chữa trị, đồng thời kết hợp với giao viên rất tốt để khắc phục kịp thời. VD: họ cho con đến các lớp GD đặc biệt theo lịch của chuyên gia (sáng, chiều), mời GV chuyên biệt về nhà….Những gì mà các cô yêu cầu phối hợp, họ rất kiên nhẫn thực hiện….Vd: họ tập cho trẻ nói từng từ giống như các cô đã làm ở lớp…. Họ trân trọng những tiến bộ của trẻ, dù chỉ là một điều nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều phụ huynh chưa hiểu biết về khuyết tật. Có người con em họ bị khuyết tật nhưng họ lại không chấp nhận sự thật. Khi nhà trường, cô giáo phát hiện và trao đổi, họ rất bảo thủ cứ khăng khăng cho rằng con mình hoàn toàn bình thường và không đồng ý hợp tác với cô trong việc giáo dục trẻ. Một số phụ huynh còn thể hiện bức xúc và có những hành động lời nói nhục mạ mắng chửi giáo viên nhà trường khi nghe nói về con họ, làm dơn thưa nhà trường vì nhà trường đề nghị PH cho trẻ đi khám. Thậm chí có nhũng phụ huynh đòi hỏi sự tiến bộ của con mình một cách quá đáng so với khả năng của trẻ, Ví dụ: “Cô ơi sao học mấy tháng mà bé không biết đọc thơ gì cả?; Sao bé về nhà vẫn còn la hét, không chịu học, chịu làm gì cả; Sao bé nói chuyện được nhiều?”………. điều đó đã gây ra áp lực cho nhà trường và đặc biệt là bản thân giáo viên. Một số phụ huynh khác thì miệt thị trẻ học hòa nhập, không cho con mình chơi với trẻ khuyết tật, nhiều người đòi đổi lớp nếu có trẻ khuyết tật học chung với con mình. VD: Thông thường, trẻ em bắt đầu đi học mầm non (MN) khi lên 3 tuổi. Nhưng với H - học hòa nhập tại Trường MN thì phải đến 8 tuổi mới bắt đầu đi học. “Khi con được nhà trường chấp nhận, vợ chồng tôi đã mừng đến rơi nước mắt vì con đã 8 tuổi lại chưa nói được”, (mẹ của H) Những ngày đầu đi học, H không những không hợp tác với giáo viên mà còn chống đối, la hét. Thậm chí, khi chơi với mẹ ở sân trường trước giờ vào lớp, cậu bé cũng có hành vi rất thô bạo, khiến cho những phụ huynh khác tỏ vẻ khó chịu. “Tôi phải giải thích cho họ hiểu con mình bị tự kỷ để họ có cái nhìn thông cảm hơn. Đến giờ thể dục, con chưa có khả năng bắt chước, lại còn có các phụ huynh khác đứng xem nên con tôi bắt đầu bùng nổ rất dữ dội. Gia đình tôi rất lo lắng vì nếu con cứ kéo dài tình trạng này thì bé sẽ khó được chấp nhận học hòa nhập. Bởi thực tế, một người bạn của tôi có con bị tự kỷ khi học hòa nhập thường đánh các bạn trong lớp. Hậu quả là phụ huynh của các trẻ bình thường đã làm đơn tập thể yêu cầu nhà trường không cho bé này được tiếp tục học nữa”, chị kể. - Học sinh: Trẻ em chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ tác động của người lớn, nếu người lớn có hành động đúng đắn thì đó là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. + Ví dụ 1: Ở một số trường những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tâm, có trách nhiệm khi nhận trẻ khuyết tất hòa nhập vào học ở trường mình…. + Ví dụ 2: ở một số trường chưa có thể hiện sự yêu thương với trẻ hòa nhập, các học sinh khác trong trường cũng thường hay miệt thị không chơi chung với các bạn “không bình thường” như mình. Khi chúng tôi hỏi “sao các con không chơi bạn ?” thì đều nhận được câu trả lời “bạn ấy ngu lắm cô ơi” hay “Biết gì đâu mà chơi!”, “Mẹ con nói chơi với nó là mai mốt bị khùng luôn”. 2.3. Kết quả thực hiện : - Cán bộ giáo viên nhân viên : + Đối với các trường làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, họ đã nhận được một kết quả nhất định. Nhờ có biện pháp tác động đúng lúc kịp thời với trẻ, mà trẻ có những bước tiến bộ rõ rệt tuy không phải là tiến bộ về dạng tật của trẻ, trẻ vui tươi, không sợ hãi, có thể giao tiếp với mọi người ... Tập thể nhà trường đoàn kết khắng khít với nhau hơn, cộng đồng trách nhiệm hơn, đến thăm các trường nàycảm giác nhà trường như là một “gia đình nhỏ”, rất thân thiện. CBQL – GV vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, làm việc rất khoa học. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, có nhiều thành tích tập thể, ca1 nhân. +Trái lại, đối với những trường chưa mạnh dạn làm công tác hòa nhập hoặc chưa có biện pháp can thiệp tác động đúng cách thì tình trạng của trẻ ngày càng tệ hơn. Trẻ khuyết tật ở các trường này trông rất ngơ ngác, xa lạ với mọi người. Giáo viên “bị ép dạy trẻ khuyết tật” thì cho rằng mình bị BGH đì, ghét…; giáo viên bị áp lực dẫn đến tình trạng mệt mỏi khi nhìn thấy trẻ, chán nghề…. - Phụ huynh: khi con em được tham gia học hòa nhập tốt, họ tin tưởng vào đội ngũ của nhà trường, qua đó họ có cái nhìn khác đi về những người làm công tác giáo dục hòa nhập và họ yên tâm khi gửi trẻ vào những trường này. Có những trường có đến 10 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Sự hỗ trợ về CSVC cũng được PH nhiệt tình ủng hộ nhà trường. + Ngược lại : Phụ huynh thấy con mình càng tồi tệ thì cảm thấy bức xúc thiếu tin tưởng vào nhà trường. Họ cảm thấy bị tổn thương, thường là họ cho con nghỉ học ở nhà hoặc tìm một trung tâm. Những PH không chấp nhận hoặc không phối hợp tốt với nhà trường thì trẻ tiến bộ rất chậm, những gì nhà trường làm được không đạt hiệu quả cao. Và con đường tiến tới hòa nhập vào cuộc sống ngày càng khép lại trước mặt trẻ. Vô tình họ đã đẩy trẻ xuống sâu hơn vào thế giới “tật”. - Học sinh: với những trường làm tốt công tác hòa nhập, thì học sinh của trường đó cũng học được cách thông cảm sẻ chia với người khác, khi gặp trẻ khuyết tật bên ngoài trẻ biết đối xử thân thiện, không phân biệt kỳ thị. Ngược lại, ở những trường chưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, trẻ sẽ có cái nhìn miệt thị với các bạn khuyết tật, không chơi chung với các bạn đó và không biết cách sẻ chia thông cảm với những người khuyết tật. 2.4. Rào cản của giáo dục hòa nhập: - Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức và còn quá ít. Nguồn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, mặc dù được tăng liên tục trong những năm qua, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có mục chi riêng. - Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Việc đầu tư cho đào tạo, cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học đặc thù, đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật hầu như chưa có. - Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật. Các dịch vụ hỗ trợ đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu tư về nhân lực và kinh phí. Những vấn đề về thực hiện và lý luận chưa được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách đúng mức. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn. Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng không có nguồn nhân lực và giải pháp triển khai thực hiện. - Mặc dù Trường CĐ SPTW 3 và nhiều trường sư phạm khác có tổ chức đào tạo giáo viên. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, có trình độ đại học và trình độ cao đẳng. Nhưng những GV này chỉ làm việc ở các trường chuyên biệt, các TT và bệnh viện. Và thật đáng buồn khi gần như 100% giáo viên MN thực hiện giáo dục hòa nhập đều không được đào tạo chính quy... Các trường mầm non không có “chuyên gia” vể trẻ khuyêt tật, vì không thể nhận do điều kiện thực tế của nhà trường. - Các trường quá chú trọng đến chất lượng nên họ không muốn nhận trẻ khuyết tật vào trường, họ sợ các em sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của trường họ, sợ giáo viên phải mất thêm nhiều thời gian cho các em, ảnh hưởng đến trẻ khác, nhà trường phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến kinh phí của trường…chính vì thế nhiều trường đã quán triệt ngay từ khâu tuyển sinh, họ tuyển có tiêu chí xét tuyển nên các em càng khó có cơ hội vào trường để học hòa nhập hơn. Nhiều phụ huynh có điều kiện thì cho con đi học ở các trường chuyên biệt, phụ huynh khó khăn thì phó mặc con cho số phận. - Nhiều nhà quản lý và giáo viên chưa công nhận hiệu quả tác động tích cực của giáo dục với trẻ khuyết tật, thiếu thiện chí, thiếu lòng yêu thương với trẻ khuyết tật. - Hiện nay mới có 3 quận thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên hòa nhập tại 12 trường mầm non, các đơn vị còn lại chưa có bất kỳ hỗ trợ nào cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Bà Nguyễn Từ Dũ, Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TPHCM cho biết trên thực tế, nhiều giáo viên phải dạy từ 3 - 4 trẻ khuyết tật/lớp nhưng chỉ được nhận trợ cấp tối đa 2 trẻ, tức 400.000 đồng. Đó là chưa kể theo quy định, giáo viên muốn hoàn tất hồ sơ xin trợ cấp phải có giấy giám định về tình trạng khuyết tật của trẻ do bệnh viện hoặc UBND phường, xã chẩn đoán và kết luận. Yêu cầu trên đã lập tức gặp sự phản đối quyết liệt từ phía phụ huynh do tâm lý mặc cảm hoặc không muốn thừa nhận tình trạng dị tật của con mình. Từ đó dẫn đến việc giáo viên không được nhận trợ cấp. - Về phía giáo viên dạy trẻ học hòa nhập thì thiếu kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho từng dạng khuyết tật khác nhau. Hàng năm, Sở GDĐT đều mở Hội thào về GD hòa nhập, nhưng chỉ tổ chức từ 3 – 4 ngày, hạn chế đối tượng tham dự.. nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu GD trẻ hòa nhập tại các trường MN hiện nay. Hơn nữa, công việc của giáo viên MN quá vất vả. Cụ thể, một lớp khoảng 50 trẻ nhưng chỉ có 2 giáo viên nên ít có thời gian dành cho trẻ học hòa nhập. Ngoài ra, tổng thời gian giáo viên mầm non đầu tư cho một trẻ khuyết tật kéo dài từ 8 - 9 giờ/ngày với nhiều hoạt động chăm lo vệ sinh, rèn luyện kỹ năng rất vất vả nhưng chỉ nhận được mức trợ cấp khiêm tốn nên hầu hết giáo viên mầm non thường né các lớp có trẻ khuyết tật. Thậm chí sau khi đã được nhà trường động viên, tư vấn họ vẫn thoái thác trách nhiệm do không nhận được hỗ trợ phù hợp với công sức bỏ ra. Kết quả là chất lượng giáo dục trẻ học hòa nhập còn nhiều hạn chế. -Với gia đình có trẻ khuyết tật, nhiều người luôn nghi con mình là nhất, sợ quê với người quen nên không thừa nhận con em bị khuyết tật, cứ khăng khăng cho rằng trẻ bình thường, không hợp tác với giáo viên trong giáo dục trẻ. - Nội dung , biện pháp của công tác truyền thông về GD hòa nhập trong cộng đồng chưa được thực hiện hiệu quả. - Học sinh chưa được “người lớn” giáo dục thái độ đúng đối với trẻ khuyết tật. III. GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG NÊU TRÊN: 1. Giải pháp chung: Pháp luật quy định chính sách đối với trẻ hòa nhập phải cụ thể (linh hoạt trong bồi dưỡng, ..). Ngân sách cần đầu tư về cơ sở vật chất: Phải có phòng chuyên biệt, các trang thiết bị…VD như đề án trẻ 6th tuổi. - Xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. VD như Sở, phòng GD có ban chuyên môn phụ trách về GD hòa nhập thì cần đề ra kế hoạch hỗ trợ nhà trường về khảo sát tình trạng của trẻ khuyết tật (tránh bỏ sót), mời chuyên gia xuống các trường theo lịch. Giáo viên dạy trẻ hòa nhập phải được bồi dưỡng cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ GD trẻ khuyết tật như biết cách lập kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ hòa nhập, cách trao đổi với phụ huynh. Các cấp lãnh đạo như Sở, phòng GD phải có quy định giữa gia đình và nhà trường trong công tác phối hợp chặt chẽ để GD trẻ hòa nhập đạt hiệu quả. Tuyên truyền trong cộng đồng về giáo dục hòa nhập với những hình thức đa dạng như tổ chức hội thảo trực tiếp tại trường, tại địa phương… Đưa tiêu chí giáo dục hòa nhập vào thi đua để động viên khuyến khích giáo viên. Có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập khi trẻ có tiến bộ. Giảm sĩ số lớp khi có trẻ hòa nhập, không cào bằng chất lượng đánh giá giữa giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập với các giáo viên dạy trẻ bình thường. Nhà trường phải có kế hoạch cập nhật thông tin, các biện pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.Tạo môi trường thân thiện cho trẻ hòa nhập. Đặc biệt là CBQL phải thật có tâm, trách nhiệm và có ứng xử khéo léo (cả PH và GV). Sở, phòng giáo dục cần phải mời chuyên gia đến hỗ trợ các trường trong việc phát hiện ra trẻ khuyết tật trong trường, hoặc hỗ trợ trong việc hướng dẫn giáo dục hòa nhập ngay tại trường. 2. Giải pháp thực tế ở một số trường mầm non đã thực hiện hiệu quả: Nhà trường cùng nhau chăm sóc trẻ. Nhà trường kết hợp với các trường chuyên biệt tổ chức các hoạt động cho trẻ khuyết tật. Như trường Nam Sài Gòn, năm 2011 là năm đầu tiên tổ chức ngày hội của trẻ thơ; 2 tháng/lần : mời trẻ khuyết tật ở các trường chuyên biệt đến trương nhằm tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức tham gia các hoạt động, vui chơi cùng với các trẻ bình thường. Qua đó phụ huynh … Nhà trường tự linh hoạt chi bồi dưỡng cho GV phụ trách lớp có trẻ học hòa nhập. Nhà trường kết hợp với phụ huynh thỏa thuận về chi phí mời các chuyên gia đến trường trực tiếp GD, hướng dẫn PH – BGH – GV cách dạy trẻ. III. KẾT LUẬN. Qua đề tài nghiên cứu, chúng em nhận thấy thực trạng GDHN hiện nay vẫn còn nhiều bất cập so với mục tiêu, ý nghĩa của Bộ GD đề ra. (ngay cả ở các trường chuyên biệt) Thông điệp “ Hãy để mỗi đứa trẻ khuyết tật có cơ hội phát triển tối đa khả năng của chúng”
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY I.ĐẶT VẤN ĐỀ: * Giáo dục hòa nhập là gì? + "Khuynh hướng hòa nhập"( Mainstreaming - tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng tranh lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. + Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. + Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. * Cơ sở pháp lý của giáo dục hòa nhập: + Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 012006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ: biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015. + Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12. Luật được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2010: Người khuyết tật được bảo đảm thực hiê ên các quyền sau đây: a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; b) Sống đô cê lâ êp, hòa nhâ êp cô êng đồng; c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tâ êt và mức đô ê khuyết tâ êt; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luâ êt. + Ở Việt Nam, chế độ giáo dục đối với NKT được quy định tại chương IV từ Điều 27 đến Điều 31 Luật người khuyết tật năm 2010. Ngoài ra trong các pháp luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về giáo dục đối với NKT: Luật giáo dục (Điều 10, 26, 63, 82, 98); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 41, Điều 52); Luật thanh niên (Điều 27, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐ ngày 22/5/2006 về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành… - Tháng 11-2011, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 69 quy định mức trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật cho phép mỗi giáo viên dạy trẻ khuyết tật được nhận trợ cấp 200.000 đồng/trẻ, tối đa 2 trẻ/lớp. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. -Tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập. Có rất nhiều lợi ích của việc giáo dục hòa nhập – những lợi ích ảnh hưởng đến cả trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cũng như phụ huynhvà giáo viên của trẻ. Ở đây chúng ta sẽ bàn đến 2 lợi ích lớn nhất: Đó là lợi ích ảnh hưởng đến trẻ khuyết tật và trẻ bình thường trong lớp học chung với trẻ khuyết tật. 1. Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật: \ -Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt( trẻ khuyết tạt) tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng mới. Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời chúng được mong đợi và khuyến khích là những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những trẻ khác khuyến khích trẻ khuyết tật phán đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó chúng phát triển được ý thức cái tôi khỏe mạnh và tích cực. - Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Ví dụ, một trẻ khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay chúng có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ bình thường cùng tuổi. Việc hòa nhập trẻ khuyết tật giống như một thứ nhớt làm trơn quá trình lĩnh hội những kỹ năng sống của chúng. - Một số khuyết tật không chẩn đoán được cũng được khám phá thông qua chương trình hòa nhập trước tuổi học. Có một số khuyết tật không nhận biết được một cách rõ ràng cho đến khi trẻ gia nhập trường học, và do vậy rất nhiều thời gian học tập bị đánh mất. Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi. Điều này làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyết tật nào đó trở nên dễ dàng hơn. Nhà trẻ có thể là cơ hội đầu tiên mà một só trẻ nhận được sự chăm sóc mà chúng cần. 2. Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường: - Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, thái độ của trẻ bình thường đối với trẻ khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi chúng có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Chúng học được rằng trẻ khuyết tật, cũng như chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, chúng có cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác nhau. - Chúng ta biết rằng, sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Trẻ em sống trong một môi trường đa chủng tộc, đa văn hóa thườmg dân chủ và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và đa dạng về văn hóa là vì vậy. Do đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống cho mình. - Đôi khi phụ huynh trẻ khuyết tật có thể lo lắng rằng con họ sẽ không được những trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh của trẻ em là chúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được. Nếu là giáo viên, bạn cũng có thể nói với phụ huynh trẻ rằng bạn không cho phép bất cứ trẻ nào trêu chọc hay bắt nạt con của họ, và rằng bạn sẽ giải quyết ổn thỏa nếu những điều đó xảy ra. - Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây không phải là vấn đề chỉ xảy ra với trẻ khuyết tật. Đó không phải là lý do để né tránh lớp học, lại càng không phải lý do để lẩn tránh cả thế giới còn lại. Dù sao đi nữa thì trẻ khuyết tật cũng cần được tiếp cận với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: “Cuộc sống là một món quà phải được mở bởi chính đôi bàn tay của chúng.” II.THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY VÀ RÀO CẢN CỦA NÓ: 1. Các dạng tật của trẻ hòa nhập. - Tổ chức xã hội Dreams qua việc va chạm với thực tế sau thời gian tham gia công tác xã hội định hình ra 7 dạng khuyết tật như sau: 1.Khiếm thị:. là những người mắc vấn đề về thị lực, tình trạng thị lực khác nhau ở mỗi người, từ lòa đến mù. Cho nên khiếm thị không phải người đó bị mù hoàn toàn, vẫn có bạn nhìn thấy được. 2.Khiếm thính: là những người mắc vấn đề về thính giác, thường thì chứng này luôn đi kèm "câm - điếc". Người khiếm thính không phải là không nghe thấy âm thanh, xin nói rõ, họ vẫn nghe được âm thanh, nhưng âm thanh tiếng nói với cường độ nhỏ nên không thể nghe thấy. Họ vẫn nghe được tiếng đánh trống. Bằng chứng là các trường khiếm thính như Hy vọng I sử dụng tín hiệu trống như các trường phổ thông bình thường. 3..Khuyết tật vận động: là những người bị khuyết tật tay chân, khó khăn trong việc đi đứng, làm việc như người bình thường. 4.Khuyết tật ngôn ngữ: là những bạn bị mắc chứng nói ngọng, nói lắp. Cần sự giúp đỡ và rèn luyện nhiều, hiện tại đang có dự án phát triển kỹ năng sư phạm cho các giáo viên tiểu học để giúp đỡ cho các bạn này được tốt hơn trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ. Các vấn đề dị tật khác các bạn hoàn toàn bình thường như mọi người, trừ một số trường hợp mắc nhiều chứng 5.Đa tật: là những người ngoài bị khiếm thị còn mắc chứng chậm phát triển trí não hay là sự kết hợp của nhiều chứng khác nhau. Ở mái ấm khiếm thị Nhật Hồng đang nuôi dạy một số em mắc chứng đa tật dạng này. Các em sinh hoạt khó khăn và người phụ trách phải thực sự kiên nhẫn. 6.Thiểu năng hay còn gọi là chậm trí: các bạn mắc chứng này thường có cách cư xử trẻ con, hoặc không có khả năng điều tiết suy nghĩ và hành vi bản thân. Tùy theo từng trường hợp mà có biểu hiện khác nhau, như có em thường yên lặng, có em lại nghịch ngợm.... 7.Bệnh down, não nước,...: .các em như thế này thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, khả năng nhận biết sự vật bên ngoài gần như không có... cuộc sống của các em chỉ dần tiến từng ngày, có lúc giống như đời sống thực vật, chỉ khác là các em vẫn cử động và quờ quạng được... - Về chuyên ngành giáo dục, Luật Giáo dục cho Người Khuyết tật (IDEA) xếp Tự kỷ là một nhóm riêng trong 14 loại khuyết tật, và chương trình can thiệp cho tự kỷ do vậy cũng có những điều chỉnh riêng, phù hợp nhất cho tự kỷ. + 14 nhóm khuyết tật gồm: 1.Tự kỷ 2.Điếc 3.Mù - điếc 4. Chậm phát triển 5. Khiếm thính; 6. Chậm phát triển trí tuệ 7. Đa tật 8. Khiếm khuyết chỉnh hình; 9. Khiếm khuyết về sức khỏe 10. Rối loạn tình cảm nặng 11. Khuyết tật về nhận thức riêng biệt: 12. Khuyết tật ngôn ngữ: 13. Chấn thương não 14. Khiếm thị. 2. Tình hình trẻ hòa nhập tại các trường mầm non: 2.1. Thống kê số liệu trẻ hòa nhập tại các trường mầm non. - Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. - Thống kê từ Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó khuyết tật về trí tuệ chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,36%. Riêng ở TPHCM hiện có 1.777 trẻ khuyết tật ở lứa tuổi mầm non, trong đó 1.011 trẻ đang học ở các trường chuyên biệt, 438 trẻ học hòa nhập, số còn lại chưa được đến trường do phụ huynh chỉ định điều trị tại nhà. - Theo khảo sát ở một số trường mầm non thì đa số trẻ khuyết tật là gia đình trí thức, điều kiện kinh tế cao. - Các ở dạng tật mà trẻ học hòa nhập ở trường mầm non hiện nay là: tự kỷ, tăng động, chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, vận động, … - Các trường tư thục không có nhận trẻ giáo dục hòa nhập (ví dụ trường V.star quận 7) 2.2. Thực tế giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non: - Cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục hòa nhập: 95% các trường mầm non có trẻ tham gia giáo dục hòa nhập chưa có phòng chuyên biệt (phòng can thiệp sớm, phòng tâm vận động..) cho trẻ , chưa có những thiết bị dụng cụ, sách vỡ, bài tập đặc thù… đễ hỗ trợ thực hiện công tác hòa nhập cho trẻ. (Vì không có kinh phí; vì không biết trang bị cái gì cho đúng; vì không có văn bản chỉ đạo cụ thể…trang bị cho các lớp bình thường còn không đủ. Trường có gì thì xài nấy) - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên : + Ở các trường mầm non hiện nay có những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tâm, có trách nhiệm khi nhận trẻ khuyết tất hòa nhập vào học ở trường mình. Khi thấy có trẻ khuyết tật xin vào trường, họ rất nhiệt tình sẵn sàng nhận vào trường, không làm khó phụ huynh. Họ yêu thương trẻ thực sự và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ. Đó là họ mong muốn trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng như những người bình thường khác. Mặc dù họ chỉ có một ít kiến thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, nhưng bằng tình thương và trách nhiệm , họ luôn tìm tòi những biện pháp, cách thức để giúp trẻ tiến bộ và họ cảm thấy vui, hạnh phúc khi thấy trẻ có thêm một tiến bộ nho nhỏ. Khi ngành có hội thảo là họ tích cực tham gia… Ví dụ: Trường mn… Q.7: Vào đầu năm học khi nhận một trẻ 3 tuổi không biết nói một từ, một tiếng nào vào lớp (HS của bác sĩ là trẻ bị chậm về ngôn ngữ). BGH và các GV đã tìm những biện pháp để giúp trẻ như thường xuyên khuyến khích trẻ “nói” bằng mọi hình thức: cho trẻ cái gì mà trẻ thích cũng bắt trẻ nói rồi mới đưa: làm hành động gì với trẻ các cô cũng gọi tên hành động đó; thậm chí khi xưng hô với trẻ các cô cũng diễn đạt vào bản thân mình; cầm tay trẻ diễn tả các động tác khi hát, đọc thơ………Khi trẻ bắt đầu “nói” được chỉ một từ, một tiếng thì các cô rất vui…..(clip) Ví dụ 2: Trường MN Q.5 , ở Q.3 với một trẻ 3, 4 tuổi (chậm về vận động, tăng động, tự kỷ) không biết đi vệ sinh, mang tả suốt ngày. Các cô đã tận tình, hết lòng, kiên nhẫn hàng ngày dạy trẻ từng chút như dắt trẻ vào phòng vệ sinh vừa tập vừa có những biện pháp để giúp trẻ hứng thú, nhớ và quen dần với việc đi vệ sinh “Trẻ bình thường không dạy…………...…”GV VD 3: Trường MN ở Q.4 trẻ béo phì, chậm vận động, nhận thức kém (5 tuổi). BGH và GV đã có những biện pháp giúp trẻ giảm cân, thích vận động, đã biết thể hiện những gì mình thích và không thích; thích đến trường; thương các cô…. VD 4: Trường MN ở Q.1 có một GV được mệnh danh là “cô giáo của trẻ khuyết tật” (SGD): năm nào lớp cô cũng có trẻ khuyết tật; những trẻ này có sự tiến bộ rât rõ, đặc biệt là phụ huynh rất chịu lắng nghe những gì cô yêu cầu PH phối hợp. Hiện nay cô là P.HT của một trường rất lớn và uy tín ở TP.HCM. - Một số trường còn vui vẻ nhận dạy trẻ 2 năm/ lớp, nếu PH tin tưởngcó yêu cầu cần cho trẻ tiến bộ hơn. + Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ được học hòa nhập trong trường. Họ e ngại khi phải nhận trẻ khuyết tật vào lớp, họ coi chúng là gánh nặng và cho rằng có dạy thì cũng không cải thiện được gì. Nếu bị ép phải nhận trẻ khuyết tật vào lớp, họ bỏ lơ, mặc cho các cháu muốn làm gì thì làm, ra sao thì ra.. Khi chúng tôi đến khảo sát các trường có trẻ hòa nhập, được hỏi thì các giáo viên lạnh nhạt trẻ lời “ trời ơi nó có biết gì đâu mà dạy? đi đứng nói năng còn không xong!” hay “mệt lắm chị ơi! Ai rảnh đâu mà đi theo một mình nó”; “Lo cho mấy đứa bình thường còn không nổi nữa là khuyết tật”; “Nhìn nó riết em cũng bị tự kỹ hoăc sau này đẻ con chắc cũng giống nó luôn quá . Đối với nhân viên cũng vậy, họ thường không quan tâm đến trẻ khuyết tật có trong trường chỉ có “thằng bé…khùng (hay quậy) đó hả..”. - Phụ huynh: Trên thực tế, có nhiều phụ huynh có hiểu biết và rất quan tâm về các vần đề giáo dục cho trẻ khuyết tật, khi gia đình phát hiện ra trẻ có biểu hiện gì bất thường, là cha mẹ vội đưa con đi khám và tìm phương án chữa trị, đồng thời kết hợp với giao viên rất tốt để khắc phục kịp thời. VD: họ cho con đến các lớp GD đặc biệt theo lịch của chuyên gia (sáng, chiều), mời GV chuyên biệt về nhà….Những gì mà các cô yêu cầu phối hợp, họ rất kiên nhẫn thực hiện….Vd: họ tập cho trẻ nói từng từ giống như các cô đã làm ở lớp…. Họ trân trọng những tiến bộ của trẻ, dù chỉ là một điều nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều phụ huynh chưa hiểu biết về khuyết tật. Có người con em họ bị khuyết tật nhưng họ lại không chấp nhận sự thật. Khi nhà trường, cô giáo phát hiện và trao đổi, họ rất bảo thủ cứ khăng khăng cho rằng con mình hoàn toàn bình thường và không đồng ý hợp tác với cô trong việc giáo dục trẻ. Một số phụ huynh còn thể hiện bức xúc và có những hành động lời nói nhục mạ mắng chửi giáo viên nhà trường khi nghe nói về con họ, làm dơn thưa nhà trường vì nhà trường đề nghị PH cho trẻ đi khám. Thậm chí có nhũng phụ huynh đòi hỏi sự tiến bộ của con mình một cách quá đáng so với khả năng của trẻ, Ví dụ: “Cô ơi sao học mấy tháng mà bé không biết đọc thơ gì cả?; Sao bé về nhà vẫn còn la hét, không chịu học, chịu làm gì cả; Sao bé nói chuyện được nhiều?”………. điều đó đã gây ra áp lực cho nhà trường và đặc biệt là bản thân giáo viên. Một số phụ huynh khác thì miệt thị trẻ học hòa nhập, không cho con mình chơi với trẻ khuyết tật, nhiều người đòi đổi lớp nếu có trẻ khuyết tật học chung với con mình. VD: Thông thường, trẻ em bắt đầu đi học mầm non (MN) khi lên 3 tuổi. Nhưng với H - học hòa nhập tại Trường MN thì phải đến 8 tuổi mới bắt đầu đi học. “Khi con được nhà trường chấp nhận, vợ chồng tôi đã mừng đến rơi nước mắt vì con đã 8 tuổi lại chưa nói được”, (mẹ của H) Những ngày đầu đi học, H không những không hợp tác với giáo viên mà còn chống đối, la hét. Thậm chí, khi chơi với mẹ ở sân trường trước giờ vào lớp, cậu bé cũng có hành vi rất thô bạo, khiến cho những phụ huynh khác tỏ vẻ khó chịu. “Tôi phải giải thích cho họ hiểu con mình bị tự kỷ để họ có cái nhìn thông cảm hơn. Đến giờ thể dục, con chưa có khả năng bắt chước, lại còn có các phụ huynh khác đứng xem nên con tôi bắt đầu bùng nổ rất dữ dội. Gia đình tôi rất lo lắng vì nếu con cứ kéo dài tình trạng này thì bé sẽ khó được chấp nhận học hòa nhập. Bởi thực tế, một người bạn của tôi có con bị tự kỷ khi học hòa nhập thường đánh các bạn trong lớp. Hậu quả là phụ huynh của các trẻ bình thường đã làm đơn tập thể yêu cầu nhà trường không cho bé này được tiếp tục học nữa”, chị kể. - Học sinh: Trẻ em chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ tác động của người lớn, nếu người lớn có hành động đúng đắn thì đó là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. + Ví dụ 1: Ở một số trường những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tâm, có trách nhiệm khi nhận trẻ khuyết tất hòa nhập vào học ở trường mình…. + Ví dụ 2: ở một số trường chưa có thể hiện sự yêu thương với trẻ hòa nhập, các học sinh khác trong trường cũng thường hay miệt thị không chơi chung với các bạn “không bình thường” như mình. Khi chúng tôi hỏi “sao các con không chơi bạn ?” thì đều nhận được câu trả lời “bạn ấy ngu lắm cô ơi” hay “Biết gì đâu mà chơi!”, “Mẹ con nói chơi với nó là mai mốt bị khùng luôn”. 2.3. Kết quả thực hiện : - Cán bộ giáo viên nhân viên : + Đối với các trường làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, họ đã nhận được một kết quả nhất định. Nhờ có biện pháp tác động đúng lúc kịp thời với trẻ, mà trẻ có những bước tiến bộ rõ rệt tuy không phải là tiến bộ về dạng tật của trẻ, trẻ vui tươi, không sợ hãi, có thể giao tiếp với mọi người ... Tập thể nhà trường đoàn kết khắng khít với nhau hơn, cộng đồng trách nhiệm hơn, đến thăm các trường nàycảm giác nhà trường như là một “gia đình nhỏ”, rất thân thiện. CBQL – GV vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, làm việc rất khoa học. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, có nhiều thành tích tập thể, ca1 nhân. +Trái lại, đối với những trường chưa mạnh dạn làm công tác hòa nhập hoặc chưa có biện pháp can thiệp tác động đúng cách thì tình trạng của trẻ ngày càng tệ hơn. Trẻ khuyết tật ở các trường này trông rất ngơ ngác, xa lạ với mọi người. Giáo viên “bị ép dạy trẻ khuyết tật” thì cho rằng mình bị BGH đì, ghét…; giáo viên bị áp lực dẫn đến tình trạng mệt mỏi khi nhìn thấy trẻ, chán nghề…. - Phụ huynh: khi con em được tham gia học hòa nhập tốt, họ tin tưởng vào đội ngũ của nhà trường, qua đó họ có cái nhìn khác đi về những người làm công tác giáo dục hòa nhập và họ yên tâm khi gửi trẻ vào những trường này. Có những trường có đến 10 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Sự hỗ trợ về CSVC cũng được PH nhiệt tình ủng hộ nhà trường. + Ngược lại : Phụ huynh thấy con mình càng tồi tệ thì cảm thấy bức xúc thiếu tin tưởng vào nhà trường. Họ cảm thấy bị tổn thương, thường là họ cho con nghỉ học ở nhà hoặc tìm một trung tâm. Những PH không chấp nhận hoặc không phối hợp tốt với nhà trường thì trẻ tiến bộ rất chậm, những gì nhà trường làm được không đạt hiệu quả cao. Và con đường tiến tới hòa nhập vào cuộc sống ngày càng khép lại trước mặt trẻ. Vô tình họ đã đẩy trẻ xuống sâu hơn vào thế giới “tật”. - Học sinh: với những trường làm tốt công tác hòa nhập, thì học sinh của trường đó cũng học được cách thông cảm sẻ chia với người khác, khi gặp trẻ khuyết tật bên ngoài trẻ biết đối xử thân thiện, không phân biệt kỳ thị. Ngược lại, ở những trường chưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, trẻ sẽ có cái nhìn miệt thị với các bạn khuyết tật, không chơi chung với các bạn đó và không biết cách sẻ chia thông cảm với những người khuyết tật. 2.4. Rào cản của giáo dục hòa nhập: - Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức và còn quá ít. Nguồn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, mặc dù được tăng liên tục trong những năm qua, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có mục chi riêng. - Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Việc đầu tư cho đào tạo, cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học đặc thù, đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật hầu như chưa có. - Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật. Các dịch vụ hỗ trợ đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu tư về nhân lực và kinh phí. Những vấn đề về thực hiện và lý luận chưa được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách đúng mức. Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn. Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại, nhưng không có nguồn nhân lực và giải pháp triển khai thực hiện. - Mặc dù Trường CĐ SPTW 3 và nhiều trường sư phạm khác có tổ chức đào tạo giáo viên. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, có trình độ đại học và trình độ cao đẳng. Nhưng những GV này chỉ làm việc ở các trường chuyên biệt, các TT và bệnh viện. Và thật đáng buồn khi gần như 100% giáo viên MN thực hiện giáo dục hòa nhập đều không được đào tạo chính quy... Các trường mầm non không có “chuyên gia” vể trẻ khuyêt tật, vì không thể nhận do điều kiện thực tế của nhà trường. - Các trường quá chú trọng đến chất lượng nên họ không muốn nhận trẻ khuyết tật vào trường, họ sợ các em sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của trường họ, sợ giáo viên phải mất thêm nhiều thời gian cho các em, ảnh hưởng đến trẻ khác, nhà trường phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến kinh phí của trường…chính vì thế nhiều trường đã quán triệt ngay từ khâu tuyển sinh, họ tuyển có tiêu chí xét tuyển nên các em càng khó có cơ hội vào trường để học hòa nhập hơn. Nhiều phụ huynh có điều kiện thì cho con đi học ở các trường chuyên biệt, phụ huynh khó khăn thì phó mặc con cho số phận. - Nhiều nhà quản lý và giáo viên chưa công nhận hiệu quả tác động tích cực của giáo dục với trẻ khuyết tật, thiếu thiện chí, thiếu lòng yêu thương với trẻ khuyết tật. - Hiện nay mới có 3 quận thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên hòa nhập tại 12 trường mầm non, các đơn vị còn lại chưa có bất kỳ hỗ trợ nào cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Bà Nguyễn Từ Dũ, Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TPHCM cho biết trên thực tế, nhiều giáo viên phải dạy từ 3 - 4 trẻ khuyết tật/lớp nhưng chỉ được nhận trợ cấp tối đa 2 trẻ, tức 400.000 đồng. Đó là chưa kể theo quy định, giáo viên muốn hoàn tất hồ sơ xin trợ cấp phải có giấy giám định về tình trạng khuyết tật của trẻ do bệnh viện hoặc UBND phường, xã chẩn đoán và kết luận. Yêu cầu trên đã lập tức gặp sự phản đối quyết liệt từ phía phụ huynh do tâm lý mặc cảm hoặc không muốn thừa nhận tình trạng dị tật của con mình. Từ đó dẫn đến việc giáo viên không được nhận trợ cấp. - Về phía giáo viên dạy trẻ học hòa nhập thì thiếu kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho từng dạng khuyết tật khác nhau. Hàng năm, Sở GDĐT đều mở Hội thào về GD hòa nhập, nhưng chỉ tổ chức từ 3 – 4 ngày, hạn chế đối tượng tham dự.. nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu GD trẻ hòa nhập tại các trường MN hiện nay. Hơn nữa, công việc của giáo viên MN quá vất vả. Cụ thể, một lớp khoảng 50 trẻ nhưng chỉ có 2 giáo viên nên ít có thời gian dành cho trẻ học hòa nhập. Ngoài ra, tổng thời gian giáo viên mầm non đầu tư cho một trẻ khuyết tật kéo dài từ 8 - 9 giờ/ngày với nhiều hoạt động chăm lo vệ sinh, rèn luyện kỹ năng rất vất vả nhưng chỉ nhận được mức trợ cấp khiêm tốn nên hầu hết giáo viên mầm non thường né các lớp có trẻ khuyết tật. Thậm chí sau khi đã được nhà trường động viên, tư vấn họ vẫn thoái thác trách nhiệm do không nhận được hỗ trợ phù hợp với công sức bỏ ra. Kết quả là chất lượng giáo dục trẻ học hòa nhập còn nhiều hạn chế. -Với gia đình có trẻ khuyết tật, nhiều người luôn nghi con mình là nhất, sợ quê với người quen nên không thừa nhận con em bị khuyết tật, cứ khăng khăng cho rằng trẻ bình thường, không hợp tác với giáo viên trong giáo dục trẻ. - Nội dung , biện pháp của công tác truyền thông về GD hòa nhập trong cộng đồng chưa được thực hiện hiệu quả. - Học sinh chưa được “người lớn” giáo dục thái độ đúng đối với trẻ khuyết tật. III. GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG NÊU TRÊN: 1. Giải pháp chung: Pháp luật quy định chính sách đối với trẻ hòa nhập phải cụ thể (linh hoạt trong bồi dưỡng, ..). Ngân sách cần đầu tư về cơ sở vật chất: Phải có phòng chuyên biệt, các trang thiết bị…VD như đề án trẻ 6th tuổi. - Xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật. Phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. VD như Sở, phòng GD có ban chuyên môn phụ trách về GD hòa nhập thì cần đề ra kế hoạch hỗ trợ nhà trường về khảo sát tình trạng của trẻ khuyết tật (tránh bỏ sót), mời chuyên gia xuống các trường theo lịch. Giáo viên dạy trẻ hòa nhập phải được bồi dưỡng cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ GD trẻ khuyết tật như biết cách lập kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ hòa nhập, cách trao đổi với phụ huynh. Các cấp lãnh đạo như Sở, phòng GD phải có quy định giữa gia đình và nhà trường trong công tác phối hợp chặt chẽ để GD trẻ hòa nhập đạt hiệu quả. Tuyên truyền trong cộng đồng về giáo dục hòa nhập với những hình thức đa dạng như tổ chức hội thảo trực tiếp tại trường, tại địa phương… Đưa tiêu chí giáo dục hòa nhập vào thi đua để động viên khuyến khích giáo viên. Có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập khi trẻ có tiến bộ. Giảm sĩ số lớp khi có trẻ hòa nhập, không cào bằng chất lượng đánh giá giữa giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật hòa nhập với các giáo viên dạy trẻ bình thường. Nhà trường phải có kế hoạch cập nhật thông tin, các biện pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.Tạo môi trường thân thiện cho trẻ hòa nhập. Đặc biệt là CBQL phải thật có tâm, trách nhiệm và có ứng xử khéo léo (cả PH và GV). Sở, phòng giáo dục cần phải mời chuyên gia đến hỗ trợ các trường trong việc phát hiện ra trẻ khuyết tật trong trường, hoặc hỗ trợ trong việc hướng dẫn giáo dục hòa nhập ngay tại trường. 2. Giải pháp thực tế ở một số trường mầm non đã thực hiện hiệu quả: Nhà trường cùng nhau chăm sóc trẻ. Nhà trường kết hợp với các trường chuyên biệt tổ chức các hoạt động cho trẻ khuyết tật. Như trường Nam Sài Gòn, năm 2011 là năm đầu tiên tổ chức ngày hội của trẻ thơ; 2 tháng/lần : mời trẻ khuyết tật ở các trường chuyên biệt đến trương nhằm tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức tham gia các hoạt động, vui chơi cùng với các trẻ bình thường. Qua đó phụ huynh … Nhà trường tự linh hoạt chi bồi dưỡng cho GV phụ trách lớp có trẻ học hòa nhập. Nhà trường kết hợp với phụ huynh thỏa thuận về chi phí mời các chuyên gia đến trường trực tiếp GD, hướng dẫn PH – BGH – GV cách dạy trẻ. III. KẾT LUẬN. Qua đề tài nghiên cứu, chúng em nhận thấy thực trạng GDHN hiện nay vẫn còn nhiều bất cập so với mục tiêu, ý nghĩa của Bộ GD đề ra. (ngay cả ở các trường chuyên biệt) Thông điệp “ Hãy để mỗi đứa trẻ khuyết tật có cơ hội phát triển tối đa khả năng của chúng”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan