Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn đặc điểm thơ nông thị ngọc hòa...

Tài liệu Luận văn đặc điểm thơ nông thị ngọc hòa

.PDF
105
131
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MAI VIỆT HỒNG §ÆC §IÓM TH¥ N¤NG THÞ NGäC HßA LUËN V¡N TH¹C Sü KHOA HäC NG÷ V¡N THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MAI VIỆT HỒNG ĐẶC ĐIỂM THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mà SỐ: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Trần Thị Việt Trung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa và gia đình nhà thơ đã tận tình giúp đỡ tác giả về mặt tư liệu để phục vụ cho luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2013 Tác giả Mai Việt Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trong nền thi ca dân tộc, các cây bút nữ đã từng xuất hiện và những sáng tác của họ đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, tạo nên nhiều thành tựu cho nền văn học Việt Nam. Nhắc đến các nhà thơ nữ hiện đại không thể không kể đến các tên tuổi như: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến… Bên cạnh các tác giả nữ dân tộc Kinh còn có rất nhiều cây bút nữ dân tộc thiểu số khác. Thơ nữ dân tộc thiểu số thực sự là một mảng quan trọng trong thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. Có thể nói, những sáng tác của họ đã góp phần đem đến một luồng gió của đại ngàn, nguyên sơ, mát lành, tươi mới cho thơ nữ Việt Nam nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Chính vì vậy, việc chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong tác phẩm, khẳng định những đóng góp, những sáng tạo độc đáo của họ trong lĩnh vực thơ ca là một vấn đề rất cần thiết và đầy ý nghĩa. Bởi nó đã thể hiện một thái độ khách quan, công bằng, một sự trân trọng, một thái độ “bình đẳng giới” thực sự trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương của chúng ta hiện nay. 1.2 Nông Thị Ngọc Hòa là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu, xuất sắc của thơ nữ dân tộc Tày nói riêng và của thơ nữ dân tộc thiểu số nói chung. Với những bài thơ trong trẻo mà sâu lắng, đậm đà bản sắc Tày, chị đã góp phần đưa tiếng thơ của dân tộc vượt qua núi cao, sông sâu để đến với những miền đất khác nhau của Tổ quốc. Trong vòng 15 năm, từ 1998 đến nay, chị đã cho ra đời 06 tập thơ, 1 tập trường ca và 1 cuốn phê bình tiểu luận; trong đó, có nhiều tập thơ đạt giải thưởng cao của Hội nhà văn Việt Nam và Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ví dụ như 02 giải C của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam; 02 giải A giải thưởng 5 năm của Hội Văn học Nghệ thuật Phú Thọ… Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu thơ Nông Thị Ngọc Hòa, chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật thơ; khẳng định những đóng góp đáng trân trọng trong lĩnh vực sáng tác thơ của chị cũng chính là đã góp phần vào việc nghiên cứu, khẳng định những đóng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn góp quan trọng cũng như chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của thơ nữ dân tộc thiểu số nói chung trong đời sống thơ ca nữ Việt Nam thời kì hiện đại. 1.3 Nghiên cứu thơ Nông Thị Ngọc Hòa – một cây bút thơ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc thời kì hiện đại, chúng tôi mong muốn được góp thêm một tiếng nói vào việc khẳng định những thành tựu của thơ nữ dân tộc thiểu số nói chung, cũng như những đóng góp đầy ý nghĩa của nó đối với sự phát triển, sự đa dạng, phong phú của thơ nữ Việt Nam, của thơ Việt Nam hiện đại trong giai đoạn hiện nay. 1.4 Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ có thêm một tài liệu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam để bổ sung vào phần giảng dạy văn học địa phương ở các trường phổ thông cũng như phần giảng dạy văn học dân tộc thiểu số ở nhà trường các cấp khác nhau khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu những công trình nghiên cứu thơ Nông Thị Ngọc Hòa, chúng tôi thấy các nhà phê bình tiếp cận chủ yếu theo hai hướng sau: hoặc từ góc độ nghiên cứu tổng quan về văn học dân tộc thiểu số nói chung, hoặc từ đơn vị tác giả, tác phẩm cụ thể. Bước đầu, chúng tôi mới chỉ thấy xuất hiện một số ý kiến nhận xét về cây bút thơ này nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính chất khái quát, hoặc trong một số bài viết lẻ về tác giả này. Trong những bài viết của mình, các tác giả đã khẳng định vị trí của Nông Thị Ngọc Hòa trong đời sống thơ ca dân tộc thiểu số thời kì hiện đại. Thơ chị được độc giả đón nhận một cách khá nồng nhiệt. Xét trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật, thơ chị đều có những nét độc đáo riêng. Nó mang đậm chất Tày từ giọng điệu ngọt ngào với những cảm xúc chân thành tinh tế tới những lời thơ mộc mạc, mang tính truyền thống mà vẫn có chất hiện đại. Nhìn chung, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, nhận xét về một hoặc một vài bài thơ tiêu biểu trong các tập thơ hoặc bàn bạc về một tập thơ cụ thể nào đó của chị mà chưa có một sự khảo sát, nghiên cứu một cách hệ thống về toàn bộ đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa. Chúng tôi xin được tóm tắt những nhận xét đó cụ thể như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về phƣơng diện nội dung: Một số tác giả đã đề cập đến nội dung phản ánh trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa như: Trần Thị Việt Trung, Hoàng Quảng Uyên, Lâm Tiến, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Thị Nương… Hầu hết, các tác giả đều cho rằng thơ Nông Thị Ngọc Hòa đề cập đến nhiều đề tài nhưng chị rất thành công với những bài thơ viết về quê hương, về tình cảm gia đình và về tình yêu. Ở mảng thơ viết về quê hương Bắc Kạn yêu dấu, Hoàng Quảng Uyên nhận ra: “tình cảm với quê hƣơng, với ông bà, cha mẹ hiện lên trong thơ chị nhƣ một sự chơi vơi, mặc cảm của một ngƣời con mắc nợ, có lỗi – mà thực ra chị chẳng có lỗi gì. Chị muốn chuộc lỗi bằng thơ, bằng tiếng lòng của mình. Những nỗi niềm, tâm trạng với quê hƣơng từ trong sâu thẳm tâm hồn rất thật đã làm cho mảng thơ quê hƣơng có nhiều bài hay” [54; 258]. Theo Hoàng Quảng Uyên thì ở Nông Thị Ngọc Hòa có “một sự tự nhiên, không hề xếp đặt” bởi tất cả các tập thơ “phần đầu bao giờ cũng dành cho nỗi nhớ quê hƣơng, những bài thơ về ông bà, cha mẹ, những kỉ niệm tuổi thơ nhiều trầm tích đƣợc khai mở, rƣng rƣng trên những vần thơ gần gụi nhƣ là hơi thở”[54; 258]. Tác giả Lâm Tiến khi đọc trường ca Nƣớc hồ mãi trong xanh đã khẳng định: “Viết Nước hồ mãi trong xanh, Nông Thị Ngọc Hòa vừa ca ngợi ngƣời cha thân yêu, vừa ca ngợi quê hƣơng mình. Dƣờng nhƣ không có một quê hƣơng đẹp tình ngƣời thì cũng không thể có một ông Bằng nhƣ vậy. Tình cảm của tác giả đối với cha, đối với quê hƣơng thật dạt dào, tha thiết”[49;89]. Cũng trong bài viết này, Lâm Tiến còn nhận ra sự tinh tế của Nông Thị Ngọc Hòa khi đưa vào thơ hình ảnh “áo chàm thơm và hơi bạn tình để khắc họa rõ cốt cách con ngƣời miền núi”[49;87]. Còn Nguyễn Hữu Sơn khi đọc tập thơ Trƣớc gƣơng đã cho rằng: “Trước gương với 27 bài, đọc đi đọc lại, cảm giác về một sự tin cậy, cuốn hút dần dà trở nên rõ rệt hơn. Trong muôn một điều bình thƣờng gần gũi, trƣớc hết tác giả chắt lọc tình cảm suy ngẫm về cha, về mẹ, về con gái – những nghĩa tình sâu nặng, những nhân vật trữ tình thân thuộc lắm mà khó viết đƣợc hay”[39;117]. Là một người con của dân tộc Tày, sống gắn bó và yêu tha thiết từng ngọn suối, dòng sông, tự hào về những nét đẹp trong phong tục tập quán ngàn đời của dân tộc, thơ Nông Thị Ngọc Hòa còn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tày. Điều này được nhiều tác giả chú ý khi tiếp cận thơ chị. Trong chuyên trang Bản sắc và văn hóa của báo Đại đoàn kết dân tộc, nhà văn Trần Thị Nương cho rằng “thơ Nông Thị Ngọc Hòa thấm đẫm chất văn hóa Tày”[32; 2]. Tác giả Trần Thị Việt Trung cũng nhận thấy: “Các nhà thơ dân tộc miền núi đã cố gắng, tìm kiếm, phát hiện và khẳng định cái thần thái, cái hồn vía, cái thế, cái tầm vóc… của dân tộc mình trong quá trình vận động của lịch sử, của dân tộc Việt Nam nói chung. Họ đã hun đúc, tạo nên bao nét đẹp của một nền văn học chứa đựng đầy bản sắc dân tộc… Dáng vóc, tầm cỡ ấy của các dân tộc thiểu số đƣợc thể hiện qua hàng loạt các bài thơ, tập thơ đặc sắc nhƣ: Có một miền quê, Tìm lại tuổi thơ của Nông Thị Ngọc Hòa”[51;109]. Trong bài tham luận về thơ Nông Thị Ngọc Hòa, nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Huyền nhận xét: “Nông Thị Ngọc Hòa nhìn sự vật theo con mắt riêng, cắt nghĩa cuộc sống do bản năng, do tƣ duy phái yếu và cũng rất đậm chất dân tộc. Chất miền núi, chất Tày trong thơ luôn thấp thoáng trong từng câu chữ, cách diễn đạt hình ảnh, có lúc đậm nét, có lúc pha chút giọng miền xuôi nhƣng điểm làm nên nét độc đáo trong thơ chị chính là cái hồn cốt ngƣời Tày, cái nâng niu trân trọng từng lá cây, ngọn cỏ, đỉnh núi, dòng sông, câu lƣợn, tiếng đàn dân tộc… thể hiện xuyên suốt các tập thơ”[17;4]. Là một người phụ nữ mang trong mình trái tim nhạy cảm, Nông Thị Ngọc Hòa sáng tác thơ như một nhu cầu tự thân để bộc bạch, giãi bày tâm sự của mình. Nguyễn Hữu Sơn cho rằng sự tin cậy, cuốn hút trong tập Trước gương “có lẽ là bởi tập thơ bộc lộ khá đậm đặc những ý tƣởng – dự cảm, hi vọng, đợi chờ, đẹp và sâu lắng”. Theo tác giả: “Phần lớn bài thơ là sự giãi bày cảm xúc, tâm trạng của một ngƣời đang đối diện với chính lòng mình; đang xét duyệt lại kí ức qua tấm gƣơng soi nhiệm màu của thời gian – và nhất là những ám ảnh về thời gian”[39;120]. Còn Đỗ Thị Thu Huyền lại nhận thấy thời gian trong thơ chị “xuất hiện trong những dạng thức khác nhau” nhưng điểm đặc biệt là “thời gian rất hay xuất hiện trong thế song hành với tình yêu. Chỉ có thời gian và tình yêu rồi sẽ qua không bao giờ trở lại nhƣng mỗi khi nhắc đến tình yêu, đến tuổi dại khờ đầy nông nổi, thơ chị không có cái buồn xót xa, đau đớn mà thƣờng là sự bâng khuâng, tiếc nhớ”[17;6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cũng như bao nữ sĩ khác, Nông Thị Ngọc Hòa yêu mùa thu, lấy mùa thu làm cớ để bộc bạch tâm trạng mình. Hoàng Quảng Uyên cho rằng: “Dƣờng nhƣ mùa xuân với chị rực rỡ, chói chang quá, không hợp với cái tạng của chị: Ƣu tƣ, nao buồn. Mùa thu đƣợc chị nâng niu, hờn dỗi và vì thế những câu thơ hay về mùa thu đến với chị cũng thật tự nhiên. Sẽ không chút nói quá khi bảo rằng chị là một trong những nhà thơ nữ viết về mùa thu hay nhất trong vƣờn thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam”[54;259]. Không chỉ có vậy, Hoàng Quảng Uyên còn nhận xét ở cây bút này có sự: “dứt khoát, minh bạch và sòng phẳng” bởi khẩu khí thơ của chị là “khẩu khí thơ của một ngƣời đàn bà đa sự, trải nhiều đắng cay, khổ đau và cả ngọt ngào hạnh phúc”[54 ; 257]. Điểm làm nên sự khác biệt của thơ Nông Thị Ngọc Hòa với các nhà thơ nữ cùng thời khác đó là chị hay viết về đề tài chiến tranh – về nỗi đau hậu chiến. Đỗ Thị Thu Huyền trong bài Thơ dân tộc thiểu số với nỗi đau hậu chiến nhận xét: Trong đề tài chiến tranh, chị nhìn lại cuộc chiến đã qua một cách khách quan, thẳng thắn và thành thật hơn. Bên cạnh tính hào hùng, Nông Thị Ngọc Hòa đã tìm cách lí giải chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh ở nhiều bình diện khác nhau nhƣng tất cả đều toát lên tính hiện thực và tinh thần nhân văn sâu sắc”. Theo tác giả thì “viết về chiến tranh nhƣng không chỉ tung hô, ngợi ca mà còn để thƣơng, để đồng cảm cũng là một cách tri ân đối với những con ngƣời, những số phận”[18]. Và khi đọc trường ca Nƣớc hồ mãi trong xanh, Đỗ Thị Thu Huyền và Lâm Tiến đều gặp nhau ở một điểm chung khi cho rằng “tác phẩm đã đề cập đến những ngày trở về sau chiến tranh của ngƣời lính”[18] – Ông Nông Viết Bằng. Qua những ý kiến nhận xét và đánh giá trên, chúng ta thấy hầu hết các tác giả đều khẳng định Nông Thị Ngọc Hòa sáng tác trên nhiều thể tài: viết về quê hương miền núi, về tình cảm với gia đình, ông bà cha mẹ, con gái, về những niềm vui, nỗi buồn, những được – mất của chính mình một cách chân thành, cảm động. Bên cạnh đó, người phụ nữ ấy còn rất quan tâm viết về những vần đề thế sự, về số phận của những con người sau chiến tranh. Nhưng dù ở mảng đề tài nào, người đọc cũng thấy được chất miền núi, chất dân tộc luôn thấm đẫm trên từng trang viết. Lòng tự hào, tự tôn về bản sắc văn hóa dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mình đã làm thơ chị sáng lên, đến gần hơn với người đọc. Qua những bài viết các tác giả, ta thấy rõ bức chân dung của một người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số dịu dàng, đằm thắm nhưng cũng rất sâu sắc và nhân hậu. Về phƣơng diện nghệ thuật: Trong các bài nghiên cứu, những lời nhận xét về thơ Nông Thị Ngọc Hòa của mình – các tác giả cũng đã chú ý đến việc chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ chị. Cụ thể như: Về thể thơ: PGS. TS Trần Thị Việt Trung đánh giá: “Nông Thị Ngọc Hòa sáng tác với thể thơ 8 chữ khá già dặn nhƣ các bài thơ Có một miền quê, Tìm lại tuổi thơ… trong đó có nhiều câu thơ rất đẹp, gây ấn tƣợng với ngƣời đọc: Hoa mận trắng hay mây bay xuống chợ/ Mùa mƣa dầm thấp thỏm bƣớc chân trâu…” [51;136] Tác giả Nguyễn Hữu Sơn lại đánh giá cao sự sáng tạo của Nông Thị Ngọc Hòa với thể thơ 6 chữ: “Tập Trước gương thật sự giàu chất thơ còn bởi lời thơ giàu hình ảnh và thật giàu suy tƣởng: Chẳng hạn những sáng tạo về hình thức câu thơ nhƣ lối thơ 6 chữ và lối thơ 6 chữ phá cách ở câu kết nhƣ các bài: Lửa và nước, Bậc thang, Sông, Sài Gòn…”[39;120]. Không chỉ có những sáng tạo trong việc sử dụng các thể thơ 6 chữ, 8 chữ, Nông Thị Ngọc Hòa còn đặc biệt chú ý đến việc tìm tòi, chọn lọc những từ ngữ có giá trị biểu cảm và mang tính hình tượng cao. Chính từ những hình ảnh, những từ ngữ trong thơ vừa chân thực lại sống động ấy đã góp phần tạo nên những rung động sâu xa trong lòng người đọc. Tác giả Lâm Tiến nhận xét: “Bằng những trang viết tinh tế, sinh động với những chi tiết cụ thể, giàu màu sắc âm thanh, tác giả đã làm nổi rõ quê hƣơng Bó Bủn nhỏ bé, khiêm nhƣờng, thiêng liêng đáng yêu”[49;86]. Đỗ Thị Thu Huyền khi đọc bài thơ Con đƣờng lại cảm nhận: “Cứ nhẩn nha kể, lời lẽ mộc mạc, giản dị mà chứa đựng sự nhắn nhủ thiết tha. Chất Tày rất rõ trong thơ chị. Cái mộc mạc, cái chân tình, cái thật trong lời nói, giọng điệu luôn hiện hữu”[17;8]. Tác giả cũng nhận ra sự khéo léo tài tình của nhà thơ khi đưa vào trang viết “những điệp từ, từ láy, những ngôn từ giàu nhịp điệu, cảm xúc để tạo nên chất nhạc riêng: Heo may muộn mơn man từng chớm lạnh/ Nắng hững hờ vắt vẻo mấy tầng cây/ Ngực sóng cứ dập dờn chao thấp thỏm/ Ta thả hồn bay trọn một Hồ Tây”[17;7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các tác giả còn rất chú ý đến giọng điệu trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa. Trần Thị Việt Trung – Phạm Thế Thành đã nhận ra sự phong phú, đa dạng trong giọng điệu thơ chị: Với sức sáng tác, sáng tạo hết sức mạnh mẽ của mình, tác giả đã cho ra đời các tác phẩm thơ với nhiều giọng điệu khác nhau, nhiều cách thể hiện khác nhau nhƣ: Trước gương, Lời ru cho mình, Lời của lá, Vườn duyên…[51;107] Còn Đỗ Thị Thu Huyền lại phát hiện ra sự chuyển đổi giọng điệu “cảm hứng trữ tình chuyển từ sự tự hào, ngợi ca sang suy tƣ, chiêm nghiệm bởi thế cái hào sảng, hùng tráng nhƣờng chỗ cho sự bình dị, mộc mạc”[18]. Tác giả Hoàng Quảng Uyên đã thẳng thắn cho rằng ở “Trƣớc gƣơng và Lời ru cho mình với lối triết luận có phần khô cứng, với cách lập tứ đôi khi khiên cƣỡng cũng đã làm cho nhiều bài thơ có thể hay mà chƣa hay đƣợc”[54;258]. Hoàng Quảng Uyên cũng nhận thấy sự thay đổi trong lối viết của nhà thơ ở các tập thơ sau: “Cái lối triết luận ấy đã đƣợc làm mềm đi. Với Những lời vụng dại, đời thuyền, Dối ai – ai dối, Pho tượng… đã làm nổi thêm, chắc thêm bản sắc thơ chị - đó là lối thơ ƣa triết luận, rạch ròi đến tận cung… Thơ chị làm thức dậy những gì đẹp đẽ trong cõi ngƣời, cõi tâm linh, nhà chùa, nhà Phật; hay đúng hơn đạo đức kinh đã làm thơ chị sáng lên”[54;258]. Tác giả đặt ra giả thiết rằng: “Sẽ có ngƣời bảo rằng thơ chị tròn trịa quá, câu chữ bóng bẩy quá không còn dấu vết của dân tộc” để rồi phản biện lại chính giả thiết của mình “Ôi chao, ngôn ngữ, cách diễn đạt chỉ là cái vỏ, là phƣơng tiện truyền tải lối sống, nếp nghĩ, tâm thức của con ngƣời. Cái tâm trạng, nỗi niềm, sự hiểu biết về đá về cây, tình yêu quê hƣơng với cách cảm, cách nghĩ của con ngƣời nơi mình sinh ra mới chính là bản sắc dân tộc trong thơ – điều mà các nhà lí luận, phê bình hay để mắt tới”[54; 260]. Có thể thấy, hầu hết các bài nghiên cứu trên về nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa đều đã khẳng định: Nông Thị Ngọc Hòa là một cây bút nữ dân tộc thiểu số khá tiêu biểu. Chị đã có những đóng góp đối với sự vận động và phát triển của nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại, đặc biệt là trong giai đoạn từ những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây. Thơ chị có những sắc màu riêng biệt, vừa đậm chất dân tộc vừa mang tính hiện đại. Tuy nhiên, đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mới chỉ là những ý kiến, những nhận xét riêng lẻ, chứ chưa phải là những công trình nghiên cứu hệ thống, thấu đáo về tác giả này. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu với hi vọng rằng đây sẽ là công trình nghiên cứu một cách khá toàn diện, có tính hệ thống về một trường hợp nhà thơ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại. Trong công trình này, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra những đặc điểm, những nét đặc sắc trong các sáng tác của Nông Thị Ngọc Hòa. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu chung của nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại nói chung, thành tựu của các cây bút thơ nữ dân tộc thiểu số nói riêng cũng như khẳng định những đóng góp có ý nghĩa của cây bút nữ này trong mảng thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật 3.2 Phạm vi nghiên cứu - 209 bài thơ được in trong 6 tập thơ của Nông Thị Ngọc Hòa: 1. Trước gương (NXB Văn hóa dân tộc, H,1998) 2. Lời ru cho mình (NXB Văn hóa dân tộc , H, 1999) 3. Lời của lá (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2000) 4. Vườn duyên (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2002) 5. Con đường cho mây đi (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2004) 6. Men qua cõi thiền (NXB Văn hóa dân tộc, H, 2008) - Tập trường ca Nước hồ mãi trong xanh (NXB Văn hóa dân tộc, 2006) - Tập nghiên cứu phê bình Lời quê góp nhặt…(để tham khảo và hiểu rõ về quan điểm thơ của Nông Thị Ngọc Hòa - Đọc và khảo sát một số tập thơ khác nhau của các nhà thơ nữ Việt Nam và thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại để so sánh, đối chiếu. Đồng thời, đọc một số sách lí thuyết, lí luận văn học làm cơ sở lí luận cho đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa. - Trên cơ sở đó bước đầu khẳng định những đóng góp của Nông Thị Ngọc Hòa với thơ nữ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Từ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp liên ngành (văn hóa, văn học…) 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn làm nổi bật đặc điểm thơ Nông Thị Ngọc Hòa trong cái nhìn tổng thể và toàn diện. Luận văn ít nhiều gợi mở hướng tiếp cận, nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể. Kết quả của luận văn sẽ góp phần phục vụ công tác nghiên cứu và học tập văn học dân tộc thiểu số ở nhà trường và địa phương. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Vài nét về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại và nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa Chương 2: Thơ Nông Thị Ngọc Hòa - Một số đặc điểm về nội dung Chương 3: Đặc điểm về nghệ thuật thơ Nông Thị Ngọc Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 VÀI NÉT VỀ THƠ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI KÌ HIỆN ĐẠI VÀ CÂY BÚT THƠ NÔNG THỊ NGỌC HÒA 1.1 Vài nét về thơ nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại Trong bản hòa tấu thơ Việt Nam hiện đại bên cạnh tiếng thơ của dân tộc Kinh là tiếng thơ của các dân tộc thiểu số anh em. Những cung bậc trầm bổng ấy đã tạo nên một nền thơ Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc. Nếu nhà thơ Xuân Diệu đã ví thơ ca miền núi như những ngọn suối hòa vào con sông lớn Việt Nam thì có thể thấy rằng mảng thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số đã góp một phần tạo nên ngọn suối ấy với những gì tươi mát, trẻ trung và hồn hậu nhất. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thơ ca dân tộc thiểu số thì thấy có hiện tượng chỉ tập trung vào nghiên cứu một số nhà thơ nam tiêu biểu như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Y Phương, Dương Thuấn, Mai Liễu, Lò Ngân Sủn, Inrasara…còn các nhà thơ nữ chỉ được nhắc đến trong lời giới thiệu tổng quát về thơ dân tộc thiểu số, chứ họ chưa được coi là đối tượng nghiên cứu độc lập. Vì vậy, hầu hết các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, hệ thống, cụ thể. Điều đó cũng có những lí do chủ quan (lực lượng còn mỏng; tiếng nói chưa thực sự mạnh mẽ, sôi nổi như các cây bút nam; vị trí trong thi đàn chưa thật nổi trội…) và lí do khách quan ( giới nghiên cứu, phê bình chưa thực sự quan tâm đến họ) nhưng dù sao đây cũng thực sự là một thiếu sót đáng tiếc bởi thơ của các cây bút nữ là một mảng sáng tác đặc sắc góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho văn nghệ miền núi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngay từ thời kì văn học Trung đại, độc giả đã biết đến tên tuổi của các nhà thơ nữ Việt Nam: giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV với Ngô Chi Lan, Lê Ỷ Lan, Lý Ngọc Kiều…; giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX với Trịnh Thị Ngọc Thùy, Đặng Tiểu Thư, Hồ Xuân Hương, Lê Ngọc Hân, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm…; đặc biệt là thời kì chuyển giao văn học từ Trung đại sang Hiện đại đã có khá nhiều nhà thơ nữ xuất hiện như: Cao Thị Ngọc Anh, Sương Nguyệt Ánh, Trần Ngọc Lầu, Đạm Phương, Tương Phố, Sầm Phố… Bước sang thời kì hiện đại, các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam tiếp nối nhau khẳng định tiếng nói của mình trên thi đàn dân tộc. Từ những thế hệ nhà thơ nữ đầu tiên trong phong trào Thơ mới: Nguyễn Thị Manh Manh, Mộng Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Cẩm Lai, Thu Hồng đến thế hệ các nhà thơ giai đoạn sau như Thúy Bắc, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Mây, Đoàn Thị Lam Luyến, Nông Thị Ngọc Hòa, Bùi Kim Anh, Trần Thị Vân Trung... đã để lại một dấu ấn đáng tự hào về sự xuất hiện của mình. Nếu như các nhà thơ nữ Việt Nam xuất hiện từ cách đây gần mười thế kỉ thì đến khoảng thập niên 80 của thế kỉ XX, các cây bút nữ dân tộc thiểu số mới đặt những dấu chân đầu tiên của mình vào làng thơ Việt. Việc xuất hiện chậm, muộn của thơ nữ dân tộc thiểu số bắt nguồn từ nhiều nguyên do nhưng có lẽ chủ yếu là bởi hai lí do chính sau đây: Thứ nhất là xuất phát từ hoàn cảnh của người phụ nữ mà đặc biệt lại là người phụ nữ dân tộc thiểu số, họ không có nhiều điều kiện để tiếp nhận, tiếp xúc với sự biến động, đổi thay của văn học, bản thân người dân tộc thiểu số lại bị hạn chế bởi trình độ văn hóa còn thấp, khả năng nắm bắt cũng như thích ứng với xã hội chậm; Thứ hai là do quan niệm trọng nam khinh nữ, do những hủ tục lạc hậu trói buộc người phụ nữ miền núi khiến họ không có cơ hội để sáng tác thơ. Tuy xuất hiện khá muộn trong đời sống thơ ca dân tộc nói chung, thơ ca dân tộc miền núi nói riêng nhưng bù lại thơ nữ dân tộc thiểu số phát triển rất mau chóng về đội ngũ, về số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lượng cũng như chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Đó là sự nối tiếp của các thế hệ nhà thơ nữ dân tộc gối lên nhau mà phát triển không ngừng. Nếu như giai đoạn từ trước 1986 mới chỉ xuất hiện một vài cây bút thơ như: Vi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Vừ Thị Dưa, Thào Ly, Nguyễn Thị Đua, Trần Thị Thu Nhiễu… thì đến những năm 90 của thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều thế hệ các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số: Từ những nhà thơ giai đoạn sau đổi mới như: Dư Thị Hoàn (Hoa); Nông Thị Ngọc Hòa, Hoàng Diệu Tuyết(Tày); Nga Rivê (H’rê); Chu Thùy Liên (Hà Nhì)… rồi tiếp theo là: Triệu Thị Mai, Hoàng Kim Dung, Tạ Thu Huyền, Thu Bình (Tày); Sầm Nga Di, Cầm Thị Lả (Thái); Bùi Thị Tuyết Mai (Mường)…; và đặc biệt là sự xuất hiện của thế hệ các nhà thơ nữ trẻ: Hà Thị Hải Yến, Bế Phương Mai, Đinh Thị Mai Lan, Nông Thị Hưng, Đoàn Ngọc Minh, Nông Thị Tô Hường (Tày), Chu Thị Minh Huệ, Phạm Mai Chiên, Tòng Thị Hân (Thái); Bùi Thị Giáng Hương, Hoàng Thanh Hương, Tạ Thu Yên (Mường); Bàn Kim Quy, Bàn Thị Cúc, Phùng Hải Yến (Dao); Đàm Thị Hải Yến (Nùng); Mã Thị Hà (Xá phó); Niê Phương (Ba Na)… Đây chính là giai đoạn thơ nữ dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ, mau chóng nhất. Có thể thấy, thơ nữ dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển nhanh chóng về đội ngũ sáng tác nhưng còn khá nhiều dân tộc chưa có được nhà thơ nữ của dân tộc mình. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ sáng tác, số lượng, chất lượng tác phẩm của các cây bút nữ ngày càng nhiều và được nâng cao hơn. Nếu thập niên 90 của thế kỉ XX mới chỉ xuất hiện một tập thơ của Dư Thị Hoàn – tập Lối nhỏ (1988) và một số bài thơ lẻ củaVi Thị Thu Đạm, Hoàng Thị Cấp, Trần Thị Thu Nhiễu, Nông Thị Ngọc Hòa thì đến những năm cuối cùng của thế kỉ này đã xuất hiện một số tập thơ của các tác giả đại diện cho các dân tộc khác nhau. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu là: Dư Thị Hoàn có Bài mẫu giáo sáng thế (1993); Đóa hoa rừng (1998) của Hơ-vê; Chu Thùy Liên với Lửa sàn hoa (1998); Xa nhà ca (2005); Sông ngàn lau (2002) Lời hẹn (2007) của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đoàn Ngọc Minh; Bế Phương Mai với Bài thơ cho cha (2003); Hoàng Thanh Hương có Tự cảm (2005); Lời cầu hôn của rừng (2008); Đinh Thị Mai Lan với Tiếng đàn đêm (2005); Nơi cất rƣợu (2005); Mƣờng Trong (2006) của Bùi Thị Tuyết Mai; Triệu Thị Mai với Ngọn lửa; Chốn xƣa (2006); Tềnh Pù trên núi (2007), Mùa trăng (2008) của Nông Thị Tô Hường; Khúc giao mùa (2008) của Hoàng Kim Dung; Tạ Thu Huyền với Đầy vơi (2008); Phùng Hải Yến với Thơ với bạn thơ (2012); Nông Thị Ngọc Hòa với Nƣớc hồ mãi trong xanh (2004), Con đƣờng cho mây đi (2006); Men qua cõi thiền (2008); … Trong khoảng thời gian không dài (khoảng 30 năm trở lại đây) với sự phát triển mạnh mẽ, thơ nữ dân tộc thiểu số đã tạo cho mình một nét đặc sắc riêng, một vẻ đẹp riêng rất độc đáo, góp phần làm phong phú thêm, giàu có thêm cho đời sống thơ ca dân tộc thiểu số, cho thơ nữ Việt Nam thời kì hiện đại. Đến đầu thế kỉ XXI đã có một loạt tập thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số ra mắt bạn đọc và có khá nhiều tập được giải thưởng cao trong đời sống văn học Việt Nam. Điều này đã khẳng định sự có mặt, những đóng góp đáng khẳng định của các cây bút này. Có thể kể đến các tác phẩm được giải như: Đóa hoa rừng (Hơ - vê) đạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam 1998; Bùi Thị Tuyết Mai có: Mƣa trong nhà đạt giải B Hội VHNT các DTTS Việt Nam 1998; Trầu đỏ môi ai đạt giải C Văn học Hòa Bình 10 năm đổi mới; Đầy vơi của Tạ Thu Huyền được giải B giải thưởng VHNT Lào Cai 2001, giải khuyến khích giải thưởng Phan Si Păng 2002; Sông ngàn lau của Đoàn Ngọc Minh đạt giải khuyến khích của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2002; Nông Thị Ngọc Hòa với Trƣớc gƣơng đạt giải C của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 1998, giải A Hội VHNT Phú Thọ 1995 – 2000; Lời của lá được tặng thưởng – giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2001, giải A của Hội VHNT Phú Thọ 2000 – 2005; Vƣờn duyên đạt Giải C Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2002; Men qua cõi thiền giải A của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2009, Tiếng đàn đêm của Đinh Thị Mai Lan được giải B của Hội VHNT các DTTS năm 2007, Lời cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hôn của rừng (Hoàng Thanh Hương) đạt giải B (không có giải A) của Hội VHNT các DTTS Việt Nam 2009 và giải C của Hội VHNT Gia Lai 2005 – 2010… Nội dung chủ yếu trong sáng tác của các cây bút nữ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại là phản ánh sinh động cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao trong những giai đoạn lịch sử của đất nước. Điều dễ nhận thấy trong nhiều sáng tác của họ là tình yêu đất nước, tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Cây bút người Mông Vừ Thị Dưa đã có những vần thơ ngợi ca lãnh tụ nôm na như cách nói đời thường mà người dân tộc vẫn nói với nhau: Nhờ mặt trời cộng với ánh trăng/ Soi sáng đất nƣớc đêm ngày/ Nhờ Chính phủ và Hồ Chí Minh/ Lãnh đạo các dân tộc chúng mình/ Có mâm thịt đầy lại ca ngợi Đảng (Nhớ đến Chính Phủ). Nếu nhà thơ người Dao - Bàn Thị Cúc khẳng định Cách mạng và Đảng đã xóa bỏ đi những hủ tục còn lạc hậu trói buộc người Dao bao đời nay như tục bắt con gái cạo đầu, tục mê tín dị đoan ngày Tết trong các bài Mái tóc em, Tiếng pháo mùa xuân trên bản Dao; nhà thơ Hoàng Diệu Tuyết (Tày) biết ơn Đảng mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xóa bỏ lối sống du canh, du cư: Nhà nhà vui no ấm/ Ngƣời ngƣời sống sum vầy/ Hạnh phúc trong tầm tay/ Bản định canh đổi mới/ Nhờ ơn Đảng suốt đời (Thung lũng màu xanh) thì người Ba Na lại xúc động trước sự chân tình, gần gũi của các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ đã dạy cho buôn làng đánh giặc: Họ đƣợc cụ Hồ cho cái đầu nở hoa sung/ Cái đầu ấy bày cho dân làng trồng khoai/ Thì khoai mau lớn/ Bày phụ nữ nuôi gà lợn/ Thì gà lợn mau to/ Cái đầu ấy chỉ dân làng cầm giáo đánh Tây/ Thì thằng Tây chạy trốn (Thương người cộng sản – Niê Phương)… Không chỉ có vậy, thơ của các tác giả nữ lúc này còn thể hiện một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào, tự tôn dân tộc thông qua việc khắc họa thiên nhiên tươi đẹp miền núi, tâm hồn con người vùng cao cùng những nét đẹp của một nền văn hóa chứa đựng đầy bản sắc dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà lúc này các tác giả nữ hướng trái tim, hướng ngòi bút của mình đến cảnh sắc tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhiên và xã hội mang đậm vẻ đẹp miền núi. Có lẽ, bởi họ đã được sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi cao xanh thẳm, hoang dã và chính nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa của họ. Vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa hoang sơ; vừa dữ dội vừa lãng mạn; vừa khắc nghiệt vừa hào phóng ấy của thiên nhiên miền núi đã được phản ánh sinh động và rõ nét trong nhiều tác phẩm. Có thể nói, thiên nhiên miền núi đã trở thành nguồn cảm hứng và là nguồn mạch bất tận trong tâm hồn và trái tim của mỗi nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số khiến họ dù đi đâu vẫn ấp ủ nỗi nhớ quê nhà. Ví dụ như những câu thơ: Cành mận bung trắng muốt/ Nhà trình tƣờng ủ hƣơng xôi nếp/ Giục lửa hồng nở hoa trong bếp/ Cho ngƣời đi xa nhớ lối trở về (Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên); Con về…/ Bập bùng bên bếp lửa dáng mế yêu/ Dấu hỏi oằn in lên vách nứa/ Mùi cá nƣớng cơm lam vừa chín/ Vị quê hƣơng òa mặn/ Hay giọt nƣớc mắt con lăn trên vách núi quê mình (Vị quê – Phùng Hải Yến). Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên là hình ảnh con người miền núi với lối sống giản dị, tự nhiên, thật thà nhưng cũng rất sôi nổi, mãnh liệt. Họ là những con người lao động cần cù, vất vả, suốt đời khó nhọc để chăm lo cho những đứa con: Bóng mế còng lƣng trảy ngô/ Cỗi cằn dốc đá/ Gùi lúa chín trên lƣng/ Chở bao nhiêu mồ hôi nƣớc mắt(Vị quê – Phùng Hải Yến); Vết chai tay dày thêm/ Lƣng cha thì còng xuống/ Đƣờng cày thì phẳng/ Đời cha gập ghềnh (Lời cha – Bàn Kim Quy); là những cô gái xinh đẹp đảm đang, dịu hiền, mang vẻ đẹp phồn thực: Lũ con gái ngực nhƣ quả núi (Bụng ta đỏ lửa – Sầm Nga Di); Bàn tay ngày ngày/ Vun vén chồng con/ Đệm ấm chăn êm/ Rau mềm cơm dẻo/ Mặn mà nhƣ suối (Thuổi chéo – Tòng Thị Hân). Không chỉ đi vào ca ngợi thiên nhiên và con người miền núi mà các cây bút nữ dân tộc thiểu số đã đưa vào trong trang thơ của mình tình cảm yêu mến, tự hào với những nét đẹp chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, đồng thời cất lên tiếng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nói về những nghĩ suy, khát vọng, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của dân tộc mình. Khi đọc những tác phẩm của họ, chúng ta rất dễ nhận ra chất dân tộc luôn thấm đẫm trên từng trang viết, dạt dào trong cả nội dung phản ánh cũng như trong nghệ thuật thể hiện. Ta có thể thấy được điều đó ở nhiều bài thơ đặc sắc như: Xa nhà ca, Lửa sàn hoa, Chiều Nậm Rốm (Chu Thùy Liên); Hoa hạ, Dặn con ngày đi làm dâu, Chợ tình của Hoàng Thanh Hương; Chiếc khèn tình, Lá bùa yêu của Phùng Hải Yến; Tiếng mẹ (Thu Bình); Hoàng Kim Dung với Thêu áo, Khèn lá; Con trai bản Sài, Nơi ấy sắc chàm (Mã Thị Hà); Bụng ta đỏ lửa (Sầm Nga Di); Có một miền quê; Tìm lại tuổi thơ (Nông Thị Ngọc Hòa); Choong Lim, Mường ống (Trương Thị Mầu); Con iêng, xang éo, Thương lắm nhớ nhiều (Hơ vê); Mường Trong, Những người đàn bà (Bùi Thị Tuyết Mai); Chàng trai đa tình (Nông Thị Tô Hường); Tiếng bọng, Phiên chợ rẻo cao (Đoàn Ngọc Minh)… Một đặc điểm nữa cũng được nhắc đến nhiều trong sáng tác của các cây bút nữ đó là đề tài tình yêu. Tình yêu trong thơ nữ dân tộc thiểu số được thể hiện ở tất cả các cung bậc khác nhau song họ đều gặp nhau ở trái tim khao khát yêu, khao khát được yêu đến nồng nàn, cháy bỏng. Khi yêu, họ sống hết mình với tình yêu và khao khát được vượt qua cái hữu hạn của lòng người để đi đến tận cùng của hạnh phúc. Cũng như thơ tình yêu của các nhà thơ nữ nói chung khác, hiện hữu trong những sáng tác của các cây bút nữ dân tộc thiểu số là những mối tình đẹp nhưng dang dở, chia lìa; mặc dù trong cuộc sống vẫn yêu thương và muốn đem lại hạnh phúc cho nhau, là những hoài niệm và ước mơ về một tình yêu, hạnh phúc, những ám ảnh ảnh về sự tàn phá của thời gian, sự đổi thay của lòng người và sự mong manh của tình yêu…Tuy nhiên, điểm làm nên sự khác biệt trong mảng thơ tình yêu của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số chính là tính chất chủ động, bạo dạn, dâng hiến, thể hiện một bản năng yêu dữ dội. Từ những cảm xúc yêu đương không hề che giấu đến những xúc cảm mãnh liệt trong đời sống vợ chồng, các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số đã thú nhận tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn yêu của mình một cách chân thành, thẳng thắn: Có phải em giận anh?/ Tim cồn cào im lặng/ Anh có hay trong mắt/ Ngon lửa khát khao tình (Tự tình với hoa – Bế Phƣơng Mai). Với họ, yêu là trao gửi cho nhau những nồng nàn bỏng cháy, là sự chủ động dâng hiến: Ta sẽ dâng hiến cho mình sự căm thù/ Bằng vị ngọt ấm mềm/ Dịu dàng bóng tối và trinh trắng ban mai/ Ta sẽ trao mình thuốc độc và gai/ Trọn đôi bầu ngọc (Khi nỗi đau nằm xuống – Bùi Thị Tuyết Mai). Nỗi nhớ trong tình yêu của họ cũng mang những sắc thái riêng: rất hồn nhiên, mộc mạc. Đó không phải là nỗi nhớ thường trực được gửi vào những cảm nhận đời thường trong thơ Xuân Quỳnh, không phải là nỗi nhớ in trên muôn lá khi Lâm Thị Mĩ Dạ đứng dưới vòm cây nơi xưa hò hẹn mà là nỗi nhớ như đong, đo đếm được – một kiểu tư duy đậm chất miền núi: Em nhớ đầy cả đêm/ Em thƣơng sáng cả ngày/ Nhiều nhƣ cái sao, cái lá/ Cao nhƣ cái núi, cái đồi (Thương lắm nhớ nhiều – Nga Rivê). Đặc biêt, thơ của các nhà thơ nữ trẻ dân tộc thiểu số thời gian gần đây có rất nhiều những sáng tạo và cảm nhận đầy táo bạo, mới mẻ về tình yêu như thơ của Bùi Thị Dáng Hương, Hoàng Thanh Hương, Đinh Thị Mai Lan, Bế Phương Mai, Hà Thị Hải Yến, Đàm Thị Hải Yến, Mã Thị Hà, Đoàn Ngọc Minh… Có thể kể ra một số câu thơ như: Em/ Ngƣời đàn bà hỏa diệm sơn/ Yêu và sống nhiệt cuồng nhƣ mai là tận thế (Em – Hoàng Thanh Hƣơng); Đã áo trùm áo, đã hơi bén hơi/ Mình đi đâu ta theo đấy/ Mình làm núi, ta làm hang/ Mình làm tơ, ta làm kén/ Mình làm trăng sao, ta làm mây quấn (Người đứng trông – Bùi Thị Giáng Hƣơng); Đêm của riêng trai gái/ Tìm nhau mắt bỏng nhƣ than/ Bị phụ tình con gái tìm lá ngón/ Có tiếc chăng mùa xuân (Xa – Mã Thị Hà). Bên cạnh đó, các nhà thơ còn luôn có ý thức khẳng định quá trình hội nhập của dân tộc mình trong cuộc sống thời hiện đại hôm nay. Đó là tinh thần nhập cuộc với cộng đồng dân tộc Việt Nam, với xã hội Việt Nam thời hiện đại, các cây bút nữ dân tộc thiểu số không sống tách rời với cuộc sống của người miền xuôi, kể cả cuộc sống nơi đô thị thời mở cửa. Điều này được thể hiện một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan