Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giấy việt trì ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giấy việt trì đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

.DOCX
140
6
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o------- HÀ THỊ LAN ANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------o0o------- HÀ THỊ LAN ANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU Hà Nội – 2015 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.....................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH/ BIỂU ĐỒ............................................................v MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu...............................................................................1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................ 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................4 6. Những đóng góp của luận văn................................................................ 4 7. Bố cục luận văn........................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN............6 NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC..................................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực......................................6 1.1.2. Khái niệm quản trị nhân lực...........................................................7 1.1.3. Khái niệm và vai trò phát triển nhân lực......................................10 1.2. Quy trình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..............13 1.3. Tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động phát triển.....................15 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp sản xuất ngành giấy.......................................................................17 1.4.1 Các nhân tố bên trong....................................................................17 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài...................................................................18 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ............................................ 21 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Giấy Việt Trì........................21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty..............................................25 2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì .. 28 2.1.4. Đặc điểm về sản phẩm, qui trình công nghệ SXKD, nguyên vật liệu của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì...................................................32 2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm..............................................................32 2.1.4.2. Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất............................... 33 2.1.5. Khái quát về hoạt động SXKD của Công ty trong một số năm vừa qua............................................................................................................ 34 2.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì...............................................................................................36 2.2.1. Công tác xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực...............36 2.2.2. Công tác xác định mục tiêu và đối tượng phát triển....................42 2.2.3. Hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.........................44 2.2.3.1. Hình thức đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, chuyên viên .. 44 2.2.3.2. Hình thức đào tạo và phát triển CNKT.................................... 47 2.2.4. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực.....................49 2.2.4.1. Phát triển trình độ chuyên môn................................................ 49 2.2.4.2. Phát triển kỹ năng lao động..................................................... 52 2.2.4.3. Phát triển nâng cao nhận thức cho người lao động.................53 2.2.5. Kinh phí đào tạo.............................................................................54 2.2.6. Tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.......................55 2.2.6.1. Thực thi chương trình phát triển nguồn nhân lực....................55 2.2.6.2. Chính sách tuyển dụng............................................................. 56 2.2.6.3. Hình thức khuyến khích phát triển bằng vật chất.....................57 2.6.2.4. Hình thức khuyến khích phát triển bằng tinh thần...................58 2.6.2.5. Hình thứ khuyến khích phát triển bằng chính sách tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân thăng tiến, thuyên chuyển............................60 2.2.6.6. Môi trường làm việc................................................................. 62 2.2.7. Công tác đánh giá hiệu quả phát triển nguồn nhân lực..............64 2.3. Đánh giá tổng quát công tác phát triển nguồn nhân lực.................65 2.3.1. Thành tựu.......................................................................................66 2.3.2. Tồn tại............................................................................................ 66 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ......................................................70 3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................................................................70 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới................................................................................ 70 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì..............72 3.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Công ty..................73 3.1.3.1. Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực.................................................................... 74 3.1.3.2. Mục tiêu và đối tượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .. 74 3.1.3.3. Hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực......................75 3.1.3.4. Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực................75 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực .. 76 3.2.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu phát triển........................76 3.2.2. Hoàn thiện hình thức đào tạo phát triển trình độ chuyên môn .. 79 3.2.3. Hoàn thiện nội dung phát triển kỹ năng cho người lao động.....83 3.2.4. Đánh giá các chương trình đào tạo phát triển một cách khoa học 85 3.2.5. Tiếp tục kinh phí cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực................................................................................................... 87 3.2.6. Nâng cao năng lực lựa chọn đối tượng đào tạo và phát triển.....88 3.2.6.1. Nâng cao công tác tuyển dụng lao động.................................. 89 3.2.6.2. Nâng cao năng lực lựa chọn đối tượng phát triển trong công ty 90 3.2.7. Giải pháp nâng cao công tác tổ chức lao động............................ 91 3.2.8. Tạo động lực cho đối tượng tham gia vào quy trình phát triển .. 96 3.2.8.1. Nâng cao nhận thức CBCNV tham gia quy trình.....................96 3.2.8.2. Nâng cao các chế độ đãi ngộ với CBCNVC.............................97 3.2.8.3. Giải pháp giữ chân người lao động....................................... 101 KẾT LUẬN..................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................105 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 i STT 24 25 ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 iii STT 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 iv DANH MỤC CÁC HÌNH/ BIỂU ĐỒ STT Hình/ Biểu đồ 1 Hình 1.1 2 Hình 2.1 3 Hình 2.2 4 Biểu đồ 2.1 5 Biểu đồ 2.2 6 Biểu đồ 2.3 7 Biểu đồ 2.4 v vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Vì vậy để tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy tối đa năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giấy nói riêng phải tận dụng nguồn nhân lực “một nguồn lực quý giá nhất trong các nguồn lực” để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và nâng cao vị thế của mình. Là công ty hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giấy, với Công ty cổ phần Giấy Việt Trì công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quan trọng; bởi một thực tế đạt ra đối với tất cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực này mà không chỉ Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì, đó là đội ngũ lao động ở nước ta còn chưa đáp ứng được cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Hơn nữa, Công ty còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ trong và ngoài nước cả về sản phẩm và đội ngũ nhân lực. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Bàn về phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau như: 1 - “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân; “Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của TS. Trương Thị Minh Sâm, Viện Khoa học và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; “ Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung trên các lĩnh vực, các ngành, các vùng của nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước. “Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” do hai tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm đồng chủ biên, viết năm 1996. Mặc dù sách chỉ tập trung vào các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực ở góc độ vĩ mô. Nhưng thông qua đó, giúp nhận thức sâu hơn về vai trò tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, cũng như trang bị thêm cách thức tư duy trong việc đề ra giải pháp cho vấn đề này. - Luận án tiến sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh, viết năm 2009. Đây có thể xem là một tài liệu tham khảo hữu ích về đào tạonguồn nhân lực cho đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, kể cả các tập đoàn, tổng công ty hay công ty cổ phần. Bởi xét cho cùng, so sánh với các đối thủ lớn của nước ngoài, có thể khẳng định gần như 100% các tổ chức kinh doanh của Việt Nam vẫn mang tính chất vừa và nhỏ. Song đối với Doanh nghiệp, cụ thể công ty cổ phần Giấy Việt Trì chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, em chọn “Phát triển nguồn nhân lực cho 2 Công ty trong quá trình phát triển kinh tế xã hội” làm luận văn cao học kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Luận văn hướng vào nghiên cứu mục đích chính sau: Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tập trung chủ yếu vào công tác đào tạo phát triển của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì từ khi tham gia hội nhập kinh tế. Qua đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong thời kỳ hội nhập. * Luận văn hướng vào nghiên cứu những nhiệm vụ chính sau: Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về phát triển nguồn nhân lực để từ đó làm cơ sở phân tích công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì. Thứ hai, phân tích thực trạng và đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để từ năm 2012 đến nay để rút ra những tồn tại cần khắc phục của công tác này. Thứ ba, nghiên cứu các chính sách; từ những hạn chế của công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong điều kiện hộp nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu công tác quản trị nhân lực, cụ thể là công tác phát triển tại Công ty từ năm 2012 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và các điều kiện cụ thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì. 3 Phạm vi thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty tập trung vào nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: nhóm phương pháp quan sát, thống kê, thu thập thông tin, so sánh, phân tích tài liệu, tổng hợp và duy vật biện chứng. Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các lý thuyết chung và các kết quả nghiên cứu về nhân lực, chất lượng nhân lực và phát triển nhân lực gắn với đặc thù của ngành giấy, doanh nghiệp sản xuất giấy để hình thành khung lý thuyết; trên cơ sở đó, tiến hành thu thập dữ liệu các quan sát để kiểm chứng Để đảm bảo nguồn thông tin phục vụ việc phân tích và đánh giá có hiệu quả, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể: Nguồn thông tin thứ cấp: Các vấn đề lý luận, các kinh nghiệm thực tiễn được tổng hợp từ sách giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành và các tư liệu chính thống khác. Các số liệu tổng hợp, số liệu thống kê do các cơ quan, tổ chức chính thống và các học giả có uy tín đã công bố và được thừa nhận rộng rãi. Nguồn thông tin sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành việc xây dựng thu thập thông tin tại khối văn phòng và khối xí nghiệp sản xuất. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có xin ý kiến chuyên gia, là những giảng viên quản trị nhân lực có nhiều kinh nghiệm tư vấn về phát triển nguồn nhân lực cho các tổ chức, đơn vị cổ phần. 6. Những đóng góp của luận văn Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hoá đuợc những nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực. Qua đó góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về các biện 4 pháp phát triển nguồn nhân lực. Về thực tiễn: Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực, chỉ ra những thành tích đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần giấy Việt Trì thời gian qua. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần giấy Việt Trì. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, luận văn gồm 03 phần chính: Chương 1: Khái quát chung về công tác phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Giấy Việt Trì để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực Khái niệm nguồn nhân lực Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức. [10,tr8] Vai trò của nguồn nhân lực Bất kì một doanh nghiệp nào muốn sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ ngoài yếu tố vốn và công nghệ thì cần thiết phải có những con người để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ đó. Con người - với kỹ năng, trình độ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng được tổ chức và điều khiển bởi con người. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân bố nguồn tài chính, xác định các chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức. Không có những con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt đến các mục tiêu của mình. Do đó trong bất kỳ một xã hội nào nhân lực cũng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo cho mọi nguồn sáng tạo trong doanh nghiệp. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó. Sự sáng tạo giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều 6 lợi nhuận. Mặt khác sự sáng tạo cũng giúp các doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh nên câu nói “Các nguồn tài nguyên là hữu hạn, sức sáng tạo là vô hạn” đã trở thành triết lý của nhiều công ty. Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội đang phát triển sang nền kinh tế tri thức thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. lên, Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. 1.1.2. Khái niệm quản trị nhân lực Để sử dụng có hiệu quả nhân lực của mình, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện quản trị nhân lực. Quản trị nhân lực là một bộ phận của quản trị nói chung và là lĩnh vực quản trị liên quan trực tiếp đến khía cạnh con người. Quản trị nguồn nhân lực là một nội dung rất rộng. Chính vì vậy, cho đến nay quan niệm quản trị nguồn nhân lực nhìn chung được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay có nhiều cách định nghĩa không giống nhau về quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực là việc hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, sử dụng, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân lực phát triển thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. - Quản trị nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi giữa con người với các nhân tố vật chất tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động...) trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người, nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển tiềm năng vô tận của con người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan