Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Thiết kế - Đồ họa Hướng dẫn sử dụng pinnacle studio plus 9...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng pinnacle studio plus 9

.PDF
95
2333
133

Mô tả:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PINNACLE STUDIO PLUS 9 VÀ BẢN CẬP NHẬT Pinnacle Studio 15 HD Ultimate Collection - Các thuật ngữ dựng phim HD - Bảng phím tắt sử dụng nhanh phần mềm Lời nói đầu Là phần mềm dựng phim khá chuyên nghiệp nhưng sử dụng đơn giản kể cả cho giới làm phim nghiệp dư. Pinnacle Studio được thiết kế như là phần mềm dựng phim gia đình. Tuy nhiên phiên bản 15 (năm 2011) ra đời đã bổ sung đáng kể nhiều chức năng, hiệu ứng , kỹ xảo phim chuyên nghiệp , đẹp mắt cũng có thể giành cho làm phim chuyên nghiệp. Tài liệu này gồm hai phần : Phần I : Sưu tầm 20 bài học cơ bản để dựng phim cho người bắt đầu (của tác giả Trương Hữu Đức từ trang web vvvw.thuvien-it.net ). Đây là bộ bài viết chi tiết , tỉ mỉ cho người mới bắt đầu. Minh họa ở phiên bản 9.0 trở về trước (ra đời khoảng năm 2002 gì đó). Mặc dù vậy việc biên tập , sử dụng biên tập phim ở Phiên bản 15 (năm 2011) cũng gần tương tự mà thôi đó là thực hiện 3 bước để biên tập phim nhưng đã phần nào cải tiến những khuyết điểm phiền hà các phiên bản trước , đồng thời ở phiên bản HD 15 người dùng chỉ làm công việc “kéo – thả” mà thôi! (những điểm khác sẽ trình bày sau). Nhanh –gọn – dễ sử dụng –chuyên nghiệp là những gì tôi muốn nói đến chương trình này. Phần II : Nêu những suy nghĩ của bản thân khi sử dụng chương trình và những nét chính về phiên bản mới Pinnacle Studio 15 HD Ultimate Collection . Các thuật ngữ (từ điển) về các quy trình , nội dung có liên quan , sử dụng trong phiên bản HD 15 này , các thuật ngữ này cũng là tư liệu để chúng ta có thể thêm nhiều kiến thức liên quan đến định dạng , chất lượng của một PHIM. Sau cùng là bảng phím tắt thông dụng dùng trong chương trình HD 15 này. *** Là tài liệu sưu tầm từ nhiều nguồn , với mong muốn ngày càng nhiều người hiểu và tiếp cận , làm chủ với CNTT , thỏa sức sáng tạo , đáp ứng niềm say mê của bản thân. Mong bạn đọc đón nhận , chia sẽ và thông cảm cho nhiều sai sót có ở trong tài liệu này (ví dụ ở phần II của tài liệu này) PHẦN I – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PINNACLE STUDIO PLUS V 9 Bài 1: Yêu cầu phần cứng, cài đặt phần mềm, tải bản vá lổi, nâng cấp Studio Plus Để bắt đầu sử dụng Pinnacle studio Plus trước hết chúng ta cần tìm hiểu các yêu cầu thiết bị phần cứng của Ứng dụng này. Ảnh: vvvw.thuvien-it.net Mục lục: I. II. Các thuật ngữ: Yêu cầu phần cứng, phần mềm: 1. 2. III. Yêu cầu phần mềm Cài đặt chương trình, tải bản vá lổi, nâng cấp. 1. 2. IV. Cấu hình hệ thống Cài đặt chương trình Tải bản vá lổi, nâng cấp Mô hình họat động, thiết bị, chuẩn file hỗ trợ của Studio. 1. 2. Mô hình họat động của Studio Thiết bị thâu phim PCI a. b. 3. 4. IEEE 1394 Card và Analog Video capture Card Pinnacle Card AGP Card Chuẩn file hổ trợ I-Các thuật ngữ: CPU= Central Processing Unit: Bộ xử lý trung tâm, bộ vi xử lý. Hyper Threading Technology=Công nghệ siêu phân luồng, cho phép 1 CPU họat động như 2CPU khi được kích họat để xử lý đồng thời nhiều thao tác cùng lúc. MB= Megabyte=1024Kb x 1024 bytes-theo định nghĩa của Windows. Còn theo các nhà sản xuất thì 1 MB=1000kb. AGP= Accelerated Graphics Port: Cổng đồ họa gia tốc. Phương thức kết nối trực tiếp giữa chip hệ thống và chip đồ họa. Nhờ tốc độ cao gấp 2 lần PCI chip, nên tuy mắc tiền nhưng AGP được dùng phổ biến trong công việc xử lý đồ họa 3 chiều. HDD=Hard Drive: dĩa cứng. RPM: Roundup Per Minute: số vòng quay trên 1 phút. Tốc độ vòng quay càng cao, tốc độ đọc/ghi càng nhanh. MB/s: Tốc độ đọc ghi tính bằng Megabyte/giây. Analog Video Capture Card: Thiết bị thu phim được quay bằng kỹ thuật tỷ biến. Thiết bị này họat động như một bộ phận chuyển hóan phim và âm thanh(dùng phương pháp PCM) từ Analog sang phim Digital, chất lượng không cao. Digital Video Capture Card hay IEEE 1394= Institute of Electrical and Electronic Engineers: sản phẩm của nhóm Kỹ sư thuộc viện Điện điện tử Hoa Kỳ chuyên phát triển các thiết bị chuẩn về truyền số liệu. Đây là thiết bị dùng để thu phim được quay bằng Kỹ thuật số. Thiết bị nay họat động như một bộ phận thu nhận các tín hiệu hình và âm thanh từ máy quay Digital vào dĩa cứng máy tính. Chất lượng cao nhất. PCM= Pulse Code Modulation: Thiết bị điều biến Mã xung, dùng để chuyển tín hiệu analog ở đầu vào và cho ra tín hiệu Digital chất lượng âm thanh cao hơn. DVD/CD Writer: Ổ ghi được dĩa DVD và CD. AVI =Audio Video Interleave: Đọc là "Ây-Vi-Ai" Một chuẩn File Hình ảnh xen Âm thanh của Microsoft trong môi trường Windows. MPEG= Moving Picture Experts Group: Một họ file phim ảnh nén thuộc chuẩn ISO. Cho ra các phim có chất lượng hơn hẳn các định dạng khác. Chuẩn hiện nay của MPEG là: MPEG-1, MPEG-2 và MPEG-4. MPEG-1 có độ phân giải 320x240 pixels, tốc độ 30 ảnh trên giây. MPEG-2 có độ phân giải 720 x 480 và 1280 x 720 pixels, tốc độ 60 ảnh trên giây, âm thanh chất lượng CD- Chuẩn này được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. MPEG-4 là một chuẩn nén đồ họa và phim ảnh. Dùng cho các đường truyền có băng thông hẹp. Có thể trộn text, họa hình và đồ họa vào file. Chưa được ứng dụng rộng rãi. FPS=fps=Frame per seconds: Số hình hiển thị trong một giây. VCR= Video Cassette Recoder: Máy ghi băng hình, hay còn gọi là : Video Cassette Player: Đầu chiếu băng hình NTSC=National Television Standard Committee : Ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn truyền hình của Hoa kỳ. Chịu trách nhiệm thiết lập các hệ chuẩn cho phim ảnh. PAL= Phase Alternative Line: Một chuẩn phim ảnh của Châu Âu. VHS= Video Home System: Hệ phim ảnh gia đình, là các băng video cassette chiếu trên các đầu VCR. thuật ngữ được dùng đầu tiên nhất là :Vertical Helical Scan. VCD= Video Compact Disc: Dĩa CD phim. SVCD = Super Video CD: Dĩa CD phim chất lượng cao DVD=Digital Versatile Disc= Digital Video Disk: Dĩa phim DVD số. II-Yêu cầu về phần cứng, phần mềm: 1-Cấu hình hệ thống: Máy quay phim Analog hoặc Digital Mini Camcoder-Nếu có. Pentium 4 hoặc cao hơn, hỗ trợ siêu phân luồng càng tốt. Bộ nhớ tốt nhất là 512MB hoặc cao hơn. Card màn hình 64MB hoặc cao hơn. Dĩa cứng phải còn trống ít nhất 25GB. Vòng quay 7200 RPM, tốc độ đọc/ghi tối thiểu 5BM/s. Lấy ví dụ: Một giờ phim = 60phútx 60 giây= 3600giây. Mỗi một giây cần 3.6MB. Như vậy, 3600x 3.6MB=12,960 MB(12.7GB). Khi tạo một dĩa phim cần một khỏang trống tương tự. Analog Video Capture Card-để lấy phim từ đầu chiếu VCR. Digital Video Capture Card- hay Card IEEE1394 để lấy phim từ máy Digital Camcorder. Ổ ghi DVD/CD writer-Để burn phim ra dĩa. 2-Yêu cầu phần mềm: Hệ điều hành : Windows 2000, Windows XP service pack 1, 2. Windows XP service pack 2 recommended. Bản Pinnacle Studio 8.7 hoặc Bản Pinnalce Studio 9.1 hoặc Bản Pinnacle Studio Plus. III-Cài đặt chương trình, tải bản vá lỗi, nâng cấp: 1-Cài đặt chương trình: a-Từ bản gốc: Phiên bản Studio 8: Đơn giản chỉ cần đưa dĩa vào và nhập số serial sau đó cứ bấm I agree, Next và Ok cho đến khi hòan tất. Phiên bản Studio 9 và Plus: Tương tự các buớc trên nhưng số serial là 25 chữ chia đều trong 5 ô. b-Bản nâng cấp: Từ 8 lên 9: Đưa dĩa Studio 9 vào ổ CD, hệ thống đọc-->trả dĩa 9 ra, bấm Shift đưa dĩa 8 vào-->hệ thống đọc-->trả dĩa 8 ra-->Đưa dĩa 9 vào--> nạp số serial dĩa 8--> nạp số serial dĩa 9.( để ý yêu cầu bấm phím shift lúc nào). Sau khi cài xong chương trình trên dĩa CD 1. Khởi động lại hệ thống đưa dĩa DVD bonus NTSC gồm các đọan phim nền vào và Click OK. Từ 8 qua Plus: Cài Studio từ 8 lên 9. Sau đó cài Studio Plus vào 9--> Được Studio 9 Plus. 2-Tải bản vá lổi và nâng cấp: Studio 8.7 nâng cấp lên 8.10.4 bằng cách download va cài đặt 8.10.4 tại: Địa Chỉ Này. Sau đó tải bản nâng cấp 8.12.7. Studio 9 và Plus tải bản vá lổi 9.35 hoặc bản mới nhất 9.4.3 tại : Địa Chỉ Này. IV-Mô Hình Họat Động, Thiết Bị, Chuẩn file hỗ trợ của Pinnacle Studio: 1-Mô hình họat động của Pinnacle Studio-Hình 1. Mô Hình Pinnacle Studio-Hình 1 Theo mô hình đó, Pinnacle xử lý phim qua 3 bước cơ bản: Bước 1: Lấy phim từ các nguồn dĩa, máy quay digital hoặc từ đầu VCR đưa vào dĩa cứng. Bước 2: Biên tập bao gồm, cắt, xén, tách, gộp, chèn kỹ xảo, lồng tiếng,lồng nhạc làm phụ đề, làm thực đơn cho từng đọan, tăng/giảm tốc độ cảnh... Bước 3: Cho ra phim dưới các định dạng: Dĩa: VCD, SVCD, DVD. Các file phim AVI, MPEG... 2-Thiết bị thâu phim: a-PCI Card-IEEE 1394 và AVC: Ta có thể dùng 2 card PCI bên dưới để lấy Phim. Card IEEE 1394 dùng để lấy phim từ máy Digital. Và Card Analog Video Capture ddùng để lấy phim từ VCR/DVD player. Cả 2 Card này đều được gắn vào PCI slot trên Motherboard và install driver theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Card IEEE1394 để capture phim DV Card AV để lấy phim Analog b-Card đa năng của Pinnacle: Card đa năng của Pinnacle. Với Card đa năng của Pinnacle ta có thể dùng cho 2 công việc Capture phim dạng Analog và capture phim dạng Digital. Đây là card tiện lợi cho máy với ít PCI slot, ví dụ Micro Motherboard chẳng hạn. 3-AGP Video Capture Card:-ATI và Nvidia Card: Mô hình cơ bản ATI-NVIDIA. Ngòai ra hai Card PCI trên ta cũng có thể dùng 1 Card tích hợp đó là AGP analog video capture vừa là thiết bị đồ họa cho máy tính vừa là công cụ nhập xuất các dạng phim analog. Kỹ thuật mới, bộ nhớ cao, tốc độ xử lý gấp đôi, hỗ trợ 2D, 3D rendering, họat động nhanh, kết quả tin cậy, NVIDIA và ATI hiện là hai sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi. 4-Định dạng hỗ trợ: Pinnacle Studio hỗ trợ 2 dạng file phim ảnh chính đó là .AVI và .MPEG-1, MPEG-2. So với Ulead Video Studio, đây là một điểm yếu của Pinnacle. HẾT BÀI 1. Bài 2: Thâu Phim Vào Studio Plus Từ Windows Desktop, Click vào biểu tượng Studio, bỏ qua Launch Guided Tour, chờ cho chương trình khởi động hòan tất- Click Capture như hình 1. Nếu không có Digital Camcorder kết nối thì ta nhận được 1 thông báo lỗi. Sẽ đề cập đến ở mục 2. Click OK. Ảnh: vvvw.thuvien-it.net I. II. Các thuật ngữ: Thâu phim: 1. Analog Video Capture a. b. c. d. Chuẩn bị về phần cứng Khởi động pinnacle Làm việc với capture source Làm việc với capture format 1. 2. AVI format MPEG Format 2. Bắt đầu thâu phim 3. Digital Video Capture-Thâu phim qua IEEE-1394 I-Các thuật ngữ: Free=số megabytes còn trống Used=Số megabytes đã sử dụng This disk can store approximately...: Dĩa này có thể chứa khỏang.... AVI capture= Thâu phim theo định dạng file AVI. MPEG capture= Thâu phim theo định dạng file MPEG. User defined quality: Chất lượng phim do người dùng thiết lập. Settings= Các thiết lập Capture format: Định dạng thâu phim. Presets=Default: Mặc nhiên Compression= Nén. Audio settings= Các thiết lập của âm thanh. Include audio= Thâu phim có âm thanh. Framerate: Mức khung ảnh. Là số ảnh trong một giây. Capture devices= Thiết bị thâu phim TV standard= Chuẩn truyền hình. Mặc nhiên là NTSC. Aspect ratio= Tỷ lệ co, hệ số co. Khi thay đổi kích thước của chiều ngang của ảnh thì chiều dọc cũng thay đổi theo đó VCR Input= Nguồn vào từ VCR Scence detection during video capture= Dò tìm cảnh trong quá trình thâu. Capture preview= Xem khi thâu Data rate= Mức dữ liệu. Tốc độ đọc ghi dĩa cứng. DV full-quality capture= Thâu phim Digital với chất lượng cao nhất. Capable of capturing= Đủ khả năng thâu... High quality: Chất lượng cao. Với MPEG file --> tương đương chất lượng DVD, với AVI file ->tương đương Best. Medium quality: Chất lượng trung bình. Với MPEG file -->tương đương chất lượng SVCD, với AVI file --> tương đương Better. Low quality: Chất lượng thấp. Với MPEG file --> tương đương chất lượng VCD, với AVI file --> tương đương Good. Resolution = Độ phân giải màn hình. Trong đây là chọn chất lượng cao hay thấp cho phim, khi chiếu ra mịn hay không. Độ phân giải càng cao, độ mịn càng cao-->Dung lượng chiếm trên dĩa hay file phim càng lớn. II-Thâu phim: 1-Thâu phim từ Đầu chiếu VCR/DVD player với PCI/AGV Analog Capture Card: a-Chuẩn bị về phần cứng: Card PCI/AGP đã được ráp vào slot PCI hoặc AGP trên motherboard. Cài đặt các phần mềm điều khiển driver của các Card này. Gắn đầu ra từ VCR/DVD player vào đầu vào của AGP/PCI Adapter. Gắn dây line-in vào đầu vào của Audio line-in trên sound card. Vào Start--> Control panel--> Sound and Audio Devices--> Advanced--> Options--> Properties--> Recording. Dưới Show the following volume controls: Chỉ Click chọn Line-in, bỏ chọn các mục còn lại--> OK Capture Video. b-Khởi động Pinnacle Studio Plus: Từ Windows Desktop, Click vào biểu tượng Studio, bỏ qua Launch Guided Tour, chờ cho chương trình khởi động hòan tất- Click Capture như hình 1. Nếu không có Digital Camcorder kết nối thì ta nhận được 1 thông báo lỗi. Sẽ đề cập đến ở mục 2. Click OK. c-Làm việc với Capture Source-Analog Capture Device: Ngay khi tắt Cảnh báo lổi không có DV kết nối ta có Hộp thọai capture như bên dưới:Hình 1a, 1b. H1a-DV capture. H1b-Analog capture Một trong hai hình trên là ví dụ tùy thuộc vào việc gắn thiết bị của bạn. Bạn hãy click vào nút setting, hộp thọai Pinnacle Studio Plus Setup Options mở ra-Hình 2: H2-Hộp thọai Pinnacle Studio Plus setup Bạn click vào Capture source, thay vì chọn DV camcorder, bạn click chọn thiết bị PCI/AGP capture mà bạn đã gắn vào Motherboard vào. Ví dụ trong bài này là card AGP Nvidia FX GeForce. Tại cửa sổ capture devices: . Click vào mủi tên xuống, chọn thiết bị Nvidia WDM Video Capture (universal). Cũng trong cửa sổ Pinnacle Studio Plus Setup Options bạn click vào cửa sổ nhỏ Data rate: ở góc dưới bên phải. Click test data rate. Khi có thông báo: Drive (C:\) is capable of.... Click Ok. Nhớ rằng dĩa cứng phải có tốc độ đọc/ghi là >5MB/second. Nếu không đạt bạn nên chọn ổ dĩa khác bằng cách click vào folder bên phải Drive (C:/). Chọn dĩa khác trong hộp thọai select folder and default name for captured video, chọn ổ dĩa mới và tên của file muốn thâu, xong click OK. Một số chọn lựa khác trong hộp thọai Capture source: Chọn Capture preview là vừa coi vừa thâu. Scene detect: Tìm kiếm để phân đọan các chuyển cảnh. Chọn Automatic based on video content: Tự động dò tùy vào nội dung phim. Chọn Create new scene every...seconds: Chuyển cảnh sau mỗi 10 giây. Chọn: No auto detection, press spacebar to create scene: Không tự dò, nhấn phím space trên bàn phím để chia cảnh. d-Làm việc với Capture Format: d1-AVI Format: H3-Định dạng Thâu Phim-Capture Format-AVI. Trong hộp thọai này ta thấy định dạng mặc nhiên Studio Plus chọn là file AVI. Khi Click vào user-defined quality bạn thấy File AVI cung cấp 3 chất lượng phim: Đó là: Good, Better, Best. Thông thường, bạn nên chọn Best để có chất lượng cao nhất, cho ra DVD. Bạn cũng có thể chọn Custom, tức là user-defined quality, chất lượng do người sử dụng ấn định. Khi bạn chọn định dạng này, bạn cần hiểu thêm về công cụ nén-compression tools, thiết lập kích thước khung hình, mức khung hình. Hệ thống cần phải cài thêm một số chương trình nén như Ligos Indeo hoặc Media Encoder... Rắc rối, phải không? Tốt hơn hết, nên chọn Best. OK, như vậy, bạn đã thiết lập được: Capture Source-Device là : Analog Video Capture Card. Capture Format là: file AVI d2-MPEG Format: H4-Định dạng Thâu Phim-Capture Format-MPEG Cũng trong hộp thọai Capture Format. Tại cửa sổ Presets, bạn click mủi tên xuống Bạn được hộp thọai MPEG Format với 3 định dạng như sau: , Click chọn MPEG MPEG cho 3 chất lượng phim là High quality-->DVD, Medium quality-->SVCD và Low Quality--> VCD. Thông thường bạn nên chọn High quality nếu bạn muốn burn phim ra dĩa DVD. Ngược lại để có Video CD, bạn chọn 2 chất lượng còn lại. Nhớ rằng dù chất lượng thâu vào cao, nhưng khi Make Movie-Bài 5., bạn vẫn có thể chọn chất lượng phim thấp. Tốt hơn hết, bạn cứ thâu phim ở đầu vào bằng chất lượng cao nhất-High quality. Bạn cũng có thể dùng Custom để chọn, khi đó bạn có thể chọn file MPEG-1 hay 2. Độ phân giải là 320x240 hay 720x480 pixels. Tuy vậy, cũng như AVI file, nếu không có công cụ nén và chương trình encode hữu hiệu, bạn không nên tự chọn làm gì. Chỉ mất thì giờ và rắc rối. Do vậy chọn thâu High quality là giải pháp tốt nhất. Click OK để trở về lại màn hình của Pinnacle Studio Plus. Bây giờ chúng ta đang ở hộp thọai AVI capture, click vào: ta được thanh điều khiển Audio. Bạn có thể tăng hay giảm Audio tùy ý. Như vậy, đến đây bạn đã nắm được: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Chọn thiết bị thâu phim là Analog video Capture Card Chọn Capture format là AVI hay MPEG file--> chọn được chất lương cho file. Check Include audio trong file AVI, MPEG. Tự ấn định chất lượng phim cho file. Kiểm tra tốc độ đọc ghi trên dĩa Chọn dò tìm chuyển cảnh. 2-Bắt đầu thâu phim: H5-Capture video 1. Bật đầu VCR/DVD với phim muốn thâu đã nạp trong hộc Tape hoặc VCD/DVD. 2. Mở loa máy tính để nghe tín hiệu Audio. 3. Bấm nút Play trên VCR/DVD và xem ở màn hình Preview của Studio Plus có hình vào không. Bấm Stop/Rewind lại từ đầu. 4. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng. Bấm nút Start Capture như hình 1b-ở trên. Một hộp thọai Capture video xuất hiện như bên cạnh. Enter name: Nhập vào tên file của phim. Nếu muốn chọn lưu ở dĩa khác thì click vào biểu tượng folder bên cạnh. 5. Nếu muốn thâu bao nhiêu phút thì có thể nhập phút và giây vào ô Stop capture after:.... Xong, bấm đồng thời Play trên VCR/DVD player và Start capture trên hộp thọai bên cạnh. Thâu thử một đọan và tắt. Dùng chương trình Windows Media player để play file AVI hay MPEG vừa thâu. Xem chất lượng, âm thanh. Nếu OK thì thâu tiếp. Giải quyết vấn đề: 1. Không có audio: Kiểm tra dây line-in gắn đúng vào đầu vào line-in trên Sound Card. Kiểm tra xem Recording properties đã được chọn là Line-in chưa. Lesson 1 và Phần II-Lesson 2. 2. Không có hình: Kiểm tra lại dây Analog Vàng Trắng Đỏ gắn đúng vị trị của Adapter không. 3. Hình bị rớt-Drop frames: Lổi dĩa cứng và Capture Card. Về dĩa cứng: trước hết chạy chương trình Defragment trong Windows. Vào Start/Programs/Accessories/System tools/Disk Defragmenter. Về Capture Card: Tải phiên bản updates driver mới nhất. Lưu ý: Trong quá trình thâu phim tuyệt đối không chạy bất cứ một chương trình nào. 3-Thâu phim với IEEE 1394: H6-Capture video a-Yêu cầu: 1. Card IEEE 1394 hoặc card đa năng của Pinnacle đã được gắn vào slot PCI trên Motherboard. 2. Dây truyền tín hiệu đã được nối từ Digital Video Camcorder vào đầu vào của IEEE 1394. b-Khởi động Pinnacle và chọn Capture: theo hình bên dưới: Chúng ta sẽ có được hình H6-Capture Video bằng IEEE1394. Trường hợp không có hình này là do chúng ta vẫn còn chọn thiết bị PCI/AGP Analog video capture card trong hộp thọai Pinnacle Studio Plus setup Options/ Capture soucre/ Capture devices. Bạn vào lại hộp thọai này từ Settings/Chọn Capture Source tại Capture Devices chọn DV camcorder Click OK. Sau đó bạn trở về lại màn hình của Pinnacle, lúc này bạn sẽ thấy trên màn hình như sau: Hình 7a, 7b H7a-Camcorder H7b-DV full-quality capture Việc thiết lập các định dạng phim ảnh cũng tương tự như Analog Capture. Để có phim chất lượng cao nhất, tốt hơn hết bạn nên để chế độ mặc nhiên là DV full quality capture. Khác với Analog bạn phải điều khiển thiết bị nhập phim như bấm nút PLAY ở đầu máy, Pinnalce studio điều khiển các nút PLAY/REWIND/FAST FORWARD... trên Camcorder như hình 7a. Các thao tác như nhập tên, ổ dĩa lưu phim cũng giống như thâu Analog. Click Start Capture/ Nhập tên file phim/Folder lưu phim/thời gian tắt... và Click OK-->quy trình thâu phim DV từ máy camcorder sang dĩa cứng đang tiến hành. Như vậy, trong bài này, bạn đã nắm được: 1. 2. 3. 4. 5. Thâu phim qua Analog Card Thâu phim qua Digital Card Thiết lập định dạng phim. Thiết lập được Audio. Nắm được môt vài cách giải quyết sự cố với Pinnacle Bài 3: Tìm Hiểu Giao Diện Studio-Phần 1 Trong Studio các file biên tập phim được lưu giữ với đuôi .stu. Đây không phải là file phim ảnh mà chỉ là file tạm. Điểm hay của Studio là không thay đổi giá trị của các files phim hoặc ảnh gốc khi biên tập phim mà chỉ mượn tạm thời các files này để làm việc. Do đó, việc cắt xén, thay đổi các files trong môi trường Studio không ảnh hưởng đến các files gốc trên dĩa cứng. Tuy nhiên, khi bạn di dời hay thay đổi tên dĩa cứng chứa các file phim ảnh gốc thì điều gì sẽ xảy ra? I-Các thuật ngữ: Project: đề án, công trình. Ở đây hiểu đại khái là Một cuốn phim được biên tập. Auxilary: Phụ, bổ trợ. Trong Studio đây là các files tạm thời ghi lại công việc biên tập phim Cut, Copy, Paste : Cắt, sao, Dán. Trong các chương trình biên tập, các lệnh này được thực hiện kèm với phím Ctrl. Select: Chọn. Ctrl-A. Storyboard: Bảng tóm tắt nội dung phim. Trong Studio khi ở chế độ Storyboard, ta chỉ xem được các cảnh và hiệu ứng chuyển cảnh mà không thể biên tập được nhiều track khác. Timeline: Vạch thời gian. Trong Studio, khi ở chế độ Timeline, ta vừa xem được như Storyboard, vừa có thể chỉnh sửa, biên tập phim với tất cả các chức năng biên tập. Edit list: Với danh sách biên tập hay Text view: xem ở dạng chữ. Ta có thể biết được thuộc tính của từng cảnh trong phim. Scence View: Xem theo cảnh Comment view: Xem cảnh kèm theo chi tiết. Transition: chuyển cảnh. Transition Effect: Hiệu ứng chuyển cảnh Combine: kết hợp, gộp lại=Merge. Split: tách, chia nhỏ ra. Toolbox: Hộp công cụ Grab: Chụp, chộp. Grab a frame: Chụp một hình trong phim. Overlay: Phủ lên, cái này che lên cái kia. Video Overlay Effect: hiệu ứng lồng phim vào phim. Video Effect: hiệu ứng phim Sound Effect: hiệu ứng âm thanh II-Tìm hiểu Thanh thực đơn: Sau khi khởi động và vào Studio Plus, để ý trên cùng của màn hình có thanh thực đơn như sau: 1-Thực đơn File: Click chuột vào File, ta có thực đơn file như hình bên dưới-H1-Thực đơn File. Với các chức năng chính như mô tả bên phải: H1-Thực đơn File. New: Mở một Project mới. Bấm giữ phím Ctrl, bấm N Open: Mở một Project đã tạo ra và lưu lại trước đó. Bấm giữ phím Ctrl, bấm O Save: Lưu giữ Project vào dĩa. Bấm giữ phím Ctrl, bấm S Save As: Lưu project vào dĩa với một tên khác. Export project: Xuất project Delete Auxilary files: Xóa các files tạm thời khi biên tập phim. File MOVIE-1được lưu lại trước đó. File MOVIE-2 được lưu lại trước đó. File MOVIE-3 được lưu lại trước đó. File MOVIE-4 được lưu lại trước đó. Thóat thực đơn file. Trong Studio các file biên tập phim được lưu giữ với đuôi .stu. Đây không phải là file phim ảnh mà chỉ là file tạm. Điểm hay của Studio là không thay đổi giá trị của các files phim hoặc ảnh gốc khi biên tập phim mà chỉ mượn tạm thời các files này để làm việc. Do đó, việc cắt xén, thay đổi các files trong môi trường Studio không ảnh hưởng đến các files gốc trên dĩa cứng. Tuy nhiên, khi bạn di dời hay thay đổi tên dĩa cứng chứa các file phim ảnh gốc thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn mở file .stu mà bạn đã dày công chỉnh sửa, bất ngờ studio không tìm thấy các files cần thiết cho phim và yêu cầu bạn lùng tìm các files gốc đó, vậy bạn phải làm sao? Cách thủ công là bạn cứ chỉ đường dẫn đến từng đọan phim hay ảnh...Nhưng nếu cuốn phim chứa chừng 100 ảnh thì mỏi cả tay. Đừng vội nản, với Administrative tools của Windows XP, bạn sẽ giải quyết vấn đề một cách mau lẹ. Hãy vào Admistrative Tools trong Control Panel để thay đổi tên của dĩa cứng trùng với tên đường dẫn đến các files phim ảnh gốc. Các bước như sau: Từ Windows Desktop-->Click Start-->Control Panel, double click chọn Administrative tools--> Cửa sổ administrative tools mở ra. Tìm Computer management, double click-->Cửa sổ Computer management mở ra. Bên tay trái, phía dưới folder Storage, click lên Disk Management. Trong cửa sổ bên phải, click lên dĩa cần thay đổi tên. Trên thanh thực đơn, tìm và click lên Action chọn All tasks-->Click chọn Change Drive letter and paths..., Hộp thọai Change Drive letter and paths for (drive:). Click --> Hộp thọai Change Drive or Path xuất hiện với ô hiển thị ổ dĩa cần change bên cạnh, ví dụ : , Click vào mủi tên xuống và chọn đúng tên dĩa chứa các file phim ảnh gốc, xong click OK, OK. cho đến khi hòan tất với Administrative tools. Vậy bạn đã thiết lập lại tên của dĩa cứng mà studio yêu cầu. Đến đây, bạn nắm được phần nào về chức năng của thực đơn files. Để đi sâu vào chi tiết, tôi sẽ đề cập đến trong các bài Biên tập phim tiếp theo. Bây giờ bạn click vào Edit để đi qua thực đơn Edit. 2-Thực đơn Edit: H2-Thực đơn Edit. Undo: Hủy một thao tác. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím Z. Redo: Lấy lại một thao tác. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím Y. Select all: Chọn tất cả các cảnh trong phim. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím A. Delete: Xóa một chọn lựa. Phím Delete. Ctr-Delete: Xóa một chọn lựa. Xóa khỏang trống. Cut: Cắt một chọn lựa. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím X Copy: Copy một chọn lựa. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím C Paste: Dán một chọn lựa, đã được Copy hoặc cắt vào vị trí mới. Bấm và giữ phím Ctrl, bấm phím V Undo và Redo có thể hiểu như là một công cụ ghi nhớ các thao tác bạn thực hiện trong quá trình biên tập phim. Đôi khi vì một lý do nào đó mà ta vô tình xóa đi đọan phim hay. Nhờ công cụ Undo, chúng ta có thể dễ dàng phục hồi lại đọan phim đó. Muốn Cắt, Sao, Dán, trước hết ta phải chọn những phần cần thực hiện các lệnh tương ứng. Để chọn hết, ta dùng Ctrl-A, chọn một cảnh thì Click chuột lên cảnh đó. Chọn nhiều cảnh thì: Click chuột lên cảnh đầu tiên, bấm giữ phím Shift và Click chuột lên cảnh cuối cùng. Tất cả các cảnh chọn lựa đều có màu xanh. Sau khi chọn xong, nếu muốn cắt bỏ thì bấm Ctrl-X. Muốn Copy thì bấm Ctrl-C. Xong click chuột tại vị trí cần Chép ra và bấm Ctrl-V để dán. Chúng ta sẽ làm quen với các lệnh trong thực đơn edit trong quá trình thực hành biên tập phim. Bây giờ hãy tiếp tục khám phá thực đơn View. 3-Thực đơn View: H3-Thực đơn View Capture: Thâu phim vào máy vi tính Edit : Biên tập phim Make Movie : Làm phim. Storyboard : Bảng thứ tự nội dung phim Timeline : Khu vực viên tập phim. Edit list hay Text view: Bản liệt kê từng cảnh, tên của cảnh. Scene view: Coi các đọan phim tóm tắt Comment view: Coi các đọan phim chi tiết Theo đó, ngòai việc kích họat các chức năng từ ngòai màn hình Studio, ta cũng có thể gọi chúng từ menu View. Hãy click vào Album. 4-Thực đơn Album: Captured video: Các phim đã thâu. Transition: Hiệu ứng chuyển cảnh Titles: Tiêu đề cho phim. Photos: Làm việc với hình ảnh Sound effects: Hiệu ứng âm thanh Disc menu: Làm việc với thực đơn của dĩa. Combine scenes: Liên kết các đọan phim. Spit Scene: Tách đọan phim làm hai Subdivide Scene: Chia nhỏ đọan phim. Detect Sence by...:Dò tìm cảnh theo nội dung phim. Detect Scenes by...: Dò tìm cảnh theo thời điểm bấm máy. Set thumbnails: Đặt cảnh đầu tiên cho từng chương. Find Scene in project: Tìm cảnh trong project. Aspect ratio 4:3: Tỷ lệ màn hình 4:3. Aspect ratio 4:3: Tỷ lệ màn hình 16:9. Black Bacground: Chọn nền màu đen CheckerBoard Background: Nền ca rô. Select scene by name: Chọn đọan phim theo tên. H4-Thực đơn Album 5-Thực đơn toolbox: Các chức năng trên đây cũng có thể được gọi từ ngòai màn hình Studio, hoặc trong các hộp thọai liên quan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan