Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Kỹ năng giải quyết vụ án lao động...

Tài liệu Kỹ năng giải quyết vụ án lao động

.DOCX
36
2474
115

Mô tả:

Tranh chấp lao động là một loại quan hệ tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đặc thù của đời sống dân sự, lĩnh vực thuê mướn, sử dụng lao động. Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động quy định: “Tranh chấp lao độnglà tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”. Cũng như trong các quan hệ dân sự thông thường, khi tham gia quan hệ lao động, các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định thông qua việc xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội được xác lập giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động, thông qua việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, việc ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các quy chế, thỏa thuận khác giữa các bên. So với các quan hệ tranh chấp khác trong dân sự, kinh doanh thương mại, thì tranh chấp lao động có những đặc điểm riêng cả về chủ thể, khách thể và nội dung tranh chấp. Về chủ thể: Một bên trong quan hệ tranh chấp bao giờ cũng là người lao động, hoặc tập thể lao động và một bên là người sử dụng lao động hoặc tổ chức khác có liên quan đến quan hệ lao động, như cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Về khách thể: Khách thể của quan hệ lao động là lợi ích có được từ việc sử dụng sức lao động; do đó, trong quan hệ tranh chấp lao động, điều mà các bên tranh chấp mong muốn đạt được cũng chính là lợi ích của quá trình thực hiện quan hệ lao động. Về nội dung tranh chấp: Tranh chấp về lao động là tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được thể hiện ở các quy định của pháp luật, hoặc những cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế hoặc thỏa thuận đã ký giữa các bên. Tranh chấp lao động được phân loại thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động; tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động, do tổ chức công đoàn đại diện với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể lại được phân chia thành hai loại là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động, tranh chấp lao động tập thể về quyền: “là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác”. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích “là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”. 1.2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 1.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động Theo quy định của Điều 200 và Điều 203 BLLĐ 2012 - Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Tòa án nhân dân; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động. 1.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động - Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Theo quy định tại Điều 201 BLLĐ, các tranh chấp lao độngcá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Trừ một số loại việc tranh chấp, không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, tức là các bên có quyền khởi kiện ngay sau khi xảy ra tranh chấp, các loại việc tranh chấp này bao gồm: 1. Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; 2. Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; 3. Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; 4. Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. 5. Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trongbiên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại (05 ngày làm việc), mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà các bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải

Tài liệu liên quan