Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý r...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã đất cuốc, huyện bắc tân uyên

.PDF
97
1
63

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐỀ TÀI KHẢO SÁT TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THỰC PHẨM TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ ĐẤT CUỐC, HUYỆN BẮC TÂN UYÊN Giáo viên hướng dẫn (Ký tên) Sinh viên thực hiện Mã số SV: 1328501010056 Lớp: D13QM01 (Ký tên) ThS. BÙI PHẠM PHƯƠNG THANH TỐNG LÊ THÙY LINH Bình Dƣơng, tháng 5 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi: Tống Lê Thùy Linh Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Bình Dương, ngày tháng năm Ký tên i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ người đã dạy dỗ con lớn khôn, tạo điều kiện cho con cơ hội học hành và có cơ hội bước chân vào giảng đường đại học. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Bùi Phạm Phương Thanh người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này lời cảm ơn sâu sắc. Được sự phân công của Khoa Khoa Học Quản Lý trường Đại học Thủ Dầu Một và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn ThS. Bùi Phạm Phương Thanh nên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Cũng như, trong quá trình làm bài báo cáo khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin thành cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng ................................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2 PHẦN 1: TỔNG QUAN............................................................................................3 1. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................................3 1.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) .................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................3 1.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ..................................................3 1.1.1.3. Phân loại chất thải rắn ....................................................................................3 1.1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................................................4 1.1.1.5. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt..............................................................4 1.1.1.6. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ................................................................6 1.1.1.7. Xử lý CTR sinh hoạt ......................................................................................7 1.1.2. Tổng quan về rác thực phẩm ............................................................................. 8 1.1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................8 1.1.2.2. Nguồn phát sinh rác thực phẩm .....................................................................9 1.1.2.3. Đặc điểm của rác thải thực phẩm ...................................................................9 1.1.2.4. Ảnh hưởng của rác thực phẩm đến môi trường .............................................9 1.1.2.5.Thu gom, vận chuyển rác thực phẩm ............................................................10 1.1.2.6. Xử lý rác hữu cơ ...........................................................................................10 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..........................................................................................10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 14 1.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................15 1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 15 1.3.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 16 1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 17 iii PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................20 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................20 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................20 2.2.1. Cách tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu............................................ 20 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 21 2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết ..............................................21 2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu .......................................................21 2.2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................21 2.2.2.4. Phương pháp xã hội học ...............................................................................21 2.2.2.5. Phương pháp định tính, định lượng..............................................................25 2.2.2.6. Phương pháp ước tính ..................................................................................26 2.2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................27 PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................28 3.1. KHỐI LƯỢNG RÁC THỰC PHẨM TỪ CTR SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẤT CUỐC...........................................................................28 3.1.1. Thống kê số lượng hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc............................... 28 3.1.2. Khối lượng rác thực phẩm phát sinh tại các ấp trên địa bàn xã Đất Cuốc ...... 28 3.1.2. Thành phần rác thực phẩm phát sinh tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc .......................................................................................................................... 30 3.2. HIỆN TRẠNG THU HỒI RÁC THỰC PHẨM TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẤT CUỐC...........................................................................33 3.2.1. Khối lượng rác thực phẩm thu hồi cho mục đích tái sử dụng của đối tượng là hộ gia đình tự thu hồi ................................................................................................ 33 3.2.2. Khối lượng rác thực phẩm thu hồi cho mục đích tái sử dụng của đối tượng là người dân xung quanh ............................................................................................... 35 3.3. HIỆU SUẤT THU HỒI RÁC THỰC PHẨM CHO MỤC ĐÍCH TÁI SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẤT CUỐC ..............................................................36 3.3.1. Khối lượng rác thực phẩm phát sinh trung bình trong một ngày của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc ................................................................................... 37 3.3.1.1. Thống kê số lượng hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc............................37 3.3.1.2. Khối lượng rác thực phẩm phát sinh ............................................................37 3.3.2. Khối lượng rác thực phẩm trung bình trong một ngày của 85 hộ gia đình được thu hồi trên địa bàn xã Đất Cuốc ............................................................................... 39 3.3.3 Hiệu suất thu hồi rác thực phẩm cho mục đích tái sử dụng ............................. 39 3.3.4. Đánh giá hiệu suất thu hồi rác thực phẩm cho mục đích tái sử dụng ............. 40 iv 3.4. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ VÀ NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN VỀ LỢI ÍCH CỦA RÁC THẢI THỰC PHẨM TỪ CTRSH CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ ĐẤT CUỐC. .......................................................................................................................40 3.4.1. Đánh giá nhận thực và ý thức về việc xử lý rác thực phẩm của người dân trên địa bàn xã .................................................................................................................. 40 3.4.1.1. Tình hình thu gom, xử lý rác thực phẩm ......................................................40 3.5.1.2. Nhận thức của các hộ gia đình về lợi ích của rác thực phẩm......................44 3.5.2. Nhận xét chung ............................................................................................... 45 3.5.2.1. Thuận lợi ......................................................................................................45 3.5.2.2. Khó khăn ......................................................................................................45 3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI ĐỂ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HƠN RÁC THỰC PHẨM TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HỘ GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA BÀN XÃ ĐẤT CUỐC ..............................................................................................45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................48 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................48 4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49 PHỤ LỤC .................................................................................................................52 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải ............6 Bảng 1. 2: Dân số trên địa bàn xã Đất Cuốc .............................................................15 Bảng 2. 1: Số lượng hộ gia đình phân theo ngành nghề tại xã Đất Cuốc .................23 Bảng 2. 2: Phân chia đơn vị hành chính xã Đất Cuốc...............................................24 Bảng 2. 3: Số phiếu phát cho các hộ gia đình theo từng ấp tại xã Đất Cuốc ............25 Bảng 3. 1: Số hộ làm nghề kinh doanh và không kinh doanh trên địa bàn xã Đất Cuốc ..........................................................................................................................28 Bảng 3. 2: Khối lượng rác thực phẩm phát sinh trung bình của một hộ gia đình trong một ngày tại các ấp trên địa bàn xã Đất Cuốc ...........................................................29 Bảng 3. 3: Khối lượng trung bình từng thành phần rác thực phẩm trong 1 ngày của 1 hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc ........................................................................31 Bảng 3. 4: Khối lượng rác thực phẩm trung bình trong một ngày của một hộ gia đình được đối tượng là gia đình tự thu hồi ................................................................34 Bảng 3. 5: Khối lượng rác thực phẩm thu hồi trung bình trong một ngày của hộ gia đình được đối tượng hộ gia đình tự thu hồi...............................................................34 Bảng 3. 6: Khối lượng rác thực phẩm được người dân xung quanh thu hồi ............35 Bảng 3. 7: Thống kê số lượng hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc .......................37 Bảng 3. 8: Tổng khối lượng rác thực phẩm phát sinh trong một ngày của các hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc ...................................................................................38 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Bản đồ vị trí địa lý xã Đất Cuốc ..............................................................16 Hình 2. 1: Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................20 Hình 3. 1: Biểu đồ biểu thị khối lượng rác thực phẩm phát sinh trong một ngày của một hộ theo ấp ...........................................................................................................30 Hình 3. 2: Biểu đồ khối lượng thành phần rác thực phẩm trong một ngày của một hộ gia đình ......................................................................................................................32 Hình 3. 3: Biểu đồ khối lượng rác thực phẩm được người dân xung quanh.............36 Hình 3. 4: Biểu đồ cách thức lưu trữ và thu gom rác thực phẩm của các hộ ............41 gia đình ......................................................................................................................41 Hình 3. 5: Biểu đồ tình hình thu gom rác thực phẩm tại hộ gia đình ......................42 Hình 3. 6: Biểu đồ hình thức xử lý rác thực phẩm tại các hộ gia đình .....................43 Hình 3. 7: Biểu đồ mức độ hiểu biết của các hộ gia đình về lợi ích .........................44 rác thực phẩm ............................................................................................................44 Hình 3. 8: Biểu đồ sự đóng góp ý kiến của hộ gia đình cho chương trình ...............47 thu mua rác thực phẩm ..............................................................................................47 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt C Carbon H Hydro O Oxy N Nito S Lưu huỳnh CTRĐT Chất thải rắn đô thị BCL Bãi chôn lấp WRAP Tổ chức công nhận trách nhiệm sản xuất toàn cầu CO2 Carbon đioxit HKD Hộ kinh doanh HGD Hộ gia đình THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông viii TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tăng cao, lượng rác thải ra ngày càng nhiều trong đó có rác thực phẩm gây ảnh hưởng đến môi trường. Việc quản lý rác thực phẩm vẫn chưa được thực hiện nghiêm ngặt, người dân chưa có ý thức phân loại tai nguồn. Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý rác thực phẩm hiệu quả hơn và góp phần vào việc thu hồi lại các thành phần có khả năng tái sử dụng, tái chế đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được như sau: Qua khảo sát 85 hộ gia đình làm nghề kinh doanh và không kinh doanh cùng với việc sử dụng phương pháp xã hội học để phỏng vấn về tình hình thu gom, xử lý và nhận thức của người dân trong việc phân loại và tái sử dụng rác thực phẩm tại nguồn. Bên canh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp định tính định lượng để xác định khối lượng và thành phần rác thực phẩm. Từ đó cho thấy, khối lượng rác thực phẩm phát sinh 869.42kg/ngày, khối lượng rác thực phẩm được thu hồi 244.59kg/ngày, hiệu suất thu hồi 28.13%, lượng thất thoát 624.83kg/ngày. Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm xử lý hiệu quả lượng rác thực phẩm phát sinh mỗi ngày trên địa bàn xã Đất Cuốc. ix ABSTRACT Along with the development of the economy, the demand for human life is increasing, more and more waste is discharged, including food waste affecting the environment. The management of food waste has not been strictly enforced, people do not have the sense of ear classification. Therefore, the topic of "Surveying the situation arising and proposing measures to manage solid waste from household activities in Dat Cuoc commune, Bac Tan Uyen district, Binh Duong province" The task of managing food waste is more efficient and contributes to the recovery of recyclable and reusable components that bring about socio-economic benefits and environmental protection. The results are as follows: By surveying 85 non-business and business households, and using a sociological approach to interviews on the collection, treatment and perception of the population in classification and reuse. Food waste at source. In addition, the topic also uses qualitative quantitative methods to determine the mass and composition of food waste. As a result, the amount of food waste generated was 869.42kg/day, the volume of food waste was recovered 244.59kg/day, the efficiency of recovery 28.13%, the loss of 624.83kg/day. The project has proposed solutions to effectively handle daily food waste in Dat Cuoc commune. x Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường hiện nay đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thì dân số cũng tăng đột biến theo từng ngày, đi đôi với với đó là lượng rác thải sinh hoạt cũng ngày một nhiều. Đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng lớn rác thải thực phẩm được thải ra mỗi ngày, theo một báo cáo mới của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), mỗi năm có khoảng 1.3 tỉ tấn rác thải thực phẩm được thải ra môi trường. Nhưng chỉ có một số ít trong hàng tỉ tấn đó được con người tái sử dụng lại, còn chủ yếu sẽ được đưa tới các bãi chôn lấp. [13] [14]. Lượng rác thải thực phẩm này nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được. Việc giảm chất thải thực phẩm được xem là một đòn bẩy quan trọng để đạt được an ninh lương thực toàn cầu, giải phóng hữu hạn các nguồn lực cho các mục đích khác, làm giảm bớt rủi ro môi trường và tránh những thiệt hại tài chính. Và xu hướng xử lý rác thực phẩm thành phân sinh học (Compost) thân thiện môi trường là lựa chọn của thế giới. Việt Nam cũng đang áp dụng biện pháp xử lý rác này và bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, rác thải thực phẩm không hẳn chỉ gây những tác hại cho môi trường mà nó cũng có thể tái sử dụng, tái chế để làm thức ăn trong chăn nuôi, sản xuất phân sinh học hay một phát minh sử dụng rác thải thực phẩm như một loại khí sinh học dùng trong sinh hoạt của công ty HomeBiogas, có trụ sở tại Beit Yanai, Israel. Huyện Bắc Tân Uyên đang nỗ lực phát huy thế mạnh để phát triển bền vững góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương ngày càng vững mạnh. Trong đó, xã Đất Cuốc là một trong những khu vực trọng điểm của huyện, tập trung nhiều dự án, công ty, đặc biệt có khu công nghiệp Đất Cuốc. Do đó, xã tạo nhiều việc làm cho người dân và thu hút nhiều người dân nhập cư đến sinh sống làm việc tại đây. Vì vậy, lượng chất thải sinh hoạt tại xã cũng sẽ tăng nhanh và lượng rác thải thực phẩm cũng ngày càng nhiều, mà hệ thống quản lí, xử lý của xã còn nhiều yếu kém. Việc xử lý rác thực phẩm từ CTR sinh hoạt chủ yếu theo phương pháp truyền thống với toàn bộ lượng rác thải thực phẩm có thể được các hộ gia đình vứt bừa bãi ở khu đất trống hoặc được thu gom rồi đưa về bãi chôn lấp. Mà không ai suy nghĩ về giá trị của rác thực phẩm mang lại. Điều này làm chậm quá trình phân hủy rác hữu cơ gây mùi hôi thối và là nguồn gốc phát sinh các dịch bệnh. Để thực hiện tốt công tác quản lí, xử lí rác thải thực phẩm từ CTR sinh hoạt thì việc phân loại rác thải thực phẩm tại nguồn được lựa chọn là phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề được đặt ra. Cũng SVTH: Tống Lê Thùy Linh 1 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương như, giúp người dân ý thức được vấn đề rác thải và hiểu được những lợi ích về mặt kinh tế mà rác thải thực phẩm mang lại. Chính vì những thực tiễn đó mà đề tài: “Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” đã được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra, khảo sát, khối lượng và thành phần phát sinh rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình trên địa bàn xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đề xuất giải pháp khả thi để quản lý hiệu quả hơn khối lượng rác thực phẩm phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình nhằm góp phần vào việc thu hồi lại các thành phần có khả năng tái sử dụng, tái chế đem lại lợi ích cho kinh tế - xã hội và môi trường. 3. Đối tượng Rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc huyện Bắc Tân Uyên. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian; Các hộ gia đình thuộc địa bàn xã Đất Cuốc huyện Bắc Tân Uyên. Thời gian: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. SVTH: Tống Lê Thùy Linh 2 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1. Tổng quan về chất thải rắn (CTR) [8] [6] 1.1.1.1. Khái niệm Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất ở thể rắn bị con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì tồn tại của cồng đồng,…). Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, các chợ, khu thương mại, cơ quan, trường học, công viên…. 1.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…). Từ khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, cửa hàng sửa xe,…). Từ cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, các trung tâm hành chính nhà nước,…). Từ các công trình xây dựng. Khu dịch vụ công cộng (quét dọn đường, công viên,…). Từ các trạm xử lý chất thải và lò thêu đốt Rác từ các hoạt động dịch vụ đô thị. Từ các hoạt động xây dựng đô thị 1.1.1.3. Phân loại chất thải rắn  Phân loại theo thành phần hóa học và vật lý Gồm có các loại: chất hữu cơ, chất vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim, cao su,…  Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành Chất thải rắn sinh hoạt: gồm các CTR sinh ra từ hoạt động của con người, trong quá trình sinh hoạt, nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, khu đô thị, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại,… Chất thải rắn công nghiệp: gồm các CTR sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chất thải rắn xây dựng: gồm các chất thải trong quá trình xây dựng các công trình (đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ,…). Chất thải rắn nông nghiệp: gồm các CTR sinh ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch cây trồng,…  Phân loại theo mức độ nguy hại Chất thải rắn nguy hại: là các chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang một trong các đặc tính nguy hại (dễ cháy, dễ nỗ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm SVTH: Tống Lê Thùy Linh 3 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc các chất có khả năng gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. Chất thải rắn không nguy hại: gồm các CTR không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại. [13] 1.1.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Trong CTR sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau: rác thực phẩm, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, gỗ, thủy tinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc nhựa, lon nước, đồ hộp,… Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lí CTR mà thành phần CTR chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại là các chất thải vô cơ. Đối với các nước Châu Á, rác thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học thường chiếm tỷ trọng cao nhất. 1.1.1.5. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt  Tính chất lý học Khối lượng riêng Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích, tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp lưu trữ: để tự nhiên không chứa trong thùng, chứa trong thùng và không nén, chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTR sinh hoạt chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng. Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ,… Độ ẩm Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách:  Tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và  Tính theo thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo cách này, độ ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương trình như sau: Trong đó: M: Độ ẩm (%). w: Khối lượng ban đầu của mẫu CTR (Kg). d: Khối lượng của mẫu CTR sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở 1050C (kg). Kích thước và sự phân bố kích thước: Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong chất thải rắn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị tách loại từ tính. SVTH: Tống Lê Thùy Linh 4 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Độ thẩm thấu của rác nén: Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thông số vật lí quan trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp. Độ thẩm thấu thực chỉ phụ thuộc vào tính chất của chất thải rắn, kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt, và độ xốp. Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với chất thải rắn đã nén trong một bãi chôn lấp thường giao động khoảng 10-11 đến 10-12 m2 theo phương thẳng đứng và khoảng 10-10 m2 theo phương ngang. Khả năng tích ẩm Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được. Thông số này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rỉ rác sinh ra từ bãi chôn lấp.  Tính chất hóa học Công thức phân tử các chất thải rắn Các nguyên tố cơ bản trong CTR sinh hoạt cần phân tích bao gồm C (carbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRĐT cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost. Quá trình chuyển hóa hóa học Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn sang pha lỏng, từ pha rắn sang pha khí, …). Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý CTR sinh hoạt bao gồm đốt (quá trình oxy hóa hóa học), nhiệt phân, và khí hóa.  Tính chất sinh học Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 500oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học. (ví dụ giấy in báo, và nhiều loại cây cảnh). SVTH: Tống Lê Thùy Linh 5 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bảng 1. 1: Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải Thành phần VS (% của chất rắn tổng cộng TS) Rác thực phẩm Hàm lượng lignin (LC), (%VS) Phần có khả năng phân hủy sinh học (BF) 7-15 0.4 0.82 Giấy in báo 94.0 21.9 0.22 Giấy công sở 96.4 0.4 0.82 Carton 94.0 12.9 0.47 Rác vườn 50-90 4.1 0.72 Giấy Sự hình thành mùi Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong chất thải rắn sinh hoạt. [2] 1.1.1.6. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn Thu gom sơ cấp: là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị gom rác của thành phố, đô thị,... Giai đoạn này có sự tham gia của người dân và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ thống thu gom này chủ yếu là bằng thủ công, bao gồm thu gom rác đường phố và thu gom rác từ các hộ dân cư. Thu gom thứ cấp: là quá trình thu gom từ những thiết bị thu gom của thành phố đưa đến những nơi tái chế, xử lý (nhà máy tái chế, phân hữu cơ hay BCL,...). Trong đó bao gồm rác thải được các xe chuyên dùng chuyên chở đến các nhà máy xử lý, đến BCL, những nhà máy tái chế. Vận chuyển: cách thức vận chuyển có thể là rác thải được tập trung đổ vào các thùng container sau đó được xe cẩu chuyên dùng đến cẩu thùng có chứa đầy rác đi và thay vào đó bằng một thùng trống; hoặc là người ta xây dựng các bãi hoặc hố trung chuyển, rác được tập kết vào đấy sau đó xe cuốn ép đến rác được đổ lên xe và chở đi; hoặc các xe rác đẩy tay của những công nhân sau khi thu gom rác ở các khu dân cư, đường phố sẽ chuyển đến tập trung tại một điểm sau đó xe cuốn ép đến và rác được chuyển lên xe. SVTH: Tống Lê Thùy Linh 6 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1.1.1.7. Xử lý CTR sinh hoạt  Phương pháp cơ học Giảm kích thước Phương pháp giảm kích thước được sử dụng để giảm kích thước của các thành phần CTRĐT. CTR được làm giảm kích thước có thể được sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay làm phân compost, hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Thiết bị thích hợp được dùng để làm giảm kích thước CTR tùy thuộc vào loại, hình dạng, đặc tính của CTR và tiêu chuẩn yêu cầu. Phân loại theo kích thước Phân loại theo kích thước là một quá trình phân loại một hỗn hợp vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ khác nhau. Phân loại theo khối lượng riêng Dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại CTRĐT, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành 2 phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như là kim loại, gỗ và các phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn. Phân loại theo điện trường và từ trường Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách các kim loại màu ra khỏi kim loại đen. Nén chất thải rắn Các kỹ thuật hiện đang áp dụng để nén và tái sinh chất thải là đóng kiện, đóng giỏ, đóng khối hay ép thành dạng viên.  Phương pháp nhiệt Hệ thống thiêu đốt Đốt là quá trình oxy hóa CTR bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80 – 90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là: các khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ, cacbonic, hơi nước và tro. Hệ thống nhiệt phân Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học CTR bằng cách nung trong điều kiện không có oxy, và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi CTR là các chất ở dạng rắn, lỏng và khí. Hệ thống khí hóa Quá trình khí hóa là quá trình đốt CTR trong điều kiện thiếu oxy. SVTH: Tống Lê Thùy Linh 7 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Công nghệ đốt Trong quá trình cháy, các chất hữu cơ dạng rắn hoặc lỏng sẽ bị chuyển đổi sang pha khí. Các khí này qua các lưới đốt sẽ tiếp tục bị làm nóng lên, đến một nhiệt độ nào đó các hợp chất hữu cơ của chúng sẽ bị phân hủy thành các nguyên tử thành phần. Các nguyên tử này kết hợp với oxy để tạo nên các chất khí bền vững, các khí này sau khi qua các thiết bị kiểm soát ô nhiễm sẽ được thải vào khí quyển.  Phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học Quá trình ủ phân hiếu khí Biến đổi CTR hữu cơ thành các chất vô cơ dưới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost. Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với CTR có hàm lượng rắn từ 4 – 8%. Sản phẩm cuối cùng là khí metan, khí CO2 và chất mùn ổn định dùng làm phân bón. Quá trình chuyển hóa hóa học Quá trình chuyển hóa hóa học bao gồm một loạt các phản ứng thủy phân được sử dụng để tái sinh các hợp chất như là glucose và một loạt các phản ứng khác dùng để tái sinh dầu tổng hợp, khí và acetate xenlulo. Kỹ thuật xử lý CTR bằng phương pháp hóa học phổ biến nhất là phản ứng thủy phân xenlulo dưới tác dụng của axit và quá trình biến đổi metan thành metanol. 1.1.2. Tổng quan về rác thực phẩm 1.1.2.1. Khái niệm Rác hữu cơ là các chất thải được loại bỏ từ nguyên liệu thực phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hao quả, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo mà con người không dùng được nữa, vứt bỏ vào môi trường sống. Rác thải thực phẩm: là những chất thải sinh ra từ tiêu dùng chế biến thực phẩm, loại này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ thối rữa, dễ bị phân hủy nhanh chóng đặc biệt khi gặp thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nhau về rác thực phẩm như sau: Liên Hợp Quốc định nghĩa “rác thực phẩm là thực phẩm bị mất mát trong khâu bán lẻ và tiêu thụ do hành vi của người bán hàng và người mua hàng, đó là hành vi vứt bỏ thực phẩm”. Theo Liên minh Châu Âu, rác thực phẩm được định nghĩa “bất kì loại thực phẩm nào còn sống hoặc nấu chín, đã bị loại bỏ, có dự định hoặc yêu cầu cần phải loại bỏ”. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ định nghĩa rác thực phẩm là “thực phẩm không ăn được và thức ăn thừa của gia đình, cửa hàng rau, nhà hàng, quán cà phê và nhà ăn nhân viên của các cơ sở công nghiệp”.[1] SVTH: Tống Lê Thùy Linh 8 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh Khảo sát tình hình phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý rác thực phẩm từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1.1.2.2. Nguồn phát sinh rác thực phẩm Rác thực phẩm là một trong các loại rác thuộc nhóm CTRSH. Do đó, nguồn phát sinh rác thực phẩm bao gồm: Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…). Từ khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, cửa hàng sửa xe,…). Từ cơ quan (nhà ăn của trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, các trung tâm hành chính nhà nước,…). Từ các công trình xây dựng ( ở các nhà ăn của công trình, thức ăn thừa của công nhân). 1.1.2.3. Đặc điểm của rác thải thực phẩm Rác thực phẩm có các thành phần chính bao gồm: đồ ăn thừa, rau quả hư hỏng, bã trà, bã cà phê, bã mía, vỏ và trái cây hư hỏng,… loại này mang bản chất chỉ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Đặc trưng của rác thực phẩm: Tỷ lệ chứa nước khoảng 80%-90%. Dễ phân hủy: trong điều kiện nhiệt độ cao, hàm lượng chất hữu cơ cao trong rác thải nhà bếp có thể nhanh chóng phân hủy và bốc mùi. Có mùi khó chịu: do dễ bị phân hủy nên rác thải nhà bếp thường có mùi khó chịu. Có khả năng tồn tại các mầm bệnh, vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh. Nếu không xử lý đúng cách mà trực tận dụng sẽ tạo cơ hội cho các mầm bệnh lây lan. Có chứa các nguyên tố hóa học như: nito, carbon, kali, canxi và các nguyên tố vi lượng khác. [1] 1.1.2.4. Ảnh hưởng của rác thực phẩm đến môi trường Rác thực phẩm thuộc nhóm CTRSH nên những ảnh hưởng của rác thực phẩm đến môi trường giống với CTRSH.  Ảnh hưởng đến môi trường không khí CTR hay rác thực phẩm thường có một phần bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.  Ảnh hưởng đến môi trường nước Nước rác rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nếu không được quản lí chặt chẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, rác thải không được quản lí chặt chẽ còn có thể xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi,… gây cản trở cho sự lưu thông nước. SVTH: Tống Lê Thùy Linh 9 GVHD: Bùi Phạm Phương Thanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan