Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu...

Tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu

.DOC
3
1673
81

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG TH VĨNH BÌNH A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …….. /KH-THVBA Vĩnh Bình, ngày … tháng 9 năm 2017 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC: 2017 – 2018 Căn cứ Hướng dẫn số 667/PGDĐT ngày 08/9/2017 của Phòng GDĐT Hòa Bình về việc Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học, lớp học năm học 2017-2018; Căn cứ Kế hoạch số 238/KH-THVBA ngày 09/9/2017 của Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Bình A về Kế hoạch năm học 2017-2018; Căn cứ Kế hoạch số 239/KH-THVBA ngày 11/9/2017 của phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Bình A về Kế hoạch năm học 2017-2018; Căn cứ tình hình thực tế, trường Tiểu học Vĩnh Bình A, xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng học sinh năng khiếu năm học 2017-2018 như sau: I. Nhiệm vụ chung - Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được trong năm học 2016-2017 về công tác bồi dưỡng học sinh Năng khiếu nhằm đào tạo được một đội ngũ học sinh có kiến thức vững. Từ đó, giúp các em luôn được mở rộng, nâng cao kiến thức tạo nền tảng cho việc tự học, tự khám phá ra những kiến thức mới. Trên cơ sở đó, xây dựng cho học sinh có thái độ, lòng tự tin, sự say mê học tập, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. - Phát hiện, nhân rộng điển hình và triển khai thực hiện các mô hình, sáng kiến kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu. - Giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn, phát triển về số lượng, chất lượng học sinh năng khiếu, nâng cao chất lượng học sinh đại trà. II. Nhiệm vụ cụ thể 1. Đối với nhà trường - Sau khi nhà trường sắp xếp lớp theo phân hóa đối tượng (khối lớp 4&5 có 8 lớp dạy theo lớp năng lực). Riêng khối lớp 1, 2, 3 có 12 lớp dạy theo nhóm năng lực. - Chỉ đạo cho giáo viên các lớp còn lại thống kê, phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với năng lực học sinh của lớp mình chủ nhiệm. - Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu sau khi sắp xếp Biên chế lớp. - Nhà trường tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm để có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cụ thể: 1 + Phụ huynh quản lý giờ giấc học tập của các em. Đặc biệt là giáo dục cho học sinh có thái độ, động cơ tự học xác định đúng mục tiêu của việc học. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tham gia học tập đầy đủ, đúng giờ. - Tổ chức Đoàn - Đội nhà trường kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phát động, tổ chức các phong trào tự học và sáng tạo. Cần tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp có sức lôi cuốn học sinh để các em thoải mái thích thú đến trường sau các giờ học. - Chỉ đạo chặt chẽ trong cách đánh giá đúng thực chất học sinh thông qua kết quả làm bài. Qua đó, xếp loại học sinh đúng theo Thông tư hướng dẫn. - Tổ chức thi cấp trường và tuyển chọn học sinh dự thi cấp huyện, tỉnh theo đúng kế hoạch. 2. Đối với giáo viên - Trong quá trình giảng dạy giáo viên tổ chức thành một nhóm học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt hoặc Toán, tổ chức cho học sinh học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng cường rèn kỹ năng tự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện ra kiến thức mới dựa trên kiến thức đã học phù hợp với từng môn học, tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia nghiên cứu, phát biểu xây dựng bài mới. - Tập trung ôn tập, củng cố và mở rộng nâng cao kiến thức hai môn Tiếng Việt và Toán. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện nội dung giảng dạy, giờ giấc lên lớp. - Thực hiện nghiêm túc việc coi, chấm các đợt tổ chức kiểm tra định kì đúng quy chế. - Theo dõi việc kiểm tra thường xuyên và vở ghi của học sinh để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa nội dung, phương pháp giảng dạy. - Theo dõi sĩ số lớp học, kiểm tra phần chuẩn bị bài cũ, đẩy mạnh việc khuyến khích, động viên học sinh biết cách tự học. - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy chuyên, giáo viên Tổng phụ trách Đội, phụ huynh học sinh, các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục học sinh có ý thức tự tin trong học tập. - Phối hợp với từng gia đình học sinh động viên cho con em đi học đều, không giao công việc nhà quá nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. III. Các biện pháp, hình thức tổ chức và thời gian thức hiện 1. Biện pháp - Giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng cho học sinh thông qua các tiết học trên lớp. Đặc biệt, trong thời gian tăng buổi cần mở rộng kiến thức dựa trên kiến thức cơ bản. - Học sinh tự ôn luyện ở nhà các kiến thức đã học trên lớp. 2. Hình thức tổ chức 2 Giáo viên chủ nhiệm tự chăm bồi các em trong giờ chính khóa và ngoại khóa. Ngoài ra nhà trường phân công giáo viên trực tiếp bồi dưỡng các nội dung sau: - Toán, Tiếng Việt tuổi thơ từ lớp 2 đến lớp 5: giáo viên chủ nhiệm. - Tiếng Anh: từ lớp 3 đến lớp 5 do cô Châu dạy Tiếng Anh phụ trách. - Giải toán bằng Tiếng Anh: cô Châu, thầy Phúc, thầy Kiên, thầy Ân. - Giao thông thông minh trên Internet: thầy Nguyên. - Viết chữ đẹp: học sinh từ lớp 1 đến lớp 5: cô Đang, cô Nho, cô Hân hướng dẫn luyện viết. Trong các giờ tăng buổi giáo viên chủ nhiệm tập trung luyện viết cho các em có chữ viết đẹp. - Tin học: học sinh lớp 5: thầy Ân. - Giải toán trên Internet lớp 1 đến lớp 3: thầy Phúc. - Giải toán trên Internet: lớp 4: thầy Kiên; lớp 5: thầy Ân. 3. Tổ chức thực hiện - Tổ trưởng lập danh sách theo nội dung bồi dưỡng nộp về Phó hiệu trưởng chậm nhất vào cuối tháng 9/2017. - Các lớp tiến hành dạy từ tuần 1 đến tuần 35. - Giáo viên được phân công dạy theo đúng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng trên. 4. Chỉ tiêu phấn đấu - Toán, Tiếng Việt tuổi thơ từ lớp 2 đến lớp 5: 10 giải. - Tiếng Anh: 01 giải - Giải toán bằng Tiếng Anh: 01 giải. - Giao thông thông minh trên Internet: 1 giải. - Viết chữ đẹp: học sinh từ lớp 1 đến lớp 5: 20 giải cấp huyện, cấp tỉnh 2 giải. - Tin học: học sinh lớp 5: 01 giải. - Giải toán trên Internet lớp 1 đến lớp 3: 10 giải cấp huyện, cấp tỉnh 02 giải. - Giải toán trên Internet lớp 4 &5: cấp huyện 05 giải, cấp tỉnh 01 giải. Đề nghị các Tổ chuyên môn thực hiện theo kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời đến Lãnh đạo trường để được hướng dẫn. PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - HT (theo dõi); - Tổ CM (thực hiện); - Lưu: VT. Nguyễn Ngọc Lan Phương DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan