Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn dân nghèo thành thị trong tác phẩm ngoại ô và ngõ hẻm của nguyễn đình l...

Tài liệu Luận văn dân nghèo thành thị trong tác phẩm ngoại ô và ngõ hẻm của nguyễn đình lạp

.PDF
56
163
76

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** TRẦN KHÁNH LINH DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** TRẦN KHÁNH LINH DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Phƣơng Hà HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên, ThS. Nguyễn Phƣơng Hà đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, nhận xét, góp ý cho tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Khánh Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, ThS. Nguyễn Phƣơng Hà. Khóa luận này không trùng với công trình nghiên cứu nào trƣớc đó và chƣa đƣợc công bố ở bất kì đâu. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Khánh Linh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 5 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6 7. Bố cục khóa luận ..................................................................................... 6 NỘI DUNG ..................................................................................................... 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 ......................... 7 1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội ........................................................................ 7 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Lạp ........................ 8 1.2.1. Cuộc đời ......................................................................................... 8 1.2.2. Sự nghiệp văn học .......................................................................... 9 1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp trong dòng chảy đề tài đô thị nửa đầu thế kỉ XX .................................................................................................... 10 Chƣơng 2 . MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP ............................................................... 13 2.1. Hiện thực đời sống .............................................................................. 13 2.1.1. Miêu tả cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người lao động........... 13 2.1.2. Miêu tả cuộc sống sinh hoạt, phong tục, tập quán của dân nghèo thành thị ....................................................................................... 17 2.2. Hiện thực con ngƣời .......................................................................... 22 2.2.1. Con người có số phận bất hạnh ................................................... 22 2.2.2. Con người giàu tình yêu thương, giàu lòng nghĩa hiệp ............... 26 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP ...................................................... 30 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 30 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ...................................... 30 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật ............................. 33 3.2. Ngôn ngữ dân dã, đời thƣờng ............................................................. 39 3.3. Giọng điệu........................................................................................... 41 3.3.1. Giọng điệu khách quan, chân thực .............................................. 42 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm .................................................... 44 KẾT LUẬN ................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 diễn ra bƣớc phát triển sôi nổi, mạnh mẽ, vƣợt bậc. Chỉ chƣa đầy nửa thế kỉ, diện mạo văn học có sự thay đổi đáng kể, chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang nền văn học hiện đại. Văn đàn xuất hiện nhiều tên tuổi lớn nhƣ: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… ở các thể loại phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút… với nhiều tác phẩm đặc sắc. 1.2. Nguyễn Đình Lạp là một cây bút phóng sự trƣởng thành từ trào lƣu văn học hiện thực phê phán. Vào nghề sau những cây bút đàn anh nhƣ: Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng… nhƣng Nguyễn Đình Lạp đã khẳng định tên tuổi của mình bằng những đóng góp lớn lao cho thể loại này. Có thể kể đến những yếu tố mới mà Nguyễn Đình Lạp đã góp vào thể văn phóng sự : điều tra xã hội học, quan điểm xã hội học thể hiện qua các phóng sự, chất văn phóng sự rất riêng. Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhƣng Nguyễn Đình Lạp đã để lại cho văn học nƣớc nhà những tác phẩm gây ấn tƣợng mạnh mẽ nhƣ những thiên phóng sự: Chợ phiên đi tới đâu?, Cường hào, Thanh niên trụy lạc, Từ ái tình đến hôn nhân, Chiếc va ly… 1.3. Ngoại ô và Ngõ hẻm là hai tiểu thuyết góp phần làm nên tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp, đƣợc sáng tác dựa trên bối cảnh làng Bạch Mai - nơi ông sinh ra và lớn lên. Thuộc thể loại phóng sự tiểu thuyết, hai tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn “giữa sự thật của phóng sự và hư cấu của tiểu thuyết mà không gây nên cảm giác giả hoặc gượng” [16, 579]. Tuy là hai tác phẩm khác nhau nhƣng ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy sự kết nối về mặt nội dung giống nhƣ hai tập của một cuốn tiểu thuyết. Ngoại ô và Ngõ hẻm đƣợc đánh giá cao về sự gắn bó với số phận của những ngƣời dân nghèo Hà Nội một thời tăm tối trƣớc năm 1945. Có thể thấy với tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm, phong cách của Nguyễn Đình Lạp đã đƣợc định hình trong lòng bạn đọc. 1 Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp nhằm khẳng định tài năng, những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp đối với thể loại phóng sự cũng nhƣ sự thành công của tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Đình Lạp là cây bút tài năng của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tuy là ngƣời đến sau, nhƣng ông đã kịp thời khẳng định mình với những tác phẩm có giá trị, thu hút độc giả ngay từ những ngày đầu ra mắt. Ra đi khi tuổi đời còn trẻ, Nguyễn Đình Lạp không để lại nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, với số lƣợng tác phẩm đã sáng tác và đƣợc biết đến cũng đủ để tạo nên sức hút cho tên tuổi của nhà văn. Hai trong số những tác phẩm có vai trò quan trọng trong thành công của Nguyễn Đình Lạp chính là Ngoại ô và Ngõ hẻm. Đây là những tác phẩm đƣợc sáng tác dựa trên bối cảnh của làng Bạch Mai - nơi ông sinh ra và lớn lên. Xung quanh hai tác phẩm này có khá nhiều ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả. Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đƣợc xem là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp. Ông đã dành bảy trang để giới thiệu nhà văn và cuốn tiểu thuyết Ngoại ô. Tác giả khẳng định: “Ngoại ô là một tiểu thuyết tả chân có khuynh hướng xã hội. Đó là một truyện cảm động, nhiều cảnh khổ của dân nghèo ngoại ô được tác giả tả rất kĩ” [21, 1009]. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp, nhà thơ Vũ Quần Phƣơng trong bài Vài ghi nhận bây giờ đọc lại Ngoại ô (1940 - 1941) của Nguyễn Đình Lạp lại cho thấy một góc nhìn khác về tác phẩm này. Đó là sự lƣu giữ những giá trị, những hình ảnh của một Hà Nội xƣa cũ, một Hà Nội mà những cái tốt đẹp bên trong con ngƣời “đang đấu tranh để chống lại kết cục bi thảm của Ngoại ô thưở ấy.” [16, 581]. Đặc biệt, nhà thơ còn nhìn ra tính 2 thời sự trong tác phẩm Ngoại ô và với tƣ cách là một ngƣời đi sau đọc lại tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp, ông đã tự rút ra cho mình đƣợc bài học trong sáng tác văn chƣơng. Đó là sự mở rộng mọi giác quan để đón nhận sự sống. Sự nghiên cứu của Vũ Quần Phƣơng - một tác giả thuộc thế hệ sau Nguyễn Đình Lạp về tác phẩm Ngoại ô cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ và giá trị bền vững của tác phẩm này. Trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Đình Lạp, tác giả Ngọc Hà cho rằng Ngoại ô và Ngõ hẻm là hai tiểu thuyết - phóng sự có giá trị đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Lạp (vì trƣớc khi trở thành nhà văn viết tiểu thuyết, Nguyễn Đình Lạp là nhà báo chuyên viết phóng sự). Đây là hai tác phẩm đƣa nhà văn trở thành cây bút có dấu ấn riêng ở thể loại tiểu thuyết trong trào lƣu văn học hiện thực thời kì 1941- 1945. Tác giả khẳng định: “Với hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyễn Đình Lạp xứng đáng là người hiếm hoi, sau Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố duy trì chuyên canh một loại hình văn học, góp phần vào sự phong phú và đa dạng của văn học Việt Nam hiện đại” [16, 556]. Trong bài viết Nhà văn của những thân phận hèn mọn, tác giả Bùi Hiển đã chỉ ra rằng: chỉ trong hai tác phẩm nhƣng Nguyễn Đình Lạp đã khắc họa đƣợc quá nhiều những cảnh ngộ bất hạnh, khốn cùng. Ấn tƣợng nổi bật vẫn là sự cảm thông, thƣơng cảm, tấm lòng ƣu ái của tác giả đối với những kiếp ngƣời cùng khổ, với xã hội “vừa siêng năng vừa cam chịu”. Đồng thời, Nguyễn Đình Lạp cũng bộc lộ thái độ phê phán của tác giả giống nhƣ thay lời bộc bạch của những nhân vật trong tác phẩm. Cùng quan điểm với các tác giả trên, Gs. Phong Lê trong bài viết Nguyễn Đình Lạp trong trào lưu văn học hiện thực 1941 - 1945 đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay đã nhận định: “Đặt bên cạnh những tên tuổi lớn như Kim Lân, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Đình Lạp cũng không kém sức vóc một chút nào, với 3 Ngoại ô và Ngõ hẻm như hai mái của một ngôi nhà, chụm vào nhau, trong đó trú ngụ bao thân phận, số phận của những kiếp người nghèo khổ” [16, 575]. Qua đó, đủ để ta thấy đƣợc giá trị của hai tác phẩm với sự nghiệp của Nguyễn Đình Lạp cũng nhƣ nền văn học nƣớc nhà. Đánh giá về tài năng của Nguyễn Đình Lạp, tác giả Lƣu Nguyễn trong bài Tưởng niệm nhà văn của giới cần lao đã nhận xét: “Đặc sắc và đóng góp của Nguyễn Đình Lạp đó là sự chuyên tâm hoặc chuyên canh cho thể loại phóng sự - tiểu thuyết, hoặc tiểu thuyết - phóng sự. Là sự kết hợp giữa sự thật của phóng sự và hư cấu của tiểu thuyết mà không gây nên cảm giác giả hoặc gượng, qua đó đem lại cho trào lưu hiện thực trước 1945 hai tác phẩm kết nối nhau trên sự khai thác chất liệu chính là đời sống tầng lớp dân nghèo ngoại ô Bạch Mai - nơi sinh của tác giả” [16, 579]. Khẳng định vai trò của hai tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ hẻm, trong bài Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả chân của Nguyễn Đình Lạp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định: “Trong dòng chảy văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1940 - 1945, cùng với Nguyên Hồng, Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Tô Hoài, với hai tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm Nguyễn Đình Lạp đã góp thêm một tiếng nói nghệ thuật có giá trị, khắc họa cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, quẩn quanh của người lao động trong một xã hội còn nhiều bất công, người bóc lột người, làm sáng lên những phẩm chất khỏe khoắn, lành mạnh, tiềm ẩn trong những con người lương thiện” [16, 592]. Gần đây, không chỉ có các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học quan tâm nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp mà có nhiều luận văn đã khai thác “nhà văn còn nhiều ẩn số” này. Tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai đã lựa chọn triển khai khóa luận với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp. Khóa luận đã một cái nhìn khá toàn diện về đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp (ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật) qua khảo sát hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ 4 hẻm, qua đó nhằm khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Lạp trong thể loại tiểu thuyết: Những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp cho kho tàng văn học Việt Nam qua hai tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm là những đóng góp có giá trị và đáng trân trọng. Nhìn lại các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Lạp từ trƣớc tới nay, chúng tôi thấy chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về sự nghiệp sáng tác văn học của ông. Hầu hết các bài viết mới dừng lại ở những ý kiến, những đóng góp của Nguyễn Đình Lạp về thể loại phóng sự. Tìm hiểu đề tài Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp là một việc làm thiết thực và ý nghĩa để có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp nói riêng và văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Nhƣ tên gọi của đề tài này, chúng tôi hƣớng tới mục đích sau: - Từ bối cảnh xã hội, chúng tôi làm rõ bức tranh hiện thực đời sống dân nghèo thành thị trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. - Khẳng định tài năng của Nguyễn Đình Lạp về thể loại tiểu thuyết và những đóng góp của ông về đề tài dân nghèo thành thị trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận của chúng tôi hƣớng tới nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Chỉ ra một số phƣơng diện nội dung thể hiện đề tài dân nghèo thành thị: hiện thực đời sống, hiện thực con ngƣời với những số phận bất hạnh, khao khát cuộc sống mới tốt đẹp hơn. - Chỉ ra một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện đề tài dân nghèo thành thị: nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… 5 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Dân nghèo thành thị trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp - Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi khảo sát qua hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp phân tích, bình giảng 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về đề tài dân nghèo thành thị trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Chƣơng 2: Một số phƣơng diện nội dung thể hiện trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp. Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp. 6 NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội Văn học chính là tấm gƣơng phản ánh hiện thực và chịu tác động từ hiện thực. Một khuynh hƣớng sáng tác bao giờ cũng xuất hiện trên cơ sở những tiền đề xã hội cụ thể. Văn học hiện thực phê phán cũng hình thành và phát triển dƣạ trên một tiền đề lịch sử, xã hội nhất định. Đây là giai đoạn đất nƣớc ta chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Chúng đã hai lần khai thác thuộc địa trên đất nƣớc ta, đẩy nhân dân ta lún sâu vào cảnh bần cùng. Chúng tăng cƣờng bóc lột để bù đắp những thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Dần dần, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột nhân dân ta đến tận xƣơng tủy, đẩy họ vào cảnh bần cùng hóa, lƣu manh hóa. Đồng thời, chúng tiến hành các chính sách ngu dân và trụy lạc hóa thanh niên. Vì ảnh hƣởng của những chính sách ấy mà ở các thành thị, các phòng hát, phòng trà, phòng nhảy, nhà chứa mọc lên nhƣ nấm phục vụ cho những cuộc ăn chơi trụy lạc. Phong trào “Âu hóa” lan tràn nhanh nhƣ một bệnh dịch, thu hút một bộ phận lớn tầng lớp thanh niên lao vào những cuộc chơi, chạy theo những thú vui, lối sống hƣ hỏng. Xã hội thực dân phong kiến hình thành những mâu thuẫn, xung đột gay gắt. Địa chủ, cƣờng hào tiếp tay cho thực dân ra sức đè nén, áp bức, bóc lột nhân dân. Một bộ phận không nhỏ ngƣời dân buộc phải di dân lên thành phố, định cƣ ở vùng ngoại ô, làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Trong bối cảnh đó, văn học hiện thực phê phán ra đời. Nó phản ánh hiện thực xã hội một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất và chân thực nhất. Các nhà văn thuộc trào lƣu hiện thực phê phán: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng... đã dùng ngòi bút nhƣ một vũ khí chiến đấu đắc lực, nói thay tiếng nói của những ngƣời dân lao khổ. Những vẫn đề đƣợc các 7 nhà văn quan tâm phản ánh là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, cuộc sống nghèo khổ của giai cấp nông dân, cuộc sống xa hoa, trụy lạc của một bộ phận tầng lớp thanh niên, cuộc sống của ngƣời lao động nghèo… Dân nghèo thành thị cũng là một trong những đề tài đƣợc nhiều nhà văn khai thác và phản ánh. Nhƣ vậy, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mảnh đất màu mỡ ƣơm mầm cho mảng đề tài dân nghèo thành thị giai đoạn 1930 - 1945 phát triển mạnh mẽ hứa hẹn cho ra đời những tác phẩm có giá trị, tiêu biểu phải kể đến những sáng tác của Nguyễn Đình Lạp. 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Lạp 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Đình Lạp có bút danh là Yến Đình, Song Dực. Ông sinh ngày 19 - 9 - 1913 trong một gia đình có truyền thống yêu nƣớc tại làng Bạch Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là phố Bạch Mai thuộc quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội). Ông nội của Nguyễn Đình Lạp là Nguyễn Đình Phúc, một trí sĩ đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Chú ruột của ông là Nguyễn Phong Sắc, từng giữ chức vụ Ủy viên trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Trong gia đình có truyền thống Cách mạng, Nguyễn Đình Lạp cũng sớm đƣợc bồi dƣỡng tình yêu nƣớc. Đồng thời, vốn có tƣ chất thông minh, lại ham học hỏi, Nguyễn Đình Lạp sớm thể hiện khả năng văn chƣơng hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Lớn lên ở chốn Hà thành nhiều cạm bẫy, ăn chơi trụy lạc nhƣng Nguyễn Đình Lạp không chỉ tự định hƣớng đúng đắn cho bản thân mình đi theo con đƣờng Cách mạng mà còn nuôi dạy đƣợc các em nên ngƣời. Sau khi học hết bậc trung học, ông chuyển sang làm báo, viết văn từ năm 1933, nhƣng phải mãi tới năm 1936 mới đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Ông tham gia hoạt động cách mạng cùng với một số đồng nghiệp và từng có mặt trong đoàn nghệ sĩ Nam tiến vào mặt trận liên khu V. Năm 8 1946, Nguyễn Đình Lạp là một trong những nhà văn đầu tiên vào quân đội tham gia Hội Văn nghệ liên khu IV. Ông đảm nhận vai trò là ngƣời phụ trách văn nghệ phòng chính trị đại đoàn 304. Cũng trong thời kì này ông làm giảng viên môn học phóng sự của nhiều khóa văn nghệ kháng chiến khu IV mở tại Thanh Hóa. Năm 1950, Nguyễn Đình Lạp đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Ngày 24 - 4 - 1952, Nguễn Đình Lạp đã trút hơi thở cuối cùng sau một cơn bệnh nặng tại quân y viện 32 ở Thanh Hóa khi mới chỉ 39 tuổi. Sự ra đi của Nguyễn Đình Lạp để lại nhiều nuối tiếc cho bạn bè, gia đình và rất nhiều độc giả yêu mến tài năng, phong cách nghệ thuật của tác giả. 1.2.2. Sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Lạp đƣợc biết đến là cây bút phóng sự tài ba trong nền văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn cho sự phát triển và mở rộng của thể phóng sự. Ra đi ở tuổi 39, Nguyễn Đình Lạp vẫn còn nhiều điều ấp ủ, nhiều dự định. Tuy số lƣợng tác phẩm để lại không nhiều, nhƣng mỗi tác phẩm của Nguyễn Đình Lạp đều có giá trị nhất định trên văn đàn. Ông đƣợc ví nhƣ ngƣời hát bè trầm trong dòng chảy văn học Việt Nam, nhƣng vắng ông, bức tranh văn học hiện thực sẽ đơn điệu, thiếu mất chiều sâu. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, quan niệm của Nguyễn Đình Lạp về phóng sự rất rõ ràng: “phóng sự là một lợi khí sắc bén” có thể “ghi chép đầy đủ, nóng hổi sự sống…” [9, 794]. Thời kì này, ông bắt đầu viết với những phóng sự ngắn đăng trên báo Bắc Hà năm 1937 nhƣ: Hà Nội, Giao thừa, Đi ở. Sau đó tiếp tục với một loạt tác phẩm phóng sự dài nhƣ Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Từ ái tình đến hôn nhân (1937), Cường hào (1938) đƣợc đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ năm, Ích hữu Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông vừa làm việc trong quân đội, vừa bắt tay vào viết hai cuốn phóng sự dài Cảnh Dương chiến đấu và Thôn 9 Lệ Sơn. Tài liệu dùng để sáng tác đƣợc chính Nguyễn Đình Lạp ghi chép và sƣu tầm từ thực tế sống và chiến đấu gian khổ trong những năm trƣớc Cách mạng. Nhƣng vì điều kiện in, ấn lúc bấy giờ khó khăn nên hai tác phẩm này không đƣợc phổ biến rộng rãi. Đầu những năm 1940, Nguyễn Đình Lạp chuyển sang viết tiểu thuyết bởi ông nhận ra “Tiểu thuyết là một nghệ thuật rộng rãi và nhiệm mầu hơn phóng sự. Chỉ có tiểu thuyết mới ghi nổi u uẩn sâu kín nhất của con người và những quan hệ vô cùng phức tạp, phiền phức của xã hội” [9, 793]. Với hai tiểu thuyết để lại dấu ấn với ngƣời đọc: Ngoại ô (1941) và Ngõ hẻm (1943) thì Nguyễn Đình Lạp lại càng thu hút sự quan tâm chú ý của ngƣời đọc. Năm 1951 - 1952, Nguyễn Đình Lạp đƣợc biệt phái về công tác ở Hà Nội, đây là cơ hội để nhà văn tìm hiểu thêm về con ngƣời Hà Nội trong kháng chiến - những con ngƣời đã từng in đậm trong nhiều sáng tác trƣớc cách mạng của ông. Thời kỳ này, ông đã tham gia một số công tác và viết một số điển hình của ngành công an Hà Nội. Trong đó có truyện ngắn Chiếc vali trên tàu AmiôĐanhvin (1951) có thể xem là sáng tác cuối cùng của ông. Nguyễn Đình Lạp là một cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy sống cuộc đời ngắn ngủi nhƣng ông đã đề lại sự nghiệp văn chƣơng có giá trị, đặc biệt là với thể loại phóng sự. Với những tác phẩm dồi dào chất sống, giàu tính nhân bản, có những tìm tòi độc đáo, mới mẻ trong cách thể hiện, tác giả đã gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ trong lòng ngƣời đọc. 1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp trong dòng chảy đề tài đô thị nửa đầu thế kỉ XX Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đón nhận sự ra đời của một trào lƣu văn học mới - văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 với sự phát triển mạnh mẽ của nó trên mọi phƣơng diện, tất cả thể loại. Trong đó có thể loại tiểu thuyết. 10 Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 chứng kiến sự xuất hiện và trƣởng thành của những cây bút tài năng của nền văn học hiện đại nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng. Nói về đề tài sáng tác ở giai đoạn này, một trong những mảng hiện thực thu hút nhiều tác giả lựa chọn khai thác chính là đề tài đô thị. Ta có thể kể đến một số cây bút tiêu biểu nhƣ: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thạch Lam, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh... Góp mặt trong dòng chảy mạnh mẽ ấy, Nguyễn Đình Lạp cũng đã có những đóng góp và để lại dấu ấn quan trọng. Nguyễn Đình Lạp đến với văn học từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhƣng chỉ tính riêng thể loại tiểu thuyết, phải đến cuối trào lƣu văn học này, ông mới đƣợc biết đến với hai tiểu thuyết đầu tay Ngoại ô, Ngõ hẻm. Tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời hai tác phẩm này đã gây đƣợc sự chú ý của độc giả và giới phê bình, góp phần lớn vào sự thành công của tác giả. Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Đình Lạp không phải ngƣời mở đầu, khơi nguồn nhƣ Nam Cao, không đạt đỉnh cao nhƣ Vũ Trọng Phụng nhƣng “kịp thời làm đông đảo đội ngũ nhà văn hiện thực phê phán 1930 - 1945 và xứng đáng sánh vai với Nguyên Hồng, Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài” (Nguyễn Thị Bích Thu). Đánh dấu tên tuổi của Nguyễn Đình Lạp trong thể loại tiểu thuyết là hai tác phẩm Ngoại ô, Ngõ hẻm. Hai tác phẩm này đã miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ của dân nghèo thành thị nói chung và dân nghèo thành thị Hà Nội nói riêng. Thông qua đó, tác giả thể hiện tấm lòng nhân đạo đối với những kiếp ngƣời nghèo khổ, cơ cực, bế tắc và những quan niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Cách mạng, nên Nguyễn Đình Lạp sớm tiếp thu đƣợc những tƣ tƣởng tiến bộ. Hơn nữa, nhà của ông nằm trên phố Bạch Mai, trƣớc kia là phố của ngƣời lao động ở ngoại thành Hà Nội. Vì vậy, ông có cơ hội gần gũi, tiếp xúc với họ, đặc biệt là những ngƣời 11 lao động nghèo. Từ đó, nhà văn thấu hiểu đƣợc cuộc sống vất vả, bấp bênh, cực nhọc của những con ngƣời ấy, cùng đau trƣớc nỗi đau của họ. Có lẽ, cũng chính vì điều này mà Nguyễn Đình Lạp đƣợc gọi là “nhà văn của dân nghèo ngoại ô Hà Nội”, xứng đáng với nhận xét của PGS.TS Lê Thị Đức Hạnh: “Trên phương diện thể loại tiểu thuyết nói về dân nghèo thành thị chỉ có Ngoại ô và Ngõ hẻm”. Hai tiểu thuyết Ngoại ô, Ngõ hẻm đã khẳng định tài năng của ông trong việc khai thác đề dân nghèo nói chung và dân nghèo thành thị nói riêng. Mỗi cuộc đời, mỗi số phận mà tác giả xây dựng trong hai tác phẩm này đều có sức ám ảnh ghê gớm. Nó vừa điển hình chung cho những số phận của dân nghèo trong xã hội cũ, vừa thể hiện đƣợc những khám phá, phát hiện riêng độc đáo, mang đậm tính nhân văn của Nguyễn Đình Lạp. Có thể nói, Nguyễn Đình Lạp là một cây bút tài năng trong văn học Việt Nam cũng nhƣ văn học hiện thực phê phán. Tuy không phải là một tên tuổi lớn nhƣ : Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… nhƣng ông đã góp một tiếng nói độc đáo cho nền văn học nƣớc nhà. 12 Chƣơng 2 . MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN ĐỀ TÀI DÂN NGHÈO THÀNH THỊ TRONG TÁC PHẨM NGOẠI Ô VÀ NGÕ HẺM CỦA NGUYỄN ĐÌNH LẠP 2.1. Hiện thực đời sống 2.1.1. Miêu tả cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người lao động Trong văn học giai đoạn 1930 - 1945, đã có nhiều nhà văn khai thác hiện thực cuộc sống ở thành thị: nói về ngƣời trí thức tiểu tƣ sản thành thị thì có Sống mòn của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng, Sống nhờ, Một thiếu niên của Mạnh Phú Tƣ; phản ánh cái xô bồ của xã hội tƣ sản thành thị thì có Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp góp thêm tiếng nói mới về đề tài dân nghèo thành thị. Thực sự, ông đã khai thác rất thành công ở mảng đề tài này, thể hiện cảm hứng mãnh liệt của nhà văn về cuộc sống, con ngƣời ven đô. Không tìm kiếm ở đâu xa, Nguyễn Đình Lạp quay về “canh tác” trên chính mảnh đất mà ông đã sinh ra và lớn lên. Hơn nơi nào hết, đối với nhà văn thì quê hƣơng chính là nơi nuôi dƣỡng tâm hồn, là ngọn nguồn của cảm xúc. Cũng vì tiếp xúc, gắn bó nhiều mà Nguyễn Đình Lạp am hiểu, đồng thời cũng thấu hiểu hết thảy những nỗi khổ từ cuộc sống cơ cực, nghèo khổ và số phận bế tắc nơi đây. Có lẽ, chính vì thế mà những trang văn của ông miêu tả hiện thực cuộc sống ấy của ngƣời dân lao động trở nên chân thực và ám ảnh đến vậy. Ngay mở đầu tác phẩm Ngoại ô, Nguyễn Đình Lạp đã đƣa ngƣời đọc đến với khung cảnh mƣu sinh đầy nhọc nhằn, vất vả của những ngƣời dân ở phố Vạn Thái. Những con ngƣời nghèo khổ ấy, vẫn “cần mẫn trong lúc đêm khuya. Giờ mà xã hội loài người cần phải yên giấc để lấy lại sức mà vật lộn 13 với cuộc sống ngày hôm sau” [9, 38]. Họ tập hợp về đây, mỗi ngƣời mỗi cảnh đời riêng, tƣởng chừng nhƣ rời rạc nhƣng hóa ra lại có sự gắn kết chặt chẽ bởi họ có cùng chung một mục đích là kiếm sống. Mỗi nhân vật đƣợc Nguyễn Đình Lạp khắc họa bằng những nét riêng, tạo nên một bức tranh hiện thực đời sống sinh động, phong phú, chân thực với đủ các kiểu ngƣời. Từ bác phu xe ế khách, bác hàng cà phê, bác bán phở, bác bán giò chả, mụ hàng rong… Tất cả hiện lên với vẻ nghèo nàn, tàn tạ với số hàng, vốn liếng ít ỏi nhƣng với họ là cả gia tài. Bởi cuộc sống quá khó khăn, nên họ phải tần tảo, vất vả khuya sớm, thậm chí giành giật để có đƣợc “miếng ăn”. Dƣờng nhƣ hẹn trƣớc, giờ đó, lúc đó, họ cùng nhau bắt đầu phiên bán hàng đêm khuya. Dù mệt mỏi, nhƣng chỉ một trận gió thổi qua cũng đủ để “đánh thức những linh hồn mệt mỏi bị đêm trường đè trĩu trên vai” [9, 135]. Và sau đó, những tiếng rao bắt đầu cất lên trong đêm khuya vắng. Càng đi sâu vào tác phẩm, ngƣời đọc càng thấm thía nỗi cơ cực, lầm than của những con ngƣời lao động nghèo khổ ấy qua những không gian trú ngụ của họ. Không gian nghèo nàn lặp đi lặp lại trong tác phẩm giống nhƣ một sự ám ảnh trở đi trở lại về cái nghèo, sự bế tắc, ngột ngạt. Đọc tiểu thuyết Ngoại ô, ta ấn tƣợng sâu sắc với những trang văn miêu ngôi nhà của gia đình bác Vuông, bác phở Mỗ, Nhớn. Khung cảnh ngôi nhà nhỏ của gia đình bác Vuông đƣợc miêu tả cụ thể, tỉ mỉ từng chi tiết. Đó là một căn nhà tranh lụp xụp bên trong xóm hàng Mã, nằm cạnh một cái hồ quanh năm nƣớc đen xì, hôi thối.Căn nhà vừa thấp, vừa hẹp, ánh sáng chiếu vào yếu ớ, trong nhà lúc nào cũng bốc lên một mùi ẩm thấp. Trƣớc nhà có một cái sân nhƣng chỉ rộng bằng cái nia, bầy nhiều chum vại. Gia đình bác phở Mỗ cũng không khá hơn: chỗ bác ở là “Dãy nhà lá lụp xụp…dài tới ba mươi gian áp lưng vào tường gạch Văn Chỉ và nhìn thẳng ra một cái ao bèo. Mỗi gian là một chủ, có khi tới hai hay ba chủ chung nhau thuê. Thôi thì đủ các hạng người: thợ nhà máy, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan