Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn dân ca mường ở xã cúc phương, huyện nho quan, tỉnh ninh bình...

Tài liệu Luận văn dân ca mường ở xã cúc phương, huyện nho quan, tỉnh ninh bình

.PDF
126
104
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI TIẾN HẢI DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả luận văn Bùi Tiến Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học K25B trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bác Đinh Văn Minh, bác Đinh Văn Định và các nghệ nhân trong câu lạc bộ hát dân ca Mường ở thôn Nga 3 xã Cúc Phương, cán bộ phòng văn hóa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã cung cấp những thông tin và tư liệu quý báu cho luận văn. Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, góp ý và tiếp thêm động lực để tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên tháng năm 2019 Tác giả luận văn Bùi Tiến Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC MƯỜNG VÀ DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH........................................................................................................ 7 1.1. Khái quát nền văn hóa dân gian Ninh Bình.................................................. 7 1.1.1. Ninh Bình - dấu ấn một vùng văn hóa ....................................................... 7 1.1.2. Vài nét về huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. .......................................... 10 1.1.3. Vài nét về xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ............... 12 1.2. Người Mường Việt Nam và người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.......................................................................................... 13 1.2.1. Người Mường ở Việt Nam ...................................................................... 14 1.2.2. Người Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình...... 15 1.3. Khái quát về dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình........................................................................................................... 19 1.3.1. Sự hình thành dân ca Mường xã Cúc Phương ......................................... 20 1.3.2. Diện mạo dân ca Mường xã Cúc Phương ............................................... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 27 Chương 2: NỘI DUNG DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG, HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH ................................................... 28 2.1. Phản ánh đời sống tình cảm của người Mường .......................................... 28 2.1.1. Ca ngợi con người lao động .................................................................... 28 2.1.2. Phản ánh tâm tư tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, làng xóm ...... 35 2.1.3. Dân ca tình yêu lứa đôi ............................................................................ 40 2.2. Phản ánh phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Mường ................ 50 2.2.1. Tập tục ma chay và tín ngưỡng dân gian ................................................ 50 2.2.2. Tập tục cưới hỏi ....................................................................................... 58 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 64 Chương 3: NGHỆ THUẬT DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG, HUYỆN NHO QUAN, TÌNH NINH BÌNH ................................................... 65 3.1. Thể thơ ........................................................................................................ 65 3.2. Kết cấu ........................................................................................................ 70 3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................... 72 3.4. Biện pháp nghệ thuật .................................................................................. 75 3.5. Thời gian và không gian nghệ thuật ........................................................... 78 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị cốt lõi và bền vững, đó là những tinh hoa được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cư trú ở mọi miền đất nước với cội nguồn lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán mang những nét đặc trưng khác nhau nên đời sống văn hóa nói chung cũng rất đa dạng. Ninh Bình có quyền tự hào là một trong những nền văn học địa phương ra đời sớm nhất, ghi những mốc lớn đầu tiên của tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Thời điểm của lịch sử gắn liền với thời điểm văn học: sự ra đời của hai triều đại Đinh-Lê dẫn đến sự ra đời của bộ phận văn học viết, tồn tại cùng với bộ phận của văn học dân gian có thể đã xuất hiện trước đó. Cho đến hôm nay, văn học Ninh Bình đã có bề dày truyền thống một ngàn năm tuổi. Kể từ truyền thuyết Mả táng hàm rồng, truyện cổ tích Ông khổng lồ gánh núi…trong văn học dân gian, qua các bài thơ Quốc tộ ( vận nước) của Đỗ Pháp Thuận, Vương lang quy (chàng vương trở về) của Ngô Chân Lưu… trong văn học viết. Có thể nói văn học Ninh Bình góp phần tạo nên bước nhảy vọt, bước ngoạt lớn của văn học dân tộc: bên cạnh văn học truyền miệng đã có văn học thành văn. Sự ra đời của văn học viết đã chấm dứt thời kì dã sử của văn học để văn học của Ninh Bình cùng với văn học cả nước bước vào thời kì chính sử của văn học dân tộc Văn học dân gian Ninh Bình có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Ít nhất thừ thời Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình đã xuất hiện các bài đồng dao, sấm, kí về chính trị, xã hội và những bài hát, những diễn xướng trong cung đình, trong quân đội do Ưu Bà Phạm Thị Trân là người dạy, vừa là người biểu diễn cũng những bài ca, hát đối đáp của các nhà sư nước ta vâng lệnh vua Lê tiếp đón sứ giả nhà Tống dọc đường sông nước và kinh thành Hoa Lư. 1 Ninh Bình có tới 92 vạn dân, trong đó có tới hơn 200 nghìn người Mường. Vì vậy, văn hóa Mường là một bộ phận đáng kể trong di sản văn hóa Ninh Bình, những huyền thoại, huyền tích ở đây lý giải phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của họ. Người Mường vốn không có chữ viết riêng, tất cả các kho tàng văn học Mường còn lại đến ngày nay đều dựa vào việc truyền miệng. Hoàn cảnh đó đã gây nên nhiều khó khăn cho việc truyền bá và giữ gìn văn học, nhưng đồng thời là một chứng minh cho sức sống mạnh mẽ của nền văn học này. Nó không ngừng sàng lọc, loại bỏ những cái gì không hợp với tâm lý dân tộc hay tâm lý của những tập thể người cùng chung sống trên một vùng đất khá rộng. Mặt khác, nó cũng không ngừng bổ sung cho văn học đó. Chính vì thế trong cái thống nhất từng thể loại, người ta thấy dân ca ở đây lại có sự đóng góp thêm, mang vẻ riêng nhất định của người Mường. Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Mường rất tự hào là dân bản địa có nguồn gốc tích đẻ ra từ trứng thiêng ở Hang Hao thời “Đẻ đất đẻ nước”. Họ lao động đấu tranh xây dựng nên cuộc sống văn hóa vật chất và tinh thần hết sức đa dạng, phong phú mà tiêu biểu của nền văn hóa tinh thần ấy là dân ca. Dân ca là một thể loại đặc sắc nhất của dòng chảy văn hóa dân tộc Mường. Là kho tàng dân ca truyền thống của người Việt cổ bởi sự phong phú về giai điệu, hàm súc về nội dung biểu đạt và đa dạng về địa điểm, thời gian, không gian. Người Mường hát dân ca khi lao động sản xuất ngoài nương rẫy, hát ru và hát răn dạy con cái, người thân trong nhà hay lễ hội truyền thống. Người Mường ở Cúc Phương (xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình) thuộc nhóm “Mường ngoài” có nhiều nét phong tục tập quán khác với người “Mường giữa” ở Thanh Hóa và “Mường tang” ở Hòa Bình. Bản Mường giờ thành thôn, xã, đường bê tông giờ về đến tận chân nhà sàn bên cạnh những tiện nghi của cuộc sống mới nhưng dấu ấn của bản Mưởng vẫn còn lại trong “Sắc váy thổ cẩm” dập dìu, “Tiếng hát đúm hát giao duyên” vẫn lảnh lót hay tiếng cồng chiêng “Trầm ngâm” vang lên mỗi dịp tết đến xuân về. 2 Tôi rất tự hào mình là người con của dân tộc Mường được sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Mường, tôi rất yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha để lại. Để tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Mường chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về các thể loại của dân ca Mường nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: 2.1 “Bước đầu tìm hiểu về dân ca Mường ở Nho Quan, Ninh Bình” của tác giả Phạm Xuân Cần, Khóa luận tốt nghiệp, 2010, Đại học Văn hóa Hà Nội. Công trình nghiên cứu trên tác giả đã khái quát được môi trường văn hóa, đặc điểm dân ca Mường ở Nho Quan, phân loại loại dân ca thành các nhóm bài ca và nhìn nhận dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu này tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu hết các thể loại, cũng như mặt ca từ, nội dung và nghệ thuật của dân ca Mường ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 2.2 “Dân ca Mường và vận dụng vào công tác thông tin tuyên truyền hiện nay ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa” của tác giả Phan Thị Nhung, Khóa luận tốt nghiệp, 2008, Đại học Văn hóa Hà Nội. Ở công trình nghiên cứu này tác giả cũng chỉ mới chỉ tìm hiểu một số thế loại dân ca người Mường từ góc nhìn văn hóa để tìm ra hướng vận dựng vào công tác tuyên truyền cho người dân địa phương ở vùng Ngọc Lặc Thanh Hóa. 2.3 “Tục ngữ, dân ca Mường Thanh Hóa” tác giả Minh Hiệu, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999. 2.4 “Dân ca Mường” tác giả Bùi Thiện, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2003. Công trình nghiên cứu của tác giả đã khai thác đặc trưng, nguồn gốc, nội dung và hình thức của dân ca người Mường gồm hai phần là tiếng Việt và tiếng Mường. 3 Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có ý nghĩa hết sức quan trọng nó đã phản ánh được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mường và tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Cho đến nay tuy dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình chưa được dành cho một công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu, nhưng nó đã được tìm hiểu và sưu tầm qua những trang báo điện tử, các nghệ nhân hát dân ca của các bản xã . Chính vì vậy dân ca người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình nó vẫn còn là đề tài mới mẻ thu hút các công trình nghiên cứu, lưu giữ và phát huy bảo tồn những giá tri đặc sắc riêng của dân ca người Mường nói chung và dân ca người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan nói riêng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thông qua hai đặc điểm chính là nội dung và nghệ thuật nhằm thấy được diện mạo, giá trị và vai trò của dân ca đối với đời sống người Mường nơi đây, góp phần vào công tác bảo tồn và gìn giữ dân ca nói chung và dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu một số vấn đề cơ sở: Đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hóa vùng đất Ninh Bình, huyện Nho Quan và xã Cúc Phương. Khảo sát, thống kê, phân loại và nhận xét về diện mạo của dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Phân tích đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi: Nghiên cứu nội dung và nghệ thuật dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1 Ý nghĩa khoa học Góp phần khảng định những nét đặc sắc riêng của thể loại dân ca của người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu chuyên sâu ở một địa bàn xác định góp phần vào công tác bảo tồn phát huy những giá trị truyền thống các dân tộc nói chung và góp phần cung cấp tư liệu cho công tác giáo dục ở các vùng của Ninh Bình. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 6.1 Phương pháp điền dã văn học Phương pháp này được sử dụng để ghi chép, thu thập, sưu tầm, quan sát thực tế hệ thống các bài dân ca hiện đang lưu truyền ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các nghệ nhân để phân tích, lý giải các giá trị nội dung, nghệ thuật một cách có cơ sở. 6.2. Phương pháp phân loại-thống kê Phương pháp này dùng để phân loại, thống kê hệ thống các bài dân ca đã thu thập, sưu tầm được để từ đó dựng lại diện mạo làm cơ sở phân tích, nghiên cứu sâu về mặt nội dung và nghệ thuật. 6.3.Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là phương pháp chủ yếu dùng để phân tích, lý giải và tổng hợp nghiên cứu về dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình từ hai 5 góc độ: nội dung và nghệ thuật, qua đó thấy được nét đặc sắc, nét riêng của dân ca nơi đây. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung về dân tộc Mường và Dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình Chương 2: Nội dung dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình Chương 3: Nghệ thuật dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC MƯỜNG VÀ DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH 1.1. Khái quát nền văn hóa dân gian Ninh Bình 1.1.1. Ninh Bình - dấu ấn một vùng văn hóa Sông núi thường là biểu tượng của một vùng quê như: Núi Nùng sông Nhị( Hà Nội), sông Lam núi Hồng( Nghệ An), sông Hương núi Ngự( Huế), Núi Ấn sông Trà( Quảng Ngãi), non Côi sông Vị( Nam Định), núi Thúy sông Vân( Ninh Bình). Sông vân, một chi nhánh của sông Đáy có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của nhân dân Ninh Bình, dòng sông này chia đôi thị xã Ninh Bình. Thị xã Ninh Bình được hình thành ở cửa nước ngã ba sông Đáy và sông Vân. Từ xa xưa ngã ba sông này đã là chợ cá và là bến Nứa. Từ chợ Cá này đã phát triển thành một trung kinh tế và chính trị văn hóa của một vùng, rồi một tỉnh. Vùng đất này có nhiều huyền tích và huyền thoại. Sông Vân còn gọi là Vân Sàng gắn với truyền thuyết về Lê Hoàn khi thắng Tống trở về, Dương Vân Nga đã đem một đoàn cung nữ ra đón mở tiệc giao hoan với nhà vua ở trên dòng sông. Cái tên Vân Sàng( giường mây) đã ra đời từ đó. Về sau nhân dân đã lập đền Thượng Thờ Lê Hoàn và Dương Vân Nga ở ven sông và ca ngợi bằng đôi câu đối: Khước Tống khái ca lưu thử địa Tiếp Đinh chính thống thụ vu thiên. (nghĩa là: Khúc ca thắng Tống còn truyền ở đất này/ Nối tiếp nền chính thống của nhà Đinh hợp nguyên trời). Núi Thúy còn gọi là núi Non Nước. Một quả núi nhỏ ở ngã ba sông, đã chứng kiến dấu tích của nhiều thời kỳ lịch sử. Ngay từ thời Lý Nhân Tông vào năm Quảng Hựu thứ 7(1091) ông cha ta đã xây tháp Linh Tế trên núi, trải qua mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trị Nhu đã xây lại tháp 7 Linh Tế ở trên đỉnh núi, sáu năm mới xong (1337-1342). Trương Hán Siêu đã cho biết: “Tháp cao bốn tầng, đêm tỏa hào quang, người ở xa, gần đến trông thấy rõ”. Trương Hán Siêu cũng là người đổi tên núi Băng Sơn thành Dục Thúy Sơn (Chim trả tắm). Núi Thúy, sông Vân là biểu tượng của Ninh Bình, còn nói rộng ra đây là một vùng “tứ giác nước” được tạo bởi sông Đáy, sông Hoàng Long và sông Vân. Ninh Bình ngày nay có 6 huyện là Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, và thị xã là Ninh Bình, Tam Điệp, trong đó thị xã Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và động vật trên cạn ở Núi Ba (Tam Điệp), thuộc thời kỳ đồ đá cũ cách ta khoảng 30 vạn năm ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ta khoảng 30 nghìn năm. Một số hang động ở Tràng An như hang Áng Nồi, hang Mòi, hang Bói, có di tích của con người từ 2 nghìn đến 9 nghìn năm. Động người Xưa (Cúc Phương) có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình cách ngày nay khoảng 7665 năm. Di tích của con người thời văn hóa Hòa Bình còn tìm thấy tại một số hang động ở Tam Điệp, Nho Quan. Sau thời kỳ văn hóa Hòa Bình, các nhà khảo cổ học cho rằng vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Ninh Bình là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng Vườn (Yên Thành, Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng (di chỉ Gò Trũng có niên đại C14:4700 năm cách ngày nay). Cư dân di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hóa đồ đồng cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu cách ta 3.300-3.700 năm. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê - Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô ở Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến 8 nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần…Thế kỷ XVI - XVII, đạo Thiên Chúa được truyền vào Ninh Bình, dần dần hình thành trung tâm Thiên Chúa Giáo Phát Diệm. Bên cạnh văn hóa của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có “Văn hóa mới” của cư dân ven biển dấu ấn về biển còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như : Phúc Thành, Đại An, con mèo Yên Mỗ, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoàng Trực, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II… Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn là một tiến ra biển mỗi năm gần 100m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hóa Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hóa từ Bắc vào nam, từ biển vào. Kinh tế đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rào, nuôi cua. Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hóa đất mở. Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như : Tam Cốc, Bích Động, động Văn Trình, động Tiên, động Tam Giao, Tràng An, động Mã Tiên…Bích động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”, Địch Lộng là “Nam thiên đệ tam động”. Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giống như hình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi à núi Ngọc Mỹ Nhân. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hóa Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hóa của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thủy tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hóa lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp xương, đề bút, sông núi hóa thành thi ca. Nhân cách bác học và phẩm cách văn hóa lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tần văn hóa địa phương, 9 được nhân dân tiếp thu, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hóa Ninh Bình. Vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân đất việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh, Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh, Lương Văn Tuy, Ninh Tốn. Cùng với các di tích lịch sử - văn hóa Ninh Bình còn là vùng đất phong phú với các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đến Thái Vi… Các lễ hội khác như lễ hội yên Cư, hội thôn tập Minh, lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn, đền Dâu, hội vật yên Vệ… Các công trình kiến trúc văn hóa như các đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bái Đính, có làng chèo Phúc Trì, nam Dân, thượng Kiện, những trung tâm hát chầu văn ở đền Dâu, phủ Đồi… Có các làng nghề truyền thống như làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hệ Dưỡng, nghệ mộc Phúc Lộc, nghề thêu Văn Lâm - Ninh hải, làng nghề chiếu cói ở Kim Sơn. 1.1.2. Vài nét về huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh, phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp thị xã Tam Điệp, phía Đông giáp huyện Gia Viễn, phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa. Huyện có 45.828,6 ha đất tự nhiên trong đó có 15.361,3 ha đất nông nghiệp, 14.295,97 ha đất lâm nghiệp. Dân số có 143.644 người gồm 2 dân tộc: Kinh và Mường, người kinh chiến gần 90% và người Mường trên 10%, mật độ dân số 313 người / km2; 79.231 người trong độ tuổi lao động, trong đó 75.237 người có khả năng lao động. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 68.897 người, chiếm 91,95% số người trong độ tuổi lao động. Huyện có 26 xã, 1 thị trấn và đều được Nhà nước công nhận là xã, thị trấn miền núi, trong đó có 3 xã vùng cao: Kỳ Phú, Phú Long và Cúc Phương. Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sông Hoàng Long ra sông Đáy, có sông Lạng sông Bến Đang, trong lòng sông có chứa cát vàng và là đường thủy vận chuyển hàng hóa ngược xuôi thuận tiện. Đường bộ trên địa bàn huyện có Quốc lộ 59A, 12B, 12A đi qua hầu hất các xã trong huyện, có đường 492 từ thị trấn trung tâm của 10 huyện đi Cúc Phương, đất đai Nho Quan chia thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng chiêm trũng. Mỗi loại đất có thế mạnh riêng về trống trọt chăn nuôi. Trên đất đồi núi thì trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, hươu, dê và ong mật. Trên đất bán sơn địa thì cấy lúa, trồng màu, trồng cây công nghiệp như lạc, mía và chăn nuôi lợn, gia cầm. Trên đất đồng chiêm trũng thì cấy lúa, chăn vịt, ngan, ngỗng, nuôi cá. Nhân dân Nho Quan có truyền thống yêu nước, kiên cường anh dũng chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Xã Quynh Lưu là chiến khu thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh. Trong hòa bình xây dựng, nhân dân Nho Quan lao động cần cù, sáng tạo, xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Đến nay, GDP bình quân đầu người đã đạt trên 1,5 triệu đồng (tính theo giá trị cố định năm 1994). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 9%, trong GDP thì tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71,42%, công nghiệp xây dựng chiếm 8%, dịch vụ chiếm 20,58%. Hiện nay Nho Quan còn là huyện nghèo nhưng với tiềm năng đất đai, rừng núi có điều kiện để phát triển kinh tế công, nông, lâm, ngư nghiệp, bên cạnh đó Nho Quan còn được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch đưa lại nguồn thu lớn. Vườn Quốc gia Cúc Phương với khu rừng nguyên sinh, khu du lịch hồ Đồng Chương rộng hàng trăm ha đang xây dựng, động Vân Trình với những nhũ đá lung linh huyền ảo, hệ thống hồ Yên Quang, Đập Trời, Đá Lai… Là những điểm đến có thể khai thác làm du lịch. Sự nghiệp y tế, giáo dục của huyện miền núi này đã có bước phát triển vững chắc, trung tâm y tế huyện và mạng lưới y tế xã, thôn, bản hoạt động tích cực, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Là huyện gặp nhiều khó khăn, nhưng Nho Quan phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Huyện có 27 trường THCS, 27 trường tiểu học, xã nào cũng có cơ sở giáo dục mầm non, trên 70% con em nhân dân trong huyện có nhu cầu học THPT đều được vào học tập. An ninh trật tự trên địa bàn huyện được đảm bảo tốt, 11 quốc phòng thường xuyên được củng cố, tăng cường, các tệ nạn xã hội được hạn chế ở mức thấp. Trong thời gian tới, Nho Quan tập trung khai thác tiềm năng du lịch, khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp để làm giàu, giữ vững sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, đưa chăn nuôi trâu, bò, dê, hươu…Phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa cung ứng cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. 1.1.3. Vài nét về xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Xã Cúc Phương là xã vùng cao thuộc huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách thị trấn huyện Nho Quan về phía tây 15km Phía Đông giáp xã Văn Phương, xã Văn Phú huyện Nho Quan. Phía Tây giáp xã Thành Minh và xã Thành Yên thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Phía Nam giáp xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan. Phía Bắc giáp xã Yên Quang của huyện Nho Quan, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Trải qua thời kỳ lịch sử xã Cúc Phương ngày nay đã được mang nhiều tên gọi khác nhau. Trước năm 1930, đã hình thành hai xã. Xã Chi Cái thuộc tổng Văn Luận, xã Yên Bạc thuộc tổng Quỳnh Lưu. Năm 1930, chế độ phong kiến thực dân đã hợp nhất hai xã này và đặt tên là xã Cúc Phương thuộc tổng Văn luận phủ Nho Quan. Trước năm 1930 xã Cúc Phương có 49 hộ, 205 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mường. Cuối năm 1945 đầu năm 1946, xã Cúc Phương được đổi tên thành xã Phú Vinh, xã Phú Vinh được mở rộng địa giới hành chính gồm xã Cúc Phương và một số bản xã Kỳ Phú như: Bản Ao Lươn, bản Mét, bản Kỳ Lão. Tháng 4 năm 1949 xã Phú Vinh chia tách ba bản của xã Kỳ Phú, sáp nhập với một số thôn của xã Minh Đức và xã Yên Mông đặt tên là Xã Quang Trung. Đến tháng 11 năm 1953 xã Quang Trung được tách ra làm ba xã gồm xã Yên Quang, xã Văn Phương, và xã Vinh Quang. 12 Tháng 4 năm 1965 xã Vinh Quang được đổi tên thành xã Cúc Phương cho đến nay. Trước năm 1986 xã Cúc Phương có tổng diện tích là 11.350 ha. Sau khi Vườn Quốc gia Cúc Phương thực hiện việc chuyển dân ra khỏi vùng lõi vườn Quốc gia, từ năm 1986 đến năm 1990 địa giới hành chính xã Cúc Phương được mở rộng và có sự thay đổi, diện tích tự nhiên là 12.373,51 ha; trong đó diện tích đất canh tác là 453,81 ha; đất đồi rừng lâm nghiệp là 340ha, diện tích núi đá, đất có đá lộ đầu là 232 ha; còn lại là diện tích rừng đặc dụng do vườn Quốc gia quản lý. Năm 2000 xã Cúc Phương có 10 thôn, 470 hộ, 2680 khẩu, 96% là dân tộc Mường. Năm 2017 dân số là 3189 khẩu, 867 hộ. Tên làng, tên xóm có sự thay đổi theo từng thời kỳ sau cách mạng. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Cúc Phương có 8 làng: làng Nga, làng Sấm, làng Đang, làng Mạc, làng Đồng Cơn, làng Đăn, làng Lá Mền, làng Bống. Năm 1987 sau khi chuyển dân đợt 1, làng Đồn Cơn, Đăn, Lá Mền, Bống tách ra khỏi vườn Quốc gia Cúc Phương quản lý, xã Cúc Phương có sự thay đổi tên làng: Làng Nga tách ra thành 3 thôn: Nga 1, Nga 2, Nga 3. Bốn làng chuyển địa điểm mới lập thành 2 thôn, thôn Đồng Quân và thôn Đồng Tâm. Năm 1990 chuyển đợt 2 ra khỏi vườn Quốc gia Cúc Phương gồm có 2 làng, làng Đang và làng Mạc đến địa điểm mới thành làng Đồng Bót. Năm 1994 thành lập thôn Bãi Cả gồm 34 hộ dân ở bốn thôn Sấm 1, Sấm 2, Sấm 3, và Nga 1 chuyển đến theo quyết định di dân của UBND tỉnh Ninh Bình. Năm 2001 Vườn Quốc gia Cúc Phương bàn giao số hộ khẩu cán bộ nhân viên của Vườn đã nghỉ hưu về xã quản lý theo công văn chỉ đạo của huyện ủy Nho Quan theo nghị định 51/NĐ-CP của chính phủ. 1.2. Người Mường Việt Nam và người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. 13 1.2.1. Người Mường ở Việt Nam Dân tộc Mường xuất hiện từ rất lâu đời trên mảnh đất Việt Nam. Hiện nay người Mường có hơn 70 vạn dân, đứng hàng thứ 5 trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Mường tự gọi mình là Mol (hoặc Mon, Mun, Mual…) hiện nay tên Mường đã trở thành một địa phương, một khu vực, một vùng người Mường Nho Quan sinh sống từ lâu đời khoảng thế kỷ XV - XVI. Một số dòng họ của người Mường di cư từ Hòa Bình và Thanh Hóa sang như dòng họ Đinh, họ Quách, họ Hà…Thời kỳ này người Mường và người Kinh sống xen kẽ với nhau và có sự giao thoa về mặt văn hóa. Hầu hết các tài liệu khoa học nghiên cứu về người Mường của nhiều tác giả trong và ngoài nước, ở khu vực và trên thế giới thuộc các chuyên ngành Ngôn ngữ học, Khảo cổ học, Dân tộc học…Đều thống nhất với nhau rằng người Mường ở Hòa Bình là tộc người bản địa có chung nguồn gốc với người Kinh ngày nay (Còn gọi là người Lạc Việt). Đây là một trong những lớp cư dân cổ đã tạo dựng nên giá trị văn hóa bản địa ngay từ buổi đầu sơ khai, là chủ nhân của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Vào thời Hùng Vương, người Mường và người Kinh còn là một khối thống nhất. Về sau, khoảng thế kỷ X, do những điều kiện về lịch sử chiến tranh phương Bắc đô hộ lâu dài. Người Lạc Việt dần phân hóa thành hai bộ phận khác nhau là người Kinh và người Mường. Bộ phận người Kinh sinh sống ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó mở rộng địa bàn cư trú về phương Nam cho đến nay. Bộ phận người Mường cư trú trên các miền rùng núi, ít biến động, nên vẫn bảo lưu được những đặc tính của tộc người cổ xưa và trở thành một dân tộc thiểu số. Đáng chú ý là địa phận cư trú của người Mường thường có gắn liền với các yếu tố: Gần rừng, gần nguồn nước, gần đồng ruộng. Người Mường ngày nay tập trung chủ yếu ở địa bàn miền núi các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình. Hòa Bình là nơi có dân tộc Mường cư trú đông nhất cả nước, theo tài 14 liệu và truyền thuyết thì tộc người Mường được hình thành ở đất cổ Mường Bi, sau đó mới di cư sang các đất Mường khác ở Lương Sơn, Cao Phong và Mường Động… Câu nói quen thuộc của người Mường: “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, vừa có ý nghĩa phân nhóm Mường trong các tộc người Mường nói chung vừa có ý nghĩa chỉ các vùng mường định cư hiện nay. 1.2.2. Người Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan cũng là một nhánh nhỏ của người Mường Bi (Mường cả, Mường gốc của tộc người Mường) di cư đến. Do vậy văn hóa Mường ở Nho Quan cũng có những điểm chung trong văn hóa truyền thống người Mường Bi và có những nét riêng trong môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của nơi định cư chi phối. Người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan sống quần tụ trong các làng xã. Nơi sinh sống chủ yếu ven các thung lũng hẹp trên các sườn núi đá vôi và ven các dòng suối, gần đồng ruộng. Người Mường xã Cúc Phương huyện Nho Quan sống quần cư thành các làng bản, các xóm, mỗi xóm từ 50 - 60 hộ gia đình. Trong xã hội Mường cổ truyền, thì nhà sàn là phổ biến. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay người Mường xã Cúc Phương huyện Nho Quan không chỉ ở nhà sàn mà còn ở nhà đất hoặc nhà xây kiên cố, nhất là các khu thị trấn, ven đường quốc lộ. Số lượng nhà sàn truyền thống hiện nay trong huyện chỉ còn 20 chiếc. Do sống gần rừng, ven núi nên nhà của họ thường quay mặt trước ra ruộng lúa, mặt sau là đồi núi, cầu thanh bao giờ cũng đặt bên trái nhà. Nhà ở của người Mường được chia thành 2 gian: Gian ngoài và gian trong. Bếp được đặt ở giữa của gian cùng, xung quanh nhà thường được trồng các loại cây ăn quả như cau, mít, cây tre gỗ làm vật liệu… Nhà sàn truyền thống được làm từ nguyên liệu gỗ tự nhiên: Gỗ, cây lạt, cây rừng… Do điều kiện sống gần núi gần rừng nên đồng bào biết săn bắt, hái lượm tự nhiên từ khá sớm, họ biết hái nấm hương, mộc nhĩ, tìm mật ong, chặt tre gỗ nứa làm nhà sàn… Bẫy muông thú như chim, chồn, cáo, chuột, đánh cá phục phụ sinh hoạt. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan