Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện mê linh thành phố hà n...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện mê linh thành phố hà nội

.DOCX
107
7
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC ANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC ANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT LỘC XÁC NHẬN CỦA CTHĐ PGS. TS. Phí Mạnh Hồng Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà nội, ngày ........ tháng........ năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Ngọc Anh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Lộc, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Hà nội, ngày ........ tháng........ năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Ngọc Anh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..........................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI.......................................................................4 1.1. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết..........................................................4 1.1.1. Tổng quan các bài báo, tạp chí nghiên về vấn đề quản lý đất đai...........4 1.1.2. Sách tham khảo về vấn đề quản lý đất đai.............................................. 5 1.1.3. Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản lý đất đai.............6 1.2. Quản lý nhà nƣớc về đất đai......................................................................7 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai..................................................7 1.2.2. Vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai.............................. 10 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về đất đai......................................11 1.3. Nội dung QLNN về đất đai......................................................................11 1.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó...............................................................11 1.3.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.............11 1.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất............................................ 12 1.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất...........................................................................................................12 1.3.5. Quản lý tài chính về đất đai.................................................................. 12 1.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.....................................12 1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất............................................... 12 1.4. Công cụ và phƣơng pháp QLNN về đất đai............................................ 13 1.4.1. Công cụ quản lý nhà nƣớc về đất đai................................................... 13 1.4.2. Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai...........................................16 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về đất đai tại chính quyền huyện......18 1.5.1. Tác động của công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính..............................................................................19 1.5.2. Tác động của công tác quy hoach, kế hoạch hoá việc sử dụng đất đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cƣ...................................... 20 1.5.3. Nhiệm vụ ban hành tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác đền bù tái định cƣ....................................20 1.5.4. Giao đất, cho thuê đất........................................................................... 20 1.5.5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..............................................21 1.5.6. Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất.......21 1.5.7. Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, việc quản lý sử dụng đất đai tác động đến công tác đền bù tái định cƣ tố cáo các vi phạm trong lĩnh vực đất đai....................................................................................................................21 1.6. Kinh nghiệm QLNN về đất đai ở các địa phƣơng...................................23 1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Liên quan đến “phân lô bán nền”, biến đất công thành đất tƣ......23 1.6.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai của quận Lê Chân thành phố Hải Phòng........................................................................................................24 1.6.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Mê Linh................................................................................................25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................27 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng..................................................27 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu............................................28 2.2.1. Địa điểm................................................................................................28 2.2.2. Thời gian...............................................................................................28 2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng và chỉ tiêu nghiên cứu..................................28 2.4. Mô tả phƣơng pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích.........29 2.4.1. Chọn mẫu điều tra.................................................................................29 2.4.2. Cách thức tiến hành...............................................................................29 2.5. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu...............30 2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................30 2.5.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu............................................................. 31 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI......33 Ở HUYỆN MÊ LINH..................................................................................... 33 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh................................33 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................33 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội........................................................................37 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Mê Linh....................................... 42 3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................47 3.2.Thực trạng QLNN về đất đai ở huyện Mê Linh, những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về đất đai tại huyện Mê Linh..................57 3.2.1. Thực trạng QLNN về đất đai ở huyện Mê Linh....................................57 3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi tr ƣờng của việc sử dụng đất; tính hợp lý của việc sử dụng đất.............................................................................59 3.2.3. Kết quả đạt đƣợc trong công tác đất đai của huyện Mê Linh...............61 3.2.4. Hạn chế yếu kém...................................................................................62 3.2.5. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhà nƣớc về đất đai................................ 63 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ.................64 NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI...........................................................................64 4.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp................................................................... 64 4.1.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh ....... 64 4.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020..........................................65 4.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện Mê Linh .........................................................................................................................66 4.2. Giải pháp hoàn thiện về quản lý đất đai của chính quyền huyện Mê Linh thành phố Hà Nội............................................................................................66 4.2.1 Giải pháp hoàn thiện công cụ và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện..............................................................................66 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Mê Linh...........................................................................................................67 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 69 5.1. Kết luận....................................................................................................69 5.2. Kiến nghị..................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................72 PHỤ LỤC........................................................................................................75 PHẦN THÔNG TIN CHUNG........................................................................82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 i DANH MỤC CÁC BẢNG STT B 1 Bản 2 Bản 3 Bản 4 Bản 5 Bản 6 Bản 7 Bản 8 Bản 9 Bản 10 Bản 11 Bản 12 Bản ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 2 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành quy định "Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả". Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…vv, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nƣớc nhằm quản lý sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng. Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong QLNN về đất đai. Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa đổi (1998, 2001) và 2 lần ban hành luật mới (1993, 2003). Tuy nhiên, đến nay tình hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng nhƣ thực tiễn của công tác QLNN về đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hƣớng phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết sức cần thiết. Mê Linh Là huyện ngoại thành mới sáp nhập về Hà Nội và đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều khu công nghiệp, lại thuận tiện giao thông... do vậy, nhiều ngƣời dân ở các nơi khác đã tìm đến vùng này mua đất, nhằm kiếm lời và đẩy giá đất ở Mê Linh mỗi lúc một cao. Đất có giá, đã kéo theo những khiếu nại, tố cáo, vƣớng mắc... xoay quanh đất đai đã xảy ra. Từ 2009 đến nay, Phòng tài nguyên Môi trƣờng huyện Mê Linh thành phố Hà Nội đã báo cáo tham mƣu UBND huyện Mê Linh ban hành Quyết 1 định giải quyết và có văn bản trả lời 130 vụ việc khiếu nại về đất đai; hàng năm tổ chức đối thoại và xác minh trên 50 vụ việc, đơn thƣ của nhân dân về việc tranh chấp đất đai. Năm 2009, UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo quyết liệt các ban ngành vào cuộc trong công tác xử lý lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, kết quả đã tổng hợp và xử lý đƣợc 916 trƣờng hợp vi phạm. Trong vòng 5 năm (từ 2009- 2014) UBND huyện Mê Linh cũng thành lập 16 đoàn Thanh, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện, kịp thời phát hiện sai phạm và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật Để đánh giá công tác QLNN về đất đai trong quá trình phát triển KTXH và đô thị hoá của huyện Mê Linh thành phố Hà Nội giai đoạn từ 2009 đến năm 2014, cần nghiên cứu thực trạng của nó để thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại trong công tác QLNN về đất đai của huyện, từ đó đƣa ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhằm khai thác sử dụng nguồn lực đất đai có hiệu quả hơn. Đó là những nội dung cần đƣợc nghiên cứu và đây cũng là những vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Mê Linh thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá đƣợc thực trạng, đánh giá đƣợc mặt đạt đƣợc và ch ƣa đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại huyện Mê Linh, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi để Hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Mê Linh thành phố Hà Nội. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Làm thế nào để quản lý nhà n ƣớc về đất đai tốt hơn góp phần thúc đẩy cho sự phát triển huyện Mê Linh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung? 2 3. - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Mê Linh thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Hoạt động QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Mê Linh. + + Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2013. Vê không gian: Tác giả nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn huyện Mê Linh. 4. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài đƣợc nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp sau: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và đánh giá tình hình QLNN về đất đai tại địa bàn huyện Mê Linh, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích kiện toàn hệ thống QLNN về đất đai tại địa bàn huyện Mê Linh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung góp phần đƣa nền kinh tế, xã hội, văn hóa chính trị... của Việt Nam vƣơn tầm châu lục và thế giới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có bốn chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền huyện. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Mê Linh. Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở huyện Mê Linh. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết Trong quá trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tác giả đã tập trung nghiên cứu các nhóm vấn đề xoay quanh chủ đề QLNN về đất đai 1.1.1. Tổng quan các bài báo, tạp chí nghiên về vấn đề quản lý đất đai -Tranh chấp đất đai : Nhìn nhận qua một đợt khảo sát thực tế, tác giả Phạm Hữu Nghị đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, 2010, Số 2 (262), tr. 50-56: bài báo đề cập đến tình hình tranh chấp đất đai, nguyên nhân và xu hƣớng phát triển của các cuộc tranh chấp đất đai. Nêu những khó khăn, vƣớng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở tỉnh Sóc Trăng từ đó đƣa ra những vấn đề nổi cộm qua khảo sát các tranh chấp ở địa phƣơng và đề xuất một số kiến nghị về chính sách và pháp luật. - Kinh nghiệm chuyển đổi đất đai thành vốn để phát triển kinh tế xã hội của tác giả Lê văn Hải trên Tạp chí Quản lý nhà n ƣớc, 2009, Số 4 (159), tr.53-56: đề cập đến các nghị quyết của Đảng, luật đất đai thể hiện vai trò và quy định cho phép chuyển đổi đất thành vốn để phát triển khinh tế ở n ƣớc ta. Hiện trạng công tác này từ 1998, đã có hàng chục tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng triển khai, 2007 có gần 200 ha đất đƣợc giao tạo vốn hàng chục tỉ đồng... Một số kinh nghiệm từ thực tiễn công tác nhƣ: đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc, xác định giá đất, giá tài sản, công tác quy hoạch.. Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về đất đai, tác giả Nguyễn Thị Phƣợng, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, năm 2008, số 146, tr. 24-28 đề cập đến thực tiễn phân cấp trong quản lý nhà nƣớc về đất đai giữa trung ƣơng và địa phƣơng; giữa các cơ quan quản lý đất đai trong hệ thống chính quyền địa phƣơng các cấp; Các quy định pháp lý về phân cấp trong quản lý đất đai thể hiện rõ quan điểm, chủ trƣơng của nhà nƣớc trong việc quản lý nguồn lực đất 4 đai, điều tiết các quan hệ đất đai và các đối tƣợng bất động sản khác nhằm xóa bỏ độc quyền của nhà nƣớc về đất đai; Những hạn chế, bất cập khi thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nƣớc và đề xuất một số kiến nghị. - Hoàn thiện về pháp luật và tư duy trong quản lý nhà nước về đất đai / Trần Thị Cúc, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, năm 2008, số 146, tr. 19-23 đã khái quát những hạn chế trong hệ thống các văn bản pháp luật đất đai; về t ƣ duy ban hành văn bản pháp luật đất đai; về phƣơng pháp làm luật; t ƣ duy về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về thu hồi, bồi thƣờng; về giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo đất đai. Tác giả cũng đ ƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đất đai hiện hành. 1.1.2. Sách tham khảo về vấn đề quản lý đất đai Nguyễn Cảnh Quý (2012), Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay [14], trình bày một số vấn đề lý luận về nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam; phân tích, đánh giá các kết quả điều tra, khảo sát về nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền thuộc 9 tỉnh, thành trong cả nƣớc, v.v., nêu lên những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của nó; đồng thời đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cƣờng nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu cũng đề cập đến vấn đề các cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Trong hơn 25 năm đổi mới, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền đã nhận thức đƣợc những nội dung cơ bản của pháp luật đất đai, nên đã quản lý đất đai có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế pháp triển, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định xã hội, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của đất nƣớc. Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo, 5 quản lý thuộc các cấp chính quyền nhận thức và thực hiện ch ƣa đầy đủ pháp luật đất đai, đặc biệt là các quy định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giải quyết tranh chấp đất đai,… Có một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các cấp chính quyền còn vi phạm pháp luật đất đai, làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về đất đai. 1.1.3. Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản lý đất đai Báo cáo “Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam” (2011) [23] của Ngân hàng Thế giới, tập trung vào tổng kết hiện trạng và đánh giá quá trình thực hiện các quy định của pháp luật ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm quốc tế và các chính sách của Ngân hàng Thế giới về đất đai đã đƣợc phân tích kỹ trong báo cáo này để kiến nghị những nội dung pháp luật có liên quan tới cơ chế chiếm giữ đất đai bắt buộc cần sửa đổi phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Đặc biệt báo cáo đƣa ra bốn nghiên cứu cần đƣợc xem xét: (1) xây dựng hệ thống định giá đất bao gồm cả phƣơng pháp định giá và trình tự, thủ tục, trợ giúp cho các tổ chức, cá nhân đã đƣợc phép hành nghề định giá và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về giá đất; (2) tiêu chí cho việc áp dụng cơ chế thu hồi đất đai bắt buộc và chuyển dịch đất đai tự nguyện (trong đó vấn đề quyền sở hữu đất đai cần đƣợc đề cập hay không cần đề cập) nhằm nâng cao vai trò của cơ chế thị trƣờng trong quá trình chuyển dịch đất đai; (3) quy hoạch sử dụng đất hƣớng tới nâng cao tính hợp lý và tính hiệu quả trong sử dụng đất và trong chuyển dịch đất đai; (4) cơ chế giải quyết các bức xúc nẩy sinh trong quá trình thu hồi đất đai bắt buộc. Từ các nghiên cứu này báo cáo đề xuất những bƣớc hoàn thiện nhằm trợ giúp cho Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng và Tổng cục Quản lý đất đai tập trung vào các nhƣợc điểm đã chỉ ra cần sửa đổi, đổi mới trong pháp luật đất 6 đai có liên quan tới các cơ chế chuyển dịch đất đai trong dự thảo Luật Đất đai mới năm 2013 Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thế Vinh (2008) “Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ” [16] nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến thành công và những hạn chế trong kết quả QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ t r o n g thời gian t ừ nă m 2002 đ ến 200 8 . Luận án đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế để hoàn thiện QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ và đề xuất, kiến nghị với Nhà n ƣớc, thành phố một số biện pháp hoàn thiện QLNN về đất đai của chính quyền quận nói chung. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về đất đai 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai - Khái niệm quản lý: Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữquản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy [12]. Quan niệm chung nhất về quản lý đƣợc nhiều ngƣời hấp nhận do điều khiển học đƣa ra nhƣ sau: Quản lý là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. [15, tr. 3] - Khái niệm quản lý nhà nƣớc: Quản lý nhà nƣớc là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nƣớc, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nƣớc trên các phƣơng diện lập pháp hành pháp và t ƣ pháp. [12] - Khái niệm QLNN về đất đai: Quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, 7 kếhoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.[15, tr. 21] Điều 6, Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhà nƣớc thống nhất quản lý về đất đai với 13 nội dung [18], nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nƣớc về đất đai, đƣợc tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây: Một là: Nhà nƣớc nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nƣớc biết rõ các thông tin chính xác về số lƣợng đất đai, về chất lƣợng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụthể: - Về số lƣợng đất đai: Nhà nƣớc nắm về diện tích đất đai trong toàn quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phƣơng; nắm về diện tích của mỗi loại đất nhƣ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, v.v...; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ... - Về chất lƣợng đất: Nhà nƣớc nắm về đặc điểm lý tính, hoá tính của từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v..., đặc biệt là đối với đất nông nghiệp. - Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nƣớc nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không? cách đánh giá phƣơng hƣớng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai. Hai là: Nhà nƣớc thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nƣớc chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai, nhƣng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Trong quá trình phát triển của đất nƣớc, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nƣớc với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan