Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may việt...

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may việt thắng

.PDF
69
46
51

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC TOÂN ÑÖÙC THAÉNG KHOA KEÁ TOAÙN NGAØNH: KEÁ TOAÙN – KIEÅM TOAÙN BAÙO CAÙO THÖÏC TAÄP Ñeà taøi: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG GVHD: ThS. LEÂ THÒ MYÕ HAÏNH SVTH : NGUYEÃN THÒ QUYØNH MSSV : 077331K LÔÙP : 07KK3L TP. HOÀ CHÍ MINH - THAÙNG 08/2010 LỜI CẢM ƠN Nếu trường học là nơi trang bị những kiến thức cơ bản làm hành trang bước vào cuộc sống, thì môi trường thực tế là nơi tạo điều kiện để em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại Học Tôn Đức Thắng đã tận tình với bao tâm huyết truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em cảm ơn cô LÊ THỊ MỸ HẠNH là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn: sự tận tình, quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế của Ban Giám Đốc và các Anh (chị) phòng Kế Toán Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Đặc biệt em xin cảm ơn chị ĐÀO THỊ NỘI, chị NGUYỄN THỊ THU TRANG đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi đến quý thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất, đồi dào sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp cao cả trồng người của mình. Kính chúc các cô, chú, anh, chị Công ty Cổ phần May Việt Thắng nhiều sức khỏe, công tác tốt. Chúc quý Công ty làm ăn hiệu quả, ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường. TP HCM, Tháng 08/2010 Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Quỳnh MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG………………………………..1 1.1 Khái quát về Công ty cổ phần may Việt Thắng………………………………...1 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Việt Thắng………2 1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Thắng…………………...3 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG ……………………………………………………………………………4 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Việt Thắng ………………………...5 1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Việt Thắng 1.1.2 Nhiệm vụ từng bộ phận của Công ty cổ phần may Việt Thắng 1.2 Tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Việt Thắng ……………………….7 1.3 Tổ chức nhân sự của Công ty cổ phần may Việt Thắng……………………….7 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ PHẬN KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG ……………………………………………………………………. 8 2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG ……………………………………………………………………………8 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán, chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên …………….8 2.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán………………………………………8 2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán…………………………………………...9 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên …………………………………9 2.2 Hình thức sổ kế toán…………………………………………………………..11 2.2.1 Hình thức kế toán ……………………………………………………..11 2.2.2 Trình tự ghi chép ……………………………………………………...11 2.2.3 Sơ đồ ghi chép ………………………………………………………...12 2.3 Chế độ kế toán áp dụng ………………………………………………………12 2.4 Chính sách kế toán ……………………………………………………………13 2.4.1 Hình thức nộp thuế Giá trị gia tăng …………………………………...13 2.4.2 Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền …………...13 2.4.3 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho ……………………………………13 2.4.4 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định …………………….13 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ………………………………………………...14 1.1 Đối tượng hạch toán chi phí ………………………………………………….14 1.2 Phân loại chi phí sản xuất …………………………………………………….14 2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT ……………………………...15 2.1 Kế toán tập hợp chi phí Nguyên vật liệu Trực tiếp …………………………. 15 2.1.1 Những vấn đề chung 2.1.2 Chứng từ sử dụng 2.1.3 Tài khoản sử dụng 2.1.4 Luân chuyển chứng từ, sổ sách ………………………………………..16 2.1.5 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hạch toán …………………………….17 2.1.6 Ghi sổ sách …………………………………………………………….19 2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp …………………………………20 2.2.1 Chứng từ sử dụng 2.2.2 Tài khoản sử dụng 2.2.3 Hình thức trả lương và cách tính lương……………………………….21 2.2.4 Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty cổ phần may Việt Thắng …………………………………22 2.2.5 Trình tự hạch toán ……………………………………………………..22 2.2.6 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hạch toán …………………………….23 2.2.7 Ghi sổ sách …………………………………………………………….25 2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ……………………………………...26 2.3.1 Chứng từ sử dụng 2.3.2 Tài khoản sử dụng …………………………………………………….27 2.3.3 Trình tự hạch toán …………………………………………………….27 2.3.4 Phương pháp phân bổ …………………………………………………28 2.3.5 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hạch toán ……………………………28 2.3.6 Ghi sổ sách …………………………………………………………….33 3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG ………………….33 3.1 Phương pháp đánh giá ………………………………………………………..33 3.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ……………..……………………………………34 4 KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ……………………………..34 4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 4.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm và đơn vị tính giá thành. 4.3 Phương pháp tính giá thành tại Công ty cổ phần may Việt Thắng 4.4 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh …………………………………………………..35 4.5 Trình tự ghi sổ ………………………………………………………………..38 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét ………………………………………………………………………40 1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán 1.2 Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phân may Việt Thắng …………………………………………………………….41 2. Kiến nghị ……………………………………………………………………..41 2.1 Kiến nghi chung về công tác kế toán ………………………………………...41 2.2 Kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần may Việt Thắng……………………………………………………………..43 NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT - NVL: Nguyên vật liệu - BHXH: Bảo hiểm Xã hội - BHYT: Bảo hiểm y tế - KPCĐ: Kinh phí công đoàn - TSCĐ: Tài sản cố định - CNTTSX: Công nhân trực tiếp sản xuất - CNTT: Công nhân trực tiếp - CPSX DDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - CPSX DDDK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ - DDCK: Dở dang cuối kỳ - SPHT: Sản phẩm hoàn thành - K/C: Kết chuyển - N/K: Nhập kho LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập vào xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường yêu cầu các sản phẩm hàng hóa phải chịu sự tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả. Đây là căn cứ hình thành nên giá cả. Điều này cho thấy giá cả của sản phẩm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi doanh nghiệp, nó là giá cả thị trường và do thị trường quyết định. Do đó để đảm bảo tính sống còn và sự cạnh tranh, phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hằng đầu của doanh nghiệp, của các cơ quan chức năng nhà nước trong công tác quản lý doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm phải được đảm bảo tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí thực tế phát sinh theo quy định. Nhằm làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. đồng thời điều chỉnh linh hoạt với giá cả thị trường tăng tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm. Mặt khác việc tập hợp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu phức tạp nhất trong công tác quản lý của Doanh nghiệp. Nó liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu ra, đầu vào. Xuất phát từ những lý do trên và những bài giảng lý thú của giáo viên đã thu hút em muốn tìm hiểu sâu hơn về đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty Cổ phần May Việt Thắng. Bố cục của bài báo cáo thực tập gồm có: Lời mở đầu. Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần May Việt Thắng. Chương 2: Giới thiệu bộ phận kế toán Công ty cổ phần May Việt Thắng. Chương 3: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phân may Việt Thắng. Chương 4: Nhận xét và kiến nghị CHÖÔNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG. 4.1 Khái quát về Công ty cổ phần may Việt Thắng - Tên giao dịch: VIETTHANG GARMENT JOINT STOCK - Tên viết tắt: VIGACO - Chính thức đi vào hoạt động: 01/01/2006 - Được thành lập theo: QĐ số 2460/QĐ – TCCB ngày 17/09/2004 do sở kế hoạch và đầu tư TPHCM - MST: 0304163091 - Vốn điều lệ: 16.000.000.000 VND - Trụ sở chính: 127 Lê Văn Chí, Khu phố 1, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM. + Điện thoại: (84-8)38975641 + Fax: - (84-8)38961703 Văn phòng giao dịch: 35-37 Bến Chương Dương, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. + Điện thoại: (84-8)38299291 hoặc (84-8)38291120. + Fax: (84-8)38299291. - Email: [email protected] - Website: www.Vietthangcom.com Trang 1 - Tổng số nhân viên hiện nay hơn 1400 người trong đó: + Số lao động trình độ Đại học và sau đại học là: 42 người + Số lao động trình độ cao đẳng, trung cấp là: 61 người + Số lao động được đào tạo qua các trường dạy nghề là: 1297 người. + Số lao động chưa đào tạo:không có. - Tài sản doanh nghiệp: + Diện tích đất thuê sử dụng: 24.140 m2 tại 127 Lê Văn Chí, KP1, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM. + Diện tích nhà xưởng, kho bãi: 13.278 m2. + Máy móc thiết bị: 18.610.096.021 đ. 4.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Việt Thắng Công ty cổ phần may Việt Thắng là một thành viên của Công ty Dệt May Việt Nam. Công ty trải qua những bước phát triển chính như sau: Năm 1960 Công ty có tên là Việt Mỹ kỹ Nghệ Sợi và chính thức hoạt động năm 1962 gồm cổ đông các nước như Mỹ, Đài Loan, Việt Nam góp vốn với ba nhà máy chính là: Xưởng sợi, dệt, nhuộm với hầu hết máy móc được nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Đài Loan. Năm 1975 sau ngày thống nhất đất nước các cổ đông bỏ đi chuyển sang đầu tư ở các nước khác. Ủy ban nhân dân thành phố HCM tiếp quản và quốc hữu hóa Nhà Máy trên cơ sở tịch thu toàn bộ xí nghiệp giao cho Tổng Công ty dệt thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý theo chế độ Quốc Doanh, đặt tên là xí nghiệp Dệt Việt Thắng. Năm 1989, Công ty chứng kiến một bước ngoặt lớn với sự ra đời của xưởng May Số 1 trong khuôn viên Công ty. Tiếp tục phát triển Công ty có 4 xưởng may với một trung tâm thời trang được trang bị trên 2000 máy may hiện đại các loại. Trang 2 Năm 1991, Công ty đổi tên là Công ty Dệt Việt Thắng. Ngày 24/03/1993 Công ty dệt Việt Thắng được chuyển thành công ty Nhà Nước theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Năm 1999 Công ty Dệt Việt Thắng là Công ty dệt đầu tiên của Việt Nam có hệ thống xử lý nước thải với công suất 4800 m3/ ngày. Năm 2000 đạt chứng nhận ISO 9002. Tháng 1/2006 Công ty Dệt Việt Thắng tách thành 2 Công ty: - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Việt Thắng gồm: khối sợi, dệt, nhuộm. - Công ty cổ phần may Việt Thắng gồm: Nhà máy 1, Nhà máy 3, Nhà máy 5, trung tâm thời trang. Số tài khoản gửi VND: 007.100.2986024 tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TP. HCM. Số tài khoản gửi ngoại tệ: 007.100.1372986061 tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TP. HCM. Tên người đại diện: LÊ NGUYÊN NGỌC. Chức vụ: TỔNG GIÁM ĐỐC. 4.3 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Thắng. Giấy chứng nhận kinh doanh số : 102593 do trọng tài kinh tế TP. HCM cấp ngày 19/04/1993. Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại, dịch vụ. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, mua bán hang may mặc. Trang 3 - Gia công may, in trên vải (chỉ in phục vụ cho dây chuyền sản xuất nội bộ, không in gia công cho đơn vị khác), thêu, giặt, chống nhàu (không gia công hàng đã qua sử dụng). - Mua bán: nguyên phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất độc hại mạnh), phụ tùng, máy móc ngành dệt may. - Thị trường tiêu thụ: Nội địa và xuất khẩu. Trang 4 5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG Quy trinh công nghệ sản xuất tại công ty cổ phần may Việt Thắng bao gồm các công đoạn sau: Nhận đơn đặt hàng phụ liệu sạch - xuất vật tư bộ phận KCS Ký hợp đồng kinh tế phòng cắt đóng gói nhập vật tư chuyền may nhập thành phẩm cân đối nguyên hoàn tất ủi và làm xuất hàng. Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng bộ phận kinh danh của Công ty tiến hành nghiên cứu tính khả thi của đơn hàng. Nếu khả thi tiến hành thương lượng cụ thể với khách hàng đồng thời soạn thảo hợp đồng kinh tế để hai bên cùng ký kết. - Khi hợp đồng kinh tế đã được ký, bộ phận kinh doanh tiến hành thông báo cho người phụ trách vật tư để tiến hành nhập vật tư. Đồng thời thông báo cho bộ phận kỹ thuật nhà máy tiến hành lập bảng cân đối nguyên phụ liệu theo thiết kế do khách hàng cung cấp. - Tiến hành xuất vật tư cho bộ phận sản xuất cụ thể là bộ phận cắt theo bảng cân đối nguyên phụ liệu đã được duyệt. - Sau khi cắt xong bộ phận cắt sẽ chuyển sang cho bộ phận may. - Bộ phận may sẽ tiến hành may các công đoạn và ghép thành 1 sản phẩm hoàn thành ở khâu may. Sau đó chuyển sản phẩm sang cho phòng hoàn tât. - Hoàn tất sẽ tiền hành các công đoạn hoàn tất như: cắt chỉ, đính khuy, rồi chuyển sản phẩm qua cho bộ phận ủi và làm sạch. - Tại bộ phận ủi và làm sạch sản phẩm sẽ được làm sạch và ủi sau đó chuyển qua cho KCS. - Bộ phận KCS sẽ cho nhân viên tiến hành KCS sản phẩm tại mỗi công đoạn và tiến hành KCS sau khi sản phẩm hoàn thành. Trang 5 - Sản phẩm sau khi KCS đạt sẽ được chuyển qua cho bộ phận đóng gói để tiến hành đóng gói sản phẩm. - Sau khi đóng gói sản phẩm sẽ được nhập kho chờ xuất hàng. - Tiến hành xuất hàng, xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu. Trang 6 6. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Việt Thắng 1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Việt Thắng TỔNG GIÁM ĐỐC Trưởng ban nghiệp vụ XNK Trưởng ban nhân sự Trưởng ban Kế Toán Nhà máy may 1 Trưởng ban kinh doanh nội địa Nhà máy may 3 Nhà máy may 5 Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 1.4.2 Nhiệm vụ từng bộ phận của Công ty cổ phần may Việt Thắng 1.4.2.1 Tổng giám đốc Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và pháp luật về hoạt động của công ty. Trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động các phòng ban. Trang 7 1.4.2.2 Trưởng ban nhân sự Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, bố trí nhân viên. Quản lý định mức lao động, định mức sử dụng máy móc, thiết bị quản lý nhân sự, BHXH, BHYT, KPCĐ. Trang 8 1.4.2.3 Trưởng ban kế toán Lập báo cáo tài chính, cung cấp cho Giám đốc cũng như các cổ đông, cơ quan nhà nước. 1.4.2.4 Trưởng ban nghiệp vụ XNK Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, tổ chức điều động kế hoạch của Công ty xuống các Nhà máy, theo dõi đánh giá hoạt động sản xuất, xây dựng hoạt động thông tin báo cáo nhanh về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tổ chức đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp cận các nguyên vật liệu, các đơn hàng gia công… 1.4.2.5 Trưởng ban kinh doanh nội địa Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chương trình giao lưu với các đơn vị, công ty khác trong ngành Dệt may Việt Nam, tổ chức khuyến mãi nhằm quảng bá sản phẩm. 1.4.2.6 Giám đốc Nhà máy Quản lý Nhà Máy có quyền điều hành và quyết định mọi hoạt động của Nhà Máy, đồng thời Giám Đốc phải chịu trách nhiệm trước Công ty và tập thể lao động cũng như tình hình kết quả sản xuất kinh doanh. 1.4.2.7 Phó Giám đốc điều hành Là người chịu trách nhiệm và phụ trách quản lý bộ phận gián tiếp trợ giúp sản xuất. 1.4.2.8 Phó Giám đốc kỹ thuật Là người chịu trách nhiệm và phụ trách quản lý bộ phận trực tiếp trợ giúp sản xuất. Trang 9 1.5 Tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Việt Thắng - Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công Ty cổ phần may Việt Thắng thuộc hệ thống quản lý 2 cấp: + Công ty và đơn vị trực thuộc. + Tại các nhà máy trực thuộc Công ty Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc về hoạt động đó. Giúp việc cho Giám đốc sản xuất có các cán bộ công nhân kỹ thuật do Giám đốc sản xuất đề nghị và phải được Tổng giám đốc phê duyệt. 1.6 Tổ chức nhân sự của Công ty cổ phần may Việt Thắng Tổng số công nhân viên hiện nay tại Công ty là 1.400 trong đó: - Bộ phận gián tiếp : 103 + Tổ văn phòng + Tổ kho – phục vụ : : 46 + Tổ cơ điện - Bộ phận trực tiếp sản xuất 42 : : 1.297 + Tổ kỹ thuật : + Tổ cắt 17 : + Các chuyền may : 1.088 + Tổ hoàn tất : + Tổ KCS + Tổ đóng thùng 15 105 : : 33 28 26 Trang 10 CHÖÔNG 2 GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ PHẬN KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG Bộ phận Kế toán tại Công ty cổ phần may Việt Thắng là một bộ phận nòng cốt trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Hiên nay bộ phận kế toán của Công ty bao gồm: - Kế toán Công ty (vị trí làm việc tại phòng kế toán của Công ty) - Kế toán nhà máy (vị trí làm việc tại nhà máy trực thuộc công ty) mỗi nhà máy có 1 kế toán viên. Do đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tuy quá trình sản xuất diễn ra tại mỗi nhà máy nhưng lại được tập hợp và chuyển lên phòng kế toán công ty. Vì vậy vị trí thực tập của em là tại văn phòng kế toán của Công ty cổ phần may Việt Thắng. 4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 4.1 Tổ chức bộ máy kế toán, chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên 4.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Việt Thắng là Công ty bao gồm nhiều thành viên hoạt động trên cùng một địa bàn, để thuận lợi cho công tác quản lý, bảo đảm đúng chế độ kế toán hiện hành, Kế toán trưởng công ty đã chọn hình thức kế toán tập trung. Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng