Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nguyên hồng...

Tài liệu Luận văn cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết bỉ vỏ của nguyên hồng

.PDF
68
78
78

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HUYỀN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.s NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết sâu sắc đối với các thầy cô tổ văn học Việt Nam, đặc biệt là tới Th.s Nguyễn Phương Hà người đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Huyền LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Phương Hà. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: SỰ VẬN ĐỘNG TIỂU THUYẾT NGUYÊN HỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM .................................................................................................. 7 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học .................................................................. 7 1.1.1. Cuộc đời .................................................................................................. 7 1.1.2. Sự nghiệp văn học ................................................................................... 9 1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực ...................................................... 10 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyên Hồng .......................... 16 CHƢƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ ......................................... 20 2.1. Bức tranh hiện thực .................................................................................. 20 2.1.1. Hiện thực nông thôn trước Cách mạng tháng Tám ............................... 20 2.1.2. Hiện thực cuộc sống đô thị trước Cách mạng tháng Tám .................... 24 2.2. Số phận con người.................................................................................... 30 2.2.1. Con người lưu manh dưới đáy xã hội ................................................... 30 2.2.2. Con người với nghị lực khát khao hướng thiện .................................... 37 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ .............................................................................................................. 40 3.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 40 3.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 47 3.3 Ngôn ngữ ................................................................................................... 54 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nguyên Hồng là một trong số những đại diện xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực tiến bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Với sức viết dẻo dai, bền bỉ, cùng tấm lòng nhiệt thành, sôi nổi hiếm có, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi kí… Suốt cuộc đời cầm bút, Nguyên Hồng đã viết những sự thật đau đớn, những khát vọng mãnh liệt của cuộc đời ông và cuộc đời của những người lao động nghèo khổ. Với cái nhìn hiện thực từ chiều sâu nhân bản, con người trong sáng tác của ông luôn đẹp và đáng trân trọng . Nguyên Hồng đã góp vào dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam tiếng nói yêu thương, tràn đầy tinh thần nhân đạo. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyên Hồng. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Đây là cuốn tiểu thuyết có giá trị quán xuyến tư tưởng chính trong sáng tác của ông, đó là chủ nghĩa nhân đạo thống thiết mãnh liệt đi trọn đời với người cùng khổ. Có thể thấy, tiểu thuyết Bỉ vỏ là một trong những minh chứng sắc nét cho đời sống khổ cực của người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từng chương của tác phẩm như những thước phim khắc họa sâu sắc cuộc sống lầm than, đẩy lớp người dưới đáy xã hội vào con đường tha hóa, từ đó cho ta thấy bản chất đồi bại, xấu xa thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Hiện nay, nhà văn Nguyên Hồng là tác giả được giảng dạy ở nhiều cấp bậc học trong nhà trường. Việc nắm bắt các tác phẩm của nhà văn như một chỉnh thể có hệ thống, có quy luật vận động nội tại là cần thiết để từ đó học tập và giảng dạy tốt các tác phẩm của ông là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 1 Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với mong muốn, được đóng góp thêm một hướng tiếp cận tác phẩm, đồng thời trang bị cho bản thân kinh nghiệm trong bước đầu nghiên cứu khoa học và giảng dạy. 2. Lịch sử vấn đề Nguyên Hồng là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu Văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám nói riêng, và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Tiểu thuyết Bỉ vỏ, ngay từ khi ra đời đã gây tiếng vang trên văn đàn, và được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải nhì năm 1937. Các tác phẩm của ông trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học và độc giả. Trước Cách mạng tháng Tám nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại năm 1942 đã khẳng định: “Bỉ vỏ là một cuốn tiểu thuyết chứa chan tinh thần nhân đạo” [14,106]. Tác giả nhấn mạnh sự gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động nghèo khổ để làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn “Phải sống trong cảnh nghèo, luôn gần gũi xã hội người nghèo, mới có thể viết được những dòng thành thật và cảm động như Nguyên Hồng” [14,118]. Nhà văn cầu mong ánh sáng rọi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc sống để nảy nở lên ở mọi sự cần lao, những cử chỉ công bằng bác ái và xua đuổi mọi tối tăm cùng khổ của loài người. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học, một số công trình nghiên cứu công phu của các tác giả về nhà văn: Khẳng định vị trí của Nguyên Hồng trong nền văn học hiện thực phê phán, tác giả Nguyễn Hoành Khung viết: “Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha 2 đối với quần chúng lao động nghèo khổ thấm đượm trong sáng tác của nhà văn. Là cây bút hiện thực phê phán đã bước đầu vươn tới lí tưởng cách mạng, ông đã đem đến cho trào lưu văn học này những yếu tố mới mẻ tích cực” [5,44] Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có khá nhiều bài viết khác nhau về Nguyên Hồng. Ông khẳng định: “Chất dân nghèo chất lao động đã thấm sâu vào văn chương vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của người dân lao động” [7,106]. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những bản chất trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng “Một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết hướng về những tầng lớp cùng khổ nhất. Một niềm tin không bao giờ lụi tắt ở phái ánh sáng của tâm hồn con người” [7,149]. Tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Nhiều nhân vật của Nguyên Hồng in đậm vào cảm quan người đọc như những người có tầm vóc thật lớn, không phải nhờ vào tư tưởng vĩ đại, nhờ sự nghiệp những chiến công phi thường, mà vì mang trái tim lớn có sức chứa đựng những đau khổ chồng chất, những bất hạnh dồn dập” [7,151]. Bao quát đầy đủ nét tính cách nhân vật của Nguyên Hồng, sẽ bắt gặp những phẩm chất của con người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nhân vật của Nguyên Hồng về cơ bản “bắt nguồn từ những đặc điểm của con người Hải Phòng trong thực tại” [7,166]. Nguyên Hồng “dồn lên vai nhân vật của mình đủ thứ tai hoại có thể có ở trên đời, gây ra cảm giác nặng nề cho người đọc… để nói cho đầy đủ, nói cho triệt để nỗi oan khổ ở đời” [10,99]. Đây cũng là một đặc điểm của ngòi bút Nguyên Hồng, nhân vật của ông dù có chịu bao nhiêu tai họa vẫn không bao giờ gục ngã về tinh thần. Ngoài ra nhà nghiên cứu cũng khẳng định, phong cách của Nguyên Hồng mang màu sắc trữ tình giàu yêu thương lãng mạn: “Nguyên Hồng nhà văn viết bằng trái tim hơn là bằng lí trí tỉnh táo” [9,23] 3 Nhận định cảm hứng chủ đạo và xung đột nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng, GS Trần Đăng Xuyền đã khẳng định cái nhìn hiện thực và con người từ chiều sâu nhân bản: “Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyên Hồng ấy là niềm khao khát thể hiện sâu sắc, đầy đủ đến tận cùng những nỗi khổ đau uất ức của những người dân lao động nghèo khổ, mà trước hết là những người phụ nữ và những đứa trẻ bất hạnh. Một tình cảm vừa nồng nàn, vừa sôi nổi, vừa mãnh liệt… thể hiện niềm tin không gì lay chuyển được ở phẩm chất tốt đẹp của người lao động…” [7,317]. Tác giả Chu Nga trong bài viết: Nguyên Hồng và quá trình sáng tác của anh đã nhận xét chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng đó là: “Tiếng nói yêu thương, vì dưới ngòi bút của anh cả một cô gái điếm, một tên lưu manh chạy vỏ cũng hiện lên như con người có tình yêu thương chân thành và có lòng nhân đạo” [11,37]. Điểm lại lịch sử sáng tác của Nguyên Hồng tác giả Như Phong cho rằng: “Nguyên Hồng đã tả lại cuộc đời cực khổ của những người dân nghèo vùng ngoại ô thành phố cảng trước Cách mạng tháng Tám với một sức tái hiện mạnh mẽ lạ thường … người đọc như bị lôi xoắn vào thế giới sầu thảm kinh hoàng trong đó hằng ngày con người bị rút xương, rút tủy bởi những công việc kiệt sức, bị tùng xẻo liên miên bởi những đói rách, thiếu thốn, công nợ, bị treo lơ lửng suốt đời trên miệng vực của ngày mai khủng khiếp” [16,178]. Đánh giá vị trí của Nguyên Hồng qua tiểu thuyết Bỉ vỏ tác giả Khái Vinh phát biểu: “Với tác phẩm này lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có một nhà văn miêu tả lớp người lưu manh, cặn bã của xã hội với sự cảm thông sâu sắc nhất với sự đắng cay, yêu thương tột bậc” [21,136]. Ông cho rằng: “Nguyên Hồng đã từ nhiều góc độ khác nhau soi sáng và phát hiện ra những nét phong phú trong tâm hồn người lao động” [21,114]. 4 Như vậy điểm qua các lịch sử nghiên cứu tác phẩm Nguyên Hồng, ta thấy hầu hết các bài viết mang tính lẻ tẻ, gợi mở, chưa có công trình nào trọng tâm nghiên cứu cảm quan hiện thực và con người trong Bỉ vỏ. Kế thừa những tác giả đi trước, chúng tôi đi vào tìm hiểu Cảm quan hiện thực và con ngƣời trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với mong muốn đóng góp một cách tiếp cận tác phẩm hiện thực của Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám, và đồng thời khẳng định tài năng, vị trí Nguyên Hồng trong văn học Việt Nam 1930-1945. 3. Mục đích nghiên cứu - Từ quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng - Khẳng định vị trí, tài năng và những đóng góp của Nguyên Hồng với văn học giai đoạn 1930-1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Từ cơ sở hình thành cảm quan hiện thực chúng tôi đi sâu tìm hiểu sự thể hiện: Cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ ở phương diện nội dung, và một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. - Khóa luận góp phần quan trọng trong việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tác phẩm Nguyên Hồng trong nhà trường THPT. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cảm quan hiện thực và đời sống con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Bỉ vỏ - Nguyên Hồng – Nxb Văn học 2003 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 Để triển khai đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp. - Phương pháp phân tích tác phẩm. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Sự vận động tiểu thuyết Nguyên Hồng trong đời sống văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Chương 2: Sự thể hiện cảm quan hiện thực và số phận con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện thực và con người trong tiểu thuyết Bỉ vỏ 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VỊ TRÍ NGUYÊN HỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học 1.1.1. Cuộc đời Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 511-1918 tại thành phố Nam Định. Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo. Cha mất sớm, từ nhỏ đã theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Cuộc đời bất hạnh, số phận éo le trắc trở nhưng ông vẫn yêu cuộc sống tha thiết. Những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông gắn liền với từng góc phố, bến tàu những con người lam lũ vất vả, dưới đáy xã hội nơi đất Cảng. Chính từ hoàn cảnh sống gắn bó máu thịt với người lao động cùng khổ, đói cơm, rách áo đã thấm sâu vào văn chương, thế giới nghệ thuật của ông, mỗi trang viết là tiếng nói chân thực xuất phát từ trái tim bằng tất cả yêu thương và trân trọng. Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn Linh Hồn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1937 ông mới thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với cuốn tiểu thuyết Bỉ vỏ. Tác phẩm được nhóm Tự Lực Văn Đoàn trao giải nhì và được đánh giá là bức tranh xã hội sinh động về thân phận nhưng con người nhỏ bé dưới đáy. Từ năm 1936 – 1939, Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Ông giữ chức vụ Chủ tịch chi hội 7 Văn học nghệ thuật ở Hải Phòng. Nguyên Hồng qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang) trong nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, viết về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám còn đang dang dở. Hơn bốn mươi năm lao động và sáng tạo nghệ thuật bền bỉ tựa như ông sinh ra là để cầm bút, mỗi trang văn của Nguyên Hồng đều bật lên từ những đau khổ cùng cực của cuộc đời, với ông văn chương trước hết là câu chuyện của tấm lòng, mỗi tác phẩm chính là đứa con tinh thần, là niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời ông. Bởi thế: “văn chương Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời và quấn quýt lấy con người.” [6,1]. Ông luôn thấu hiểu, và cảm thông trước những kiếp người lầm than những cảnh đời cơ cực, thấm đẫm niềm xót thương thống thiết trước nỗi đau khổ ê chề của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội. Ông viết về họ bằng tất cả tình yêu thương, niềm trân trọng như thể đang kể một câu chuyện về chính cuộc đời mình. Cuộc hò hẹn với văn chương, cùng trái tim yêu thương con người, đã đưa Nguyên Hồng trở thành nhà văn của quần chúng cần lao, mỗi trang viết là một sự trải lòng thấm thía, là sự sẻ chia gắn bó với cuộc đời. Ông xứng đáng là “thế hệ nhà văn tạo ra sự sống” (Như Phong). Chính tình yêu thương con người vô bờ bến và niềm tin vào một tương lai sáng tươi, là ngọn lửa ấm nóng, xuyên suốt trong hành trình sáng tác và thấm đẫm trong mỗi trang văn Nguyên Hồng. Đó chính là cái thổi bùng lên sức sống dài lâu trong mỗi tác phẩm của nhà văn. Trong hội thảo “Nhà văn Nguyên Hồng – cuộc đời và sự nghiệp văn chương nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của ông (1918 - 2013)”. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam đã khẳng định thành tựu văn học lớn lao của Nguyên Hồng trong việc đặt nền móng cho văn học nước nhà, và là một trong những cánh chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại. 8 Nguyên Hồng chính là biểu tượng mẫu mực về sự lao động và hi sinh cống hiến cho nền văn học dân tôc. 1.1.2. Sự nghiệp văn học Nguyên Hồng đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác văn học và trở thành nhà văn lớn, biểu tượng về đức độ và tài năng, hết lòng vì nghệ thuật. Ông giống như người thợ cày siêng năng trên cánh đồng chữ nghĩa mênh mông, và trong tình yêu thương sâu sắc nơi trái tim con người. Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn Linh Hồn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết Bỉ vỏ, đó là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn... Trong gần năm mươi năm cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, với số lượng gần bốn mươi tác phẩm, gồm đủ các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí... trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài cho nền văn học dân tộc. Các tác phẩm chính của ông gồm: Tiểu thuyết: Bỉ vỏ (1938); Cuộc sống (1942); Sóng gầm (1961); Khi đứa con ra đời (1976); Núi rừng Yên Thế (1981). Truyện vừa, truyện ngắn: Ngọn lửa (1945); Đêm giải phóng (1951); Giữ thóc (1955); Giọt máu (1956). Ký, hồi ký: Những ngày thơ ấu (1940); Đất nước yêu dấu (1949). Thơ: Trời xanh (1960); Sông núi quê hương (1973). Với những đóng góp to lớn của mình ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ (1938) thành công khi Nguyên Hồng chỉ mới hai mươi tuổi sau những ngày tháng lủi thủi đi hết từ bến cảng Chợ Sắt rồi mò đến vườn hoa đưa người để tìm việc làm. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệpNguyên Hồng tác phẩm đã gây được tiếng vang trên văn đàn và đánh dấu tên tuổi của ông. Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật trung tâm là Tám Bính, một cô gái thôn chân quê thật thà, chất phác, giàu 9 tình yêu thương và đức hi sinh, nhưng chính hiện thực lạc hậu của vùng quê nghèo cùng những hủ tục, định kiến khắc nghiệt đã đẩy cô tới bước đường tha hóa, gia nhập kiếp sống giang hồ của những kẻ đáy cùng xã hội nơi phố cảng Hải Phòng. Cuộc đời Bính là chuỗi dài những bi kịch nối tiếp, trót dại mang thai với một tên sở khanh sinh ra đứa con trai nhưng bị cha mẹ ruồng rẫy, nhẫn tâm bán đứa nhỏ. Ám ảnh bởi những hủ tục, Bính bỏ lên Hải Phòng kiếm tiền chuộc con và hi vọng tìm được cha của đứa trẻ để gia đình đoàn tụ. Sau nhiều biến cố, cô trở thành gái giang hồ. Trong lúc bệnh tật đau khổ cùng cực nhất, Bính được Năm Sài Gòn chùm chạy vỏ khét tiếng cưu mang. Năm bị bắt bỏ tù, Bính trở lại buôn bán kiếm sống qua ngày, hi vọng anh ra tù cả hai làm lại cuộc đời. Năm thoát ra ngoài nhưng không nghe lời khuyên của Bính, “ngựa quen đường cũ” tiếp tục hành nghề cướp giật. Bính bị lôi kéo vào con đường lưu manh trở thành “bỉ vỏ” khét tiếng. Do ghen tuông Năm đuổi Bính đi, để cứu cha mẹ đang gặp tai họa khỏi bị tù Bính nhận lời lấy một tên mật thám. Trong một lần trộm cắp Năm bị bắt dưới tay chồng Bính. Ân tình xưa thôi thúc Bính cứu Năm thoát khỏi tù đày cả hai trở lại sống cuộc sống ngoài vòng pháp luật. Nhưng trong lòng Bính vẫn day dứt khao khát cuộc đời trong sạch. Cuối cùng Bính phải trả giá, Năm đã giết chết đứa con đầu lòng Bính mong mỏi tìm lại, trong một lần “làm tiền”, và cả hai đã bị bắt bởi chính tên mật thám là chồng cô trước đây. Qua nhân vật Tám Bính tác giả đã phơi bày bộ mặt bất công của trật tự xã hội đương thời, từ bọn cường hào với thành kiến, hủ tục, đến thành thị bẩn thỉu đê hèn. Bỉ vỏ không chỉ tái hiện xã hội chính xác, khách quan, mà còn đi sâu vào từng ngóc ngách trong thẳm sâu tâm hồn con người để yêu mến nâng niu. 1.2. Cơ sở hình thành cảm quan hiện thực 10 Lâu nay khái niệm cảm quan được dùng khá phổ biến: cảm quan đời sống, cảm quan đô thị, cảm quan tôn giáo, cảm quan nghệ thuật, cảm quan hậu hiện đại… Về phương diện ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt (2004), tác giả Hoàng Phê viết rất ngắn gọn: “cảm quan”: giác quan, bộ phận của cơ thể chuyển tiếp tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài [12,294]. Theo nghĩa này “cảm quan” thiên về vai trò của yếu tố khách quan, lý trí, nhấn mạnh sự tác động của bên ngoài đến nhận thức. Trong tiếng Anh, từ “Feeling” có nghĩa tương đương với “cảm quan”. Thuật ngữ này mang nghĩa khái quát là tổng hợp giác, là cầu nối giữa ý thức với tiềm thức và vô thức, giữa bản năng và lý trí. Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, khái niệm cảm quan dùng với nghĩa phổ biến đó là loại nhận thức đặc biệt, nhận thức không phải bằng lôgic, bằng khái niệm mà bằng cảm giác, cảm tính, có tính trực cảm, trực giác được phát tiếp từ vô thức. Việc giải thích mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan hiện thực của người nghệ sĩ không phải là một công việc giản đơn, máy móc mà nó đòi hỏi phải có sự nhạy cảm và tinh tế trong tư duy, tư tưởng của nhà văn. Phản ánh hiện thực là thuộc tính của văn nghệ nhận thức và biểu hiện tư tưởng tình cảm thái độ nhà văn. Có thể thấy cảm quan hiện thực trong văn Nguyên Hồng khơi nguồn từ thực tiễn xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nhân tố chủ quan và khách quan xuất phát từ cuộc đời và bản thân nhà văn. Hai nhân tố này giữ vai trò quan trọng tạo nên cái nhìn hiện thực, cảm thông, trân trọng, yêu thương, nâng niu những người cùng khổ, xuyên suốt quá trình sáng tác của Nguyên Hồng. 1.2.1. Nhân tố khách quan Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Để 11 dễ dàng cai trị và bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp dựng lên bộ máy cai trị và hệ thống quan lại tay sai, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, sử dụng bạo lực và chính sách ngu dân. Thực dân cấu kết với phong kiến vơ vét sức người sức của trắng trợn. Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa sâu sắc hơn lần thứ nhất, cuộc khai thác này đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của nước ta. Bàn tay cai trị của chúng đã nhúng sâu tận đáy xã hội, từng ngõ ngách, xó xỉnh từ thôn quê đến đô thị, khiến xã hội ngày càng trở nên ngột ngạt. Tại các đô thị lối sống Âu hóa theo kiểu Tây Phương cũng bắt đầu gõ của từng gia đình, đường phố. Một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng , Nam Định... là tụ điểm của tiệm thuốc phiện, nhà xăm, hãng rượu. Kéo theo là số lượng lớn các nhà chứa gái mại dâm, những con nghiện và sự tha hóa, suy đồi về đạo đức. Trong truyện Người đàn bà Tàu, Nguyên Hồng viết: “Ngòi chiến tranh lăm le bùng nổ. Giá sinh hoạt tăng gấp đôi gấp ba. Nhất là nhà ở, gạo củi, và vải đắt không thể tưởng tượng được… Thấy chắc sự sống còn đói khổ và bọn thống trị không những không cải thiện cho công nhân lại còn phạt và khủng bố”. Hiện thực xã hội này được Nguyên Hồng khái quát trong Bỉ vỏ: “Hà nội thủ đô của xứ Bắc Kỳ, một thành phố đầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ, đã tạo ra một số gái mãi dâm không đếm xiết, thì Hải Phòng, một hải cảng sầm uất bậc nhất Đông Dương, một thành phố công nghệ mở mang, với hơn 30.000 dân lao động bần cùng ở các tỉnh dồn về, cũng có một đặc điểm là sản xuất được một số anh chị gian ác liều lĩnh không biết bao nhiêu mà kể” [4,48] Ở nông thôn lễ giáo phong kiến, cùng với hủ tục lạc hậu và bọn tay sai đã bóp nghẹt đời sống nhân dân lao động. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc, thực dân phong kiến đặt ra vô vàn thứ thuế để bóc lột dân ta. 12 Thuế thân, thuế gạo, thuế muối… ngay cả người chết rồi vẫn phải nộp thuế. Điển hình trong Tắt đèn, thứ thuế vô lí đó đã đẩy gia đình chị Dậu vào cảnh khốn cùng, thân phận con người rẻ rúng không bằng cả con chó. Xã hội mà đồng tiền có thể mua được tính mạng, danh dự, phẩm giá được phản ánh rõ trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Xã hội mà nhà tù thực dân tiếp tay cho bọn cường hào ác bá, cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người lao động, đẩy họ ra khỏi xã hội loài người trong Chí Phèo của Nam Cao. Nguyên Hồng với cái nhìn hiện thực từ chiều sâu nhân bản, ông đã chỉ ra căn nguyên cội rễ khiến con người lâm vào cảnh khốn cùng, đó là những phong tục, lễ nghi, định kiến cổ hủ đẩy biết bao cô gái lương thiện như Bính vào cuộc đời tối tăm của một bỉ vỏ lành nghề. Hiện thực xã hội hiện lên trong sáng tác của Nguyên Hồng đầy rẫy những bất công vô lý, với những hủ tục lạc hậu, định kiến độc ác. Chính những điều này là nguyên nhân đẩy con người đặc biệt là người phụ nữ vào cảnh khốn cùng. Mợ Du- người mẹ trong tác phẩm (Những ngày thơ ấu), bà Thưởng (Hai mẹ con), Tám Bính (Bỉ vỏ) là những người phụ nữ như thế. Theo Nguyên Hồng: “Người đàn bà Việt Nam cằn cỗi vì cùng khổ, vì con cái nheo nhóc, vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén nặng nề” [3,129] Như vậy, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Chính sự thay đổi đó là cơ sở cho sự xuất hiện một dòng văn học mới, đó là dòng văn học hiện thực phê phán. Là nhà văn thuộc dòng văn học này, Nguyên Hồng luôn bám sát hiện thực, nhưng cái độc đáo đó là nhà văn vừa lý giải, vừa khám phá nguyên nhân tha hóa của con người, lại vừa ca ngợi vẻ đẹp của họ. Chính hoàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn này đã ảnh hưởng đến thế giới quan của Nguyên Hồng và tác động không nhỏ đến việc hình thành cảm quan hiện thực và con người trong tác phẩm của ông. 13 1.2.2. Nhân tố chủ quan Nguyên Hồng trải qua tuổi thơ khổ cực, thiếu thốn, cuộc sống gia đình lục đục. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa. Mười bảy tuổi, theo mẹ xuống Hải Phòng kiếm sống, ngày ngày đi khắp nơi, chầu trực ở cổng nhà máy, bến tàu xóm ngõ tìm việc làm. Nhà văn chứng kiến đủ những cảnh sống lầm than, đau khổ, đói khát, chết chóc. Chính cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, một đứa trẻ bất hạnh thiếu thốn tình thương phải kiếm tiền ăn học từ những “nghề nhỏ mọn” nơi vườn hoa cổng chợ, lang thang nơi bến tàu, nhà xe, bán đủ thứ nào báo, nào xôi, nào chè… thậm chí “ăn mày, ăn cắp từng con cá lá rau”. Ông đã đến với những người cùng khổ, lớp người nhơ nhớp dưới đáy nơi phồn hoa, đô hội như: thợ thuyền phu phen, những kẻ buôn thúng bán mẹt, những mụ me tây, gái điếm, những thằng du côn, trộm cắp. Hàng ngày chứng kiến cảnh trộm cướp, cờ bạc, để kiếm miếng ăn phải làm điếm đi đêm, vì túng quẫn đói nghèo mà dày vò đánh đập vợ con. Chính hoàn cảnh gắn bó với những kiếp người bần cùng xuất thân nông thôn, tứ xứ, hội tụ nơi đất cảng, đã tác động mạnh mẽ khiến ông ý thức được bổn phận của nhà văn chân chính. Đó là phải dùng ngòi bút của mình để vạch trần bản chất hiện thực xã hội “tấn trò đời nơi phố cảng Hải Phòng”. Thời thơ ấu bất hạnh, thiếu thốn và đầy chông gai, hơn ai hết ông đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ dưới đáy xã hội. Có thể nói, mỗi dòng chứ ông viết là một dòng nước mắt nóng bỏng, ép ra từ trái tìm dào dạt thương yêu con người. Vì thế mà nhân vật trong các tác phẩm của Nguyên Hồng không ai khác, đó chính là những con người của hiện thực: kẻ bốc vác, thằng cu li, đám rách rưới buôn thúng bán bưng, đứa trẻ mồ côi lang thang đói rách quanh năm sống tăm tối, bế tắc, những kiếp người nhỏ nhoi mạt hạng. Đó là hình ảnh em bé đáng thương, bồng bế nhau lê la trong cát bụi Hơi thở tàn, Giọt máu. Hay chính những hoài niệm về mẹ cũng ảnh hưởng tới hình 14 tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông như Bỉ vỏ, Hai mẹ con, Mợ du. Mẹ Nguyên Hồng là người phụ nữ đẹp, thùy mị, nữ tính, hội tụ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng số phận bất hạnh, chồng nghiện ngập, phải tha hương cầu thực, phong tục lễ nghi cổ hủ khiến bà chịu bao tủi cực, dèm pha. Nguyên Hồng đồng cảm và thấu hiểu điều đó hơn ai hết, vì vậy mà nhân vật người phụ nữ trong tác phẩm của ông luôn ngời sáng những đức tính tốt đẹp. Đó là Mợ Du vì lễ giáo cổ hủ, vì thành kiến độc ác phải xa lìa đứa con của mình, nhưng không một giây, một phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ con. Đó là Tám Bính, xa chân vào chốn bùn lầy tội lỗi nhưng luôn khao khát được làm mẹ, làm vợ, luôn ước ao quay lại cuộc sống lương thiện. Đất cảng Hải Phòng nắng gió và mồ hôi mặn chát này, đem lại cho Nguyên Hồng một vốn sống phong phú, một tình yêu nồng nàn dành cho người lao động. Hiện thực đất Cảng là chốn đô hội tập trung đủ hạng người “khét tiếng” lắm giang hồ, lừa lọc chém giết tứ xứ tụ hội về: Cầu Carông, Vườn hoa đưa người, xóm Cấm, Sáu Kho, Hạ Lý, chợ Sắt, chợ Con… tất cả những địa danh này, đều bước vào trang văn ông với xúc cảm và rung động mãnh liệt nhất. Xuất phát từ hiện thực này Nguyên Hồng đã viết thành công tiểu thuyết Bỉ vỏ. Bỉ vỏ được khơi nguồn từ chính hiện thực cuộc sống, từ những điều nhà văn mắt thấy tai nghe. Nguyên Hồng xót xa bất lực trước hủ tục, định kiến lạc hậu đã dồn con người vào bước đường cùng. Trước sự cay nghiệt của cha mẹ, của định kiến xã hội, Bính phải bỏ quê hương, lên thành phố tìm ánh sáng của sự sống để cứu vãn cuộc đời, nhưng nơi phố Cảng tấp nập nhộn nhịp cũng là nơi đầy rẫy hiểm nguy, lọc lừa, xảo trá đẩy con người vào ngõ cụt, tối tăm. Bính từ một cô gái thôn quê trong sáng chất phác, bị cưỡng hiếp, biến thành gái điếm, thành lưu manh, rồi thành một bỉ vỏ anh chị. Không chỉ dừng lại ở hiện thực khách quan, nhà văn còn đi sâu vào bản chất sự việc, giúp người 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan