Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Nét độc đáo trong việc xây dựng hình tượng người lính trong bài thơ 'tây tiến' c...

Tài liệu Nét độc đáo trong việc xây dựng hình tượng người lính trong bài thơ 'tây tiến' của quang dũng nguyễn ngọc lan chi 12cv

.DOCX
14
3548
106

Mô tả:

Nguyễn Ngọc Lan Chi – 12CV – 03 NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG Dàn ý chi tiết A. MỞ BÀI - Nhà thơ Tố Hứu từng viết về thời kì chống Pháp: “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” - Nhắc đến chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc, không thể không kể đến một số thành tựu đáng tự hào và những bước phát triển đầy mạnh mẽ mà thơ ca Việt Nam thời kì này đạt được. - Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến và giữa những ngày khói lửa, thơ ca vẫn ươm mầm, bén rễ vào cuộc sống để trường tồn. Nhiều bài thơ đã vượt qua số phận truân chuyên và ngày cảng khẳng định được giá trị của mình, bởi lẽ thời gian luôn là tòa án công bằng nhất cho những tác phẩm nghệ thuật chân chính. - Trong số đó, có thể kể đến bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Bằng nét độc đáo trong việc xây dựng hình tượng người lính của mình, Quang Dũng đã thật sự đưa đứa con tinh thần của mình vào hàng những bài thơ bất hủ về người chiến sĩ trong những năm chống Pháp. B. THÂN BÀI I. TỔNG 1. Tác giả - Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc - Đầu năm 1947, ông được điều động gia nhập đơn vị Tây Tiến. Quang Dũng được xem là nhà thơ – chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều sáng tác của ông được hình thành từ những thực tế của người chiến sĩ. - Thơ ông có sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp chân chất, dân dã, vừa hồn nhiên, vừa tinh tế và cái hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn 2. Tác phẩm 2.1. Đoàn quân Tây Tiến - Tây Tiến là một đơn vị quân đội trong thời kháng chiến chống Pháp, được thành lập từ đầu năm 1947, chiến đấu trên địa bàn rừng núi rất rộng lớn và hiểm trở (miền Tây Bắc Việt Nam và vùng Thượng Lào) - Nhiệm vụ chính của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào, vừa tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến - Phần đông chiến sĩ Tây Tiến vốn là học sinh, thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp - Dù trong hoàn cảnh đớn đau, khổ cực, sinh hoạt vô cùng thiếu thốn, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu 2.2 Hoàn cảnh ra đời - Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đoàn quân Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang nhận nhiệm vụ tại đơn vị khác. - Rời xa đơn vị cũ, ngồi tại làng Phù Lưu Chanh, bao kỉ niệm của một đoạn đời chiến đấu hiện về trong kí ức, khiến tâm hồn nhà thơ dâng trào cảm xúc để viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Về sau, bài thơ đổi tên thành “Tây Tiến” và được in trong tập “Mây đầu ô”. ð - Hơn sáu thập kỉ trôi qua kể từ khi ra đời cho đến nay, bài thơ “Tây Tiến” ngày càng nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều thế hệ độc giả - Sở dĩ có được sự yêu mền như vậy là bởi Quang Dũng đã dựng lên một tượng đài bất tử về người lính vô danh với nhiều vẻ đẹp rất đáng trân trọng, ngợi ca, mà cũng rất độc đáo và đầy mới lạ. - Cùng với các bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Lên Cấm Sơn” của Thôi Hữu.. Quang Dũng đã góp vào “bảo tàng người lính” bức chân dung và hình ảnh người lính Tây Tiến đầy độc đáo của mình. II. PHÂN 1. Khái quát về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam - Trải suốt chiều dài 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với “1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày”, dân tộc Việt Nam đã phải đi qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, nội chiến, mà chiếm phần nhiều là chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược Lịch sử 4000 năm của dân tộc, về cơ bản là lịch sử chiến tranh vệ quốc ð - Balzac từng nói: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”. Như vậy, văn học phải là tấm gương phản chiếu cuộc đời, phản ảnh thời đại. Cuộc sống và lịch sử chiến đấu của dân tộc luôn là đề tài chủ yếu, là nguồn cảm hứng bất tận và được khai thác triệt để, khai thác trên nhiều khía cạnh o Đáp ứng nhu cầu về một nền văn học đầy tính cổ động, giàu sức chiến đấu của thời đại Hình tượng người lính vì vậy mà luôn đóng vai trò như một hình tượng chủ chốt, quan trọng trong đời sống xã hội, cũng như trong các tác phẩm văn học nghệ thuật ð ð - Những người anh hùng, người chiến sĩ.. dũng cảm chống giặc ngoại xâm đã xuất hiện từ rất sớm trong những câu ca dao (“Khuyên anh đi lính cho ngoan/Cho dân được cậy, cho quan được nhờ”), truyện cổ tích, truyền thuyết (Thánh Gióng), trong văn học Trung đại (“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn Nguyễn Trãi..) - Ấy thế nhưng, hình tượng người lính chỉ thật sự trở thành một hình tượng trung tâm của văn học cách mạng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca giai đoạn này Vô số nhà thơ đã cho ra đời những thi phẩm viết về đề tài người lính và vô cùng thành công, tiêu biểu phải kể đến “Cá nước” của Tố Hữu, “Núi đôi” của Vũ Cao, “Đồng chí” của Chính Hữu. ð - Hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn này đều: + Hướng về những người lính mà đời sống chiến đấu đầy gian lao thiếu thốn: những anh bộ đội áo “rách vai” quần “vài mảnh vá”, những người lính da xanh, tóc trụi vì những trận sốt rét rừng + Mang cảm xúc về cả một thế hệ: Không đưa trước hình ảnh một người lính với những nét riêng biệt trong cảnh ngộ, tính cách, tâm tư; các tác giả đều rung động về cái đẹp chung của cả một thế hệ, một lớp người tự nguyện gắn bó đơi fmình với sự nghiệp chung + Ca ngời đời chiến sĩ tuy gian khổ hi sinh nhưng là cuộc đời đẹp đẽ nhất, đáng khao khát nhất ð “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng không ngoại lệ - Dù vậy, tuy cũng là một tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp khai thác về hình tượng người lính, cùng mang tinh thần ngợi ca cho cả một thế hệ chiến sĩ nhưng Quang Dũng đã chọn cho mình một lối đi riêng, không hề cứng nhắc, rập khuôn hay chịu ảnh hưởng bởi những tác giả cùng thời. Đó là tại sao trải qua sự sàng lọc của thời gian “Tây Tiến” của ông vẫn không bị lu mờ, khẳng định được giá trị và sức sống lâu bền trong đời sống tình cảm của người dân cho đến ngày hôm nay ð 2. Nét độc đáo trong cách cảm nhận và xây dựng hình tượng người lính Tây Tiến 2.1. Trong cách cảm nhận a) Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tạo - “Tây Tiến” được viết năm 1948, sau một thời gian Quang Dũng phải đi nhận nhiệm vụ tại nơi khác và rời xa Tây Tiến. Do đó “Tây Tiến” là một nỗi “nhớ chơi vơi” về những tháng ngày đã qua. Đó là hoài niệm thiết tha của người chiến sĩ về một đoạn đời chiến đấu cùng đồng đội”. - Cảm hứng bao trùm của bài thơ là nỗi nhớ: + Nhớ thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ kì vĩ + Nhớ tình quân dân ấm áp + Nhớ những đồng đội, những tháng ngày gian khổ ð Sự khác biệt so với hoàn cảnh ra đời của các bài thơ viết về người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp như: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên b) Đặt vẻ đẹp giữa hoàn cảnh khó khăn, gian khổ - Để nhìn nhận một cách sâu sắc về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, người đọc cần hiểu được những khó khăn gian khổ mà họ phải trải qua: + Đoàn binh Tây Tiến phải sống và chiến đấu trên một địa bàn rừng núi rất rộng lớn và hiểm trở (miền Tây Bắc Bộ Việt Nam và vùng Thượng Lào). + Các địa danh được nhắc đến trong bài thơ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) gợi cảm giác xa lạ đối với những người lính trẻ vốn là những thanh niên, học sinh vừa mới từ giã mái trường, góc phố => Nỗi gian lao khi phải sống và chiến đầu trên những miền đất lạ, xa xôi, hoang dã + Con đường hành quân gian khổ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Sự hiểm trở, hùng vĩ và khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc: sương dày, núi cao, dốc thẳm, những cơn mưa mù mịt.. Sự gian khổ, vất vả trên những con đường hành quân vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa hoang dại, bí hiểm mà vừa thơ mộng ð ð + Nhiều lúc, các chiến sĩ phải kiệt sức trên những chặng đường hành quân: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời” + Phải đối diện với cảnh mưa ngàn, thú dữ luôn rình rập mạng sống: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” + Phải chấp nhận các sự thực, những căn bệnh hiểm nghèo tàn khốc khi sống và chiến đấu ở miền Tây Bắc hoang vu với tóc trụi, da xanh như màu lá vì sốt rét: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu là dữ oai hùm” ð ð Mặc dù sống và chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, thiếu thốn nhưng thế nhưng ở người lính Tây Tiến vẫn toát lên những vẻ đẹp: vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn; vẻ đẹp giản dị mà hào hùng, bi tráng; vẻ đẹp lạc quan, yêu đời. Chính vì được đặt trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ này mà những phẩm chất của người lính Tây Tiến đã được thể hiện một cách rõ nét và mới lạ hơn bao giờ hết. Nét độc đáo của Quang Dũng trong việc xây dựng hình tượng người lính trong bài “Tây Tiến” c) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn hòa trộn với tâm hồn lạc quan, yêu đời - Nếu như đến với “Đồng chí” của Chính Hữu hay “Nhớ” của Hồng Nguyên, ta dễ dàng bắt gặp dáng dấp của những người nông dân ra trận, chất phát, hồn nhiên, ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nước cây đa, bước thẳng vào trang thơ mang theo hương vị của “nước mặn đồng chua”, của “đất cảy lên sỏi đá”, thì ngược lại, người lính của binh đoàn Tây Tiến lại được viết từ cảm hứng thẩm mĩ của cả một lớp chiến sĩ hoàn toàn khác: những chàng trai gốc gác thành thị, là những thanh niên trí thức với tinh thần sôi nổi, lãng mạn và cả một lòng nhiệt huyết đối với quê hương đất nước => Trong các anh có tinh thần lạc quan, yêu đời của tuổi trẻ, vừa có sự lãng mạn, phóng khoáng, hào hoa của những chàng trai thành thị, xuất thân từ tầng lớp trí thức - Tinh thần hóm hỉnh, yêu đời, tâm hồn rộng mở ấy trước hết được thể hiện qua sự cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời” - Từ nỗi nhớ “chơi vơi”, hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở với một số địa danh: “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch. Mai Châu. => Những địa danh với cái tên rất lạ vì là những vùng sâu, vùng xa của các dân tộc ít người đã đi sâu vào nỗi nhớ của nhà thơ, nhớ về Tây Tiến thì cũng là nhớ về những mảnh đất, những con đường đầy hiểm trở mà các anh đã từng hành quân => Mỗi địa danh lại gắn liền với “sương” “hơi” “hoa” gợi không gian nhạt nhòa, mờ ảo, lãng mạn => Trong hoàn cảnh gian khổ, các anh vẫn có tâm hồn lãng mạn để cảm nhận bức tranh thiên nhiên + Điệp từ “dốc” gối lên nhau + tính từ “khúc khuỷu” “thăm thẳm” => con đường hành quân hiểm trở, gập ghềnh, dài vô tận + Âm điệu câu thơ cũng khúc khủyy => đường núi có đoạt lên cao chót vót có đoạn xuống thăm thằm => con đường cao tới mức bóng người in trên những cồn mây, đến mức “súng ngửi trời” ð ð Cách nói thậm xưng rất độc đáo của Quang Dũng: nếu chỉ thấy súng chạm trời thì ta mới chỉ thấy được thế cao của dốc, còn “súng ngửi trời” gợi đến hình ảnh người lính khi vác súng trên vai giơ súng hướng lên nên có cảm giác mũi súng như chạm tới bầu trời Hình ảnh người lính được nâng cao rõ nét trong một không gian rộng lớn vời vợi => Chất lãng mạn, bay bổng của tâm hồn người lính Tây Tiến, của Quang Dũng; đồng thời cũng là vẻ tinh nghịch, hóm hỉnh, chất lính ngang tàng như thách thức cùng gian khổ của người lính Tây Tiến - Người chiến sĩ Tây Tiến có nhiều kỉ niệm đẹp trên những chặng đường hành quân, gắn bó với những người dân ở vùng Tây Bắc: + Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm thời dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Các anh đã được các cô gái Mai Châu trao tặng những nắm xôi còn thơm mùi nếp: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” + Đó là kỉ niệm đẹp về những đêm liên hoan văn nghệ của người lính với dân làng giữa núi rừng biên cương: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” => Tả thực: + “Đuốc hoa”: đuốc được đốt sáng như những bông hoa lửa giữa rừng => gợi sự liên tưởng về “hoa chúc” – ngọn lửa trong đêm tân hôn => lễ hội như một lễ cưới => những liên tưởng táo bạo, lành mạnh của người chiến sĩ Tây Bắc hóm hình, trẻ trung + “Bừng”: sáng lên, sự tưng bừng + “Hội”: không khí của lễ hội => Vẻ đẹp tâm hồn của người lính: ngỡ ngàng trước “xiêm áo” sặc sỡ và vẻ e ấp của những cô gái, say mê trước âm thanh của tiếng khèn và điệu múa của người dân tộc, các anh rất vui khi có cơ hội gặp gỡ đồng bào, xoa dịu nỗi nhớ, gắn kết tình quân dân => Tâm hồn vừa lạc quan, vừa rộng mở, hào hoa, lãng mạn + Đó là kỉ niệm của những lần chiêm ngưỡng được cảnh sông nước thơ mộng của Tây Bắc vào những chiều sương: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” => + “Sương”: gợi bức tranh mờ ảo, nhạt nhòa, làm nên vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình, huyền ảo của sông nước Tây Bắc => hình ảnh thực đọng lại trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến bởi nó đẹp và hoài niệm + “Có thấy, có nhớ”: hỏi liên tiếp để gợi nhắc, khẳng định nỗi nhớ tha thiết + “Hồn lau”: nghệ thuật nhân hóa -> sự níu kèo vương vấn + “Đong đưa”: hoạt động của mắt, làm những bông hoa trở nên tình tứ hơn, gợi tả chuyển động nhẹ nhàng + “Dáng người trên độc mộc”: dáng người cứng cỏi, kiên cường trên con thuyền độc mộc, đè thác lũ băng băng bước tới -> ẩn dụ cho những chàng trai, cô gái Tây Bắc => Giữa hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, các anh vẫn mở rộng hồn mình để cảm nhận triệt để vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người Tây Bắc, dường như ở các anh không hề thể hiện một nỗi bi quan nào => Tâm hồn hào hoa, lãng mạn mà vô cùng lạc quan, yêu mến cuộc sống, muốn cảm nhận trọn vẹn cuộc sống - Người chiến sĩ Tây Tiến trong trận địa thì anh dũng xông pha, khi đắm chìm vào thế giới của riêng mình lại vô cùng lãng mạn, bay bổng: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm” + “Mắt trừng”: mắt mở to xuất phát từ tinh thần trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ trinh sát + “mộng biên giới”: giấc mộng cao cả giết giặc lập công # “dáng kiều thơm”: hình ảnh người con gái Hà thành xinh đẹp, đồng thời cũng là quê hương người lính => Nhớ những người chị, người em gái => trở thành động lực, sức mạnh giúp người lính vươn lên, là sức mạnh tinh thần để vượt lên cái khắc nghiệt trong hiện tại, đương đầu với những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu => Ban ngày ôm giấc mộng hướng về phía trận mạc nhưng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lại hướng về phía sau, cũng là phía trước – phía tương lai hẹn ước => Là phẩm chất cần thiết giúp cho người lính có được sức mạnh vươn lên hoàn cảnh để có được chiến thắng; dù ở nơi chiến trường khốc liệt, người lính vẫn dành một phần trái tim mình nhớ về Hà Nội và những người con gái thành thị + Chế Lan Viên từng nói: “Kỷ niệm có gì? Một chiếc hôn Cũng là vũ khí mười năm ta đánh giặc” => Vì yêu nên hừng hực quyết tâm bảo vệ những người mình yêu, muốn đất nước được hòa bình để những người yêu thương nhau có thể được ở bên nhau => Giữa gian khổ mà vẫn khao khát được yêu thương => Tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội không giống với cái hồn nhiên, chân chất của những người lính xuất thân từ nông dân, từ gốc rạ bờ tre với nỗi nhớ về những hình ảnh quen thuộc, như trong bài “Nhớ” của Hồng Nguyên: “Mái lều gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya” => Vẻ đẹp hào hoa, phong nhã, lịch lãm, lãng mạn là một vẻ đẹp hết sức độc đáo chỉ có thể tìm thấy được ở người chiến sĩ Tây Tiến trong tác phẩm của Quang Dũng * Mở rộng: Chính vì khai thác nhiều về khía cạnh lạc quan, lãng mạn một cách đầy độc đáo, mới mẻ này của mà vào thời điểm mới ra đời, bài thơ Tây Tiến đã từng nhận phải khả nhiều lời chỉ trích rằng là “tiểu tư sản”, “sầu rớt”, “mộng rớt”, cho rằng Quang Dũng mơ mộng quá và sự mơ mộng đó của ông là không cần thiết, bởi lẽ văn học thời kì kháng chiến chống Pháp không được phép nhắc quá nhiều về cái chết vì sợ rằng nó sẽ đi trái với mục đích cổ vũ, làm bi lụy lòng người. Ấy thế nhưng, trải qua sự sàng lọc của thời gian, giá trị của bài thơ ngày càng được khẳng định. Để rồi sau này khi người ta đem ra suy xét lại, có lẽ đối với những người lính bị đặt vào hoàn cảnh gian khổ khắc nghiệt ấy, nếu không có niềm lạc quan, mộng mơ, lãng mạn, hẳn rằng họ đã chết trong nỗi buồn và sự cô đơn trước khi chết dưới tay bom đạn kẻ thù => Khẳng định lại một lần nữa nét độc đáo của Quang Dũng khi đã khai thác một khía cạnh vô cùng mới mẻ trong tâm hồn người lính thời bấy giờ d) Vẻ đẹp giản dị mà hào hùng, bi tráng - Hình tượng người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp hào hùng, bi tráng. Họ là những con người có dũng khí mạnh mẽ và vẻ oai phong dữ dội của những con người anh hùng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Các chi tiết giàu chất tả thực như “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” đã gợi lên những khó khăn, gian khổ, những căn bệnh hiểm nghèo và cả sự hi sinh lón lao của người lính Tây Tiến + Ta cũng từng bắt gặp hình ảnh về những căn bệnh hiểm nghèo trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” ð Tuy nhiên, Quang Dũng lại nhìn hình ảnh đó của người lính như một biểu hiện của tướng mạo phi thường, chứa đựng một sức mạnh tiềm tàng bí ẩn nào đó làm cho quân thù khiếp vía theo quan niệm xưa: một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn + Chi tiết “dữ oai hùm”: toảt lên vẻ đẹp oai phong, dũng mãnh, đầy nhuệ khí => dù bị bệnh tật hành hạ, mệt mỏi, vì thiếu thốn, do những chặn hành quân gian khổ.. vẫn không hề yếu đuối, ủy mị ð Sức mạnh tinh thần ấy không phải sức mạnh thể lực mà là sức mạnh ý chí, lòng yêu nước, lòng căm thù giặc Làm nên nét độc đáo trong vẻ đẹp giản dị mà hào hùng, bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến ð ð - Người lính Tây Tiến còn mang trong mình bóng dáng lẫm liệt của các tráng sĩ xưa - họ coi cái chết đầy nhẹ nhàng, thanh thản, là những con người có chí khí và giàu lí tưởng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” ð Hình ảnh đối lập cái “bi” với cái “hùng”: “mồ viễn xứ” – những nấm mồ ở nơi xa quê hương, xa người thân, nằm thưa thớt, rải rác gợi cảm giác đầy lạnh lẽo # ý chí của những người chiến binh – lời thề sẵn sàng từ bỏ “đời xanh”, tuổi trẻ, tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của mình cho đất nước ð Sẵn sàng hi sinh một cách hiên ngang anh hùng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng => phảng phất chất anh hùng tráng sĩ của một thời xa xưa với tinh thần “nhất khứ bất phục hoàn” “quyết từ cho Tổ quốc quyết sinh” + Gợi những câu hát trong bài “Đoàn vệ quốc quân” – một bài hát thịnh hành trong những năm đầu thời kì kháng chiến chống Pháp: “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về” + Hình ảnh người lính Tây Tiến khác xa với hình ảnh người lính thú trong ca dao xưa: ð “Thùng thùng trống đánh ngũ liên Bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa” Người lính thú hiện lên tội nghiệp, đáng thương, ra đi trong tiếng trống giục và trong nước mắt # người lính Tây Tiến sẵn sàng đón nhận cái chết - Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lí tưởng thì anh bộ đội cụ Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng. Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến cũng được tác già nhìn nhận là một sự hi sinh đầy cao cả và nghĩa khí, là cái chết của bậc trượng phu: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” + “Về đất”: cách nói giảm nói tránh diễn tả cái chết thanh thản và đầy nghĩa khí của người lính sau khi họ đã quyết định chiến đầu đến những giây phút cuối cùng Không chỉ được hiểu là “chôn xuống đất” mà còn là một hành động “tựu nghĩa” của người anh hùng khi đã hoàn thành nhiệm vụ, là sự bất tử của họ trong lòng những người còn sống, là niềm trân trọng và ngưỡng mộ của đất nước, của đồng đội ð + Hình ảnh “áo bào” lấy từ văn học cổ: làm tăng không khí cổ kính, trang trọng cho cái chết của người lính, tạo vẻ đẹp như một tráng sĩ đầy oai phong, lẫm liệt # làm mờ đi thực tại thiếu thốn, gian khổ ở chiến trường, là sự tương phản với chiếc áo lính bạc màu đã cùng các anh trải qua bao dãi dầu mơ nắng Hành trình ra đi cũng chính là hành trình trở về, thanh thản, nhẹ nhàng, bởi lẽ các anh đã từng có lời thề hi sinh tất cả cho Tổ quốc. ð - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng, người lính Tây Tiến trở về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội, trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình. => Hình ảnh sông Mã không chỉ tả thực thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà còn khẳng định đây là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa: + “Gầm lên”: nghệ thuật nhân hóa, chứa sự đau đớn, nghẹn ngào, giận dữ => âm thanh dữ đội ấy của thiên nhiên như khúc điếu văn, quân nhạc đưa tiễn các anh về đất + “Độc hành”: vừa gợi sự bi thương, vừa gợi cảm giác hào hùng ð Để cập đến cái mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng, càng làm nhấn mạnh hơn vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến - Bốn câu thơ cuối như những dòng chữ ghi vào mộ chí, là những lời thề sâu nặng của các chiến sĩ Vệ quốc quân: “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” - “Mùa xuân” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa: Thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947); mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của các chiến sĩ - “Chẳng về xuôi”: người lính Tây Tiến bỏ mình trên đường hành quân - “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến cùng => Dù đã ngã xuống trên đường hành quân, “hồn” (tinh thần của các người lính) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội => Vang vọng âm hưởng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” 2.2. Trong cách thể hiện - Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ được khắc họa bằng bút pháp lãng mạn, sử thi. Đó là những con người mang vẻ đẹp cao cả, sẵn sàng xả thân hi sinh vì lí tưởng sống cao đẹp => Quang Dũng sử dụng triệt để thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường trong hình tượng người lính Tây Tiến (hiện tượng khốc liệt >< những phẩm chất tinh thần của người lính) - Người lính còn được đặt trong một nền không gian có thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, khắc nghiệt mà mỹ lệ => Nâng cao tầm vóc của con người chiến sĩ trước sự kì vĩ của thiên nhiên - Quang Dũng không dùng các thể thơ hiện đại như thơ bốn chữ, năm chữ.. để sáng tác “Tây Tiến” mà dùng thể thơ thất ngôn Trường thiên quen thuộc trong Đường thi => tăng them vẻ cổ điển cho tác phẩm - Sử dụng nhuần nhuyễn từ Hán – Việt để khắc họa đúng “chất tráng sĩ” của những chàng trai Hà Nội: + Hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ nơi nùi rừng hoang biên giới được giảm nhẹ đi nhờ các từ Hán Việt cố kính, trang trọng: “biên cương” “viễn xứ” + Chất bi thương được làm vợi đi nhờ các từ ngữ Hán Việt “áo bào”, “khúc độc hành” - Chọn những từ ngữ hàm súc, giàu khả năng gợi tả, biểu cảm, có khả năng kích thích liên tưởng tưởng tượng: + Lớp từ lung linh giữa khả giải và bất khả giải (“đêm hơi”, “mưa xa khơi”, “man điệu”) tạo chất mê hoặc và ám ảnh cho lời thơ + Lớp từ ngữ có tính tạo hình, biểu cảm cao (“sương lấp”, “hoa về”, “mưa xa khơi”, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, “cơm lên khói”, “mùa em thơm nếp xôi”, “hội đuốc hoa”, “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên độc mộc”, “trôi dòng nước lũ”, “đoàn binh không mọc tóc”, “mắt trừng”, “dáng kiểu thơm”) có khả năng gợi tả hình ảnh, biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, rất độc đáo - Giàu nhạc tính: + Biểu hiện qua cách phối thanh, hiệp vần và ngắt nhịp trong thơ + Tạo ra nhiều câu thơ có mật độ thanh trắc lớn => khiến câu thơ trở nên gân guốc, khỏe khoắn + Sau một loạt những câu thơ có mật độ thanh trắc lớn, nhà thơ lại bố trí một câu thơ có mật độ thanh bằng cao để tạo một hơi thơ êm nhẹ, mêm mang => phù hợp với đối tượng miêu tả là không gian Tây Bắc vừa hoang sơ, thơ mộng lại vừa dữ dội, đầy hiểm nguy + Vần chủ đạo trong bài thơ là vần “ơi”, “oa”, “ơ”, “ưa” tạo độ mở đầy phóng khoáng cho hơi thơ + Nhịp thơ trong bài là nhịp của câu thơ 7 chữ thông thường, song khi phối hợp với thanh và vần đã tạo một hơi thơ vừa chắc khỏe, gân guốc lại vừa tự do, phóng khoáng - Sử dụng đa dạng các cách diễn đạt, các biệt pháp tu từ, các kiểu câu - Có tính hệ thống, có sự hô - ứng trong dùng từ - Mang dấu ấn riêng: những từ mang đậm chất lính, những từ mang màu sác hào hoa, lịch lãm và lãng mạn của lớp thanh niên trí thức ð Lời thơ không chỉ đẹp, có sức lôi cuốn mạnh mẽ mà còn xây dựng được hình tượng, biểu hiện được cảm xúc, trở thành một thông điệp tinh thần của hồn thơ Quang Dũng, một hiện thân vẻ đẹp và sức hấp dẫn của tiếng Việt III. HỢP - Maxim Gorki từng viết: “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng” - Thật vậy! Nếu khi sáng tác “Tây Tiến”, Quang Dũng cũng lựa chọn cho mình lối viết rập khuôn, đi theo lối mòn cùng những khuôn mẫu sẵn có thì có lẽ giờ đây khu vườn thơ ca kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam đã phải mất đi một bông hoa đầy hương sắt. - Bằng bút pháp lãng mạn, những hình thức thể hiện đầy độc đáo của mình, Quang Dũng đã khắc họa nên hình tượng người lính Tây Tiến vừa đại diện cho cả một lớp người, vừa mang trong mình những vẻ đẹp đầy độc đáo: hào hùng, bi tráng, hào hoa, lãng mạn, lạc quan, yêu đời không thể nhầm lẫn với bất kì tác phẩm thơ nào khác. - “Tây Tiến” thật sự đã đưa Quang Dũng lên vị trí hàng đầu trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam, để rồi “hễ nhắc đến Tây Tiến là người ta nghĩ ngay đến Quang Dũng và ngược lại”. Ông đã góp vào bức tranh thơ ca chống Pháp một gam màu vô cùng mới lạ, làm bức tranh ấy thêm phần phong phú và rực rỡ. C. KẾT BÀI - Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” - “Tây Tiến” của Quang Dũng không chỉ đem lại cho người đọc cách nhìn vô cùng mới mẻ, độc đáo về hình tượng người lính mà còn đã khái quát cả một khoảng thời gian kháng chiến trường kì đầy khó khăn, gian khổ của dân tộc Việt. - Trải qua bao thăng trầm trôi nổi, “Tây Tiến” đã thật sự khẳng định được vị trí vẹn nguyên của mình và sẽ còn neo đậu trong lòng độc giả Việt Nam muôn đời mãi về sau, là một bức tượng đài bất diệt về hình tượng người lính trong thời kì chống Pháp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan