Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn chân dung một thế hệ trí thức trẻ việt nam thời kì chống mỹ qua nhật ký...

Tài liệu Luận văn chân dung một thế hệ trí thức trẻ việt nam thời kì chống mỹ qua nhật ký đặng thùy trâm

.PDF
99
108
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH XUÂN CHÂN DUNG MỘT THẾ HỆ TRÍ THỨC TRẺ VIỆT NAM THỜI KÌ CHỐNG MỸ QUA NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MỘT SỐ NHẬT KÝ KHÁC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH XUÂN CHÂN DUNG MỘT THẾ HỆ TRÍ THỨC TRẺ VIỆT NAM THỜI KÌ CHỐNG MỸ QUA NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MỘT SỐ NHẬT KÝ KHÁC Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. Phong Lê THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố trong các công trình khác. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Thanh Xuân i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu, ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Khoa sau đại học Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên. - Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư Phong Lê người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn ở cạnh khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Thanh Xuân ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8 NỘI DUNG .......................................................................................................... 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 9 1.1 Khái niệm trí thức trẻ Việt Nam .................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm trí thức trẻ.................................................................................. 9 1.1.2 Trí thức trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ ......................................... 13 1.2 Bối cảnh Việt Nam thời kì chống Mỹ ......................................................... 17 1.2.1 Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ oanh liệt ............................ 17 1.2.2 Thời kì chống Mỹ qua các trang văn ........................................................ 18 1.3 Đôi nét về Đặng Thùy Trâm, tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm và một số tác giả cùng các cuốn nhật ký khác ............................................. 21 1.3.1 Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký gây bão dư luận ................................. 21 1.3.2 Sơ giản về một số cuốn nhật ký của các tác giả khác cùng thời kì kháng chiến chống Mỹ. ........................................................................... 26 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 32 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2: VẺ ĐẸP KẾT TINH CỦA MỘT THẾ HỆ TRÍ THỨC TRẺ VIỆT NAM THỜI KÌ CHỐNG MỸ QUA “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM” VÀ MỘT SỐ CUỐN NHẬT KÝ KHÁC .............................................. 33 2.1. Sự dũng cảm, xả thân ................................................................................. 33 2.2 Tình yêu quê hương đất nước ...................................................................... 41 2.3 Đối mặt và vượt lên sự kì thị để cống hiến ................................................. 52 2.4 Khát khao sống ............................................................................................ 54 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................. 58 Chương 3: NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CÁC TÁC PHẨM CÙNG THỜI........................................................................ 59 3.1 Nét độc đáo riêng chỉ có ở Nhật ký Đặng Thùy Trâm ................................ 59 3.1.1 Số phận li kì và hành trình gian nan khi đến được với độc giả và trở về với quê hương, cùng ngọn lửa thiêng trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm ....... 59 3.1.2 Nhật kí Đặng Thùy Trâm - bản đàn buồn của một tâm hồn nhạy cảm, nơi những góc khuất chưa được phơi bày ............................................... 68 3.2 Nét riêng của một thế hệ trí thức Việt Nam thời kì chống Mỹ qua một số cuốn nhật ký khác đặt trong sự đối sánh với Nhật ký Đặng Thùy Trâm ...... 77 3.2.1 Nghề nghiệp, hoàn cảnh ........................................................................... 77 3.2.2 Nỗi đau và những suy tư trăn trở .............................................................. 78 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 88 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Chiến tranh - nỗi ám ảnh, kinh hoàng của dân tộc đã qua đi nhưng dư âm của nó còn vọng mãi. Nó đã để lại biết bao đau thương trên mảnh đất hình chữ S. Hình ảnh những người mẹ già mòn mỏi chờ con, nước mắt cạn khô vì khóc những đứa con ra đi không bao giờ trở lại; hình ảnh những người vợ trẻ đeo trên đầu vành khăn trắng, lệ tuôn dài trên đôi gò má gày; những đứa trẻ ngây thơ chưa một lần biết mặt cha tất cả đã in sâu vào tâm trí mỗi chúng ta. Chiến tranh là một bức tranh mà những thế hệ sau này (như chúng tôi) không thể nhìn thấy toàn diện, chỉ biết tái hiện bằng cách chắp từng mảnh ghép, qua từng trang sách, trên từng cái nhìn của một anh bộ đội, của một nữ bác sĩ, một nhà thơ, nhà văn… đã từng tham chiến. Chính vì vậy việc nghiên cứu về cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số cuốn nhật ký khác góp phần tái hiện một thời “máu và hoa”, một thời khói lửa đạn bom có mất mát, có đau thương, có hi sinh nhưng đầy oanh liệt, hào hùng của dân tộc là cần thiết, qua đó khơi gợi lòng biết ơn, tinh thần yêu nước, ý thức về độc lập tự do của các thế hệ sau chiến tranh. 1.2 Đặng Thùy Trâm là một nữ bác sĩ xinh đẹp và mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chị là biểu tượng đẹp của một thế hệ trí thức dũng cảm và tự nguyện gác cây bút, cầm cây súng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Chính con người ấy đã truyền lửa, truyền tinh thần lạc quan, bầu nhiệt huyết sôi nổi cho chúng ta; đồng thời cuốn nhật ký của chị bản thân nó đã có lửa, nó có một số phận kì lạ cần phải được khai thác, được gìn giữ. Bên cạnh đó một số cuốn nhật ký của Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý cũng góp phần làm sáng tỏ chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ oanh liệt. 1.3 Trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, thể ký, đặc biệt là nhật ký đã không còn xa lạ với bạn đọc. Theo xu hướng đa dạng hóa các phương thức miêu tả, các bạn trẻ ngày càng có sự ưa chuộng, yêu thích thể loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ký - một thể loại mang đậm dấu ấn, cảm xúc và phong cách riêng của tác giả. Muốn phát triển thể loại này cần phải có một cái nhìn xuyên suốt, đa chiều, chính vì vậy không thể bỏ qua những cuốn nhật ký được viết trong và sau chiến tranh. Chọn cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số cuốn nhật ký khác tiêu biểu, cùng thời, bên cạnh việc dựng lại cuộc chiến tranh bi tráng của dân tộc chúng tôi còn nhằm giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thể ký. 1.4 Cho đến nay, những công trình nghiên cứu, bài viết về Đặng Thùy Trâm, Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong cùng thể nhật ký chưa nhiều. Chúng tôi mới chỉ tìm thấy trong cuốn Cảm thức tân xuân của tác giả Phong Lê hay gần đây nhất là luận văn thạc sĩ Cái tôi tác giả trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc của tác giả Nguyễn Thị Hoa và Nhật ký liệt sĩ không ai viết thay được, Đinh Thiết Diện tuần báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số 383 là những bài viết liên quan đến vấn đề này. Vì vậy chúng tôi hi vọng với đề tài Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác sẽ góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện cái nhìn về người nữ liệt sĩ, bác sĩ để trở nên bất tử qua những trang nhật ký dường như chỉ viết cho riêng mình. 2. Lịch sử vấn đề Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm từ sau khi được tác giả viết trước ngày hy sinh (năm 1970) đã trải qua một vòng trái đất và chính thức được công bố đến bạn đọc vào trung tuần tháng 3/2005. Trong một cuộc hội thảo thường niên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam - Đại học Texas (Mỹ), hai anh em Frederic Whitehurst (gọi tắt là Fred) và Robert Whitehurst (gọi tắt là Rob) đã đến và nói về nhật ký của một nữ bác sĩ Việt Cộng mà Fredric Whitehurst đã nhận được khi tham chiến ở Việt Nam. Sự kiện này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của công chúng. Những trang viết đầy xúc động của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong cuốn nhật ký đã trở thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tâm điểm, gây “bão” trong một thời gian khá dài. Chính ngọn lửa nhiệt huyết sục sôi cùng những cảm xúc, nỗi niềm của Thùy Trâm đã đốt cháy, làm day dứt, trăn trở người lính Mỹ bên kia chiến tuyến khiến ông không thể không lưu giữ cuốn sổ trong suốt 35 năm và tìm mọi cách đưa kỉ vật thiêng liêng này về với quê hương, về với gia đình của nó. Ngay sau khi cuốn sổ được công bố - năm 2005, trên các báo và tạp chí đã xuất hiện những bài nghiên cứu, phê bình về nó. Trong bài Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng ba mươi năm Giáo sư Phong Lê có viết: “Nếu có một con người trong trọn vẹn của cái đẹp vừa là trần gian, vừa như huyền thoại; vừa khao khát tìm đến người thân và đồng chí như một điểm tựa vững chãi cho bao người; vừa kiên cường mạnh mẽ như một hiệp sĩ lại vừa mềm mại, tinh tế như một nhành hoa, trong những cảm nhận về thơ, văn, nhạc, họa… thì đó là Thùy Trâm” [12, tr182]. Chính Frederic Whitehurst - người luôn trăn trở đau đáu vì cuốn nhật ký đã nói: "Chị đứng bên kia chiến tuyến với tôi nhưng những lời của chị làm trái tim tôi đau đớn. Chị là Anne Frank của Việt Nam. Tôi biết cuốn nhật kí này sẽ đi đến khắp nơi trên thế giới". Quả đúng như vậy, với sự giúp đỡ của Frederic Whitehurst cuốn nhật ký đã tìm đường trở về quê hương sau bao năm xa cách và nhanh chóng đi vào lòng độc giả trong và ngoài nước. Trong cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm do Nhà xuất bản Hội nhà văn giới thiệu, trước và sau khi in ấn toàn bộ nội dung nhật ký thì một số bài phê bình, giới thiệu, đánh giá về Thùy Trâm của một số tác giả như: Vương Trí Nhàn, Trầm Hương, Nguyên Ngọc, Trương Thị Kim Dung và em gái Thùy Trâm là bà Đặng Kim Trâm.. đã giúp ta hiểu rõ hơn về Đặng Thùy Trâm. Tìm hiểu về câu chuyện này, không thể không kể đến sự ra đời của hai cuốn sách 35 năm và 7 ngày, 7 ngày và 35 năm. Đây là những con số gắn liền với số mệnh kì lạ của cuốn nhật ký. Trước hết 35 năm và 7 ngày kể về hành trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn của Frederic Whitehurst và Rob đến Việt Nam sau bao năm gìn giữ kỉ vật thiêng liêng của người bên kia chiến tuyến. Chuyến đi đã để lại cho hai người cách nhìn nhận khác về con người Việt Nam đồng thời cũng xoa dịu được sự day dứt, trăn trở suốt bao nhiêu năm qua của những kẻ đã từng khoác trên mình cây súng xâm lược nước người. Còn 7 ngày và 35 năm lại là cuộc hành trình của mẹ con bà Doãn Ngọc Trâm và Đặng Kim Trâm trên đường sang Mỹ để nhìn tận mắt kỉ vật mà con gái, chị gái mình để lại. Chu du một vòng trái đất, cuốn nhật ký trở về đã nhanh chóng gây nên một cơn sốt đọc sách, trở thành vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở văn hóa đọc, hình tượng Đặng Thùy Trâm mang trong mình sức trẻ, tình yêu quê hương đất nước, sự phá cách của một cô gái tiểu tư sản đã được đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể thành bộ phim mang tên Đừng đốt. Cảnh trong phim là hình ảnh một bệnh xá dã chiến, là chiến trường khốc liệt với đạn bom, máu me, chết chóc; nhưng đối lập với những hình ảnh đó lại là chân dung của một người con gái giàu lòng yêu thương, chăm nom cho sự sống. Những cảnh băng bó vết thương, cảnh cô gái hát, cảnh nắm tay, ôm đồng đội, hái hoa rừng… tất cả đã vẽ nên một hình tượng đẹp, xoa dịu sự tàn khốc của chiến tranh. Chiến tranh là đề tài lớn và là mảnh đất màu mỡ để rất nhiều tác giả khai thác và tái hiện lại, đây là một lợi thế cho việc nghiên cứu và khai thác vấn đề mà chúng tôi lựa chọn. Ra đời trong hoàn cảnh khói lửa chiến tranh, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhật ký Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký Lê Anh Xuân và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc chính là những mảnh ghép nhỏ của bức tranh về thảm họa chiến tranh khổng lồ mà đế quốc Mĩ gieo rắc. Chính vì vậy, những bài viết xoay quanh vấn đề này vô cùng cần thiết để giúp độc giả hiểu sâu hơn, có cái nhìn toàn diện hơn với nó. Chiến tranh đã đi qua và kết thúc cách đây gần nửa thế kỉ nhưng mỗi lần đọc lại bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viết Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng ba mươi năm [12] và Tiểu thuyết về chiến tranh - nhìn từ hôm nay [13] của tác giả Phong Lê chúng ta thấy chiến tranh như mới ngày nào, văng vẳng đâu đây. Đọc bài viết và thấm thía hơn sự vất vả, gian khổ của tầng lớp thanh niên trí thức thời kì chống Mĩ đồng thời cảm phục sự dũng cảm, bất khuất, kiên cường ở họ. Bên cạnh nhật ký của Đặng Thùy Trâm còn một số bài viết về liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Chu Cẩm Phong, Lê Anh Xuân và Dương Thị Xuân Quý. Chúng tôi tìm được những vài nghiên cứu, luận văn xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến bài nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thu Hương với tựa đề Ngôn ngữ nghệ thuật trong nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, tác giả Nguyễn Thị Hoa với bài viết Cái tôi tác giả trong "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc, Luận văn, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Thái Nguyên, tác giả Vũ Thị Thu Hoài với bài Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", "Mãi mãi tuổi hai mươi", "Nhật ký chiến trường", Luận văn, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP HN 2, tác giả Nguyễn Thị Bích Trâm với bài viết Cảm nhận qua hai tác phẩm "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc, Viện KSND TP Cần Thơ….Tất cả những bài viết này là tư liệu tham khảo đắt giá và góp phần không nhỏ để chúng tôi có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn trong vấn đề nghiên cứu của mình. Tuy nhiên đây là những bài nghiên cứu, đánh giá riêng lẻ. Điểm chung của các bài nghiên cứu này là dù coi cuốn nhật ký là một tác phẩm văn học nhưng thực chất nó được viết ra không nhằm mục đích sáng tạo nghệ thuật mà là tâm tư, tình cảm, là nỗi lòng của những chàng trai, cô gái mang trong mình bầu nhiệt huyết sôi nổi. Vậy nên những cuốn nhật ký này mang giá trị nội dung lớn và chưa được khai thác về mặt nghệ thuật nhiều. Qua đề tài luận văn này, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chúng tôi không chỉ muốn làm rõ nội dung mà còn khai thác những giá trị nghệ thuật của cuốn nhật ký để bạn đọc hiểu rõ hơn. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác chúng tôi hướng tới việc thông qua nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, liệt sĩ Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong làm sáng tỏ chân dung cả một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ, đồng thời tìm hiểu những nét nghệ thuật của thể ký và sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của các tác giả trong việc viết thể ký này. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác chúng tôi sử dụng cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm Nhà xuất bản Hội nhà văn, khổ 13*20.5 cm, năm 2005; cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong Nhà xuất bản Thanh niên, khổ 14.5* 20.5 cm, năm 2000; cuốn Nhật ký Lê Anh Xuân Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, khổ 14.5*20.5 cm, năm 2011; cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi Nhà xuất bản Thanh niên, khổ 13*19 cm, năm 2005; cuốn Nhật ký Dương Thị Xuân Quý Nhà xuất bản Hội nhà văn, khổ 14.5 * 20.5 cm, năm 2007 làm tư liệu và căn cứ viết bài. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu vào nghiên cứu con người, tính cách, cá tính, suy tư, trăn trở… của bác sĩ Đặng Thùy Trâm và một số liệt sĩ khác như: Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong từ đó làm sáng tỏ chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ. Đặng Thùy Trâm, Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong chính là biểu tượng, là điển hình cho cả một thế hệ thanh niên trí thức trẻ thời chiến tranh. Họ là những người rời cây bút, rời mái trường để xung phong, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tự nguyện vào chiến trường Miền Nam. Cái khác, cái mới của đề tài này chính là ở chỗ cần làm sáng tỏ chân dung của một thế hệ trí thức trẻ. Họ là những người có học thức, chính vì vậy quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề, cách sống, chiến đấu của họ có những điểm khác biệt so với tầng lớp thanh niên nói chung. Bên cạnh nội dung, cần hiểu rõ những tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm: giọng điệu nhân vật, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Để nghiên cứu và khai thác vấn đề đặt ra trong luận văn, chúng tôi khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này của các tác giả khác, từ các bài báo, các bài luận văn thạc sĩ đến các công trình nghiên cứu của chuyên gia, từ đó thống kê, phân loại để tìm ra cái mới, hướng tiếp cận mới cho vấn đề nghiên cứu của mình. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Văn Thạc, Lê Anh Xuân đều là những anh hùng sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, nghiên cứu về những cuốn nhật kí này, chúng tôi gắn chúng với những sự kiện lịch sử đồng thời đặt chúng trong bối cảnh lịch sử - xã hội của đất nước lúc bấy giờ để hình tượng tác giả thêm rõ nét. - Phương pháp phân tích, thẩm bình: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng hiệu quả và xuyên suốt toàn bộ luận văn. Bởi lẽ để làm sáng tỏ chân dung cả một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cần phải đi sâu khai thác, phân tích, thẩm bình, đánh giá, tìm hiểu từng đối tượng nghiên cứu và từ đó, nhận xét, khái quát lên thành một thế hệ thanh niên, trí thức trẻ Việt Nam đương thời. - Phương pháp đối chiếu, so sánh: Trong một công trình nghiên cứu hay một bài viết, một luận văn có nhiều đối tượng được mang ra phân tích, tìm hiểu thì phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp có hiệu quả cao. Chúng tôi không chỉ nghiên cứu đối tượng là cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm mà còn so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sánh cuốn nhật kí này với nhật kí của Chu Cẩm Phong, Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc và Dương Thị Xuân Quý, bên cạnh đó chúng tôi còn so sánh đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác giữa các hình tượng tác giả với nhau, từ đó khái quát, nâng tầm đối tượng thành cả một thế hệ. Các phương pháp nghiên cứu trên luôn hỗ trợ nhau và thống nhất trong một chỉnh thế. Trong đó, chúng tôi chú trọng phương pháp đối chiếu, so sánh và phân tích thẩm bình, bởi lẽ chúng phù hợp cho mục đích nghiên cứu của luận văn này. 6. Đóng góp của luận văn Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc thấu hiểu hơn về người anh hùng dân tộc - nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và một số liệt sĩ khác như Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân quý, Chu Cẩm Phong. Qua đó cũng phục dựng, tái hiện chân dung một thế hệ trẻ trí thức trong trận chiến bảo vệ quê hương đất nước, giành độc lập cho dân tộc. Nghiên cứu luận văn này, chúng tôi còn mong muốn mang lại những khám phá mới mẻ về nghệ thuật của thể ký, góp phần đưa thể ký đến gần hơn với bạn đọc và trở thành một thể loại phổ biến trong văn học Việt Nam hiện đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Chương 2: Vẻ đẹp kết tinh của một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số cuốn nhật ký khác. Chương 3: Nhật ký Đặng Thùy Trâm trong tương quan với các tác phẩm cùng thời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm trí thức trẻ Việt Nam 1.1.1 Khái niệm trí thức trẻ Trí thức là một khái niệm không còn xa lạ với bất kì ai. Trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp những từ, những cụm từ như: Xã hội trí thức hay người lao động trí thức. Thật ra chúng ta biết rằng ngay từ khi “tầng lớp trí thức” (intelligentsia) lần đầu tiên xuất hiện ở đất nước Nga - xứ sở bạch dương vào nửa đầu thế kỷ XIX, và ngay sau đó là từ “người trí thức” (intellectuel) xuất hiện ở Pháp ngay sau sự kiện Công xã Paris (1871), đã hàm chứa một ý nghĩa, một nội dung khá rõ ràng: họ là những người không những có học vấn cao hay trình độ chuyên môn giỏi, mà hơn hết họ phải là những người quan tâm, có hiểu biết và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc, của xã hội. Cũng cùng quan điểm và cũng theo tinh thần cách mạng đó thì Karl Marx đã coi trí thức là những người có đầy đủ tri thức để, giải quyết, quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề của xã hội nên họ phải là những người: “phê bình không nhân nhượng những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính quyền hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào”. Chúng ta cần hiểu rằng ở đây Karl Marx chỉ đi sâu nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người trí thức. “Những gì đang hiện hữu” ở xung quanh ta là những bất cập, là những vấn đề đáng quan tâm của các chính sách xã hội hiện hành, chứ không thể là những chính sách hợp lý, tiến bộ. Vậy ai là người nhìn ra vấn đề đó? Người trí thức, họ có năng lực phê phán, có tầm nhìn xa trông rộng nên thường hay tỏ ra bất bình trước sự trì trệ và bất hợp lý một cách công khai và thẳng thắn. Như vậy trí thức theo nghĩa này được hiểu là người có năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lực, có tri thức, có quan điểm, thái độ trước các vấn đề của xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh niên, 2009, thì trí thức có nghĩa là “Người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân) [10, tr454]. Đây là một định nghĩa tương đối ngắn gọn nhưng đã khái quát được nội dung bao hàm của từ trí thức. Trước hết “trí” có nghĩa là khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy nghĩ, phán đoán… của con người, “thức” cũng có nghĩa là biết. Vậy “trí thức” chính là một khái niệm chỉ tới những con người lao động bằng trí óc, có hiểu biết sâu và rộng về một hoặc một số lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, khoa học - công nghệ, quản lý kinh tế xã hội, thường xuyên biết vận dụng những hiểu biết đó để phát hiện và giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động của mình vì lợi ích chung của cộng đồng cùng với nhu cầu nhận thức của bản thân và xã hội. Ở diễn đàn Tia sáng - ấn phẩm báo Khoa học và Phát triển [35] trong bài viết Trí thức và một vài đặc điểm của trí thức tác giả bàn luận và phân tích rất rõ về khái niệm trí thức. Tác giả cho rằng trí thức không nhất thiết phải dựa vào dấu hiệu bằng cấp cao. Bằng cấp đôi khi không phải là thước đo trí tuệ. Trên thực tế có rất nhiều người bởi có tư chất thông minh, lại ham học hỏi, nên có vốn tri thức sâu sắc và có nhiều sáng tạo được ghi nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định. Tác giả bài viết đã chứng minh ý kiến này của mình bằng việc đưa ra những tấm gương sáng trong lịch sử nhân loại từng ghi tên tuổi của mình vào trí nhớ mọi người mặc dù họ chưa học hết bậc Đại học nhưng đã có những đóng góp xuất sắc cho văn hóa - nghệ thuật, khoa học công nghệ hay cho lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội. Nói đến đây không thể không kể đến Thomas Edison, Bill Gates ở Hoa Kỳ - các nhà sáng chế, quản lý doanh nghiệp tài ba, nổi tiếng thế giới hay nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare ở Anh Quốc - họ đâu phải là những người bằng cấp cao nhưng họ có tư chất thông minh, dám nghĩ, dám làm. Đó là thế giới, còn ở Việt Nam, chúng ta tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hào về nhà văn Nguyên Hồng - một nhà văn xuất thân nghèo khó, cả cuộc đời cơ cực, tuy nhiên ông đã hoàn thành những sáng tạo nghệ thuật để đời như Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ, khi chỉ mới học xong bậc tiểu học. Không chỉ ở lĩnh vực văn học mà trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hiện nay, đang xuất hiện ngày càng nhiều "kỹ sư chân đất" - những nông dân "chân lấm tay bùn" chịu học và dám nghĩ, dám làm, biết chế tạo từ máy cày, máy cấy, máy thu hoạch mía, máy rửa bát, máy bắt chuột cho đến máy bay v.v..., họ đã dần dần từng bước đáp ứng nhu cầu của công cuộc lao động sản xuất và ước muốn chinh phục những đỉnh cao của khoa học - công nghệ. Họ là những trí thức thật sự. Như vậy theo tác giả bài viết thì người trí thức không nhất thiết phải là những con người có bằng cấp cao, mà là người có tư duy tốt, ham học hỏi, hiểu biết, tích lũy vốn kiến thức rộng và thành công trong cuộc sống. Ngược lại, người có bằng cấp cao nhưng có thể do chuyển ngành sang lao động chân tay thì cũng không thể xếp vào tầng lớp trí thức. Bên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng người trí thức là người lao động trí óc. Tuy nhiên một vấn đề nữa đặt ra đó là nếu quan niệm như vậy thì người họa sĩ, bác sĩ phẫu thuật, nhà điêu khắc…. không phải người trí thức? Cách hiểu này cũng chưa thật thỏa đáng. Vậy nên bổ sung: Người trí thức là người thực hiện các công việc có tầm quan trọng và công việc đó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn, sự huy động nỗ lực trí óc nhiều hơn. Người trí thức thường xuyên lao động bằng trí óc thay vì lao động chân tay, thường xuyên sáng tạo những sản phẩm trí tuệ, xem đó như là sứ mạng, là lẽ sống của mình. Nghĩa là họ dùng trí tuệ của mình để cống hiến và tạo ra thu nhập. Họ coi công việc của họ là lẽ sống, những hiểu biết của họ, những sáng tạo của họ có ý nghĩa quan trọng không chỉ với bản thân họ mà còn đối với sự phồn thịnh của cả đát nước. “Nói tóm lại, trí thức là những người lao động trí óc, có hiểu biết sâu rộng về một hoặc một số lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quản lý kinh tế - xã hội, thường xuyên vận dụng những hiểu biết đó để phát hiện và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh trong lĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vực hoạt động của mình vì lợi ích chung của cộng đồng và nhu cầu nhận thức của bản thân. Theo cách hiểu trên thì tầng lớp trí thức là một tập hợp mở và đa dạng, không giống bất kỳ một tập hợp nào khác trong xã hội như nông dân, công nhân, thợ thủ công, quân nhân, thương nhân hay người buôn bán nhỏ” [35]. Trí thức có thể là bất kỳ ai trong các thành phần trên, họ có thể là một người nông dân nhưng hiểu biết, họ có thể là người công nhân nhưng có kiến thức sâu rộng…, miễn là có hiểu biết và tham gia lao động trí óc. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề đều có lực lượng nòng cốt riêng của nó, bộ phận hạt nhân của tầng lớp trí thức là các nhà nghiên cứu; các giảng viên đại học; các bác sĩ, dược sĩ cao cấp; các nhà văn, nhà thơ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo; các nhà quản lý và công chức, viên chức trong bộ máy tham mưu cho nhà quản lý. Từ khái niệm về trí thức nêu trên chúng ta có thể suy ra khái niệm “trí thức trẻ”. Thực ra chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về khái niệm “trí thức trẻ”. Chúng ta vẫn ngầm hiểu trí thức trẻ là những người trẻ tuổi có học thức, được đào tạo trên ghế nhà trường, có chuyên môn sâu, có hiểu biết về tự nhiên và xã hội theo một hệ thống. Trí thức trẻ là một bộ phận quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước. Dù ở trong xã hội nào, thời đại nào thì đây luôn là bộ phận đi đầu, tiên phong cho nước nhà. Trong thời chiến, khi đất nước đang ở trong khói đạn của quân thù thì trí thức trẻ với tầm nhìn sâu rộng và lòng yêu quê hương, đất nước đã xung phong vào trận chiến, hi sinh tuổi thanh xuân và cả tính mạng của mình để bảo vệ Tổ Quốc. Họ âm thầm ngã xuống và có những người đã trở thành anh hùng vô danh. Thoát khỏi cơn giông tố kinh hoàng do kẻ thù gây ra, khi đất nước bước vào thời kì xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả sau chiến tranh thì lực lượng trí thức trẻ lại nắm vai trò quan trọng. Chính họ đã không ngừng học hỏi, đưa ra những sáng kiến, những phát minh khoa học giúp nước nhà phát triển kinh tế, vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau chiến tranh. Và trong thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ngày hôm nay thế hệ trí thức trẻ vẫn không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ngừng tìm kiếm, học hỏi, phát minh. Như vậy, trí thức trẻ là một trong số những bộ phận cấu thành xã hội Việt Nam. Họ đã và đang được quan tâm và trở thành sự kì vọng của nhân dân, của Đất nước. 1.1.2 Trí thức trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ Lật lại từng trang sử, dân tộc Việt Nam đã trải qua ba thời kì khác nhau, có thăng trầm, có máu và nước mắt, có nụ cười chiến thắng. Một nghìn năm Bắc thuộc là một quãng thời gian dài dân tộc Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. Trải qua mười thế kỉ, chín cuộc kháng chiến bùng nổ chứng tỏ ngọn lửa đấu tranh trong lòng dân tộc luôn thường trực và không bao giờ tắt. Năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng vang dội, đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã khép lại một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến độc lập tự chủ. Thảm họa lại ập xuống dải đất hình chữ S khi mà từ phương Tây, thực dân Pháp kéo sang với thuốc súng và chiến thuyền. Gót giày đinh của chúng còn tàn ác hơn cả vó ngựa Mông Cổ. Chính gót giày đinh đó đã giẫm đạp, nhấn chìm dân tộc ta xuống bùn nhơ. Chiến thắng thực dân Pháp là một kì tích, là một trang sử vẻ vang của dân tộc; nhưng rồi Pháp đi, Mỹ đến, nhân dân ta không được ngơi nghỉ ngày nào. Cả nước lại bước vào cuộc kháng chiến trường kì với một kẻ thù mới là một nước mạnh, giàu có, được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân. Chính trong thời điểm hai miền Nam - Bắc bị chia cắt, miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam thì một đội ngũ trí thức làm nên lực lượng Thanh niên xung phong ra đời. Thanh niên xung phong trong giai đoạn này số đông chính là những trí thức trẻ. Điều đặc biệt cần phải nói đến khi nhắc tới trí thức thời kì chống Mỹ đó là nguồn xuất thân của họ. Đại đa số trí thức và học sinh, sinh viên thời kì này thuộc giai cấp hoặc tầng lớp tiểu tư sản. Giai cấp này gồm có: trí thức, công chức, các nhà công nghệ và thương nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp, những người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn làm nghề tự do (như thầy thuốc, luật sư…),... Nhìn chung, họ cũng bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột, chính vì vậy nên thường có nguy cơ thất nghiệp. Họ là những người không trực tiếp bóc lột lao động, vì vậy, họ dễ tiếp thu sự giáo dục cách mạng và cùng đi với giai cấp công nông. Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tầng lớp tiểu tư sản có vai trò vô cùng quan trọng. Họ là một trong những lực lượng tham gia của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc chiến chống Mỹ càng gay go, ác liệt bao nhiêu thì lòng nhiệt huyết, dũng cảm yêu đời, yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ càng dâng cao bấy nhiêu. Trong bối cảnh đó, thanh niên đi thẳng ra chiến trường. Quần áo, ba lô, ai cũng tinh tươm, niềm tin sáng bừng trong đôi mắt, chỉ sợ nếu không đi thì sẽ lỡ mất dịp có mặt trong lễ chiến thắng. Có thể nói, với họ, ra chiến trường lúc ấy không phải là nghĩa vụ mà là niềm ao ước, danh dự. Ngay sau khi tốt nghiệp các trường phổ thông, Đại học, những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi mang trong mình lí tưởng cao đẹp đã tạm gác cây bút, xung phong vào chiến trường bom đạn những mong góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp vĩ đại của Tổ Quốc. Chúng ta không hiếm gặp hình ảnh những cô gái mở đường, gỡ bom, những chàng kĩ sư, những cô bác sĩ, những nhà văn, nhà thơ ..v.v.. từ đời thật đi vào tác phẩm văn học và trở thành huyền thoại một thời. Hình ảnh những người thanh niên đi vào trong thơ ca đánh dấu chặng đường lịch sử cam go mà oai hùng của dân tộc. Đôi dép cao su, mũ tai bèo, thế hệ thanh niên ấy chép tiếp trang sử dân tộc bằng những điều bình thường, giản dị. Nơi núi rừng Trường Sơn nắng cháy lửa đạn lại xuất hiện những người lính mới mang gương mặt thư sinh nhưng không thiếu lòng dũng cảm. Tất cả ra đi theo lí tưởng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai" (Tố Hữu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan