Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Học kì asean tự do di chuyển lao động trong asean...

Tài liệu Học kì asean tự do di chuyển lao động trong asean

.DOCX
5
129
117

Mô tả:

MỤC LỤC ĐỀ BÀI 1 BÀI LÀM 2 1. Những vấn đề lí luận và pháp lý 2 1.1. Những vấn đề lý luận 2 1.2 Những vấn đề pháp lý 3 2. Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển 3 3. Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành cộng 4 khai đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 ĐỀ BÀI Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN dưới các góc độ: - Những vấn đề lý luận và pháp lý; - Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai; - Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. 1 BÀI LÀM Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào năm 2015, được hình dung là một "thị trường chung", trong đó có “4 quyền tự do”: hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề. Để đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, không thể không nói đến vai trò của một thị trường lao động năng động và linh hoạt, trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là chất lượng lực lượng lao động có tay nghề và sự dịch chuyển tự do của lao động trong ASEAN. Với mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, bài viết xin được bình luận hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN dưới nhiều góc độ. 1. Những vấn đề lí luận và pháp lý 1.1. Những vấn đề lý luận Tự do di chuyển lao động lành nghề là một trong những nội dung mà AEC hướng tới để xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất, trong đó có người lao động, ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Đối tượng của hoạt động này là lao động lành nghề. Lao động lành nghề (Skilled Labor) được hiểu là lao động có kỹ năng, có trình độ nhất định, là một bộ phận của lực lượng lao động với một mức độ kỹ năng cao, tạo ra giá trị kinh tế đáng kể thông qua việc thực hiện một công việc và được đặc trưng bởi mức độ giáo dục hoặc chuyên môn cao và tiền lương cao . Tiêu chí được đặt ra của ASEAN là chỉ lao động lành nghề được di chuyển tự do trong khu vực, điều này khác với Liên minh châu Âu (EU) là tất cả mọi lao động đều được tự do di chuyển. Sở dĩ ASEAN đặt ra vấn đề giới hạn lao động di chuyển tự do bởi lẽ thực tế vẫn còn khoảng cách phát triển tương đối lớn về trình độ tay nghề lao động giữa các nước ASEAN, trong khi nhu cầu chuẩn hóa và công nhận tay nghề lẫn nhau, thúc đẩy thị trường lao động dịch chuyển tự do ngày càng trở nên cần thiết. 2 Lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng của các nước ASEAN nay đã lên đến 285 triệu người, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng thêm việc làm, phát triển chất lượng lao động, bảo trợ xã hội cho công nhân, bảo vệ và nâng cao quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo đó, việc dịch chuyển lao động trong ASEAN đang ngày càng phát triển, thị trường lao động đang cần những công nhân lành nghề, tự do hóa lao động và hội nhập kinh tế là một tất yếu. Vì vậy, sự hợp tác trong lĩnh vực này là cần thiết. 1.2 Những vấn đề pháp lý Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) đã nêu: ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm Đặc Trách Cao cấp (HLTF) về Liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Cụ thể là: a- Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, và Khu vực Đầu tư ASEAN; bThúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; c- Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài, và tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển. Như vậy, bước đầu, ASEAN đã có sự cụ thể hóa mục tiêu bằng hành động cam kết thực hiện khuyến nghị của HLTF về AEM trong đó bao gồm nội dung “tạo thuận lợi cho việc di chuyển của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài…”. Trên cơ sở pháp lý đó, các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết về vấn đề tư do di chuyển lao động của ASEAN được đưa ra thảo luận và thực hiện 2. Các sáng kiến, biện pháp, chương trình và liên kết đã được triển khai Hành động lớn đầu tiên của ASEAN để triển khai các biện pháp cụ thể trên chính là việc các nhà lãnh đạo các nước thành viên ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên. Có thể coi đây là một kế hoạch hành động trung hạn đầu tiên của AEC. ASEAN hy vọng, hội nhập nhanh các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành bước đột phá, tạo đà và tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác. 3 Để tiếp tục góp phần thực hiện nhiệm vụ trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN và mong muốn xây dựng một cơ chế hiệu quả để tiếp tục tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển thể nhân hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN và giảm thiểu các hạn chế việc di chuyển thể nhân tạm thời qua biên giới tham gia cung cấp thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư thì Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (Hiệp định MNP) cũng đã ra đời. Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW), đại diện các quốc gia thành viên và Ban Thư ký ASEAN dự và tham gia bàn thảo để đạt tới sự đồng thuận cao trong nhận định, đánh giá các hoạt động đã hoàn thành cũng như đang được triển khai trong thực thi Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư và các vấn đề sẽ thực hiện trong tương lai Bốn chủ đề chính được tập trung thảo luận gồm tăng cường bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, chống bóc lột, ngược đãi; đẩy mạnh bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư thông qua tăng cường quản lý lao động di cư của các nước thành viên ASEAN; hợp tác khu vực ASEAN chống lại nạn buôn bán người; phát triển văn kiện ASEAN về bảo vệ; và thúc đẩy quyền cả người lao động di cư. Bên cạnh đó, trong các Hội nghị của mình, ASEAN luôn đề cập, thảo luận những vấn đề xoay quanh việc tự do hóa lao động trong ASEAN. Điều này mang lại các kế hoạch làm giảm bớt các biên giới quốc gia-nhà nước đối với một số nhóm lao động kỹ năng tới làm việc ở một quốc gia ASEAN khác với các thủ tục dễ dàng hơn, theo các Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau (MRA) đã được ký kết. Hiện nay, có 7 ngành nghề kỹ năng được công nhận là: bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán và điều tra viên. 3. Vai trò của hoạt động này đối với việc xây dựng thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào nam 2015 Có thể nói, AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định 4 Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN, v.v…, để xây dựng ASEAN thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn. Do đó, để đạt được mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN năng động, hiệu quả thì không thể thiếu một thị trường lao động có tay nghề và sự dịch chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN. Chỉ khi thị trường lao động được tự do lưu thông thì người lao động mới có thể tự do tìm kiếm việc làm, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa, tự do hóa lao động là một trong những mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN, do vậy, chỉ khi nào mục tiêu này đạt đươc thì AEC mới thực sự thành công. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb Công an Nhân dân, năm 2012; 2. Một vài tài liệu trên internet. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan