Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai...

Tài liệu Luận văn chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai

.PDF
133
118
78

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÌNH CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÌNH CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BẠCH VĂN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh 2012 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bình 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bạch Văn Hợp – người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Mạnh Tiến, và ông Nguyễn Lan Phương (con trai của nhà văn Lan Khai) cùng gia đình đã cung cấp nhiều tư liệu quí giá, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Bình 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ..................................................................................................... 5 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................ 7 3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................. 16 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 18 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 18 6. Cấu trúc của luận văn................................................................................................... 19 CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 21 1.1. Lan Khai – nhà văn đường rừng xuất sắc ............................................................. 21 1.1.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng ............................................. 21 1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai.......................... 26 1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai .......................................................................................................................... 29 1.2. Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi ...................................................................... 31 CHƯƠNG HAI: CHẤT THƠ TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN MIỀN NÚI SỐNG ĐỘNG, NHIỀU MÀU SẮC .................................................................................. 35 2.1. Thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp ........................................................................ 35 2.2. Thiên nhiên mơ màng, huyền bí ........................................................................ 55 2.3. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng con người ................................................... 68 CHƯƠNG BA: CHẤT THƠ TỎA RA TỪ CUỘC SỐNG, CON NGƯỜI MIỀN NÚI ............................................................................................................................................. 80 3.1. Cuộc sống tinh thần mang đầy tính nhân văn ....................................................... 80 3.1.1. Những lễ hội mùa xuân .................................................................................. 80 3.1.2. Những phong tục, tập quán ............................................................................ 84 3.2. Con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp ............................................... 91 3.2.1. Những chàng trai tài giỏi, gan dạ, chất phác.................................................. 92 4 3.2.2. Những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây .......................................... 99 3.2.3. Những mối tình thơ mộng, đắm say ............................................................ 114 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 127 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 131 5 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY  Cách ghi chú thích: Cụm chú thích ghi trong ngoặc vuông [ ] để ghi các ý kiến trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và trang trích (khi cần thiết) ghi sau dấu phẩy. Ví dụ: [15, 35-36] tức: Tài liệu số 15, trang 35-36.  Các ý kiến trích dẫn, được đặt trong dấu ngoặc kép “ ” và in nghiêng. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kì phát triển rực rỡ của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Trên bình diện văn xuôi, xuất hiện nhiều tác giả có tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai,… Trong đó, nhà văn Lan Khai – cây bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân đồng thời cũng là tác giả của nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học khác nhau từ tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa đến kí, thơ ca, dịch thuật, lý luận phê bình… đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả và giới phê bình. Từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác của Lan Khai đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn và độc giả đương thời. Lan Khai được mệnh danh là “Nhà văn đường rừng” với những thành tựu đặc sắc trong việc khám phá thế giới tưởng như huyền bí xa lạ, thế giới thiên nhiên và phong tục tập quán của con người miền núi, đã đem lại cho bạn đọc nhiều nhận thức mới về cuộc sống đa dạng của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là của đồng bào miền núi. Sự đóng góp về văn học của Lan Khai là không nhỏ. Trong vòng mười bảy năm sáng tác, ông đã để lại một khối lượng lớn tác phẩm với những đề tài phong phú có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Song gần như những tác phẩm ấy chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tương xứng với tầm vóc của ông. Đặc biệt những sáng tác về đề tài miền núi của Lan Khai đã góp phần làm phong phú thêm gương mặt của nền văn học Việt Nam hiện đại. Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai là một trong những nét đặc sắc góp phần khẳng định tên tuổi, vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945. Cùng thời với Lan Khai, trong sáng tác văn xuôi của một số nhà văn như Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,… chất 7 thơ, chất trữ tình cũng được thể hiện đậm nét trong mỗi trang văn viết về cuộc sống và con người những năm trước Cách mạng. Song Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, lại mang màu sắc riêng, nó thấm đẫm trong mỗi trang viết của ông về thiên nhiên, con người và phong tục miền núi. Do vậy, chọn Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu những đặc sắc và thành tựu riêng của nhà văn, đồng thời thấy được một phong cách tiểu thuyết, truyện ngắn cũng như những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Được đánh giá là một trong những cây bút sung mãn trong thời kì văn học Việt Nam 1930 – 1945, Lan Khai đã để lại một số lượng lớn tác phẩm nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý xã hội, truyện đường rừng, truyện tâm lý xã hội, ký, thơ ca, lý luận phê bình văn học… Trong đó Truyện đường rừng của ông thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu cũng chính những tác phẩm này đã góp phần tạo nên chỗ đứng riêng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. • Trước Cách mạng tháng Tám: Trước Cách mạng tháng Tám, có một số bài viết và một số tác giả đã quan tâm đến sáng tác của Lan Khai như: Trần Huy Liệu, Trương Tửu, Hải Triều, Phạm Mạnh Phan, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan,… (Hiện nay đã được tập hợp lại trong “Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2006). Đa số các tác giả của những bài viết, bài nghiên cứu này mới đề cập đến những tác phẩm mang tính lịch sử, xã hội của Lan Khai. Người đầu tiên quan tâm đến Truyện đường rừng của Lan Khai là nhà nghiên cứu Trương Tửu. Trong bài viết về tác giả Lan Khai đăng trên báo Loa (Số 81, ra ngày thứ 5 - 1935) Trương Tửu đã gọi Lan Khai là “nhà nghệ sĩ của 8 rừng rú” vì chính Lan Khai bằng “năng lực nghệ sĩ thiên bẩm thúc giục, ông cầm bút chép những chuyện lạ đường rừng, dắt ta vào một địa hạt xa xăm, tối hiểm. Từ từ, hồi hộp, ông ẩn khẽ cánh cửa của rừng thẳm, mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy những hình trạng nhiệm mầu, đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”[43, 225] bởi lẽ “ông sống trong rừng rậm, núi cao, cảm thấy cái đẹp của sơn lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ. Luôn luôn ông chìm đắm trong những phút say khoái trá của giác quan. Chung quanh mình, ông được ngắm tê mê ngàn vạn những hình ảnh thiên nhiên mà một ngòi bút thiêng liêng điểm rồi lại xóa” và “Quả thực không có ai yêu tha thiết rừng núi như Lan Khai. Ông cho nó một linh hồn. Ông thu nó qua nét vẽ” [43, 225] và “Ông Lan Khai quả có con mắt tinh vi của nhà tiểu thuyết tả thực. Hình như ghi đầy đủ được các vật xung quanh mình đối với ông, là một cái thú riêng của nhà nghề, cũng như gửi tình cảm cho thiên nhiên, ở một thi nhân, là cách đặt ống giác vào trái tim đau đớn”[44, 228]. Trong bài viết về “Văn Lan Khai”, nhà nghiên cứu Trương Tửu đã có những đánh giá cao về ngòi bút tả cảnh của ông: “Trong các nhà văn tả cảnh hiện đại, ông Lan Khai đáng liệt vào địa vị danh dự”[44, 238] và thỉnh thoảng dưới ngòi bút Lan Khai “hình tượng nọ nối tiếp hình tượng kia thành một điệu dài làm cho người đọc như bị mê sảng không biết mình ở trong mộng hay trước cảnh thực” và “ văn ông bóng bẩy, đẹp đẽ. Không mấy khi ông tả màu sắc bằng một phẩm từ cộc lộc. Ông phải dùng lối ví. “Mái tóc màu hạt dẻ…” “Đỉnh núi xa màu lơ nhạt…” “Suối nước đen như mực loãng…” 9 (…)văn Lan Khai tổng hợp, đằm thắm và dễ cảm động”[44, 240]. Như vậy, với ý kiến của Trương Tửu, ta có thể khẳng định vị trí của Truyện đường rừng cũng như tài năng sáng tạo của Lan Khai trong miêu tả thiên nhiên miền núi ngay từ đầu những năm 1930 và phần nào thấy được Chất thơ trong Truyện đường rừng qua những bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người đầy thơ mộng. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, 1942, đã có những đánh giá xác đáng về thành tựu sáng tạo của Lan Khai. Khi bàn đến loại Truyện đường rừng – thể loại mà ông cho là “loại trội nhất” và để thấy được “tài nghệ của Lan Khai”, tác giả tập trung vào tìm hiểu các tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm và tập Truyện đường rừng, ông viết: “Đọc Tiếng gọi của rừng thẳm người ta cảm về cái tâm hồn ngây thơ và chất phác của cô sơn nữ bao nhiêu, thì đọc Truyện đường rừng của Lan Khai người ta lại ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy nhiêu và người ta có cái cảm tưởng như những chốn sơn lâm của Mường, Mán chỉ là những nơi ma thiêng nước độc, người man di còn ở lẫn với thú dữ và… ma. Hai quyển sách là hai bộ mặt của rừng: một đằng là cái vẻ đẹp của người, của cảnh phô bày trước mặt người lữ khách; còn một đằng là những điều huyền bí ẩn náu ở sau những người và những cảnh ấy”[17, 262]. Và theo Vũ Ngọc Phan thì “Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng Linh vậy”[21, 263]. Ngoài ra ông còn khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Lan Khai: “Lan Khai là cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!”[22, 246]. Cũng theo Vũ Ngọc Phan thì “Tiếng gọi của rừng thẳm là một tập truyện đường rừng tươi đẹp của Lan Khai (…) Lời văn thật giản dị và linh động(…). Cả truyện đều là những cảnh 10 dịu dàng kế tiếp”. “Trong tập Truyện đường rừng của Lan Khai, truyện Tiền mất lực (trang 97) có cái cốt cách của một truyện dài; chuyện thật cảm động, nào lòng hào hiệp, nào sự chung tình, rồi cái kết cục của đôi nhân tình mới oanh liệt làm sao! Rồi trong truyện còn điểm nhiều đoạn đầy thơ mộng. Cả truyện là một bài thơ trường thiên có hương vị của rừng núi”[22, 159-160]. Những đánh giá trên của Vũ Ngọc Phan, phần nào đã gợi ý cho ta cách tiếp cận vẻ đẹp của Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của Lan Khai trong thể loại truyện ngắn. Có thể nói rằng, trước 1945, các tác phẩm của nhà văn Lan Khai đã thu hút được sự chú ý của không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng. Song hầu hết các bài nghiên cứu mới chỉ tập trung ở các tác phẩm tiểu thuyết. Riêng mảng truyện ngắn của ông, ít nhiều các nhà nghiên cứu có đề cập đến song chưa đầy đủ và toàn diện. • Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước 1986: Từ giữa những năm sáu mươi trở đi, rải rác ở hai miền Nam, Bắc có một số bài viết tiếp tục đề cập đến Lan Khai và những sáng tác của ông. Theo cuốn “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên”, tập III, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ trong phần “Tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai” đã có những nhận xét đánh giá cao sở trường viết tiểu thuyết và khả năng viết Truyện đường rừng của Lan Khai: “Chúng ta thấy về tiểu thuyết đường rừng Thế Lữ đã có viết nhưng chính Lan Khai mới là nhà văn của miền thượng du Bắc Việt … Thế Lữ đứng từ ngoài nhìn vào, cố đem đầu óc khoa học để giải thích vài bí mật đường rừng. Lan Khai muốn từ trong bước ra mở cửa cho ta chứng kiến cái thế giới huyền bí li kì của dân thượng du”[20, 287]. Ngoài ra Phạm Thế Ngũ còn đưa thêm một số ý kiến mới đánh giá xác đáng về văn phong của Lan Khai: “là một cây bút biết tự chăm sóc và có nhiều đức tính văn 11 chương… Ở những tác phẩm, những trang ông viết kỹ hơn cả ta thấy một bút pháp thực già dặn điêu luyện”[20, 292]. Trong cuốn “Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam”, 1968, Nguyễn Đức Đàn cũng đề cập đến tác giả Lan Khai và tiểu thuyết Lầm Than và đưa ra một số nhận xét “nhà văn lãng mạn rẽ bước chốc lát sang con đường hiện thực … cố nhiên vốn hiểu biết của “Nhà văn đường rừng” về giai cấp công nhân cũng khá mong manh…”. Có thể nói, từ sau cách mạng tháng Tám đến trước 1986, là thời kì khá dài do di sản văn học của Lan Khai bị thất lạc hoặc chưa được tái bản nên các bài nghiên cứu, phê bình về ông còn thưa thớt. • Từ 1986 đến nay: Năm 1989, trong cuốn “Tổng tập văn học Việt Nam tập 29A” tác giả Phan Cự Đệ trong bài “Khải Luận” đã đưa ra một vài nhận xét: “Lan Khai là một nhà văn viết Truyện đường rừng và Tiểu thuyết lịch sử theo khuynh hướng lãng mạn thoát ly. Tuy nhiên trong toàn bộ sáng tác của Lan Khai cũng có một số truyện ngắn (Thằng gầy; Kẻ chiến bại) và tiểu thuyết (Lầm than; Mực mài nước mắt) viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán”. Nhìn chung cho đến thời điểm này việc nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Lan Khai còn sơ lược. Trên phụ san báo Văn nghệ ngày 19/08/1990, Gia Dũng có bài viết “Đôi điều về nhà văn Lan Khai”, tác giả đã cung cấp một số tư liệu mới về lịch sử quá trình sáng tác của nhà văn dựa trên nguồn tư liệu của địa phương và gia đình Lan Khai. Bài viết đã giúp ta hiểu hơn về thân thế, sự nghiệp của nhà văn: “Kể cả thời gian đi học và viết báo, viết văn, Lan Khai sống ở Hà Nội chưa đầy mười năm, thời gian còn lại ông sống gần gũi gắn bó với miền núi. Chính vì thế mà cuộc sống con người miền núi được thể hiện trong tác phẩm của Lan Khai một cách ưu ái, trân trọng và khá đậm nét”[8, 313]. 12 Tiếp đến là một số bài viết của tác giả Hoàng Minh Tường về Lan Khai như “Hành hương về thủ đô kháng chiến” (Tuần báo văn nghệ 25/08/1990) và “Kiếm sống bằng nghề văn” (Văn nghệ số 26, 1991) tác giả cũng cung cấp thêm một số tư liệu về nhà văn Lan Khai trước cách mạng. Trong “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” năm 1992, do Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế biên soạn, ở mục “Nguyễn Lan Khai” đã khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn Lan Khai cho nền văn học nước nhà những năm 1930 – 1945 của thế kỉ XX. Tiếp đó, trong cuốn “Chân dung và giai thoại” (1992), tác giả Ngọc Giao trong bài “Lan Khai với truyện lạ đường rừng” đã cung cấp thêm một số tư liệu về cuộc đời nghệ thuật của Lan Khai trong những năm sống ở Hà Nội. Năm 1997, trên báo “Giáo dục và thời đại” số 38, Hoàng Dạ Vũ có bài viết “Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai”, giới thiệu về tình bạn của hai nhà văn cùng thời. Năm 1998, Nhà xuất bản khoa học xã hội cho xuất bản cuốn “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945” (tập 2) trong đó có giới thiệu vắn tắt về Lan Khai. Tác giả cuốn sách cho rằng “Lan Khai sáng tác chủ yếu tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết đường rừng”. Tiếp đó, năm 2001, Nhà xuất bản văn học cho ra mắt bạn đọc cuốn “Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX – 1945”. Trong cuốn sách các tác giả đã đề cập tới những đóng góp của Lan Khai trên lĩnh vực tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và giới thiệu vắn tắt về một số tác phẩm “Lầm than”, “Cô Dung”, “Gái thời loạn”, “Suối Đàn”… Trên báo Tiền phong cuối tháng 4,5,6,7/2001, tác giả Lan Phương trong mục “Những điều ít được biết về nhà văn” đã cung cấp nhiều tư liệu về mối quan hệ gắn bó giữa Lan Khai và các nhà văn cùng thời như: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Hải Triều,… Trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số 37 ra ngày 04/10/2001, tác giả Trần Mạnh Tiến 13 có bài viết “Vấn đề nhà văn trong quan niệm của Lâm Tuyền Khách”, tác giả đã đánh giá cao tư tưởng văn nghệ của Lan Khai dựa trên các tư liệu lý luận và phê bình văn học của nhà văn: “Từ quan niệm đến sáng tác, đương thời Lan Khai đã thể hiện cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về vị trí nhà văn đối với cuộc sống và nghệ thuật”[34, 194] và theo Lan Khai “Nhà văn là tinh hoa của dân tộc và văn minh nhân loại được tỏa sáng bằng tài năng, tri thức và nhân cách, cần có sự phấn đấu không ngừng vì lợi ích dân tộc và mục tiêu cao cả nhất là làm ra cái đẹp để phụng sự con người… Phản ánh chân thực cuộc sống là thước đo cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ, là sức sống trường tồn của nghệ thuật”[34, 194]. Tác giả Nguyễn Thanh Trường, trong luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn: “Truyện đường rừng của Lan Khai”, 2001 khi nói về thiên nhiên trong Truyện đường rừng có nhận xét: “Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi đến với những tác phẩm: Tiếng gọi của rừng thẳm, Đường đi Cao Bằng, Đỉnh non Thần, Hồng Thầu, Mọi rợ, Suối Đàn, Mưa xuân vv… là thế giới thiên nhiên trong những Truyện đường rừng này hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp chân thực tươi trẻ vừa mộc mạc gần gũi thân quen lại rất mộng và thơ”[40, 34] và “Trong số các nhà văn thuộc nền văn chương quốc ngữ từ 1945 trở về trước, Lan Khai là cây bút viết về cuộc sống miền núi gây được nhiều ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc…. Đó là cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ, là những cảnh sắc tươi sáng trong trẻo của bầu trời và vạn vật, những hương thơm của hoa rừng, những lay động dịu êm của cây cỏ, những nét trẻ trung tràn đầy sức sống của muôn loài. Và xen vào đó là hình ảnh của sông, suối, của những màn sương mỏng lúc chiều buông, của những ánh nắng vàng tươi rói bao trùm lên cả một không gian rộng lớn”[40, 33-34]. Từ đó Nguyễn Thanh Trường đi đến khẳng định: “ta đến với rừng xanh yêu thương qua những trang viết chứa chan cảm xúc của nhà văn là đến với cái đẹp trong sáng tràn 14 đầy sức sống làm ấm lòng người, là đến với một thế giới thiên nhiên chân thực thơ mộng hòa hợp với con người”[40, 34]. Khi viết về con người miền núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai, tác giả cũng có những đánh giá rất sâu sắc: “Con người trong truyện đường rừng của Lan Khai hiện lên một cách chân thực, sinh động, hòa hợp với thiên nhiên với môi trường sống và trở thành điểm sáng thẩm mĩ giữa núi rừng trùng điệp”[40, 102]. Đồng thời trong luận văn của mình, Nguyễn Thanh Trường còn nhận xét: “Đọc tiểu thuyết của Lan Khai, ta thấy sức cuốn hút mạnh mẽ của một ngôn ngữ nghệ thuật giầu chất thơ lan tỏa trong nhiều trang viết. Nhà văn đã triệt để khai thác vẻ đẹp của văn hóa dân gian để đưa vào trong tác phẩm của mình như việc xen các câu ca dao, dân ca mượt mà, đằm thắm của đồng bào dân tộc thiểu số vào trong nhiều trang tiểu thuyết”[40, 104]. Nhìn chung những đánh giá của Nguyễn Thanh Trường đã cho ta một cái nhìn khái quát về nội dung cũng như nghệ thuật Truyện đường rừng của Lan Khai. Tác giả Nguyễn Xuân Nam trong bài viết “Sự nghiệp văn học của Lan Khai một số điều cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu” nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lan Khai, có đưa ra đánh giá: “Về tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai, cũng có những điều cần bàn thêm: Là người sinh sống quen thuộc với núi rừng lại là một họa sĩ một nhà thơ, Lan Khai đã có những trang viết khá đặc sắc trong các Truyện đường rừng của ông”[29, 83]. Cũng trong “Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc”, tác giả Nguyễn Thanh Trường trong bài viết “Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tác phẩm của Lan Khai” đã nhấn mạnh bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Lan Khai thông qua việc xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ miền núi: “Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, ví von, liên tưởng Lan Khai đã phác họa thành công chân dung người phụ nữ từ ngoại hình cho đến nội tâm, vừa có 15 dấu ấn phong tục, vừa mang bản sắc của mỗi cộng đồng vừa có chiều sâu nhân bản”[29, 98]. Trên báo Văn nghệ số 15, ngày 15/04/2006, trong bài viết: “Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm”, tác giả Trần Mạnh Tiến khẳng định: “Tiểu thuyết đường rừng là những tác phẩm kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực, đôi khi xen cả những yếu tố truyền kì làm cho câu chuyện thêm “hương vị của rừng”. Riêng ở phạm vi này có thể xem Lan Khai là nhà văn đã tìm một hướng đi riêng cho tiểu thuyết, tiêu biểu với các tác phẩm Rừng khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Tiền mất lực, Hồng Thầu…” [33, 156] và “Sức hấp dẫn trong tiểu thuyết đường rừng biểu hiện ở những bức tranh phong cảnh đặc sắc trong đó hiện lên chân dung sống động của con người…Lan Khai là người nghệ sĩ đã mang đến cho tiểu thuyết của mình những phẩm chất tinh túy của thơ ca và nhạc họa”[33,158]. Nói về Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, tác giả Trần Mạnh Tiến còn đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể và khẳng định: “Trong Rừng khuya đoạn mô tả tấm thân nõn nà của Dua Phăn ngâm mình trong bồn nước trong vắt giữa rừng xanh là một bức tranh tràn đầy mĩ cảm… Cái tên Suối Đàn không chỉ là địa danh thôn bản mà còn là bản tình ca bất tận của thiên nhiên ban tặng con người. Trong Chiếc nỏ cánh dâu cuộc tình giữa Pengai Lâng với Mai Khâm trở nên sống động hơn bằng làn điệu dân ca Giarai uyển chuyển qua tiếng hát của người thiếu nữ làm cho núi rừng Tây Nguyên thêm thơ mộng” [33,158]. Và “Những trang viết của ông hiện lên nhiều từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, câu văn chứa nhiều ánh sáng và màu sắc với âm thanh hương vị gợi ra những trường cảm giác mới lạ. Cùng đó là những biện pháp so sánh ví von giàu sức liên tưởng tạo nên những vẻ đẹp thi ca trong tiểu thuyết”[33,159]. 16 Năm 2010, “Tuyển tập Lan Khai” được Trần Mạnh Tiến biên soạn và giới thiệu, do Nhà xuất bản văn học phát hành đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp văn học của Lan Khai, đồng thời tập hợp hầu hết những sáng tác của nhà văn từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến kí, thơ ca, phê bình văn học. Điều này đã giúp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về những di sản văn học của ông trong đó có Truyện đường rừng. Tóm lại, sự nghiệp văn chương của Lan Khai từ trước cách mạng tháng Tám đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá cao song chưa được tiến hành thường xuyên và toàn diện. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai. Tuy trong các bài nghiên cứu của Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trường có chú ý đến vẻ đẹp của của chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể trên nhiều bình diện của từng tác phẩm mà mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá. Do vậy, luận văn này là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống từ những nhân tố tác động tạo nên chất thơ và biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai. 3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ những tác phẩm của Lan Khai trong mảng Truyện đường rừng bao gồm các tác phẩm như:  Về tiểu thuyết bao gồm: Rừng khuya (1935); 17 Tiếng gọi của rừng thẳm (1939); Dấu ngựa trên sương (1940); Suối đàn (1941); Chiếc nỏ cánh dâu (1941) được Trần Mạnh Tiến sưu tập, biên soạn, giới thiệu trong “Lan Khai tuyển tập” tập 1, NXB Văn học, 2010.  Về truyện ngắn bao gồm: Sóng nước Lô giang; Người lạ; Ma thuồng luồng; Con thuồng luồng nhà họ Ma; Con bò dưới thủy tề; Đôi con vịt; Mũi tên dẹp loạn; Tiền mất lực; Pàng Nhả; Dưới miệng hùm; Khảm khắc; Tiếng sáo đêm thu; Đêm ấy; Bên rừng xuân, Vì cánh hoa trôi… được Trần Mạnh Tiến sưu tập và giới thiệu trong “Lan Khai tuyển truyện ngắn”, NXB Hà Nội, 2011. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai cũng đề cập đến thiên nhiên, con người 18 miền núi như: Ai lên phố cát (1937); Đỉnh non thần (1941); Mưa xuân (1944),… Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu những biểu hiện của chất thơ trong nội dung và nghệ thuật Truyện đường rừng của Lan Khai qua những bức tranh thiên nhiên thơ mộng; những sơn nữ xinh đẹp, trong sáng; trong những lễ hội, phong tục; trong ngôn từ nghệ thuật; ….để góp phần khẳng định những đặc sắc của Lan Khai trong mảng Truyện đường rừng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp hệ thống: Tiến hành tập hợp những tiểu thuyết và truyện ngắn viết về miền núi của Lan Khai để khảo sát chất thơ trong những tác phẩm đó như: bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hình ảnh những sơn nữ xinh đẹp, trong sáng; những chàng trai tài giỏi, gan dạ; những lễ hội mùa xuân; những phong tục kén chồng, cưới hỏi,… - Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi tiến hành phân tích những tiểu thuyết đường rừng và truyện đường rừng của Lan Khai thuộc phạm vi nghiên cứu và chỉ ra biểu hiện của chất thơ trong nội dung và nghệ thuật của các sáng tác đó. - Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh với chất thơ trong tác phẩm của một số nhà văn khác để làm nổi bật nét đặc sắc và sự sáng tạo của nhà văn. 5. Đóng góp của luận văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan