Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạc...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng

.DOCX
121
7
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------- ĐINH THỊ BÍCH HẠNH “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG” LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------ĐINH THỊ BÍCH HẠNH “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG” Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HÙNG SƠN Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn và tham khảo từ các tài liệu, giáo trình và các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Những quan điểm đƣợc trình bày trong luận văn là quan điểm cá nhân. Các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tác giả luận văn Đinh Thị Bích Hạnh LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Hùng Sơn hiện tại đang công tác tại Kho bạc nhà nƣớc Việt Nam, giáo viên hƣớng dẫn đã tận tình chỉ bảo, theo sát và giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, số liệu, và thực hiện luận văn, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn đƣợc hoàn thành tốt hơn. Bên cạnh đó, tác giả luận văn xin trân trọng gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu của các cán bộ công tác tại Ủy ban nhân dân thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt là các cán bộ kế toán tại phòng Tài chính – kế toán thị trấn. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình đã động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Đinh Thị Bích Hạnh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt......................................................................................................................i Danh mục các bảng...............................................................................................................................ii Danh mục các biểu đồ........................................................................................................................iii Danh mục sơ đồ.....................................................................................................................................iii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC.......................................................5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................................5 1.1.1. Những nghiên cứu đã có.................................................................................................5 1.1.2. Sự khác biệt với đề tài đang nghiên cứu...............................................................8 1.2.Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc......................................................................................9 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc.............................................9 1.2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc........................................................................9 1.2.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nƣớc.......................................................................11 1.2.2. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc..............................................................................13 1.2.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc................................................................16 1.2.3.1. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc........................................................................16 1.2.3.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc............................17 1.2.3.3. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.................................18 1.3.Ngân sách xã...................................................................................................................................19 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm ngân sách xã...................................................................19 1.3.1.1. Khái niệm ngân sách xã......................................................................................19 1.3.1.2. Đặc điểm ngân sách xã........................................................................................20 1.3.2. Quản lý ngân sách xã.....................................................................................................20 1.3.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách xã....................................................................20 1.3.2.2. Chu trình quản lý ngân sách xã......................................................................21 1.3.2.3. Đánh giá quản lý ngân sách xã.......................................................................23 1.3.3. Quản lý thu ngân sách xã.............................................................................................24 1.3.3.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thu ngân sách xã................................24 1.3.3.2. Các nguồn thu ngân sách xã.............................................................................25 1.3.4. Quản lý chi ngân sách xã.............................................................................................27 1.3.4.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò chi ngân sách xã................................27 1.3.4.2. Nhiệm vụ chi ngân sách xã...............................................................................28 1.3.5. Cân đối ngân sách xã......................................................................................................29 1.3.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã.......................................30 1.3.6.1. Nhân tố khách quan...............................................................................................30 1.3.6.2. Nhân tố chủ quan....................................................................................................31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................33 2.1. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................................33 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................................33 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu...........................................................34 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận............................................................................35 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..........................................................................................35 2.2.4. Tác động của phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014..............................................................................................39 3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu – Thị trấn Đông Khê...............................................39 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý – tự nhiên..............................................................................39 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................................40 3.1.2.1. Về kinh tế.....................................................................................................................40 3.1.2.2. Về xã hội......................................................................................................................41 3.2.Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 - 2014........................................................................................................................42 3.2.1. Quản lý thu ngân sách thị trấn..................................................................................42 3.2.1.1. Dự toán thu.................................................................................................................42 3.2.1.2. Quyết toán thu...........................................................................................................49 3.2.1.3. So sánh quyết toán trên dự toán theo tỷ lệ %.........................................55 3.2.1.4. Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu.....................................................57 3.2.2 . Quản lý chi và nhiệm vụ chi ngân sách thị trấn............................................60 3.2.2.1. Dự toán chi..................................................................................................................60 3.2.2.2. Quyết toán chi...........................................................................................................65 3.2.2.3. So sánh quyết toán trên dự toán theo tỷ lệ %.........................................69 3.2.2.4. Tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi......................................................71 3.2.3. Cân đối thu – chi ngân sách thị trấn......................................................................73 3.3.Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................................................74 3.3.1. Hạn chế...................................................................................................................................74 3.3.1.1. Hạn chế về thu ngân sách...................................................................................74 3.3.1.2. Hạn chế về chi ngân sách...................................................................................76 3.3.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát........................................................77 3.3.2. Nguyên nhân.......................................................................................................................78 3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan...................................................................................78 3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan........................................................................................79 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG..................................................................................................................81 4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Đông Khê giai đoạn 2015 – 2020.............................................................................................................................................81 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê.........82 4.2.1. Quản lý nguồn thu tập trung và khuyến khích tăng thu............................82 4.2.2. Quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách có hiệu quả.......................84 4.2.3. Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm quản lý NSNN.................................85 4.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN..........................................................86 4.3. Kiến nghị.........................................................................................................................................87 4.3.1. Đối với HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng..............................................................87 4.3.2. Đối với HĐND, UBND huyện Thạch An.........................................................88 4.3.3. Đối với Phòng Tài chính huyện Thạch An.......................................................89 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 GTGT 2 HĐND 3 KBNN 4 NS 5 NSĐP 6 NSNN 7 NSTƢ 8 NSX 9 TNDN 10 TNCN 11 UBND i DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 1.1 2 Sơ đồ 1.2 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải có quỹ tiền tệ để quốc gia đó có thể tồn tại và phát triển cùng với các hoạt động trên mọi lĩnh vực của quốc gia đó. Ngân sách nhà nƣớc là một chủ thể tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, đồng thời nó cũng là công cụ tài chính chủ yếu giúp Nhà nƣớc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống NSNN đƣợc hình thành từ các cấp NSNN vì quỹ NSNN không chỉ có ở cấp Nhà nƣớc mà còn có ở các cấp địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Hệ thống NSNN đƣợc phân cấp quản lý cũng nhƣ sự phân cấp quản lý kinh tế và hành chính. Phân cấp quản lý NSNN sẽ giúp cho việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn của quốc gia, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng của đất nƣớc. Việc quản lý tốt NSNN sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy tăng tr ƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ đảm bảo các nhiệm vụ an ninh – quốc phòng. Có thể nhận thấy đƣợc sự quan trọng và cần thiết của việc quản lý NSNN ở các cấp. Phân cấp quản lý NSNN đƣợc cụ thể hóa và ban hành thành Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 1996, sau đó đƣợc sửa đổi và bổ sung năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004. Hiện Luật Ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc sửa đổi năm 2015 để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất n ƣớc. Việc sửa đổi, bổ sung Luật NSNN về công tác quản lý điều hành NSNN ở các cấp, cải cách hành chính và công khai ngân sách đƣợc chú trọng hơn đã góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý NSNN. Hệ thống NSNN ở nƣớc ta bao gồm Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng (NSĐP). Trong cấp NSĐP thì ngân sách xã (NSX) là cấp 1 ngân sách nhỏ nhất, NSX có thể là ngân sách cấp xã, phƣờng hay thị trấn. Nguồn NSĐP này đƣợc coi là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, vì là một bộ phận của NSNN nên nó cũng mang những đặc tr ƣng chung của NSNN: vừa là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc với các chủ thể khác và vừa bao gồm cả quá trình thu – chi ngân sách. Tuy nhiên, NSX không chỉ là một đơn vị trong hệ thống ngân sách mà nó còn đóng vai trò là đơn vị sử dụng ngân sách. Việc nắm giữ đồng thời cả hai vai trò khiến cho việc quản lý NSX còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý NSĐP, đặc biệt là NSX đóng vai trò quan trọng trong quản lý NSNN. Quản lý tốt cấp NSĐP sẽ giúp làm tăng hiệu quả quản lý cấp NSNN. Mỗi địa phƣơng có tình hình kinh tế - xã hội riêng, vì vậy sự quản lý ngân sách ở các địa phƣơng khác nhau cũng khác nhau, nhất là ở cấp ngân sách xã lại càng có sự khác biệt bởi xã là cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nƣớc. Nguồn thu của ngân sách xã thƣờng nhỏ lẻ, không tập trung mà nguồn lực tài chính cấp trên cũng có hạn dẫn đến ngân sách hạn hẹp. Quản lý chi ở cấp ngân sách này còn gặp nhiều khó khăn do các lĩnh vực chi thì nhiều mà các khoản chi cũng không đồng đều, đôi khi còn nhỏ giọt. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã còn hạn chế, nên ch ƣa bao quát đƣợc đầy đủ nhiệm vụ, triển khai công việc chƣa hiệu quả. Sinh sống tại thị trấn Đông Khê thuộc tỉnh Cao Bằng là một nơi vốn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và đang theo học chuyên ngành tài chính, nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng nên tôi quan tâm và muốn nghiên cứu về vấn đề quản lý ngân sách tại địa phƣơng. Tôi mong muốn có thể đóng góp cho địa phƣơng mình phần nào thông qua việc nghiên cứu đề tài này. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng” làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng thu - chi NSNN tại thị trấn Đông Khê nhằm đƣa ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó, đồng thời có những giải pháp và kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại địa phƣơng. - Nhiệm vụ + Tổng hợp các vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nƣớc nói chung và cụ thể về ngân sách xã (thị trấn). + Tổng hợp số liệu và phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê. + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về Ngân sách xã. Các lý luận chung về ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ về ngân sách xã. Trong đó, đề cập đến các hoạt động chính của quản lý ngân sách xã nhƣ quản lý thu NSX, các khoản mục thuộc nguồn thu NSX; quản lý chi NSX, nhiệm vụ chi ngân sách tại địa phƣơng; sự cân đối ngân sách giữa thu – chi cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại (xã) thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) trong giai đoạn 2010 - 2014. Cụ thể, các vấn đề liên quan đến ngân sách xã tại thị trấn Đông Khê về các hoạt động thu ngân sách, nhiệm vụ chi ngân sách cũng nh ƣ công tác thực hiện quản lý ngân sách tại địa phƣơng. 3 4. - Câu hỏi nghiên cứu Công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có những hạn chế nào còn tồn tại? - Làm thế nào để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê? 5. Bố cục luận văn Ngoài danh sách các từ viết tắt, danh sách các bảng, biểu đồ, mở đầu và kết luận thì bố cục luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2014. Chƣơng 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 . Những nghiên cứu đã có Ngân sách nhà nƣớc là chủ thể tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy, có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến chủ thể này trên các góc độ khác nhau cũng nhƣ tại các địa phƣơng khác nhau. Hệ thống NSNN bao gồm nhiều cấp ngân sách, các nghiên cứu có thể đƣợc tiến hành ở các cấp ngân sách khác nhau, thêm vào đó mỗi địa phƣơng có các đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội là mang tính chất riêng dẫn đến sự đa dạng về quy mô cũng nhƣ hƣớng nghiên cứu giữa các nghiên cứu là không giống nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều có chung chủ thể nghiên cứu là NSNN nên qua tìm hiểu tôi đã lựa chọn một vài nghiên cứu đã có để tham khảo nhƣ: Luận án tiến sĩ kinh tế của TS.Ngô Thiện Hiền (2012) với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”. Nghiên cứu đã đƣa ra những lý luận tổng quan về NSNN nói chung, các khái niệm cũng nhƣ quản lý quy trình NSNN. Bên cạnh đó, các lý luận về hiệu quả quản lý NSNN và các nhân tố ảnh h ƣởng cũng đã đƣợc tác giả đƣa ra nhằm làm cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý NSNN cấp tỉnh tại tỉnh An Giang. Nghiên cứu còn đƣa ra những kinh nghiệm về quản lý NSNN tại một số nƣớc trên thế giới và cả các tỉnh trong cùng khu vực ở trong nƣớc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN ở tỉnh An Giang đƣợc tác giả trình bày một cách khá đầy đủ từ NS cấp tỉnh đến các cấp địa phƣơng và tập trung chủ yếu vào sự quản lý NS của cấp tỉnh. Từ 5 những kết quả phân tích thực trạng có đƣợc, tác giả chỉ ra những hạn chế chủ yếu cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để đƣa ra những giải pháp khắc phục cũng nhƣ biện pháp để thực hiện các giải pháp đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh An Giang. Có thể thấy, luận án của tiến sĩ Ngô Thiện Hiền đã có những lý luận chung về NSNN cũng nhƣ những đánh giá về thực trạng và các giải pháp đ ƣa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh An Giang rất chi tiết và đầy đủ, tuy nhiên, tác giả nghiên cứu tập trung chủ yếu vào NSNN ở cấp tỉnh. Các lý luận về NSNN đƣa ra là các lý luận về NSNN nói chung mang tính tổng quan và thực trạng tác giả phân tích là ở NSNN cấp tỉnh với con số đ ƣợc tổng hợp từ rất nhiều huyện, xã trong địa bàn tỉnh nên quy mô cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu của tác giả mang tính tổng quan cao. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ”. Cũng giống nhƣ bất cứ đề tài nào về NSNN thì tác giả cũng đã đ ƣa ra những lý luận cơ bản về NSNN nói chung, thêm vào đó tác giả có đƣa ra các vấn đề liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện nhƣ các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò của NS huyện cũng nhƣ các hoạt động thu – chi NS cấp huyện. Phạm vi nghiên cứu ở bài nghiên cứu này đã đƣợc thu xuống ở cấp huyện. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích thực trạng quản lý NSNN tại địa bàn nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới. Luận văn của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liên đã nghiên cứu về NSNN với cách tiếp cận khác so với luận án của tiến sĩ Ngô Thiện Hiền. Bên cạnh lý luận về NSNN nói chung thì tác giả cũng đã đƣa ra những lý luận về NSNN cấp huyện, về vai trò, đặc điểm của NS cấp huyện. Những đánh giá về thực trạng của địa bàn nghiên cứu là ở cấp địa phƣơng, tuy nhiên nó vẫn mang tính khá tổng quan vì một 6 huyện có nhiều xã thành viên và mỗi xã sẽ có sự khác biệt trong việc sử dụng NSNN. Ngoài ra, có thể kể đến đề tài luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Ngô Thanh Huyền. Luận văn không đƣa ra các lý luận về NSNN nói chung mà đ ƣa ra các lý luận cụ thể về ngân sách xã, các khái niệm, đặc điểm, cai trò cũng nhƣ quản lý thu – chi ngân sách xã. Luận văn cũng đã chỉ ra thực trạng về công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện nghiên cứu để từ đó có đ ƣợc nhận xét về sự thuận lợi và khó khăn trong quản lý NSX, đồng thời đ ƣa ra các biện pháp để nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện. Đây là luận văn có phạm vi nghiên cứu thu hẹp hơn so với hai luận văn trên, tức là luận văn tiến hành nghiên cứu về công tác quản lý NSX nói chung trên địa bàn huyện. Bên cạnh lý luận về NSX thì luận văn không đƣa ra những lý luận chung về NSNN và hệ thống phân cấp quản lý của NSNN để từ đó thấy đ ƣợc mối liên hệ và sự tƣơng quan giữa ngân sách cấp xã và các cấp ngân sách cấp trên. Tác giả tiến hành nghiên cứu về công tác quản lý NSX tổng thể trên địa bàn huyện chứ không phải tiến hành nghiên cứu về một xã cụ thể. Bên cạnh các nghiên cứu mang tính cá nhân về NSNN thì tài liệu “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” (Kèm theo Quyết định số 3095/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính) là một tài liệu rất đáng tin cậy về lý luận NSNN nói chung và chi tiết về NSX do Bộ tài chính tiến hành soạn thảo. Tuy nhiên, tài liệu chỉ mang tính lý luận, cung cấp những kiến thức về mặt lý thuyết và chủ yếu nhằm hƣớng dẫn, đào tạo cho các cán bộ cấp xã chứ không mang tính chất nghiên cứu về thực trạng tại một địa phƣơng cụ thể. 7 1.1.2 . Sự khác biệt với đề tài đang nghiên cứu Qua tổng quan về các nghiên cứu đã có đã giúp cho tác giả có đƣợc định hƣớng căn bản để xây dựng đề cƣơng nghiên cứu luận văn của mình. Nhìn chung, các đề tài và tài liệu nêu trên đều đƣa ra những lý luận căn bản về NSNN nói chung và ngân sách từng cấp địa phƣơng nói riêng, thực trạng tại từng địa phƣơng mà các tác giả nghiên cứu cũng nh ƣ những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của tác giả thì hiện chƣa có nghiên cứu nào về NSNN đƣợc tiến hành tại địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Đề tài luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng” mà tác giả thực hiện là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng quản lý NSX tại địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cụ thể là về thị trấn Đông Khê – một đơn vị cấp xã thuộc huyện Thạch An. Ngoài phần cơ sở lý luận chung về NSNN thì không giống nh ƣ các nghiên cứu trên, luận văn tiến hành nghiên cứu về một xã cụ thể trong địa bàn huyện chứ không phải nghiên cứu về công tác quản lý NSX nói chung của toàn huyện hay công tác quản lý NSNN ở các cấp cao hơn là cấp huyện và cấp tỉnh. Bên cạnh đó, mỗi một địa phƣơng có đặc thù riêng về tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ sự phát triển của địa phƣơng chịu ảnh hƣởng của phong tục tập quán của ngƣời dân và vị trí địa lý của địa ph ƣơng đó. Do đó, những thực trạng về công tác quản lý NSX tại thị trấn Đông Khê cũng có sự khác biệt. Các giải pháp mà nghiên cứu đƣa ra cũng phù hợp với thực trạng tại địa phƣơng. 8 1.2. Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc 1.2.1 . Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc 1.2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nƣớc đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển gắn với lịch sử hình thành và phát triển của một đất nƣớc, và theo đó là các mối quan hệ kinh tế về hàng hóa, tiền tệ. NSNN cho thấy đƣợc các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong một đất nƣớc, và nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hữu hiệu thể hiện các chức năng và quyền lực của Nhà nƣớc. Hình thái của NSNN tùy thuộc vào chế độ của đất nƣớc đó, vì vậy sự quản lý phân cấp NSNN cũng khác nhau tùy theo từng chế độ, từng thời kỳ. Nó thay đổi theo sự thay đổi của từng quốc gia tại từng thời điểm khác nhau. Các quan điểm, khái niệm về NSNN ở các quốc gia khác nhau cũng sẽ khác nhau tùy thuộc theo nhận định của quốc gia đó về NSNN. Có thể lấy ví dụ nhƣ, theo quan điểm của ngƣời Nga thì NSNN là “Bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nƣớc”, còn theo cuốn tƣ liệu Xanh của Pháp đƣợc ấn hành nhằm h ƣớng dẫn một số luật định tài chính và thuế, trong đó ngân sách đƣợc hiểu là: “Chứng từ dự kiến cho phép các khoản thu chi hàng năm của nhà n ƣớc; Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày các khoản chi phí của nhà n ƣớc trong một năm”. Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015 thì khái niệm ngân sách nhà nƣớc là: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan