Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Khóa luận xây dựng và sử dụng bài giảng e learning trong dạy học địa lí địa phư...

Tài liệu Khóa luận xây dựng và sử dụng bài giảng e learning trong dạy học địa lí địa phương thành phố đà nẵng

.PDF
75
205
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ VĂN CÔNG THỴ MINH HUYỀN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đà Nẵng/4/2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ VĂN CÔNG THỴ MINH HUYỀN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Sư phạm Địa lí KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN VĂN THÁI Đà Nẵng/4/ 2018 Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên trong khoa Địa lí, chúng tôi đã hoàn thành đề tài “Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng”. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Thái đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài này. Những kinh nghiệm, ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong khoa Địa lí và các bạn SV trong khoa là một động lực lớn giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn SV để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Văn Công Thỵ Minh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu ...............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3 5. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu ................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7 7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....10 1.1. E-Learning..........................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm E-Learning .....................................................................................10 1.1.2. Đặc điểm của E-Learning................................................................................12 1.1.5. Một số phần mềm sử dụng để thiết kế bài giảng E-Learning ........................16 1.1.6. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng E-Learning .........17 1.2. Vai trò, mục tiêu của Địa lí địa phương trong chương trình địa lí THPT .........21 1.2.1. Vai trò..............................................................................................................21 1.2.3. Mục tiêu ..........................................................................................................21 1.3. Mục tiêu, đặc điểm nội dung dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng...22 1.3.1. Mục tiêu dạy học .............................................................................................22 1.3.2. Đặc điểm nội dung dạy học .............................................................................23 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ HS lớp 12 THPT ...............................................24 1.5. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ......................................................................................25 Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..............................28 2.1. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ......................................................................28 2.1.1. Yêu cầu đối với xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ......................................................................................28 2.1.2 Nguyên tắc đối với xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ......................................................................................29 2.2. Quy trình xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng .............................................................................................................30 2.2.1 Quy trình ..........................................................................................................30 2.2.2. Giải thích quy trình .........................................................................................31 2.3. Sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ..........................................................................................................................32 2.3.1. Các bước sử dụng ............................................................................................32 2.3.2. Cách thức kết hợp với dạy học truyền thống ..................................................33 2.4. Ví dụ về xậy dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng (phần Tự nhiên) ..................................................................................34 Chương 3 THỰC NGHIỆP SƯ PHẠM ....................................................................49 3.1 Mục đích thực nghiệm ........................................................................................49 3.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................49 3.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm.................................................................49 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ...........................................................................50 3.4.1 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ......................................................50 3.4.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm.........................................................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ Viết tắt CNTT Công nghệ thông tin ĐC Đối chứng ĐLĐP Địa lí địa phương GV Giáo viên HS Học sinh KN Kĩ năng TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm PPDH Phương pháp dạy học TP Thành phố DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình E-Learning ..................................................................................10 Hình 1.2. Mô hình chức năng tổng thể của hệ thống E-Learning .............................12 Hình 1.3. Các chức năng của giáo viên .....................................................................13 Hình 2.1. Quy trình xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng bằng phần mềm Adobe Prestener .........................................31 Hình 3.2. So sánh điểm bài kiểm tra của lớp TN2 và ĐC2 sau TN ...........................52 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mức độ sử dụng các PPDH của GV trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng ....................................................................................................26 Bảng 3.1. Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra sau TN của lớp ĐC và lớp TN ..............50 Bảng 3.2. Phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài kiểm tra sau ............................50 TN của lớp ĐC và lớp TN...........................................................................................50 Bảng 3.3. Tổng hợp điểm trung bình và độ lệch chuẩn giữa các lớp TN và ĐC ......52 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xã hội toàn Cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc đời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người. Người học cần những kỹ năng mới, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao những kỹ năng sẵn có và tìm ra những phương pháp mới để tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. Chính vì vậy mà đổi mới PPDH là một trong những mục tiêu lớn mà ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi cá nhân nói riêng. Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà chính là học suốt đời. Vì vậy, E-Learning chính là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. E-Learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học là cá nhân, tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào. E-Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai ELearning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. Ở nước ta, chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Trong các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Địa lí nói chung và phần Địa lí địa phương nói riêng cũng có nhiều thuận lợi và những đặc điểm thuận lợi để 1 xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học. Phần Địa lí địa phương với các nội dung phong phú, thực tiễn, dễ quan sát nên có nhiều cơ hội để xây dựng bài giảng E-Learning, giúp hấp dẫn người học, tạo thêm nhiều hứng thú và học tập tích cực hơn. Tuy nhiên trên thực tế, GV vẫn chưa chú trọng đến việc giảng dạy phần Địa lí địa phương, việc truyền đạt kiến thức Địa lí địa phương vẫn chưa được dành nhiều thời gian. Đồng thời, GV vẫn chưa biết đến E-Learning hay chưa sử dụng ELearning để thực hiện bài giảng của mình được tốt hơn. Xuất phát từ những nhận thức và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng” làm hướng nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí đia phương TP. Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của HS. Từ đó góp phần vào việc đổi mới hoạt động dạy học phần Địa lí địa phương nói riêng và môn Địa lí nói chung theo hướng phát triển năng lực HS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận về xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học; - Điều tra thực trạng xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương ở các trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng - Xác định quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng. - Xây dựng một số bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng. - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm giúp cho GV dạy tốt hơn và HS học có kết quả cao hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu quy trình xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng. - Phương pháp sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng. - Tiền hành nghiên cứu, TNSP từ tháng 11/2017 – 4/2018 tại một số trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được quy trình xây dựng và sử dụng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng một cách khoa học, hợp lý thì sẽ rèn luyện cho HS được tính tự giác học hỏi, chủ động và sáng tạo. Đồng thời HS cũng có nhiều thời gian tự nghiên cứu bài học, được tự kiểm tra kiến thức, từ đó có hứng thú trong việc học. Bên cạnh đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học phần Địa lí địa phương nói riêng và môn Địa lí nói chung. 5. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu 5.1. Trên thế giới Thuật ngữ E-Learning ra đời và đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Gắn với sự phát triển của CNTT và những phương pháp giáo dục đào tạo, theo tài liệu của tác giả Bùi Thanh Giang [1] quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra làm bốn thời kì. Đầu tiên là giai đoạn trước năm 1983 được gọi là kỷ nguyên GV làm trung tâm. Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, ở giai đoạn này quan điểm giáo dục “Lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh GV và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ. Tiếp theo là giai đoạn 1984 – 1993 được xem là kỷ nguyên đa phương tiện. Vì trong giai đoạn này đã có các công nghệ cơ bản như hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint,… Nó cho phép tạo ra các bài 3 giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giáo viên là rất hạn chế. Sau đó là giai đoạn 1994 – 1999 với tên gọi là làn sóng E-Learning thứ nhất. Đặc điểm của giai đoạn này là công nghệ Web đã được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: Email, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. Cuối cùng là giai đoạn 2000 – 2005 được biết đến là làn sóng E-Learning thứ hai. Các công nghệ tiên tiến bao gồm Java và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Thông qua web GV có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày công nghệ web đã chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ hai của E-Learning. Trên thế giới nghiên cứu về E-Learning và ứng dụng E-Learning vào trong GD&ĐT đã được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Khởi đầu cho việc E-Learning được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ là ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, sau đó các nước ở khu vực châu Á cũng quan tâm nghiên cứu phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc. Những năm cuối của thế kỷ 20, GD&ĐT đã được thừa hưởng những thành tựu của CNTT, nhiều nghiên cứu về các phần mềm dạy học, đào tạo dựa trên công nghệ web, khoá đào tạo trực tuyến,... đã được thực hiện trước đó. Ở Mỹ, chính phủ đã có những chính sách nhằm hỗ trợ giúp cho nghiên cứu ứng dụng E-Learning từ cuối những năm 1990. Theo thống kê của Hội phát triển và Đào tạo Mỹ đến năm 2000 có gần 47% các trường đại học và cao đẳng đã đưa ra các mô hình đào tạo từ xa khác nhau tạo nên 54.000 khóa học trực tuyến. Đến năm 2004 đã có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ nghiên cứu xây dựng các mô hình E-Learning, số người tham gia khóa học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian từ 1999 – 2004. 4 Một số hệ thống E-Learning điển hình của các trường đại học trên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục quan tâm có thể kể đến là hai hệ thống sau. Đầu tiên là hệ thống E-Learning của trường Đại học Western Governors của Mỹ. Đây là trường đại học trực tuyến được thành lập từ năm 1997 bởi 17 bang từ miền Tây nước Mỹ. Các khóa học được nghiên cứu thiết kế phù hợp với từng nhóm học viên. Hệ thống hoạt động dưới sự hỗ trợ của nhiều công ty máy tính và tin học như: IBM, AOL, Mirosoft,… và đã triển khai rất có hiệu quả quá trình đào tạo của nhà trường. Tiếp theo là hệ thống E-Learning của Đại học Glasgow của nước Anh. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng phần mềm quản lý bài giảng moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Enviroment), một trong những phần mềm mã nguồn mở về E-Learning và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Moodle đã tạo ra môi trường dạy học bằng E-Learning để GV cung cấp bài giảng và các tài liệu học tập đến học viên một cách thuận tiện[13]. Cùng thời gian trên cũng có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thúc đẩy ứng dụng Internet, CNTT trong trường học. Các nghiên cứu này đã khẳng định học tập có sự hỗ trợ của CNTT có những lợi ích nhất định như: người học có thể tương tác với môi trường học tập ảo, học tập theo phong cách học tập của mình và có thể tự tổ chức quá trình học tập một cách chủ động. Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu so sánh kết quả học tập truyền thống và học tập trong môi trường CNTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về kết quả học tập giữa học truyền thống và học tập trực tuyến; học tập trực tuyến cung cấp và đáp ứng nhu cầu người học tốt hơn, đặc biệt ở giáo dục đại học. Ở khu vực châu Á, Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc ứng dụng E-Learning và sử dụng học liệu E-Learning vào trong đào tạo. Kể từ khi Hàn Quốc tích hợp CNTT trong đào tạo đã mang lại một số lợi ích nhất định, làm cho công tác đào tạo trở nên thiết thực và hiệu quả hơn, giúp HS tiếp cận được các cơ hội mà không phải gặp nhiều khó khăn; cải thiện KN máy tính cơ bản, tương tác trực tuyến với HS khác; phát triển một ngân hàng khóa học trực tuyến để khi truy cập vào khóa học này có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mỗi người học [10]. Đến năm 2003, Hàn Quốc có 15 trường đại học trên mạng đưa ra các khoá học dựa trên CNTT. Những trường đại học trong số đó như Cyber Korea, Digital Korea và Đại học mở Open Cyber là những trường chuyên về giáo dục dạy nghề và 5 học tập suốt đời. Ứng dụng giáo dục ảo của Hàn Quốc là do kế hoạch của Chính phủ từ năm 1998 với việc đưa ra Dự án thử nghiệm trường đại học ảo với sự tham gia của 65 trường đại học và 5 công ty. Kèm theo trường học ảo là mạng lưới thư viện số hóa Digital Library, hình thức cao của thư viện điện tử e-Library [9]. 5.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, việc nghiên cứu và ứng dụng E-Learning trong dạy học đã được quan tâm từ rất sớm. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo". Để thực hiện chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 và chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008 - 2012. Đây chính là cơ sở ban đầu để tổ chức dạy học E-Learning ở Việt Nam. Năm 2005, Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã phối hợp cùng nhau tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu và triển khai E-Learning". Đây là hội thảo về E-Learning lần đầu tiên ở nước ta. Tại hội thảo đã có 17 bản tham luận được báo cáo và phần thảo luận sôi nổi của đại biểu tham dự đã đem lại một cái nhìn hết sức tổng quan về: Kiến trúc nền hệ thống E-Learning; Chuẩn hoá trong E-Learning; Hệ quản trị học và hệ quản trị nội dung học; Bài giảng điện tử; ứng dụng và thử nghiệm E-Learning; Một số kinh nghiệm triển khai, ứng dụng E-Learning,… Ứng dụng E-Learning trong dạy học ở trường phổ thông đã có bước tiến mạnh mẽ, bằng chứng là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động và tổ chức các cuộc thi về E-Learning dành cho GV các cấp trên toàn quốc. Năm học 2009 – 2010, cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning" nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S. Ting đã đạt được một số kết quả nhất định. Từ đó, phong trào xây dựng bài giảng E-Learning được triển khai đồng bộ ở các trường học trên toàn quốc, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ trong triển khai E-Learning đối với HS phổ thông. Thông qua cuộc thi GV toàn 6 quốc đã có một số kiến thức cơ bản về tổ chức dạy học E-Learning và ứng dụng một số phần mềm tin học trong việc xây dựng các bài giảng E-Learning. Dạy học E-Learning trong môn Địa lí đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đức Vũ - Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trung học phổ thông, Nguyễn Đức Vũ - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nguyễn Đức Vũ - Phương tiện và thiết bị dạy học Địa lí. Ngoài ra, còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thịnh. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu hướng dẫn xây dựng và sử dụng Video giáo khoa, mạng Internet, Website có nội dung Địa lí vào dạy học. Tác giả Đỗ Vũ Sơn - Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử bản đồ học trong các trường Đại học sư phạm miền núi phía bắc. Công trình đã đề cập đến việc tổ chức dạy học trực tuyến trên hệ thống Moodle cho sinh viên. Tác giả Đỗ Văn Hảo - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên. Công trình đã đề cập đến việc xây dựng các bài giảng E-Learning để tổ chức dạy học Địa lí địa phương lớp 9 THCS. Ngoài ra, còn được đề cập trong một số bài báo khoa học, tham luận của các tác giả như: Nguyễn Đức Vũ - Xây dựng băng hình, băng tiếng phục vụ người học từ xa Địa lí, Nguyễn Đức Vũ - Một số giải pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nguyễn Đức Vũ, Vũ Tuấn Anh - Thiết kế website hỗ trợ dạy học Địa lí các vùng kinh tế lớp 12 trung học phổ thông, …. Các công trình nghiên cứu trên ở một mức độ nào đó đã có đề cập đến việc sử dụng Internet trong dạy học trực tuyến môn Địa lí. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về ứng dụng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương, cùng với việc tiếp thu kết quả của các nghiên cứu trước, chúng tôi đã chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng" làm hướng nghiên cứu của mình nhằm tổ chức dạy học E-Learning trong môn Địa lí, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan… để xem 7 xét đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống hoàn chỉnh, từ đó xác định được những nội dung cần thiết của đổi tượng nghiên cứu. 6.2. Phương pháp điều tra khảo sát Sử dụng phương pháp này để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP. Đà Nẵng. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, rút ra những kết luận về tình hình dạy học môn Địa lí ở trường THPT và đề xuất một số giải pháp. Tiến hành điều tra và khảo sát về các mặt sau: - Thu thập nhận thức của GV tại các trường THPT về khái niệm E-Learning và tầm quan trọng của bài giảng E-Learning trong dạy học. - Điều tra thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng của giáo viên tại các trường THPT. - Lấy ý kiến, nguyện vọng của giáo viên THPT để nâng cao hiệu quả phương pháp sử dụng bài giảng E-Learning. 6.3. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, đối với một số kết quả và kiến nghị liên quan, tôi thực hiện xin ý kiến một số GV có kinh nghiệm trong dạy học Địa lí tại các trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Từ những kiến thức thu thập được, chúng tôi đã có những định hướng về nội dung nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên quan đến thực nghiệm sư phạm 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này thường được tiến hành nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Dựa trên cơ sở này, tiến hành tổ chức thực nghiệm tại một số lớp 12 tại các trường THPT để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp đã lựa chọn. 6.5. Phương pháp toán học thống kê Phương pháp này cho phép xử lí, phân tích các kết quả điều tra thực nghiệm thông qua việc sử dụng các phép toán thống kê để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng, hiệu quả của phương pháp dã lựa chọn. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: 8  Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.  Chương 2: Quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng.  Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.E-Learning 1.1.1. Khái niệm E-Learning E-Learning (electronic learning: Học điện tử) là thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM và các loại học liệu điện tử khác. Hình 1.1. Mô hình E-Learning Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-Learning. Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm bốn thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử. + Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. + Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia … + Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập được thực hiện qua mạng Internet … 10 + Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, forum trên mạng … Tóm lại E-Learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua các phương tiện điện tử. Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, E-Learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng internet và công nghệ web[44]. Theo ADL (Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-Learning bao gồm: - Hệ thống quản lý học tập (LMS): cho phép người quản trị hệ thống tạo ra cổng dịch vụ đào tạo trực tuyến có nhiệm vụ: quản lý các khóa học trực tuyến; quản lý quá trình tự học, tự bồi dưỡng; quản lý việc phân phối, tìm kiếm nội dung học tập và học liệu (quản lý tài nguyên); quản lý HV, giảng viên/hướng dẫn viên hoặc người quản trị khóa học; quản lý bài kiểm tra, quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của HV; quản lý quá trình trao đổi, thảo luận trên diễn đàn, email, trao đổi tin nhắn điện tử, lịch học của HV. - Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các nhà giáo dục, quản trị khóa học có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, chỉnh sửa, quản lý và phân phối nội dung học tập của các khóa học. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối học liệu. 11 Hình 1.2. Mô hình chức năng tổng thể của hệ thống E-Learning 1.1.2. Đặc điểm của E-Learning Bài giảng E-Learning dựa trên CNTT và truyền thông: cụ thể là công nghệ mạng kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán,… Bài giảng E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. Vì vậy E-Learning có những đặc điểm cụ thể như sau: + Bài giảng E-Learning không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi họ muốn học tập. + Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. + Tính linh hoạt: người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. + Tính cập nhật: nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người học. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan