Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn đặc điểm trường ca nguyễn quang thiều...

Tài liệu Luận văn đặc điểm trường ca nguyễn quang thiều

.PDF
125
105
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG CA NGUYỄN QUANG THIỀU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: TS. Diêu Lan Phương Hà Nội - 2013 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 5. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 8 Chƣơng 1: THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ TRƢỜNG CA NGUYỄN QUANG THIỀU ......................................................................................................................... 9 1.1. Khái niệm trƣờng ca ......................................................................................... 9 1.2. Trƣờng ca Việt Nam và ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại .................... 12 1.3. Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại .............. 15 1.3.1. Nguyễn Quang Thiều và nền văn học hậu chiến ...................................... 15 1.3.2. Thành tựu trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều ....................................... 19 * Tiểu kết: .............................................................................................................. 25 Chƣơng 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRƢỜNG CA NGUYỄN QUANG THIỀU ....................................................................................................................... 27 2.1.Cảm hứng về quê hƣơng .................................................................................. 27 2.1.1. Hoài niệm gia đình ................................................................................... 27 2.1.2. Thế giới ngƣời quê, cảnh quê ................................................................... 35 2.2. Suy ngẫm về sự hiện hữu ................................................................................ 40 2.2.1. Ý thức về sự tồn tại .................................................................................. 40 2.2.2. Ám ảnh thời gian ...................................................................................... 45 2.2.3. Ám ảnh cái chết ........................................................................................ 50 2.2.4. Khát vọng sống, tình yêu và hạnh phúc ................................................... 55 2.3. Suy ngẫm về nhân sinh ................................................................................... 60 1 2.3.1. Thế giới vỏ bọc, cô đơn ............................................................................ 60 2.3.2. Những mê lộ cuộc sống ............................................................................ 64 2.4. Biểu tƣợng trong trƣờng ca ............................................................................. 69 2.4.1. Biểu tƣợng “chiếc áo” .............................................................................. 71 2.4.2. Biểu tƣợng “con đƣờng” .......................................................................... 74 2.4.3. Biểu tƣợng “bóng tối” và “ánh sáng” ....................................................... 78 * Tiểu kết ............................................................................................................... 83 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TRƢỜNG CA NGUYỄN QUANG THIỀU ....................................................................................................... 84 3.1. Kết cấu trƣờng ca ............................................................................................ 84 3.1.1. Kết cấu theo chủ đề tƣ tƣởng ................................................................... 85 3.1.2. Kết cấu theo dòng ý thức .......................................................................... 92 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật .............................................................. 100 3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất văn xuôi ................................................................. 101 3.3.2. Sự đa giọng điệu trong trƣờng ca ........................................................... 109 * Tiểu kết ............................................................................................................. 114 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 118 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trƣờng ca là một thể loại lớn trong nền văn học thế giới. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các tác phẩm văn học có dung lƣợng lớn, thƣờng có cốt truyện tự sự hoặc sƣờn truyện trữ tình. Cùng với thời gian, trƣờng ca không chỉ khẳng định sự độc lập của mình nhƣ một thể loại riêng biệt mà ngày càng phát triển với nhiều thành tựu cả về chất lƣợng và số lƣợng. Ở Việt Nam, trƣờng ca đã hình thành và có thời gian phát triển với nhiều sự thay đổi nội tại. Đặc điểm chung của trƣờng ca là đều đề cập đến những vấn đề lớn của cộng đồng, của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, trƣờng ca là kết quả của những cảm xúc lớn. Giai đoạn sơ khai, các tác phẩm viết về công cuộc hình thành và phát triển cộng đồng, bộ lạc nhƣ Đam San, Xinh nhã, Xống chụ xôn xao. Giai đoạn văn học Trung đại, đặc biệt là giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII, những truyện thơ dài mang cảm hứng nhân đạo, kể về những số phận bất hạnh phổ biến của con ngƣời trong xã hội bất công nhƣ Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)..., theo cách hiểu rộng, cũng có thể xem là trƣờng ca. Giai đoạn sau này, nhất là từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, hàng loạt trƣờng ca xuất hiện, ghi dấu ấn sâu sắc nhƣ Trường ca mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), trường ca chim Chơ-Rao (Thu Bồn), trường ca Những người đi tới biển (Thanh Thảo)… Rõ ràng trƣờng ca giai đoạn này đã có những thành tựu nhất định. Cũng nhƣ nhiều thể loại khác, giai đoạn này trƣờng ca đề cập đến vấn đề giải phóng dân tộc, ca ngợi ngƣời anh hùng với cảm hứng chủ đạo mang tính sử thi. Nhìn chung nó nằm trong dòng văn thơ cách mạng. Từ năm 1986, hiện thực xã hội có những thay đổi lớn. Điều đó kéo theo sự thay đổi của nhiều lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật. Thể loại trƣờng ca cũng có những bƣớc chuyển mình, vận động để thích nghi với hoàn cảnh. Những vấn đề về đề tài, cảm hứng, thi pháp… không ngừng đƣợc đổi mới. Nhiều tên tuổi mới xuất hiện khẳng định nét cá tính riêng của mình trong sáng tác. Trƣờng ca giai đoạn này có những điểm không còn tƣơng đồng với lý thuyết về trƣờng ca trƣớc 3 đó. Nó đi vào khai thác những trải nghiệm, những cảm thức cá nhân về cuộc đời. Nó bị cuốn vào dòng xoáy của hiện thực hỗn độn với những trắc ẩn, khắc khoải, với những góc khuất rất riêng, rất nhỏ trong tâm thức con ngƣời. Những trƣờng ca sáng tác trong giai đoạn này mang màu sắc của văn học hậu hiện đại, thể hiện đƣợc những mâu thuẫn của nhân sinh, sự bất lực của con ngƣời trƣớc những câu hỏi lớn của thời đại. Một trong những tác giả tiêu biểu đó là Nguyễn Quang Thiều. Ông đƣợc biết đến với tƣ cách là một nhà thơ, một nhà văn. Những năm gần đây, ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho thể loại trƣờng ca. Ông đã mang đến cho trƣờng ca Việt Nam một hƣớng phát triển mới cả về nội dung và hình thức. Đó là sự đa dạng hóa hay cũng chính là quá trình vận động cần thiết để trƣờng ca Việt Nam với tƣ cách là một thể loại độc lập thể hiện sự thích ứng của mình với những thay đổi của thời đại. Nguyễn Quang Thiều luôn là một cái tên khiến giới nghiên cứu chú ý. Ngoài văn xuôi, thơ trữ tình, trƣờng ca cũng là thể loại mà Nguyễn Quang Thiều dày công đeo đuổi; và đó là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều. Đề tài nghiên cứu hệ thống tác phẩm, từ đó rút ra những nhận xét về cảm hứng và phƣơng thức biểu hiện trong trƣờng ca của tác giả. Chúng tôi hi vọng những kết quả của đề tài có thể góp phần làm căn cứ đánh giá vị trí, vai trò, những đóng góp của ông với thể loại trƣờng ca đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề Sau năm 1975, trƣờng ca vẫn tiếp tục hành trình của mình. Ngoài những tác giả vẫn gắn bó với trƣờng ca từ trƣớc nhƣ Thu Bồn, Thanh Thảo, chúng ta còn thấy nhiều tác giả mới cũng chọn trƣờng ca làm nơi chuyển tải thông điệp của mình. Đó là Trần Anh Thái, Nguyễn Thụy Kha, Mai Văn Phấn, Lê Minh Quốc, Nguyễn Quang Thiều, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Linh Khiếu. Tác giả Dũng Văn đã viết: “Cách đây hai mƣơi hoặc hơn hai mƣơi năm, nhiều nhà thơ (mà tôi đã nêu ở trên) đã viết trƣờng ca để đối diện với thời thế nhận diện Núi Sông vạch mặt Chiến Tranh nhận mặt Con Ngƣời? Thơ của họ đã theo chân các danh nhân, lãnh tụ, đi trên mặt đƣờng khát vọng, tới các sƣ đoàn, tới mặt trời trong lòng đất, đi tới thành phố, đi tới biển… Giờ đây nhiều thi nhân lại viết trƣờng ca chỉ để đi vào chính cái bản ngã của mình mong nhận diện Chính Mình dù có khủng khiếp đến đâu”[100] 4 Ở Việt Nam, nhiều công trình lớn đã chú ý đến thể loại trƣờng ca nhƣng chủ yếu là trƣờng ca mang cảm hứng sử thi của giai đoạn chống Mỹ. Trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu tập trung hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết về khái niệm, đặc trƣng, thi pháp thể loại của trƣờng ca. Có thể nói, cho đến nay, lý thuyết chung về trƣờng ca đã đƣợc nghiên cứu và có những thành tựu đáng chú ý. Giáo trình Năm bài giảng về thể loại (1999) của Hoàng Ngọc Hiến đã đề cập đến thể loại trƣờng ca trên phƣơng diện đặc trƣng thể loại và thi pháp. Với giáo trình này, ngƣời đọc đƣợc tiếp cận với lý thuyết về trƣờng ca thông qua các bản dịch, các bài giới thiệu về trƣờng ca của Maiacốpxki. Từ đó, ông rút ra những đặc trƣng cơ bản của trƣờng ca hiện đại nhƣ là những tác phẩm mang nội dung lớn, cảm hứng lớn, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, trữ tình… Giáo trình đã cung cấp những kiến thức nền móng để từ đó ngƣời đọc tiếp cận với các sáng tác trƣờng ca, đặc biệt là theo dõi sự vận động của chúng trong dòng chảy văn học đƣơng đại. Trong luận án tiến sĩ Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam của Diêu Lan Phƣơng, ta đã thấy một sự tổng hợp về trƣờng ca hiện đại Việt Nam trong cả tiến trình phát triển. Ở công trình này, Nguyễn Quang Thiều đƣợc đánh giá “là một trong vài nhà thơ đƣơng đại xuất sắc nhất. Thơ anh thể hiện một nội lực dồi dào và đầy ám ảnh. Trong rất nhiều những thể nghiệm cách tân thì những cách tân của anh, có lẽ có hiệu quả và dễ đến đƣợc với độc giả nhất” [43, tr.89]. Trƣờng ca của anh đọc hấp dẫn, làm ngƣời ta suy tƣ và có sức ám ảnh lớn. Nó không giống với những đại tự sự của cái tuyệt đối trƣớc kia, nhƣng cũng không phải là tiểu tự sự - với tƣ cách là những chuyện cá nhân, riêng lẻ…”[43, tr.92] . Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều cũng đƣợc quan tâm nhiều trên các hội thảo, diễn đàn. Trong một Tham luận tại tọa đàm khoa học “Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại” do Viện Văn học tổ chức, Đỗ Quyên đã nhìn nhận, đánh giá khái quát thơ, trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều trên nhiều phƣơng diện giá trị. Trong bài viết này, trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều đã đƣợc nhận định về các mặt thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu cũng nhƣ nhìn trong sự tƣơng quan với nhiều xu hƣớng. Ông nhấn mạnh: “Rất nhiều tác giả (hậu) hiện đại cùng 5 và sau Nguyễn Quang Thiều đã mở rộng khuynh hƣớng trƣờng ca ra ngoài cảm hứng và giọng điệu hùng ca của trƣờng ca cách mạng và chiến tranh, bằng sự ca tụng cái Chân - Thiện - Mỹ của con ngƣời, bằng sự xác quyết cái tồn tại của quê hƣơng và dân tộc mà không thông qua các sự kiện xã hội, các đề tài nóng bỏng. Đây chính là vật bảo đảm cho sáng tác trƣờng ca trong bất kỳ nội dung và hình thức nào.” [88] Năm 2011, Nguyễn Quang Thiều cho ra mắt tuyển Châu thổ, tổng hợp những sáng tác thơ và trƣờng ca tiêu biểu của ông. Tuyển tập này đã nhận đƣợc nhiều nhận xét, đánh giá của giới phê bình. Nhận định chung đều cho rằng, Châu thổ là một diện mạo khá hoàn chỉnh của cả tiến trình thơ Nguyễn Quang Thiều. Trong đó, ông tập hợp lại những trƣờng ca tiêu biểu nhƣ: Nhịp điệu châu thổ mới (1995), Nhân chứng của một cái chết (1998), Cây ánh sáng (2009) và rất nhiều bài thơ giá trị trích từ tập Ngôi nhà 17 tuổi (1990), Sự mất ngủ của lửa (1992). Nhận xét về Châu thổ, Lê Vũ viết: “Với tôi, “Châu Thổ” lạ lẫm còn NQT thì lạ lùng. Cái lạ thứ nhất là ở nội dung truyền tải: một bầu khí hƣ thực thực hƣ, một không gian trùng trùng của bến bờ thế gian không có những cột mốc biên giới, một thời gian không có các thì hiện tại tƣơng lai quá khứ, ngày và đêm xô vào nhau liên miên bất tuyệt, rồi những góa phụ, đàn ông, đàn bà phi lý lịch, lũ sinh vật có linh hồn và ý nghĩ, rồi thiện & ác, hy vọng và tuyệt vọng, tội lỗi và thánh thiện, vẻ đẹp và niềm kinh sợ, hoặc nghi và phẫn nộ, đau buồn và âu lo… cứ chen chúc nhau mà đi về những nẻo đƣờng vô định…” [101] Trong một bài viết về Châu thổ, Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Loan cũng nhận xét : “Chiều sâu tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hành trình đi tìm vẻ đẹp của cuộc sống, là hành trình hƣớng tìm một đức tin đối lập với thế giới trần tục đầy mƣu mô, dục vọng và tội lỗi, là hành trình hƣớng về nguồn với ký ức tuổi thơ sáng trong và thánh thiện...” [84] Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều còn đƣợc chú ý trên các tạp chí. Những ám ảnh chi phối sáng tác, hình thức biểu hiện, cấu trúc thơ đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều bài báo. Tác giả Nguyễn Thị Hiền (Khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Vinh) nhận xét trong một báo cáo: “Cái tôi khao khát kiếm tìm trong thơ Nguyễn Quang Thiều 6 cũng hƣớng đến hiện thực mới- đời sống mới- đó là đời sống trong cái chết hay sự tái sinh từ hiện thực lụi tàn” [24,tr.20] Trong một bài viết dài kì về cấu trúc thơ Châu thổ, tác giả Đào Duy Hiệp đã nghiên cứu công phu về hình thức tổ chức câu thơ (trƣờng ca), cách sử dụng những hình ảnh biểu tƣợng cũng nhƣ nhịp thơ của tập này. Ông nhận xét: “Thơ Châu thổ chủ yếu xoay quanh đề tài về làng quê, dòng sông, gieo cấy với những số phận con ngƣời ở đó, nhƣng nó vẫn khó tiếp nhận, vẫn nằm ngoài “tầm đón đợi” bởi tác giả đã chủ tâm từ bỏ “chiếc áo” hình thức, tức là cái vỏ thanh âm về vần luật, mà đi vào nhịp điệu ẩn giấu xuất phát từ nhịp của hình ảnh, liên tƣởng, những đối thoại,…; và những câu thơ dài triền miên, “mộng mị”, những “ảo giác”,….” [72] Có thể thấy sự quan tâm sâu sắc của các nhà phê bình, các tác giả đến trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều. Các ý kiến tập trung vào cấu trúc thơ, các đề tài chính. Trong các công trình, báo cáo đó ta đã thấy một dáng dấp trƣờng ca rất riêng ở ông. Một cái Tôi trữ tình có bộ mặt phức tạp nhƣng lại thống nhất về cảm xúc. Và hơn hết, ta cảm nhận đƣợc một thế giới tâm linh, thế giới của những suy ngẫm về cuộc đời. Phƣơng thức biểu hiện trong trƣờng ca của ông rất đa dạng, phức tạp…Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một sáng tác, một tập thơ hay một khía cạnh nội dung nghệ thuật nhất định. Chƣa có một công trình nghiên cứu trọn vẹn sáng tác để tìm hiểu một cách hoàn chính về đặc điểm trƣờng ca của ông. Vì vậy, đề tài Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang thiều mong có thể tổng hợp những ý kiến đánh giá và tìm hiểu qua hệ thống sáng tác của ông, từ đó rút ra đặc điểm về nội dung và phƣơng thức biểu hiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích các tác phẩm trƣờng ca của Nguyễn Quang thiều đƣợc tập hợp trong tập Châu thổ (nxb Hội nhà Văn, 2011), cụ thể gồm: Nhịp điệu châu thổ mới , Nhân chứng của một cái chết, Lò mổ, Cây ánh sáng, Mười một khúc cảm (thơ dài ). 7 Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi so sánh với các trƣờng ca trong giai đoạn khác, các tác phẩm trong giai đoạn đổi mới cũng nhƣ thơ của Nguyễn Quang Thiều. Từ đó chúng ta có thể nhận thấy đƣợc những nét riêng biệt, sáng tạo đổi mới trong sáng tác trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều và khẳng định đƣợc những đóng góp của ông với thể loại này và với văn học nói chung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đƣợc những yêu cầu nhƣ đã nói ở trên, ngoài việc vận dụng tổng hợp những kiến thức mang tính phƣơng pháp luận nhƣ thi pháp học, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng tôi chủ yếu sử dụng xen kẽ một số phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ: - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp loại hình - Phƣơng pháp lịch sử-xã hội - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. 5. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Thể loại trường ca và trường ca Nguyễn Quang Thiều Chương 2:Cảm hứng chủ đạo trong trường ca Nguyễn Quang Thiều Chương 3: Phương thức biểu hiện trong trường ca Nguyễn Quang Thiều 8 Chƣơng 1 THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ TRƢỜNG CA NGUYỄN QUANG THIỀU 1.1. Khái niệm trƣờng ca Trong nền văn học thế giới, trƣờng ca có một quá trình phát triển lâu dài. Thể loại trƣờng ca ra đời sớm nhƣng đƣợc nghiên cứu nhƣ một thể loại muộn. Vì thế, có nhiều khái niệm về thể loại này đƣợc đƣa ra. Vấn đề khái niệm trƣờng ca không ngừng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu chú ý nhƣng vẫn chƣa đƣợc thống nhất nhƣ một khái niệm từ điển chung. Ở nhiều quốc gia, từ thời văn học cổ đại đã xuất hiện những tác phẩm dài hơi nổi tiếng. Có thể kể ra những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Iliat, Ôđixê, Thần khúc, Ramay-ana và Mahabrahata... Trong thời gian rất dài, nhiều nhà nghiên cứu đã có quan niệm rằng: Đây là những tác phẩm trƣờng ca sử thi xuất hiện sớm của lịch sử văn học nhân loại. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu về thể loại trƣờng ca đạt đƣợc những thành tựu to lớn và nhận đƣợc nhiều ý kiến đồng tình nhất, Heghen đã xếp trƣờng ca sử thi thuộc loại hình thơ và khẳng định rằng “chính tính cách là một tổng thể nguyên sơ mà trƣờng ca sử thi làm thành cái quý báu nhất, quyển sách, quyển thánh kinh của một dân tộc và mọi dân tộc lớn và quan trọng đều có” [20,tr.574] Các nhà nghiên cứu văn học nhƣ Abramôvit, V.Ivanixenko... đều cho rằng trƣờng ca có những đặc điểm nhƣ “tính hoành tráng”, “dung lượng lớn”. Tuy thế, đây cũng mới chỉ là những quan niệm mang tính chung chung. Viện sĩ Gulaiép đã đƣa ra một quan niệm xác định hơn rằng “trường ca là những tác phẩm gồm nhiều phần mang đặc tính sử thi và trữ tình. Trường ca, đó là một kế tục trực tiếp của sử thi cổ điển và anh hùng ca” [41,tr.233]. Về hình thức của trƣờng ca hiện đại thì có một số quan điểm cho rằng trƣờng ca kể theo cốt truyện đã lỗi thời, và có một số ý kiến khác lại nhận định: “Trường ca hiện đại không thể chỉ giới hạn ở hình thức đối thoại trữ tình mà vẫn phải sử dụng cốt truyện” [22,tr.119] Nhƣ vậy, chúng ta nhận thấy rằng việc nghiên cứu về thể loại trƣờng ca trong văn học thế giới đã có một thời gian khá dài. Tuy có nhiều quan niệm, nhƣng 9 nhìn chung, họ đã đƣa ra đƣợc những ý kiến, những quan niệm sâu sắc, đứng đắn về thể loại trƣờng ca. Văn học Việt Nam vận động, phát triển theo quy luật của văn học thế giới. Trong quá trình đó, có sự kể thừa những thành tựu của các nền văn học lớn hơn. Chúng ta nhận thấy vấn đề này trong cách gọi và quan niệm về thể loại trƣờng ca. Điều này đã lí giải nguyên nhân vì sao trong một thời kỳ nhiều nhà nghiên cứu của chúng ta vẫn xem những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ rất sớm nhƣ trƣờng ca Đam San, trƣờng ca Xinh Nhã...là những tác phẩm đặc sắc mang đậm màu sắc quá khứ xa xƣa và tràn đầy âm hƣởng anh hùng ca. Thậm chí, Trần Mạnh Hảo còn xem Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm khúc là hai bản trƣờng ca đầu tiên của văn học cổ. GS.Hà Minh Đức thì cho rằng: Hình thức trƣờng ca dân gian thƣờng có hai loại: Loại anh hùng và loại tạm gọi là tình ca. Trƣờng ca thiên về miêu tả tự nhiên, những cuộc tình duyên éo le “đẫm máu và nƣớc mắt” trong những hoàn cảnh éo le (nhƣ Xống chụ xon xao, Út lót vi điêu...). Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy những trƣờng ca này có dáng dấp truyện thơ hơn. GS Hà Minh Đức có quan niệm: “hình thức trƣờng ca cũng đặc biệt phát triển với những chủ đề về đề tài cánh mạng...trƣờng ca là một hình thức truyện thơ, nhƣng không phải bất kỳ một truyện thơ nào cũng là một trƣờng ca hoặc có màu sắc trƣờng ca”. “Nội dung của trƣờng ca thƣờng gắn liền với các phạm trù thẩm mĩ về cái đẹp, cái hùng, cái cao cả” [39,tr.328] Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với âm hƣởng hào hùng của thời đại, chính là mảnh đất màu mỡ để các thể loại văn học phát triển trong đó có trƣờng ca. Đặc biệt là, ngay trong những năm ác liệt của cuộc chiến chống Mỹ, sự ra đời hàng loạt các tác phẩm trƣờng ca nhƣ Bài ca chim Chơ rao (1963) của Thu Bồn, Theo chân Bác(1970) của Tố Hữu, Sức bền của đất (1975) của Hữu Thỉnh, Mặt đường khát vọng (1971) của Nguyễn Khoa Điềm... đã đánh dấu sự phát triển và thành công của thể loại trƣờng ca trong văn học Việt Nam. Những vấn đề xoay quanh trƣờng ca cũng đƣợc đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “có hai loại trƣờng ca là có cốt truyện và không có cốt truyện, nhƣng đều có đặc điểm chung là phản ánh đƣợc cuộc sống 10 của nhân dân trong toàn bộ tính đa dạng của nó” [50,tr.118]. Từ Sơn quan niệm: “nếu còn gọi là trƣờng ca chỉ nên dùng cho những truyện thơ có cốt truyện hoặc chỉ những bài tự sự dài chừng năm trăm, một nghìn câu thơ trở nên” [46,tr.119]. Ngoài ra, còn nhiều ý kiến của các tác giả khác nhƣ Vƣơng Trọng, nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhà thơ Anh Ngọc...về trƣờng ca. Và đặc biệt là quan niệm của Phạm Huy Thông cho rằng “tính linh hoạt” là đặc trƣng của trƣờng ca có thể đƣợc khởi nguồn từ những chiến bại. Ông tâm sự: “vả lại, mẫu nào, công thức nào? Tôi có ý viết trƣờng ca đâu! Tôi chỉ ham mê chất thơ. Song, thơ tôi đã là trƣờng ca. Và sở dĩ nhƣ thế, là vì chất thơ mà tôi ham mê- để khóc than, cũng là để ca ngợi-lại chính là nỗi đau, nỗi đau to lớn của dân tộc khi đó...” [54,tr.19]. PGS.TS Trần Ngọc Vƣơng cho rằng tính chất tầm cỡ của thể loại trƣờng ca là ở dung lƣợng, cảm hứng... Ông khẳng định “một cảm hứng lớn nhƣ vậy chỉ có thể xuất hiện ở một thời đại cách mạng. Phạm trù cái cao cả, cái anh hùng và cái bi kịch đều có thể tìm thấy chỗ đứng chắc chắn ở thể loại này”[60,tr.129] .GS.TS Mã Giang Lân xác định thể loại dựa trên một số khía cạnh: Nội dung, đối tƣợng phản ánh, phƣơng diện biểu hiện, hình tƣợng trung tâm và âm hƣởng chủ đạo, ông khẳng định rằng trƣờng ca đã tiếp thu, vận dung và sáng tạo trên các yếu tố cơ bản của thơ trữ tình và sử thi là kết hợp cả hai phƣơng thức biểu hiện: Trữ tình và tự sự. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên có định nghĩa trƣờng ca nhƣ sau: “Trƣờng ca là những tác phẩm thơ có dung lƣợng lớn, thƣờng có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trƣờng ca (Poème) cũng đƣợc dùng để chỉ các tác phẩm sử thi (épopée) thời cổ và thời trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả” [19, tr.376] Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu, nhà thơ của chúng ta gọi tên trƣờng ca là xuất phát từ tên gọi một thể loại văn học của phƣơng Tây. Rõ ràng, họ đã đƣa ra hai cách hiểu cơ bản về trƣờng ca: Một cách hiểu là dùng để chỉ những tác phẩm có dung lƣợng lớn, một cách khác là những tác phẩm có độ lớn cả về nội dung và hình thức Trong luận văn này, chúng tôi xin đƣa ra khái niệm trƣờng ca từ kết quả tổng hợp, nghiên cứu của TS Diêu Lan Phƣơng trong luận án “Thể loại trường ca 11 trong văn học hiện đại Việt Nam”: Trường ca là những tác phẩm được viết bằng văn vần có kết cấu chặt chẽ, có nội dung cảm hứng lớn thường là những chiêm nghiệm gắn với các sự kiện thuộc về cái chung, của quê hương, đất nước, dân tộc, con người. [43,tr.20] Trên cơ sở khái niệm trên, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc khảo sát và phân tích trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều một cách hệ thống và khoa học nhằm tìm ra gƣơng mặt thơ của tác giả với những nét độc đáo, cá biệt trong phong cách viết trƣờng ca của ông. Tất nhiên, trong dòng vận động chung của văn học, có nhiều yếu tố mới phát sinh mà khái niệm trên có thể chƣa bao hàm hết, nhất là về trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều (đã chạm đến những đặc trƣng mang tính hậu hiện đại trong sáng tác). Vì vậy, khi xem xét đặc trƣng của trƣờng ca, chúng tôi sẽ cố gắng thể hiện sự vận động của chính khái niệm. 1.2. Trƣờng ca Việt Nam và ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại Bối cảnh hiện đại mở ra một cuộc sống tiện nghi. Các phƣơng tiện thông tin liên lạc, giao thông, những phát minh mới từng ngày, từng giờ, tất cả những điều đó nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Đối với hậu hiện đại, mọi sự thật vĩnh hằng có nguy cơ biến mất, thay vào đó là những biểu hiện phức tạp, đối lập của cuộc sống. Thời hậu hiện đại là thời của sự lựa chọn không ngừng, nó là hệ quả của sự bùng nổ thông tin. Đó là một thời không phải chỉ thuộc về những ngƣời giàu có mà mỗi ngƣời đàn ông đều trở thành một công dân thế giới và mỗi ngƣời đàn bà là một cá nhân đƣợc giải phóng. Khoa học hậu hiện đại nghiên cứu những bấp bênh, vô thƣờng của đời sống. Khắp nơi, ngƣời ta nói về một thế giới phẳng, thế giới không khoảng cách... Tuy nhiên, cũng chính lúc con ngƣời tƣởng chừng có thể vƣơn cao, vƣơn xa bằng những khả năng mà thế hệ trƣớc đó không ngờ tới thì cũng là lúc mà họ bất lực trƣớc những điều gần gũi nhất. Con ngƣời học cách kiếm sống nhƣng lại quên đi cách sống, con ngƣời tìm ra đƣợc đến hạt nhân nguyên tử những lại bất lực khi tìm tâm hồn chính mình. Đó đƣợc gọi là nghịch lý của thời đại. Tất cả gần nhƣ bị cuốn vào vòng xoáy đó. Ngƣời ý thức đƣợc nghịch lý thì đau khổ, khắc khoải nhƣng bất lực. Kẻ không ý thức đƣợc thì dĩ nhiên bị cuốn đi, 12 cứ tồn tại, cứ tồn tại nhƣng hiếm giây phút nào đƣợc sống. Những trăn trở về nghịch lý đó đƣợc thể hiện thông qua những sáng tác nghệ thuật. Và thế giới thế kỷ XX là một diện mạo nghệ thuật chƣa có bao giờ. Những nhà hiện đại đòi hỏi nghệ thuật trở nên tiên nghiệm và siêu việt. Trong đó, hầu nhƣ mọi sự việc và con ngƣời đều bị bóp méo; tính trung thực và lành mạnh bị phế bỏ; nhân vật tùy tiện không thể giải thích nổi vì chính tác phẩm cũng tồn tại nhƣ một ẩn dụ về sự phá vỡ trật tự (phá vỡ trật tự thời gian, sự nhại phỏng, phá vỡ cấu trúc). Họ không thích sự liền mạch và kết thúc trong truyện thuyền thống, mà ƣa chuộng phƣơng thức đa kết, bằng cách ban cho một cốt chuyện rất nhiều hệ quả có thể có đƣợc. Tác giả có thể trực tiếp nói chuyện với độc giả, còn tự bƣớc vào truyện nhƣ một nhân vật. Vài tác giả còn phá vỡ kết cấu văn bản, trong những khoảng trống, nhà văn ghép vào những trích dẫn, hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bản thiết kế… hoàn toàn không quan hệ gì đến câu chuyện. Có bản văn có màu khác nhau, chữ in đậm, in nghiêng, kiểu chữ Gothic, chữ viết tay, dấu ký âm, dấu nhấn giọng, và cả những thứ linh tinh những cột, những chú thích chen chúc bên cạnh những vết bẩn tách cà phê, dấu hoa thị…Các nhà phê bình cho rằng, tất cả những sự khác thƣờng đó của bút pháp hậu hiện đại, cái triệu chứng rối loạn ngôn từ, là do trong sự rạn nứt của xã hội tƣ bản. Chủ nghĩa Hậu hiện đại cũng nhƣ mọi trào lƣu đã xuất hiện khác đều có phần có lý. Tƣ tƣởng chống giáo điều, chống khuôn mẫu xơ cứng, áp đặt; đấu tranh cho bình đẳng, dân chủ, vai trò cá nhân; phá vỡ những quy phạm nghệ thuật mòn cũ… là những mặt tốt. Văn học Việt Nam nằm trong vùng của văn học phƣơng Đông, chịu sự ảnh hƣởng của văn học Trung Quốc. Trƣớc thế kỷ XX, văn học Việt Nam phát triển trên những đặc điểm, quy luật vận động chung của văn học vùng. Từ thế kỷ XX, cùng với trào lƣu Âu hóa, văn học phƣơng Đông vận động chung cùng với những quy luật của văn học phƣơng Tây. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Xu hƣớng này thể hiện rõ nhất trong sáng tác của nhiều cây bút trƣởng thành sau 1975 nhƣ Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phƣơng, Phan Huyền Thƣ, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh…Một số cây bút vốn trƣớc đây còn ít nhiều nặng tình nặng nghĩa với cảm hứng lãng mạn hoặc đổi mới một cách rụt rè 13 cũng bắt đầu nhập vào dòng thơ hiện đại. Những tác phẩm mang tính hiện đại và hậu hiện đại thể hiện đƣợc chân dung tinh thần của thời đại công nghiệp cũng nhƣ tâm thức của con ngƣời trong xã hội hiện nay. Chính điều đó mới là nhân tố quyết định, nó đòi hỏi phải có một hình thức tổ chức diễn ngôn mới, cách tạo âm và tạo nghĩa mới. Đến lƣợt mình, cách tổ chức diễn ngôn ấy chính là những tín hiệu cho phép ngƣời đọc nhận thấy một trật tự tinh thần mới nằm sâu trong hệ thống ký hiệu đƣợc gọi là văn bản ngôn từ. Vì thế, việc thúc đẩy tính hiện đại trong thơ không phải là chạy theo những thời thƣợng nghệ thuật mà quan trọng hơn, nhà thơ phải thể hiện đƣợc tinh thần hiện đại trong tác phẩm của mình. Nói nhƣ nhà văn Lê Anh Hoài : “Chủ nghĩa tân cổ điển tuyên bố: Cái đẹp đã trở lại! Nhƣng đâu phải sáng tác hậu hiện đại thì toàn hƣớng về/ khai thác cái xấu xa và kinh dị. Với sáng tác hậu hiện đại, nhà văn và nghệ sĩ cố gắng đƣa ra một cái nhìn khác về cái đẹp, mở rộng biên độ và chiều kích của cái đẹp. Ở rất nhiều sáng tác của cả hai loại, ngƣời ta thấy điểm chung, đó là sự pha trộn, đa tạp, lƣỡng phân. Nhƣng khi hậu hiện đại tiếp tục chống lại nhất cực thì tân cổ điển lại đang nỗ lực xây dựng một cực dựa trên “cái đẹp”[81]. Trƣờng ca VN cũng ảnh hƣởng bởi xu thế trên. Trƣờng ca Cánh đồng bất nhân của Lê Vĩnh Tài phản ánh tinh thần phản tƣ, thông qua giọng điệu giễu nhại và đầy phản biện, nó thể hiện nỗi bất bình của ngƣời nghệ sĩ trƣớc thực trạng xã hội. Đến Nguyễn Quang Thiều, xu thế đó đƣơc phát triển qua nhiều trƣờng ca: Nhịp điệu châu thổ mới, Cây ánh sáng, Lò mổ. Các trƣờng ca chịu tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại ở nhiều khía cạnh. Điều đó đƣợc thể hiện nhiều ở các tác phẩm lệch chuấn. Đối tƣợng mà trƣờng ca hậu hiện đại hƣớng đến không còn là những vấn đề lớn mang cảm hứng sử thi mà là thế giới nội tâm phức tạp, những ẩn ức, những sợ hãi , những bản năng…Nội dung đó đƣợc thể hiện bằng hình thức kết cấu, giọng điệu đa dạng. Vƣợt qua sự trúc trắc, lạ lẫm về hình thức, ngôn ngữ các tác giả trƣờng ca luôn muốn thể hiện chân thực nhất tinh thần của thời đại đặc biệt là những sự mất mát, tổn thƣơng tinh thần của con ngƣời hiện đại. Các sáng tác nhƣ Trầm tích (Hoàng Trần Cƣơng), Cánh đồng bất nhân (Lê Vĩnh Tài), Lò mổ (Nguyễn Quang Thiều)…đều mang ít nhiều dấu ấn đó. 14 1.3. Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại 1.3.1. Nguyễn Quang Thiều và nền văn học hậu chiến Thời hậu chiến mở ra nhiều mảng hiện thực phong phú. Không khí chiến thắng bao trùm đất nƣớc. Vì vậy, các tác phẩm văn học giai đoạn đầu sau hậu chiến vẫn mang cảm hứng sử thi: Tái hiện lại những gian khổ nhƣng hào hùng của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của những ngƣời anh hùng…Các tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến nhƣ: Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Nắng đồng bằng của Chu Lai, Con đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Sông núi trên vai , Điệp khúc vô danh của Anh Ngọc… Từ 1986, không khí sử thi lắng dần, thay vào đó là sự xuất hiện của hàng loạt sáng tác mang xu hƣớng đổi mới. Ở đây không chỉ đổi mới ở phạm vi đề tài, vấn đề mà còn là ở tƣ duy nghệ thuật, cảm hứng, cách viết… Nếu trƣớc đây Lê Lựu là Người về đồng cói, Mở rừng thì bây giờ là Thời xa vắng. Nếu Ma Văn Kháng trƣớc đây là Xa phủ thì bây giờ là Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú. Nếu Nguyễn Quang Sáng trƣớc đây là Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng…. thì bây giờ là Tôi thích làm vua, Thế võ… Rõ ràng trƣớc một hiện thực mới, một công chúng mới không cho phép tác giả viết nhƣ cũ. Sự đổi mới của các tác giả do đó gần nhƣ là một tất yếu sống còn của chính họ. Trên lĩnh vực thơ, xu hƣớng đổi mới cũng đƣợc hƣởng ứng sôi nổi. Thơ Việt Nam đã có một hành trình mới với nhiều tìm tòi đột biến cả về nội dung và hình thức. Thơ của họ gần gũi với cuộc đời, với thiên nhiên, với tâm sự buồn vui của con ngƣời hơn. Thơ của họ nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận. Có một thực tế cần xác định là thơ mới khó đọc hơn thơ cũ, không chỉ vì năng lƣợng tƣ tƣởng của thơ có nhiều dạng thức mới, mà còn bởi sự chối bỏ vần điệu của thơ tự do khiến cho nhiều độc giả quen thƣởng thức thơ có vần điệu thấy khó vào, khó hiểu. Có thể nói, ngòi-bút-thơ của các nhà thơ sau 1975, đặc biệt là sau 1986 đã chủ động tìm tòi hơn để vƣơn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con ngƣời để khai thác và hƣớng tới những hiệu quả nghệ thuật mới. Cũng viết về cuộc chiến tranh đã đi qua, nhƣng 15 các nhà thơ đã hƣớng tới những số phận, khắc hoạ đƣợc những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lòng ngƣời hơn trƣớc. Nỗi buồn đƣợc cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau nhƣ chính cuộc đời. Đọc thơ họ, chúng ta có cảm giác vừa đi qua một cánh rừng rậm đặc, trong bóng đêm ẩm ƣớt của những câu thơ đang tuôn trào nhƣ một sự hối thúc ám ảnh. Thơ của họ nhƣ bản giao hƣởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tƣởng-cùng tấu lên tràn đầy sức tƣởng tƣợng lạ lẫm. Những day dứt của đời thƣờng để lại không ít vết thƣơng trong trái tim nhà thơ. Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải đã dội đập vào thơ họ đến tức ngực-làm thơ họ bừng tỉnh. Đọc thơ họ, ta nhƣ đƣợc tham dự vào những nỗi khổ đau và hy vọng đã làm nên gƣơng mặt của mỗi số phận. Các nhà thơ này đã mang lại những phát hiện mới, có giá trị khắc hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, nỗi đau của những phận ngƣời - cái mà chỉ ít năm trƣớc đây, không ít ngƣời làm thơ còn né tránh. Họ đã chạm đƣợc vào cõi sâu của tâm hồn, không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí mà còn bằng cảm xúc của trái tim, điều đó làm cho ngƣời đọc thấy gần gũi và đồng cảm với nhà thơ, khi độc giả không bị áp đặt bởi một chủ thể ngôn ngữ có ý định mà đƣợc tham dự cùng tác giả vào những cảm xúc đƣợc tái hiện từ cái chất liệu đời thƣờng còn rớm máu và khó nhọc này. Sự dồn nén, bức xúc của tâm trạng bật dậy trong họ những câu thơ không chịu bằng phẳng và sự chuyển tiếp của những nỗi niềm, những ẩn ức đang còn khuất lấp trong tâm hồn thi sĩ đã tự tìm cho mình một hình thể mới, một nhịp vận động riêng trong cách tổ chức câu chữ và những bài thơ đổi mới của họ ra đời. Trong “ngôi nhà chung” của nền văn học đất nƣớc, mỗi thế hệ đều có những chân dung thơ ca riêng phản ánh thời đại của mình. Và những giá trị văn học của các thời đại đều tồn tại một cách bình đẳng trong ngôi nhà văn học của đất nƣớc, mỗi thế hệ cầm bút đều có một diện mạo riêng, nên họ không giống nhau và không thể lẫn vào nhau. Mỗi thế hệ thơ mới phải tìm cho mình con đƣờng đi vƣợt lên mọi thiên kiến và sự trì trệ ngăn cản con đƣờng phát triển của văn học hiện đại, để thiết lập những giá trị mới về nghệ thuật thi ca hiện đại. Năm 1986 là một mốc quan trọng của đất nƣớc. Có thể nói, cùng một lúc, văn học đứng trƣớc hai luồng gió lớn lớn: Sự đổi mới của thế giới, sự đổi mới của 16 đât nƣớc. Tất cả những yếu tố đó tác động đến các tác giả, đặt họ trong những cơ hội và những thách thức mới. Âm hƣởng thời đại mới cũng đƣợc thể hiện trong nhiều sáng tác cả văn xuôi lẫn thơ trong đó có các tác giả tiêu biểu nhƣ: Hoàng Trần Cƣơng , Trần Anh Thái, Nguyễn Thụy Kha, Mai Văn Phấn, Lê Minh Quốc, Nguyễn Quang Thiều, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Linh Khiếu… Nội dung mà các nhà thơ hƣớng tới không chỉ là vấn đề chiến tranh với những chiến thắng hay mất mát của nó mà còn là những vấn đề của cuộc sống đời thƣờng, của những cảm xúc, trăn trở rất riêng mà nhức nhối. Đây cũng là giai đoạn nở rộ thể loại trƣờng ca. Xét về mặt thể loại, trƣờng ca xuất hiện từ lâu qua những áng sử thi đồ sộ. Trong văn học Việt Nam hiện đại, trƣờng ca cũng đƣợc Xuân Diệu sử dụng ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công qua hai tác phẩm Ngọn Quốc kỳ và Hội nghị non sông (mặc dù sau này chính Xuân Diệu không mấy thiện cảm với thể loại này). Tuy nhiên, khi nói về trƣờng ca, các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến sự xuất hiện của trƣờng ca thời chống Mỹ mà một trong những cây bút tiên phong và nổi bật là Thu Bồn (Bài ca chim Chơ rao). Tuy hoàn cảnh lịch sử đã có phần thay đổi, nhƣng sự xuất hiện của rất nhiều tác phẩm trƣờng ca vào những năm cuối thể kỷ XX cho thấy thể loại này vẫn còn tiềm năng phong phú mặc dù đã có dấu hiệu lặp lại ngƣời đi trƣớc ở một số cây bút. Nguyễn Quang Thiều là một tác giả sáng tác chủ yếu trong giai đoạn đổi mới. Sau tập thơ đầu tay Ngôi nhà 17 tuổi (1990), năm 1992, Nguyễn Quang Thiều xuất bản tập thơ Sự mất ngủ của lửa. Đây là tập thơ khẳng định sự cách tân của Nguyễn Quang thiều cả về mặt cảm hứng và thi pháp. Sau năm 1975, giữa lúc đội ngũ đông đảo các nhà thơ trong nƣớc còn mơ hồ, ngờ hoặc về yêu cầu cách tân thơ, thì tập thơ Sự mất ngủ của lửa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Nxb. Lao động, 1992) đã cất tiếng nói khẳng định, đặt dấu mốc quan trọng khai mở dòng chảy thi ca cách tân trở về sau. Tập thơ đoạt Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993, và, nhanh chóng làm xáo trộn tƣ duy đời sống thơ ca đƣơng đại. Ánh sáng của tập thơ đã lan tỏa, tác động tích cực, sâu rộng trong đời sống thơ ca Việt, gây hiệu ứng dây chuyền. Từ đây, bắt đầu xuất hiện nhiều tác giả trẻ với những 17 cách viết mới lạ, nhiều khuynh hƣớng mới đƣợc hình thành. Sự mất ngủ của lửa là cột mốc cho dòng chảy cách tân. Buổi đầu nó đã làm dấy lên những ý kiến tranh luận nhiều chiều, đa dạng. Hai mƣơi năm trôi qua cho phép chúng ta nhìn nhận một cách khách quan giá trị của Sự mất ngủ của lửa. Với tập thơ, Nguyễn Quang Thiều thực sự đã làm cuộc vƣợt thoát ngoạn mục khi bỏ lại sau lƣng những vần điệu, thói quen, cách nhìn đơn tuyến mà ta từng thấy trong tập thơ đầu tay của ông - Ngôi nhà 17 tuổi (Nxb. Thanh niên, 1990). Nhìn tổng quan về thi pháp, thơ Nguyễn Quang Thiều trong Sự mất ngủ của lửa đã kiến tạo thành công những kết cấu mới, mở ra những liên tƣởng phi tuyến tính, và đặc biệt, tạo những hình ảnh lạ lẫm, trƣơng nở, chuyển động nhanh, khác hẳn với những quy luật cũ. Có thể nói, Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ xuất hiện sau năm 1975 đã hƣớng đến một trƣờng tƣ duy thẩm mỹ mới và hiện đại. Thơ của họ đã vƣợt thoát khỏi những khuôn sáo ƣớc lệ của vần điệu để thắp lên những hình tƣợng thơ mới với không gian thơ đƣợc mở rộng hơn, mở sâu hơn, với tới các chiều kích của những suy tƣởng lớn mang tính khái quát cao. Thơ của ông nhƣ một bản giao hƣởng của rất nhiều khái nhiệm, cảm giác, ý tƣởng và suy ngẫm- cùng tấu lên tràn đầy sức tƣởng tƣợng lạ lẫm. Năm 2009, ông viết trƣờng ca Cây ánh. Với trƣờng ca này, Nguyễn Quang Thiều đƣợc coi là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vƣợt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới. Trƣờng ca của ông đƣợc đánh giá là khó đọc, kén chọn độc giả. Nó chứa đựng nhiều cái mới nhƣng đó không phải là sự cố ý phô trƣơng, rắc rối hay phức tạp hóa mà đó chỉ là nỗ lực của tác giả trong khát vọng nắm giữ suy nghĩ, nắm giữ tâm hồn trong cuộc sống bộn bề, trong mê lộ cuộc đời mà con ngƣời đang lạc lối. Đó chính là cái khó nhất khi tiếp nhận nhƣng cũng là cái cuốn hút nhất trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều. Cùng với một số tác giả khác, thơ Nguyễn Quang Thiều đã góp phần tạo nên sự thành công và phát triển của thể loại thơ hiện đại Việt Nam. Trong đó một phần lớn làm nên phong cách độc đáo chính là những sáng tác trƣờng ca. 18 1.3.2. Thành tựu trường ca của Nguyễn Quang Thiều Nguyễn Quang Thiều đến với trƣờng ca Việt Nam khi giai đoạn nở rộ của trƣờng ca mang cảm hứng sử thi đã lắng xuống. Ông mang đến những sáng tác mới mẻ cả về cảm hứng, thi pháp. Trong các sáng tác nhƣ Nhân chứng của một cái chết, Cây ánh sáng, Nhịp điệu châu thổ mới, Lò mổ …ta vẫn bắt gặp những cảm xúc lớn nhƣng nó không còn mang tính sử thi hào hùng mà lại là những trắc ẩn về cuộc đời, thân phận đôi khi cả sự khắc khoải về cái chết. Nguyễn Quang Thiều khai thác trạng thái khó có thể thấu hiểu, thổ lộ của con ngƣời hiện đại, và hơn ai hết, ông nói đƣợc sự cô đơn, cô độc về tinh thần của con ngƣời. Về cơ bản, có thể coi ông là một trong những ngƣời mở đầu cho một giai đoạn văn học mới trong đó cũng mở đầu cho một giai đoạn trƣờng ca mới. Nói đến thành tựu của trƣờng ca Việt Nam sau năm 1975, chúng ta không thể không nhắc đến những cái tên tuổi gắn liền với thể loại này nhƣ Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Anh Ngọc....Nhƣng nếu chúng ta bỏ qua Nguyễn Quang Thiều thì sẽ không thể thấy đƣợc một diện mạo đầy đủ của trƣờng ca đổi mới. Tuyển thơ Châu thổ của ông vừa đƣợc nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt năm 2011. Ở một mức độ nhất định, tuyển thơ cho ta thấy một phong cách, một tài năng Nguyễn Quang Thiều qua một chặng đƣờng sáng tác của ông. Tuyển thơ là sự tổng hợp 114 tác phẩm từ thuở đầu tay Ngôi nhà 17 tuổi (1990) đến nay. Nhà thơ Mai Văn Phấn viết trong lời tựa cuốn Châu thổ: “Thế hệ sau 1975, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ cách tân toàn triệt sớm nhất, anh hướng đến các nhà thơ trẻ mạnh mẽ nhất, tạo dư luận đa chiều sôi nổi nhất...nhiều bạn trẻ say ông như điểu đổ. Cũng không ít những nhà thơ thế hệ trước chửi ông như hát hay, từng gắn mác “thơ dịch” cho những bài thơ mới lạ của ông. Nhưng sau cơn bốc đồng chê như hắt nước đổ đi, họ cũng lặng lẽ nhận ra: Từ nay họ không thể viết như cũ” [58,tr.4] . Tuyển thơ Châu thổ cũng là tổng hợp những trƣờng ca ông đã sáng tác. Bản thân sự tổng hợp đó đã cho ta một cái nhìn đánh giá tổng quát những thành tƣụ về nội dung, nghệ thuật trong một quá trình dài. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan