Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Kỹ năng giải quyết vụ án kinh doanh...

Tài liệu Kỹ năng giải quyết vụ án kinh doanh

.DOCX
54
147
71

Mô tả:

Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại phải được làm (theo mẫu) đúng theo quy định tại Điều 164 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 2 và Điều 5 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP). 1.2. Tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại Theo quy định tại Điều 164 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 6 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP thì: Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án. Các tài liệu, chứng cứ đương sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiện phụ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Ví dụ: Người khởi kiện (nguyên đơn) khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán tiền hàng chưa thanh toán (nợ gốc và lãi phát sinh do chậm thanh toán) theo hợp đồng mua bán hàng hóa thì những tài liệu, chứng cứ mà đương sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiện gồm: Hợp đồng, Phụ lục hợp đồng (nếu có), các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giao, nhận hàng, thanh toán tiền hàng (nếu có)...; nếu họ chưa thể gửi đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùng với đơn khởi kiện họ phải gửi bản sao hợp đồng. Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn khởi kiện Thẩm phán xem xét, đánh giá tính đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn khởi kiện; yêu cầu người khởi kiện nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu có). 1.3.Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại Việc nhận đơn khởi kiện phải theo đúng thủ tục được quy định tại Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 7 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể: - Toà án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày, tháng, năm nhận đơn của đương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện. Ngày khởi kiện được xác định là ngày người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án; hoặc là ngày có dấu bưu điện nơi gửi (trường hợp đương sự gửi đơn đến Toà án qua bưu điện). Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì Toà án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện”. Trong trường hợp này, ngày khởi kiện được xác định là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến. - Việc giao nhận chứng cứ do đương sự nộp hoặc gửi kèm theo đơn khởi kiện được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướn

Tài liệu liên quan