Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Khóa luận tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện đại lộc, ...

Tài liệu Khóa luận tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam.

.PDF
77
233
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Hùng Lớp 14SDL, khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đoàn Thị Thông Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng LỜI CẢM ƠN Sau khi thu nhập tài liệu và tìm hiểu, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều phía cá nhân, đơn vị. Dù gặp một số khó khăn song đến nay, bài khóa luận của tôi đã hoàn thành. Đầu tiên,tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành trước quý thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong 4 năm vừa học vừa qua. Tôi xin được xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ thư viện trường Đại Học Sư Phạm -Đại Học Đà Nẵng đã cho tôi có đủ tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc, trung tâm văn hóa , thể thao huyện Đại Lộc, Ủy ban nhân dân xã Đại Đồng, Uỷ ban nhân dân xã Đại Hồng, Uỷ ban nhân dân xã Đại Chánh, đã cung cấp những thông tin, tư liệu quan trọng cũng như đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia nghiên cứu, khảo sát thực địa tại địa phương để từ đó hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp một cách trọn vẹn nhất. Đặc biệt,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Đoàn Thị Thông, người đã trực tiếp tận tình hướng dẩn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía quý thầy cô cùng các bạn đọc để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 16 tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Duy Hùng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................... 4 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 4 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 6 7. Bố cục đề tài ................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................. 7 1.1. Một số khái niệm về du lịch..................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về du lịch ......................................................................... 7 1.1.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................ 9 1.2. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay .......................................... 10 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch ..................................... 11 1.4. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển linh tế - xã hội..................... 12 1.4.1. Phát triển du lịch làm gia tăng thu nhập quốc dân cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường ............................................... 12 1.4.2. Phát triển du lịch góp phần giải quyết lao động, tăng thu nhập cho người lao động ................................................................................ 12 1.4.3. Thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài (FDI)................................... 13 1.5. Đặc điểm của ngành du lịch .................................................................. 13 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch .......................... 14 1.6.1. Điều kiện tự nhiện .......................................................................... 14 1.6.2. Chính sách phát triển du lịch ......................................................... 15 1.6.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ....................................... 15 1.6.4. Tình hình chính trị- xã hội, du lịch của đất nước, địa phương ... 16 1.6.5. Nguồn nhân lực .............................................................................. 17 1.6.6. Huy động vốn đầu tư phát triển du lịch ......................................... 17 1.7. Các tiêu chí phát triển du lịch ............................................................... 17 1.7.1. Gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch....................................... 17 1.7.2. Gia tăng lượng khách ..................................................................... 17 1.7.3. Mức tăng số lượng du lịch.............................................................. 18 1.7.4. Mức tăng lượng khách và số ngày lưu trú .................................... 18 1.7.5. Phát triển các sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn theo quy định .... 18 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC .......................................................... 19 2.1. Khái quát về Huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam ................................... 19 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ......................................................... 19 2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển .................................. 22 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội.............................................................. 25 2.2. Tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam .... 26 2.2.1. Tài nguyên du lịch .......................................................................... 26 2.2.2. Kết cấu hạ tầng và vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch ................... 31 2.2.3. Về nguồn nhân lực.......................................................................... 32 2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................... 33 2.3.1. Tình hình khách du lịch và doanh thu .......................................... 33 2.3.2. Khai thác về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ...................... 34 2.3.3. Lực lượng lao động du lịch ............................................................ 35 2.3.4. Công tác truyền thông, quảng bá du lịch ...................................... 35 2.3.5. Chính sách đầu tư, phát triển của chính quyền địa phương ........ 36 2.4. Những hạn chế của du lịch trên địa bàn .............................................. 36 2.4.1. Những hạn chế ................................................................................ 36 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................... 37 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................................................... 39 3.1. Cơ sở xây dựng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam .................................................................................................... 39 3.2. Định hƣớng khai thác các loại hình du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam .................................................................................... 41 3.2.1. Loại hình du lịch sinh thái ............................................................. 41 3.2.2. Loại hình du văn hóa lịch sử.......................................................... 43 3.3. Giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................. 47 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch ...................................................... 47 3.3.2. Giải pháp hợp tác, hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường .............................................................................................. 49 3.3.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao .......... 51 3.3.4. Giải pháp xây dựng chương trình du lịch, sản phẩm lưu niệm ... 54 3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh du lịch ............... 57 3.3.6. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật bổ trợ ...................................................................................... 60 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch từ xưa đến nay vẫn được hiểu là một loại hình nghỉ ngơi và tham quan giải trí, nhưng hiện nay du lịch đã là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của đất nước. Trong thời đại phát triền hiện nay, du lịch được xem như hình ảnh của một ngành kinh kế mới, có hiểu quả và ngày càng phát triển trên nhiều quốc gia. Bởi vì đây là ngành công nghiệp không khói, được ví như “ con gà đẻ trứng vàng”, “xuất khẩu tại chỗ” để phát triển kinh tế đất nước. Trên thế giới hiện có rất nhiều quốc gia có tổng thu nhập quốc dân GDP chủ yếu dựa vào du lịch như Thụy Sĩ, Macau... Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta liên tục tăng cao và thu lại nhiều lời nhuận đáng kể cũng nhờ một phần lớn vào phát triển du lịch. Du lịch phát triển còn giải quyết vấn đề việc làm cho các cá nhân hoạt động trong ngành du lịch, kéo theo nhiều ngành nghề dịch vụ bổ xung khác cũng phát triển theo Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho bờ biển dài trên 3200km, 2.360 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km, cùng với nhiều bãi biển đẹp có giá trị khai thác du lịch cao như: Đà Nẵng, Lăng Cô, Nha Trang, Vũng Tàu...Nhiều con sông đẹp thơ mộng đi vào thơ ca Sông Hương, Sông Hàn, Sông Cu Đê, Sông Đà...Bên cạnh đó là những di sản được thế giới công nhận như Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung Đình Huế,...Là Những vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng như vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Bạch Mã, khu dự trữ thế giới Cù Lao Chàm... Trong thế kỷ 21 hiện đại này, khi cuộc sống phát triển thì nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng cao từ đó xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới ra đời, Trong đó du lịch đường sông được du khách lựa chon ngày càng nhiều vì trong cuộc nhộn nhịp hiện nay con người càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên vào môi trường trong lành, đén với những vùng quê không khói bụi thành phố. 1 Nằm trong vùng trọng điểm du lịch của Quảng Nam và Đà Nẵng, gắn liền với “Đường Trường Sơn huyền thoại”Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh với tiềm năng phát triền du lịch rất mạnh, được dải đất hình chữ S ôm trọn vào lòng, tỉnh Quảng Nam được du khách biết đến như một trong những điểm nhấn du lịch trong cả nước và có tiếng tăm trên thế giới. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả tỉnh, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc đã có nhiều bước khởi sắc đáng kể. Huyện Đại Lộc có không gian du lịch đa dạng từ vùng sông núi hoang sơ với những thắng cảnh hữu tình đến những làng quê - làng nghề truyền thống, những địa danh mang nhiều huyền thoại, bên cạnh đó trong vài năm gần với sự đầu tư cơ sở vật chất vào những điển du lịch trên địa bàn, bước đầu du khách đã biết đến Đại Lộc với những trãi nghiệm hoàn toàn mới . Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì hoạt động du lịch trên địa bàn còn chưa tương xứng với tài nguyên hiện có. Để tạo cho Quảng Nam nói chung và Đại Lộc nói riêng thêm hấp đẫn bởi những tour du lịch sinh thái và cũng như đáp ứng nhu cầu du lịch của khách. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc và du lịch của cả tỉnh Quảng Nam 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Với vị trí trung độ của cả nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc Nam, địa hình da dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng... tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, Ngũ Phụng Tề Phi, với di tích lịch sử lâu đời và nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Những điểm đến thú vị tại Quảng Nam: Cù lao Chàm biển xanh sóng lặng, 2 biển Cửa Đại nước trong vắt, Hội An hoài cổ, đền tháp Mỹ Sơn rực rỡ, và thiên nhiên núi Thành kỳ vĩ. Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Thiên nhiên còn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vô cùng quý giá. Đó là 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ và sạch đẹp, nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp nổi tiếng, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm nên thuận lợi để phát triển du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Huyện Đại Lộc nằm phía bắc tỉnh Quảng Nam, phía tây của huyện tập trung nhiều vùng núi cao về phía đông bắc địa hình giảm dần, xen lẫn núi là những con suối lượn vòng và chạy dọc theo dưới chân núi tạo nên một bức tranh vô cùng quyến rũ. Nơi đây có hệ sinh thái hài hòa với cảnh quan và môi trường tự nhiên trong sạch có núi, rừng cây xanh, lại gần các điểm đến hấp dẫn như: Hội An, Thánh điện Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm. Với tài nguyên du lịch đặc thù, việc kết hợp du lịch nghĩ dưỡng với du lịch sinh thái là rất cần thiết Dựa trên sự khai phá của những lớp đi trước, đề tài “Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” mong muốn khai thác tổng thể những tiềm năng du lịch trên khu vực này để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc phát triển du lịch và đa dạng hóa, liên kết các loại hình du lịch, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại và tương lai. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này nguyên cứu nhằm tìm hiểu tiềm năng,thực trạng việc khai thác du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc một cách hiệu quả hơn, đem lại nguồn lợi cho tỉnh thông qua việc xây dựng các tour du lịch trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường tự nhiên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch. Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất một số giải pháp để phát triển và khai thác hiệu quả du lịch huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tiềm năng việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tìm hiểu thực trạng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, định hướng chiến lược cho việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam. Không gian: đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thời gian: Tiềm năng, hiện trạng khai thác phát triển du lịch trên huyện Đại Lộc,tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn năm 2018, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triền du lịch trên huyện Đại Lộc trong thời gian tới. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu 4 Để hoàn thành tốt đề tài này, tác giả đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu,tài liệu khác nhau và kể cả các trang web điện tử. Ngoài ra còn thông qua các sách báo, những bài viết liên quan đến du lịch trên sông, các phương tiện truyền thông, internet. Tư liệu thành văn: Sách chuyên nghành, các công trình nghiên cứu, các bài viết trong các sách, báo, tạp chí, các văn bản ban hành liên quan đến du lịch. Tư liệu điền dã: Đây là nguồn tư liệu quan trọng góp phần rất lớn vào sự thành công của đề tài. Nguồn tư liệu được thu thập qua quá trình gặp gỡ sở ban ngành, lãnh đạo địa phương huyện Đại Lộc... Thông qua việc tiếp xúc thực tế, tác giả có được cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài. Thông tin điện tử: + http://quangnam.gov.vn + http://www.dailoc.quangnam.gov.vn 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính xác hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài liệu đã nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu Để hoàn thành đề tài thì tất yếu phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các ban ngành có liên quan. Do đó phải thu thập, tổng hợp, lựu chon nguồn tư liệu phù hợp nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó cần tiến hành phân tích để tìm ra tính toàn vẹn, phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. 5 Bên cạnh đó, các số liệu, tư liệu thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và mức độ dài ngắn cũng không giống nhau. Vì thế các tư liệu cần được thống kê,xử lý có khoa học để phục vụ hiệu quả nhất cho quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu có hệ thống các loại hình du lịch trên địa bàn Huyện Đại Lộc 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở giúp các nhà làm du lịch nhìn nhận một cách chính xác, từ đó có những chính sách đầu tư, khai thác hợp lý. Qua đó nhằm mang lại cho người dân sở tại và du khách một thông điệp về ý thức bảo tồn các giá trị môi trường tự nhiên. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm về du lịch 1.1.1. Khái niệm về du lịch Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, ở đó nêu rõ du lịch có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. [36] Cho đến nay khái niệm du lịch vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên đa số ý kiến tại diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch đều cho rằng du lịch là tất cà hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình với mục đích không phải làm ăn. Định nghĩa về du lịch tại hội nghị Liên Hợp Quốc diễn ra tại Roma _ Italia (21/08-05/09/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [35] Theo I.I Pirôgionic năm 1985 thì “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian nhàn rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm nghỉ ngơi, chữa 7 bệnh và phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên kinh tế văn hóa”. [43] Dưới góc độ khác nhau, định nghĩa về du lịch cũng rất khác nhau: Dưới góc độ kinh tế “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, có hoặc không có các hoạt động chữa bệnh, thể thao nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [27] Ở Việt Nam, du lịch chỉ mới được nghiên cứu từ đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, xong đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt, xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức du lịch ở Việt Nam ra đời. Tuy nhiên, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm nhìn nhận về du lịch cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía canh: Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch. Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. Để có được sự thống nhất về khái niệm, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển du lịch. Luật Du lịch Việt Nam (2018) đã nêu khái niệm về du lịch ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhắm đáp 8 ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [40] Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam. 1.1.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Luật Du lịch Việt Nam (2018) đã nêu khái niệm về tài nguyên du lịch ở Việt Nam, theo đó: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị về văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” [40] 1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên + Địa hình. + Khí hậu. + Nguồn nước. + Sinh vật. 1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn + Các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc. + Các lễ hội. + Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học. + Các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác. Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch, thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch cao bấy nhiêu. Có thể nói tài nguyên trên đất nước ta được mệnh danh là rừng vàng biển bạc, nhưng khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư, quy hoạch và cả vấn đề con người. 9 1.2. Một số loại hình du lịch phổ biến hiện nay Dựa trên những tiêu chí nhất định, việc kết hợp quy mô không gian với dòng du khách đã tạo ra nhiều cách phân loại du lịch khách nhau: - Phân loại theo phạm vi lãnh thổ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của hoạt động du lịch, có thể chia thành: + Du lịch quốc tế (oubound). + Du lịch nội địa (inbound). Trong đó du lịch quốc tế được chia làm 2 loại:  Du lịch quốc tế chủ động.  Du lịch quốc tế bị động. - Phân loại theo nhu cầu của khách + Du lịch thuần túy:  Du lịch tham quan.  Du lịch giải trí.  Du lịch thể thao không chuyên.  Du lịch khám phá.  Du lịch nghĩ dưỡng + Du lịch kết hợp:  Du lịch tôn giáo.  Du lịch học tập,nghiên cứu.  Du lịch thể thao kết hợp.  Du lịch công vụ.  Du lịch chữa bệnh.  Du lịch thăm thân. - Phân loại theo tài nguyên du lịch: + Du lịch văn hóa. + Du lịch tụ nhiên. - Phân loại theo đặc điểm địa lý: 10 + Du lịch biển. + Du lịch núi. + Du lịch đô thị. + Du lịch đồng quê. - Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình. + Du lịch ngắn ngày. + Du lịch dài ngày. - Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông. + Du lịch xe đạp. + Du lịch ôtô. + Du lịch máy bay. + Du lịch tàu hỏa. + Du lịch tàu thủy. - Phân loại theo hình thức tổ chức. + Du lịch có tổ chức theo đoàn. + Du lịch cá nhân. + Du lịch gia đình. 1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch Phát triển du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm xấu ảnh hưởng đến cảnh quan, xã hội, kinh tế. Để thực hiện được điều đó du lịch đưa ra một số nguyên tắc hoạt động: Môi trường Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường - yếu tố cốt lõi trong phát triển du lịch. Duy trì các quá trình diễn thể sinh thái cần thiết và hổ trợ bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học. Xã hội Tôn trọng và bảo về tính xác thực của văn hóa xã hội và di sản. Tôn trọng các giá trị truyền thống. 11 Góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa khác. Kinh tế Đảm bảo lợi ích kinh thế thiết thực và lâu dài cho các bộ phận tham gia vào hoạt động du lịch. Đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế một cách đồng đều bao gồm cả các dịch vụ xã hội. Góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm. Để thực hiện được điều này, trách nhiệm được đặt lên vai của tất cả các bộ phận tham gia vào hoạt động du lịch: Chính phủ, nhà quản lý, các doanh nghiệp, nhân viên , cộng đồng và du khách. 1.4. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển linh tế - xã hội 1.4.1. Phát triển du lịch làm gia tăng thu nhập quốc dân cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường Phát triển du lịch là quá trình tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân. Và góp phần vào việc tăng tổng GDP. Ngoài ra, trong quá trình đầu tư phát triển các loại hình du lịch, khi các đầu vào áp dụng kĩ thuật cao sẽ làm tăng năng suất lao động của ngành và vì vậy làm tăng sự đóng góp của du lịch vào GDP 1.4.2. Phát triển du lịch góp phần giải quyết lao động, tăng thu nhập cho người lao động Du lịch ngày càng phát triển, đã đưa tỷ trọng của ngành ngày càng cao trong tổng GDP. Là ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm nhất. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, tạo ra nhiều việc làm cho các lao động. Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương là một tác động tích cực mang lại nhiều hiệu quả cao của việc phát triển du lịch. Phát triển du lịch giúp chính quyền địa phương giải quyết được vấn đề lao động việc làm cho người dân địa phương mà không cần phải đào tạo công phu, còn giúp họ tăng thêm thu 12 nhập, nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.4.3. Thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài (FDI) Các quốc gia có nguồn dự trữ tài nguyên dồi dào và sẵn có để sử dụng cho du lịch mới tạo tiền đề để phát triển ngành, còn mức độ đầu tư và sự hình thành vốn cố định của nền kinh tế sẽ có vai trò quan trọng hơn nhiều. Đầu tư vào các hoạt động phát triển du lịch đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm,khả năng sinh lợi nhuận cao 1.5. Đặc điểm của ngành du lịch Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Bất cứ một du khách nào, với động cơ và hình thức du lịch ra sao thì yêu cầu có tính phổ biến phải đạt được đối với họ là được thăm quan, vui chơi giải trí, tiềm hiều thưởng thức các giá trị về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội… của một xứ sở. Đó là các bãi biển đầy nắng, các thác nước, các núi non hang động kỳ thú, các giống nòi động thực vật quý hiếm, các thành quách lâu đài, các đền chùa với nhiều kiến trúc cổ và những ngày lễ hội, các trung tâm kinh tế , văn hóa lớn, các rừng quốc gia, các khu di chỉ… Tài nguyên du lịch có loại do thiên nhiên tạo ra nhưng có loại do quá trình phát triển của lịch sử qua nhiều thế hệ của con người tạo ra. Đây chính là cơ sở khách quan để hình thành nên các tuyến, điểm du lịch. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch. Những người đi du lịch dù đối tượng nào và với nguồn tiền cá nhân hay tập thể thì trong thời gian đi du lịch, mức tiêu dùng của họ thường cao hơn so với tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư. Chưa kể một bộ phận lớn khách du lịch quốc tế là các tầng lớp thượng lưu: những thương gia, những nhà kinh doanh, tri thức, chính khách…giàu có. Vì 13 vậy ngành du lịch phải là một ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu về nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí, mua hàng và các dịch vụ khác của khách sao cho vừa thuận tiện, an toàn,vừa sang trọng, lịch sự và có khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức độ cao cấp. Du lịch là ngành ngoài kinh doanh và dịch vụ ra còn phải đảm bảo nhu cầu an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương và cho các nước đón nhận du khách. Ngành dịch vụ là một ngành kinh tế - xã hội – dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác. Như vậy đây là một ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm và tính chất pha trộn nhau tạo thành một tổng thể rất phức tạp. Hoạt động du ịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của một ngành văn hóa- xã hội. 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch 1.6.1. Điều kiện tự nhiện Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hoà; động thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, trong mỗi loại hình du lich lại có nhiều dạng. Nói chung Du lịch là giúp con người thư giãn. Vì vậy khí hậu có tác động đến hầu hết các loại hình du lịch. Ví dụ: Du lịch biển, phải là vùng biển ấm và không phải là mùa mưa bão. Du lịch núi, thời tiết phải phù hợp với loại hình du lịch, như vùng lạnh có sương, có tuyết (khí hậu đặc trưng); vùng ấm không phải mùa mưa. Du lịch lễ hội, mua sắm, tìm hiểu văn hoá thường là mùa có thời tiết tốt trong năm. 14 Khí hậu góp phần quan trọng tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành mùa du lịch, vùng du lịch đặc trưng. Sự khác biệt khí hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái: Do có sự khác biệt về hệ sinh thái nên có sự khác biệt về sinh vật (động & thực vật) tại từng vùng riêng biệt. Do vậy, có vùng có những loại động, thực vật này nhưng cũng có những vùng không có. Đó là điểm giúp cho các loại hình du lịch sinh thái phát triển. Khí hậu thay đổi dẫn đến mùa du lịch thay đổi: Ở những nước có sự thay đổi thời tiết, chuyển mùa, như mùa thu sang mùa đông lạnh giá khiến cho người ta có xu hướng đến những nước có khí hậu và thời tiết ấm áp để nghỉ ngơi thư giãn (tránh thời tiết lạnh lẽo và rét mướt). Từ đó hình thành nên "mùa du lịch". Thông thường mùa du lịch thường rơi vào những tháng cuối năm hoặc đầu năm sau (từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau). Sau đó thì lại trở về mùa thấp điểm (do có sự tương đồng về thời tiết & khí hậu), khi các nước đều có mùa hè, mùa thu .v.v... Khí hậu không chỉ tác động tích cực đến việc phân chia, hình thành những nét đặc trưng của các loại hình du lịch, thời vụ du lịch mà bên cạnh đó còn có những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến ngành du lịch. 1.6.2. Chính sách phát triển du lịch Các chính sách du lịch chủ yếu của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương trong quản lý và phát triển du lịch tác động vào sản phẩm du lịch bao gồm: chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; chính sách phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; chính sách về vốn; chính sách thị trường; chính sách nghiên cứu khoa học, công nghệ du lịch và môi trường; chính sách cải cách hành chính 1.6.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan