Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn dấu ấn folklore tày nùng trong thơ dương thuấn...

Tài liệu Luận văn dấu ấn folklore tày nùng trong thơ dương thuấn

.PDF
134
122
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******** TRƢƠNG HỒNG THÖY DẤU ẤN FOLKLORE TÀY - NÙNG TRONG THƠ DƢƠNG THUẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******** TRƢƠNG HỒNG THÖY DẤU ẤN FOLKLORE TÀY - NÙNG TRONG THƠ DƢƠNG THUẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Chí Quế HÀ NỘI – 2015 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Chí Quế. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Trương Hồng Thúy LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Chí Quế - người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, khoa Sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Dương Thuấn – đã tạo điều kiện và chỉ bảo cho tôi rất nhiều. Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 25 thág 10 năm 2015 Tác giả Trương Hồng Thúy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2 III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ................................................................................2 IV. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu. .........................................................................3 V. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4 VI. Bố cục. ..................................................................................................................4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀY – NÙNG VÀ FOLKLORE TÀY – NÙNG. ............................................................................................................5 1.1. Tổng quan về tộc ngƣời Tày – Nùng ở Việt Nam. ...........................................5 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội, cảnh quan thiên nhiên và lịch sử tộc người. ...................................................................................................... 5 1.1.2. Nghệ thuật tạo hình dân gian. ...........................................................................9 1.1.3. Nghệ thuật biểu diễn dân gian. ........................................................................15 1.1.4. Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội và phong tục tập quán. ......................................20 1.1.5. Văn học dân gian. ............................................................................................24 1.2. Folklore dân tộc Tày – Nùng. .........................................................................35 1.2.1. Khái niệm Folklore. ........................................................................................35 1.2.2. Folklore dân tộc Tày – Nùng. .........................................................................40 Tiểu kết. ....................................................................................................................41 CHƢƠNG 2. DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN GIAN TÀY – NÙNG TRONG THƠ DƢƠNG THUẤN. ...................................................................................................43 2.1. Khái quát thơ ca Tày – Nùng thời kì hiện đại. ..............................................43 2.2. Dƣơng Thuấn – cuộc đời và sự nghiệp. .........................................................48 2.3. Khái niệm văn hóa. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. ........................51 2.3.1. Khái niệm văn hóa. .........................................................................................51 2.3.2 Mối quan hệ văn hóa – văn học .......................................................................52 2.4. Dấu ấn văn hóa dân gian Tày Nùng trong thơ Dƣơng Thuấn. ....................54 2.4.1. Hình ảnh núi rừng và con người miền núi trong thơ Dương Thuấn ...............54 2.4.2. Những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn. ........................................................................................................................68 Tiểu kết………...……………………………………………………………82 CHƢƠNG 3. DẤU ẤN NGỮ VĂN DÂN TỘC TÀY – NÙNG TRONG THƠ DƢƠNG THUẤN......................................................................................................83 3.1. Ngôn ngữ diễn đạt ............................................................................................83 3.2. Thể thơ ..............................................................................................................92 3.3. Dấu ấn của các loại thể văn học dân gian Tày – Nùng trong thơ Dƣơng Thuấn........................................................................................................................93 3.3.1. Cao dao – thành ngữ - tục ngữ . ......................................................................94 3.3.2. Dân ca dân gian dân tộc Tày Nùng. ..............................................................100 3.3.3. Truyện cổ tích – Sự tích – Truyền thuyết – Huyền thoại. .............................108 3.3.4. Các thể loại khác. ..........................................................................................111 Tiểu kết…………………………………………………………………….114 KẾT LUẬN ............................................................................................................117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................119 PHỤ LỤC. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Dương Thuấn đã trở thành một cái tên quen thuộc và ấn tượng trên thi đàn Việt Nam bởi ông có một hồn thơ độc đáo, khỏe khoắn và dung dị, nhưng trên hết, bởi ông là một nhà thơ dắn bó, thủy chung với dân tộc và quê hương mình. Thơ của Dương Thuấn có bản sắc độc đáo, được rất nhiều độc giả yêu mến. Thật may mắn là chúng ta đã và đang có một đội ngũ các nhà thơ thật sự gắn bó và tâm huyết với bản sắc văn hóa dân tộc mình, họ luôn trăn trở, day dứt trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy và giới thiệu với các dân tộc anh em trong nước, cũng như với thế giới những cái hay, cái đẹp của dân tộc mình. Bằng tất cả sự tài năng và nhiệt huyết, họ đã có những đóng góp lớn lao đối với văn học dân tộc thiểu số nói riêng và đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Dương Thuấn là một nhà thơ tiêu biểu như thế. Bên cạnh tên tuổi của các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc như Nông Quốc Chấn, Hoàng Văn Thụ, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Y Phương, thì Dương Thuấn đã khẳng định được chỗ đứng của mình bằng những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Nhà thơ Dương Thuấn sinh năm 1959, tại Bắc Kạn. Ông là người dân tộc Tày, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Dương Thuấn từng được trao Giải A Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992 và hàng chục giải thưởng của các cuộc thi thơ trên các báo, tạp chí, nhà xuất bản của trung ương, các tổ chức quốc tế... Ông đã có hơn 20 tác phẩm được in và chủ biên khoảng 30 đầu sách. Đáng chú ý, tuyển tập Dương Thuấn vừa được tổ chức Guiness Việt Nam công nhận 2 kỷ lục: Bộ sách song ngữ Tày – Việt đầu tiên và Bộ Tuyển tập thơ dày nhất Việt Nam (hơn 2000 trang, gồm 3 tập). Thuộc thế hệ kế tiếp đội ngũ các nhà thơ dân tộc có tên tuổi vững chắc, Dương Thuấn đã tiến thêm một bước đến gần hơn với độc giả trẻ, bởi thơ Dương Thuấn rất gần gũi, thân thuộc, đồng cảm với những người trẻ tuổi, do đó mà thơ ông được đông đảo bạn đọc trẻ yêu mến. 1 Dấu ấn folklore Tày – Nùng in đậm tạo nên phong cách riêng cho thơ Dương Thuấn, vừa dồi dào chất liệu văn hóa dân gian, vừa đậm đà hương vị văn học dân gian dân tộc. Thơ ông như chính con người ông, đối với quê hương như bát nước đầy, thủy chung đầu cuối, gắn bó sắt son, chân thành, đằm thắm. Đọc thơ Dương Thuấn mà ngỡ như tìm lại được lời ru của bà của mẹ vương vít trên nương hay văng vẳng đâu đây trong nhà sàn những đêm cả nhà quây quần bên bếp lửa. Nhịp thơ như nhịp cây đàn tính quê hương, tiếng thơ như tiếng Lượn, tiếng Sli, hồn thơ như hồn dân tộc, càng đi xa càng muốn về gần. Trong thời đại hội nhập ngày nay, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển vượt bậc của kinh tế - xã hội và những đổi thay lớn lao của thời cuộc đã tác động mạnh mẽ và làm biến đổi nhiều mặt của đời sống xã hội cũng như đời sống văn hóa truyền thống, thì những gì thơ Dương Thuấn đã đem lại càng trở nên đáng trân quý, nâng niu. Là một đứa con dân tộc Tày – Nùng của núi rừng Việt Bắc, lớn lên và chứng kiến nhiều giá trị truyền thống của dân tộc mà mình hằng yêu mến, tự hào đang dần mai một, đang dần mất đi, thì đối với cá nhân tôi, những thứ mà nhà thơ Dương Thuấn đang cố gắng, nỗ lực giữ gìn, bảo tồn cũng chính là những điều tôi muốn làm nhưng khả năng của bản thân còn hạn chế, bằng sự ngưỡng mộ và kính trọng sâu sắc, tôi đã chọn “Dấu ấn folklore Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. II. Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ Dương Thuấn, chúng tôi muốn làm rõ những dấu ấn của folklore Tày – Nùng trong thơ ông để thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và văn học truyền thống dân tộc trong quá trình sáng tác của tác giả, qua đó khẳng định những đóng góp của Dương Thuấn trong việc bảo lưu, giữ gìn những nét đẹp của folklore dân tộc. III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Lịch sử nghiên cứu ảnh hưởng Folklore trong văn học viết: Folklore trong văn học viết đã được khá nhiều nhà nghiên cứu trong nước chú ý đến. Tuy chưa có một công trình nào thật sự vĩ mô, nhưng cũng đã có một số lượng khá phong phú những bài nghiên cứu trên các tạp chí có đề cập đến folklore trong văn học viết, tiêu 2 biểu có thể kể ra như Lê Kinh Khiêm với bài viết nghiên cứu về quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa, in trên tạp chí Văn học, số 1, năm 1980; Chu Xuân Diên với bài viết Nhà văn và sáng tác dân gian trên Tạp chí Văn học, số 1, năm 1981; Bùi Nguyên với bài viết Âm vang tục ngữ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi trên Tạp chí văn học; hay Đặng Thanh Lê với bài viết Văn hóa dân tộc qua bài thơ Mời Trầu – Hồ Xuân Hương; Nguyễn Thế Việt với bài viết Từ kiệt tác Truyện Kiều nghĩ về quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết… Và một số sách như cuốn tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam hiện đại của Vũ Quang Trọng, Nxb Khoa học xã hội, 1990; Cuốn M.Gorki và văn nghệ dân gian của Hồ Sĩ Vịnh, Nxb Văn hóa Thông tin… Nhìn chung, các bài nghiên cứu đều tập trung làm bật lên yếu tố folklore trong các tác phẩm văn học viết, qua đó khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt của folklore trong văn học thành văn. Lịch sử nghiên cứu ảnh hưởng của Floklore Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn: Dương Thuấn là một nhà thơ dân tộc Tày có dấu ấn riêng biệt trong văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các thi phẩm của Dương Thuấn. Trong đó có giá trị hơn cả là các bài viết trong cuốn “ Dương Thuấn - Hành trình từ Bản Hon” do thạc sĩ Đỗ Thị Thu Huyền tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2009. Cuốn sách này đã tập hợp gần 50 bài viết của các nhà phê bình. Cái tên Dương Thuấn còn được nhắc đến nhiều trong những công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số và là đối tượng trong một số bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận, đánh giá, đề cập đến một vài tác phẩm, vài khía cạnh cụ thể chứ chưa có một công trình nào đi sâu khảo sát, nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về những ảnh hưởng của folklore Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn. IV. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là toàn bộ những sáng tác của Dương Thuấn, nhưng do khuôn khổ hạn chế của bài viết, chúng tôi tập trung đi sâu vào khai thác những tác phẩm mang đậm dấu ấn folklore Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn. 3 V. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu: kế thừa những công trình nghiên cứu, những bài viết, luận văn, các bài báo, tạp chí và các tài liệu online, chúng tôi tiến hành tra cứu và phân tích tài liệu, sàng lọc những vấn đề có liên quan và những tài liệu này cũng chính là tiền đề khoa học gợi mở, tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này. Phương pháp liên ngành: Nghiên cứu văn học không thể nào tách rời với nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là dấu ấn văn học dân gian lại mang dấu ấn văn hóa dân gian sâu sắc. Vì vậy, bài viết soi chiếu các vấn đề văn học dưới góc nhìn văn hóa dân tộc để thấy được đầy đủ toàn diện các khía cạnh của vấn đề ở các phương diện khác nhau. Phương pháp thi pháp học: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhằm khám phá những nét đẹp về hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cũng như làm bật lên những ảnh hưởng của thi pháp văn học dân gian truyền thống dân tộc Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp… với các mức độ khác nhau trong bài viết này. VI. Bố cục. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tham khảo và phụ lục thì luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan về dân tộc Tày –Nùng và Folklore Tày – Nùng. Chương 2. Dấu ấn văn hóa dân gian Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn. Chương 3. Dấu ấn ngữ văn dân tộc Tày – Nùng trong thơ Dương Thuấn. 4 PHẦN NỘI DUNG. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC TÀY – NÙNG VÀ FOLKLORE TÀY – NÙNG. 1.1. Tổng quan về tộc ngƣời Tày – Nùng ở Việt Nam. 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội, cảnh quan thiên nhiên và lịch sử tộc người. 1.1.1.1 Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội và cảnh quan thiên nhiên. Người Tày – Nùng ở Việt Nam hiện có khoảng 2.333.926 người (theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999, trong đó người Tày chiếm 1.477.514 người, người Nùng chiếm 867.412 người), là dân tộc thiểu số có số dân đông đảo nhất, cư trú rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là Đông Bắc, mật độ dày đặc nhất ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn… Đây là nơi có địa hình dạng cánh cung với những dãy núi đá vôi trung bình và thấp, đan xen vào đó là các thung lũng hẹp, khí hậu mát mẻ, có mùa đông lạnh, sinh giới phong phú, đa dạng về chủng loại. Cảnh quan gắn liền với đồi núi, cỏ cây, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ dẫu nhiều nơi đã bị tàn phá, khai thác phục vụ cho những mục đích khác nhau của con người. Người Tày – Nùng tụ cư chủ yếu ở các thung lũng quanh chân núi - nơi đất đai thổ nhưỡng tương đối màu mỡ, có nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, còn phía trên sườn núi hay đỉnh núi cao là nơi sinh sống của đồng bào Dao, H’mông. Đặc trưng sinh thái tộc người này đã được hình thành và ổn định từ rất lâu, trải qua nhiều thế hệ, tạo nên truyền thống ứng xử với môi trường và những tri thức bản địa hết sức phong phú, đa dạng. Người Tày, Nùng là các tộc người thung lũng, phân biệt với các tộc người sinh sống ở rẻo giữa và rẻo cao. [41] .Sau 1975, một bộ phận đồng bào Tày, Nùng tới hơn mấy chục ngàn người di cư vào phía Nam, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum… đây là sự kiện mang tính bước ngoặt trong việc mở rộng địa bàn cư trú của người Tày, Nùng từ vùng thung lũng miền núi phía Bắc đến miền sơn nguyên đất đỏ phía Nam. 5 Thiên nhiên núi rừng có nhiều ưu đãi, đem đến những tiềm năng kinh tế to lớn về cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp nặng và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. Người Tày - Nùng đã biết cách thích ứng, và phát triển trong điều kiện tự nhiên như vậy, tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về phương pháp và trình độ nên chưa khai thác một cách triệt để và có hiệu quả nhất những lợi thế ở địa bàn cư trú và đôi khi có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Bên cạnh những ưu đãi, thuận lợi thì thiên nhiên cũng là một thử thách với đời sống của họ. Các thiên tai tự nhiên do hệ quả xấu của những hành động tàn phá môi trường của con người như xói mòn đất đai, lũ lụt, hạn hán, sương giá, cùng với địa hình không bằng phẳng nhiều dốc đứng làm hạn chế về giao thông… đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế của đồng bào Tày - Nùng. 1.1.1.2. Về nguồn gốc, lịch sử dân tộc Tày – Nùng. Tày, Nùng là hai tộc người có nhiều nét tương đồng do có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa rất mạnh mẽ, sâu sắc lẫn nhau, đồng thời, lại có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến văn hóa của cộng đồng các dân tộc cùng cộng cư. Trong suốt chiều dài lịch sử, hai tộc người Tày – Nùng chia sẻ với nhau địa bàn sinh sống, họ sống đan cài xen lẫn nhau, có tác động qua lại lẫn nhau trong nhiều mặt của đời sống lao động và đời sống văn hóa. Người Tày – Nùng tuy về ngôn ngữ có đôi chút khác biệt, nhưng họ đều có thể dễ dàng nghe hiểu được nhau, thậm chí, họ còn cùng nhau sáng tạo ra nhiều giá trị chung mang đậm bản sắc của cả hai dân tộc. Người Tày – Thái cổ có mặt ở vùng Đông Bắc Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỉ I trước Công nguyên. Các truyền thuyết Pú Lương Quân, Cẩu Chủa Cheng Vùa nói về sự có mặt của họ từ những thời kỳ xa xưa ở Việt Nam và những công tích của họ trong xây dựng đất nước. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, do chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác, họ đã dần dần bị phân hóa, trở thành những bộ phận cư dân khác nhau. Trong cộng đồng người Tày hiện nay, còn bao gồm cả một bộ phận người Việt từ vùng đồng bằng lên miền núi (quan lại triều đình lên trấn ải biên cương, theo chế độ lưu quan…) qua nhiều thế hệ đã bị Tày hóa. 6 Người Tày cổ đã cùng với người Việt cổ dựng nên nhà nước Âu Lạc và theo truyền thuyết của người Tày ở vùng Cao Bằng thì An Dương Vương Thục Phán chính là người Tày cổ. Trong cuốn Văn hóa dân gian Tày Nùng ở Việt Nam, nhóm các nhà nghiên cứu do Hà Đình Thành chủ biên [41] có giải thích về nguồn gốc tên gọi dân tộc Tày Nùng như sau: Tày là tên gọi có từ lâu đời, có nguồn gốc chung với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái – Choang ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á như Tai, Tay, Táy, Thai… đều có nghĩa chung là “người”. Người Tày ở Việt Nam còn có tên gọi khác là Thổ, có nghĩa là người vốn ở đất này từ lâu, nên những người tới sau gọi họ là Thổ (thổ trước), tuy nhiên, tộc danh này không chỉ có ở người Tày mà còn là tên gọi của một số cư dân bản địa khác. Tộc danh Nùng có thể có nguồn gốc từ tên dòng họ Nùng, một dòng họ có thể lực ở Tả Giang và Hữu Giang tỉnh Quảng Tây thời nhà Đường. Nếu ở người Tày hầu như không có sự phân biệt rõ rệt giữa các nhóm địa phương thì ở người Nùng điều này là nét nổi bật. Hiện tại nếu căn cứ vào tên gọi của các nhóm người Nùng có thể phân chia thành 2 loại: a/ Loại tên gọi căn cứ vào đặc trưng trang phục thường do những người láng giềng của họ gọi, như Nùng Khen Lài (người Nùng mặc áo có các khoanh vải màu), Nùng Hu Lài (người Nùng đội khăn chàm có đốm trắng), Nùng Slử Tỉn (người Nùng mặc áo ngắn chấm mông)… b/ Loại tên gọi theo địa danh, nơi họ sinh sống trước khi di cư tới Việt Nam, như: Nùng An (từ châu An Kết), Nùng Inh (từ châu Long Anh), Nùng Phàn Slình (từ châu Vạn Thành), Nùng Cháo (từ Long Châu), Nùng Quý Rịn (từ Quy Thuận), Nùng Lòi (từ châu Hạ Lôi)… Ngoài ra còn có các tên gọi khác mà giới khoa học chưa xác định được nguồn gốc, như: Nùng Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xin, Nùng Viền, Nùng Chủ… Rõ ràng, các tên gọi kể trên hình thành trong quá trình phân hóa cộng đồng người Nùng (nằm trong khối Nam Choang), khi họ di cư theo những con đường khác nhau, vào các thời điểm khác nhau tới Việt Nam. Khi tới Việt Nam, họ lại sống tách biệt, xen cài với các tộc bản địa, nên được các cư dân bản địa gọi với các tên gọi khác nhau.(…) 7 Mặc dù có cùng nguồn gốc từ xa xưa, nhưng trong quá trình phát triển đã tách thành hai tộc người riêng. Tuy nhiên, ít nhất từ hai trăm năm này, hai tộc người này đã cùng sống chung xen cài ở vùng Việt Bắc, nên đã và đang diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu ảnh hưởng qua lại. Không kể những bộ phận người Nùng hóa Tày hay ngược lại thì giữa Tày và Nùng cũng đang hình thành những yếu tố văn hóa chung Tày – Nùng, thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật… khiến nhiều nhà nghiên cứu ngày nay lúng túng khi phân biệt văn hóa Tày hay Nùng. Người Nùng di cư sang Việt Nam trong khoảng vài trăm năm trở lại đây, trong quá trình sinh sống đan xen với người Tày, đã bị người Tày đồng hóa bởi người Tày có một nền văn hóa bản địa rất mạnh, họ thậm chí còn đồng hóa những quan lại người Kinh lên vùng Cao Bằng theo triều nhà Mạc, nên mới có câu “Kinh già hóa thổ” là như vậy. Như vậy, từ gốc chung là Thái – Choang, cộng đồng Tày – Nùng đã diễn ra quá trình phân ly cách đây 2, 3 ngàn năm, nay lại hội nhập trở lại. Hôn nhân hỗn tạp giữa người Tày và người Nùng đã trở nên phổ biến, là một nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của cộng đồng người Tày, Nùng với nhau. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập, đồng bào Tày - Nùng đã có những đóng góp hết sức to lớn trong việc bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc, chống lại sự bành trướng của các thế lực phong kiến ngoại bang. Từ khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời (1930), các cơ sở Cách mạng lần lượt được xây dựng tại các tỉnh Việt Bắc. Nhiều người con ưu tú của dân tộc Tày, Nùng đã sớm giác ngộ cách mạng, trở thành những Đảng viên Cộng sản lớp đầu tiên, tiêu biểu như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Dong… Đến khi Bác Hồ về nước (1941), vùng Việt Bắc trở thành quê hương Cách Mạng, là căn cứ địa vững chắc cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 lịch sử, dựng nên nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Việt Bắc lại được vinh dự chọn làm thủ đô gió ngàn, là nơi đóng trụ sở của các cơ quan trung ương và 8 cũng là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác của Đảng và Nhà nước. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhiều con em người Tày Nùng đã gia nhập các lực lượng vũ trang, trực tiếp cầm súng chiến đấu hoặc tham gia thanh niên xung phong, làm nhiệm vụ mở đường, vận tải vũ khí, khí tài, lương thực, thực phẩm phục vụ cho các chiến dịch. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, người Tày – Nùng lại ra sức phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, làm giàu cho bản thân mình và quê hương, đất nước. 1.1.2. Nghệ thuật tạo hình dân gian. 1.1.2.1. Ẩm thực Cơm là thực phẩm chính trong bữa cơm hàng ngày của người Tày – Nùng. Cây ngô đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt của đồng bào Tày Nùng. Ngô là thức ăn cho gia cầm, thân ngô, là ngô là thức ăn cho gia súc, những ngày giáp hạt, ngô trở thành nguồn lương thực quan trọng, đồng bào Tày Nùng xay nhỏ ngô để nấu cháo (cháo bẹ), hoặc giã nhỏ để nấu độn với cơm, cháo… Người Tày Nùng có vườn để trồng rau và cây ăn quả. Các loại rau chính thường là khoai lang, khoai sọ, các loại rau, đậu… Gia súc và gia cầm chủ yếu được nuôi để lấy phân bón, sức kéo, thịt… Một số nơi phát triển nghề nuôi ong lấy mật để ăn hoặc làm thuốc. Nhiều nơi vùng thấp còn có ao cá hoặc thả cá ruộng, vừa làm sạch ruộng, vừa cải thiện bữa ăn. Xôi là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Tày Nùng. Xôi ngũ sắc hay còn gọi là xôi đăm đeng (xôi đỏ đen), được làm từ gạo nếp và các loại lá rừng. Xôi thường có 5 màu cơ bản: đỏ, đen, trắng, vàng, tím, ngoài ra còn có màu xanh cốm, màu xanh cổ vịt…. Tùy vào các loại lá và cách chế biến khác nhau mà khi ngâm với gạo sẽ có những màu sắc khác nhau… Những lá cây thường được dùng để nhuộm xôi gồm là cẩm (màu tím và màu đỏ, màu xanh), là cây sâu sâu (màu đen), hoa Bjóc phón… (màu vàng…) tất cả đều có nguồn gốc từ lá cây rừng vừa có màu đẹp tự nhiên, vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Đồng bào Tày 9 Nùng quan niệm ăn xôi ngũ sắc vào những dịp lễ Tết sẽ đem lại nhiều may mắn. Ngoài xôi ngũ sắc, người Tày Nùng còn có xôi trám, xôi trứng kiến, xôi rau ngót, xôi bảy màu… Người Tày Nùng có truyền thống làm các loại bánh từ bột gạo nếp. Đặc sắc như bánh dày, bánh gai, bánh dợm… Và các loại bánh khác như coóc mò, bánh sắn, bánh mật, bánh củ chuối, bánh trứng kiến và cơm lam… Người Tày Nùng từ rất xa xưa đã biết lấy măng rừng, ớt, tỏi, quả mác mật đem chế biến thành măng ớt dùng làm gia vị trong các bữa ăn. Măng ớt hiện nay đã trở thành đặc sản và được giới thiệu rộng rãi ra nhiều vùng lân cận. Sinh hoạt gắn với thiên nhiên nên người Tày Nùng biết cách nhận biết các loại rau rừng. Các loại rau tiêu biểu như bò khai, khỉ cáy, thau ca, rau ngót rừng… vừa có giá trị về ẩm thực, vừa là thuốc chữa bệnh. Trong lễ hội của người Tày Nùng luôn có trứng màu (trứng gà nhuộm xanh đỏ), khẩu sli, một số vùng còn có bánh khảo, bành chè lam… Người Tày Nùng nói chung, về cách chế biến thức ăn, thường chuộng xào nấu, chiên nướng, nhiều dầu mỡ, bởi lẽ địa hình núi cao, mùa đông lạnh, cơ thể cần dung nạp nhiều chất béo để có đủ năng lượng chống chọi với cái lạnh giá mùa đông. Người Tày Nùng trong quá trình chế biến thức, cũng ít quan trọng về bày vẽ trang trí, hình thức, màu sắc mà chú trọng nhiều đến mùi vị món ăn. Các món ăn cũng thường cầu kì về gia vị, sử dụng tương đối nhiều các gia vị của núi rừng như bột khinh phja (gừng núi), bột hạt mác mật, hung lìu… 1.1.2.2. Trang phục Theo phó giáo sư – tiến sĩ Lê Bá Nam trong lời giới thiệu cuốn Văn hóa các dân tộc Việt Nam của thạc sĩ Đỗ Thị Hòa (NXB Văn hóa dân tộc -2004) thì “Trang phục là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người và là một trong những sáng tạo lớn của nhân loại. Chính vì thế có thể coi trang phục là bức thông điệp của các cộng đồng dân cư về quá trình lịch sử và giao lưu văn hóa. Thông qua trang phục, chúng ta có thể giải mã về quá trình tộc người, các tri thức bản địa, quan niệm của tộc người về thẩm mĩ, về nhân sinh quan và thế giới quan trong môi trường tự nhiên và xã hội.”[13, tr.5] 10 Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, sắc thái văn hóa Việt Nam vừa thống nhất vừa đa dạng. Trang phục các tộc người là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, nó không chỉ là thành tố quan trọng góp phần tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người mà nó còn tạo nên sắc thái văn hóa riêng độc đáo cho từng dân tộc, từng nhóm ngôn ngữ và từng vùng văn hóa.”[13, tr.7] Người Tày Nùng sinh sống và canh tác hòa hợp với thiên nhiên, trang phục của họ cũng phù hợp với điều kiện thiên nhiên và canh tác ấy. Trang phục của người Tày Nùng ăn mặc chân phương, giản dị, theo phương châm “ăn chắc mặc bền”, quần áo được cắt may đơn giản, thường là tối màu, được làm bằng sợi tơ tằm hoặc vải bông nhuộm chàm do họ tự trồng bông, kéo sợi, dệt và nhuộm vải. Áo chàm có tác dụng chống nắng vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông, màu áo làm cho con người trở nên hài hòa hơn với thiên nhiên núi rừng. Trang phục của họ có sự phân biệt theo giới tính và lứa tuổi. Trang phục nam giới người Tày Nùng cũng như nhiều dân tộc miền núi khác, gồm áo cánh ngắn, áo dài, quần, khăn và giầy. Bộ nữ phục Tày Nùng thì tương đối phức tạp hơn, có nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau, nhưng tựu chung lại thì gồm có: áo cánh ngắn, áo dài, váy, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, tạp dề, xà cạp, giày vải và các đồ trang sức khác. Quần áo trẻ em Tày Nùng về cơ bản cũng giống như quần áo của người lớn nhưng được giản tiện hơn, thường được cắt may lại từ quần áo cũ của người lớn. Đồ trang sức: Đồ trang sức của người Tày và Nùng thường được làm từ bạc trắng. Nam giới thường đeo vòng tay, vòng cổ, nhẫn bạc, phụ nữ cũng vậy nhưng có thêm khuyên tai và bộ xà tích bằng bạc ở ngang lưng. Dây xà tích là thứ trang sức không thể thiếu được khi mặc áo dài truyền thống, một đầu dắt vào thắt lưng, đầu kia buông thõng tự nhiên, khi người phụ nữ di chuyển, bộ xà tích ánh lên màu trắng bạc, uyển chuyển nhịp nhàng theo từng cử động của người phụ nữ, tô điểm thêm cho nét duyên dáng của họ. Người Tày – Nùng quan niệm, bạc trắng không chỉ làm tôn thêm vẻ đẹp, phô trương sự giàu có, đầy đủ, sung túc mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe, giúp họ tránh được gió máy, thậm chí ma tà… Người Tày Nùng cho rằng người khỏe đeo 11 bạc thì bạc sẽ giữ được màu trắng sáng, còn nếu cơ thể yếu hay khi bị ốm, bạc sẽ bị sạm, xỉn màu, vì thế, mỗi khi bị ốm đau, trúng gió, đồng bào Tày Nùng vẫn thường lấy bạc trắng để đánh gió giải cảm. Hoa văn, họa tiết trang trí trên sản phẩm may mặc: Trên các sản phẩm may mặc của người Tày Nùng, tuy không diêm dúa, cầu kì với các họa tiết thêu thùa bắt mắt như trang phục của người Dao, người Mông… nhưng các hoa văn họa tiết trang trí của người Tày Nùng lại rất nhã nhặn, tinh xảo, và thanh thoát. Có thể phân thành các dạng cơ bản sau: Một là, hoa văn hoa, lá, quả; Hai là, hoa văn hình động vật; Ba là, hoa văn hình người; Bốn là, hoa văn hình học. Thật đáng tiếc là ngày nay, cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, sự phát triển của giao thông và các phương tiện truyền thông đại chúng đã thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa giũa các vùng miền, các dân tộc, kéo theo những hệ quả không mong muốn là những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần đứng trước nguy cơ bị mai một. Những bộ quần áo truyền thống của người Tày Nùng hiện tại chỉ còn có thể nhìn thấy ở những nơi vùng sâu, vùng xa, và chỉ còn những người lớn tuổi mặc vào những ngày lễ tết hay cưới xin, còn đại đa số nam nữ thanh thiếu niên người Tày, Nùng đã bị ảnh hưởng và tiếp thu sâu sắc lối ăn mặc hiện đại của người Kinh. 1.1.2.3. Kiến trúc nhà ở. Nhà sàn (rườn chạn), là kiểu nhà truyền thống của người Tày Nùng. Nhà sàn của người Tày và người Nùng nhìn chung giống nhau, chỉ khác ở một số tiểu tiết. Người Tày Nùng có câu tục ngữ “Nhìn đàn ông thì nhìn ngôi nhà, nhìn đàn bà thì nhìn bếp lửa” (Ngòi vỏ chài lẻ ngòi ăn rườn, ngòi mẻ nhình lẻ ngòi kiềng phầy), thể hiện tầm quan trọng của ngôi nhà mà đại gia đình cùng chung sống. Nếu có dịp đến với nơi Việt Bắc của Tổ quốc, có lẽ hình ảnh mái nhà sàn bình yên nép mình bên những chân đồi, chân núi sẽ để lại cho chúng ta những ấn tượng đẹp. Những ngôi nhà lẻ hay những chòm bản lấp ló đâu đó dưới những tán cây, làn khói chiều mềm mại len qua những kẽ hở của mái ngói âm dương vờn bay trong tiếng mõ trâu về bản, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng gà giục nhau vào ổ gợi nhắc nét gì đó hoang sơ và thanh thản, gợi nhắc về một cuộc sống giản dị và ấm áp tình 12 người… Mỗi ngôi nhà nằm trong một khuôn viên riêng với hàng rào bao bọc xung quanh. Bên cạnh nhà chính còn có một vài công trình kiến trúc khác như nhà phụ, sàn phơi, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, am thờ Thổ công… Nhà gồm 3 loại hình chính là nhà sàn (3 gian, diện tích sàn khoảng 100 – 120m2, là kiểu truyền thống, đã có từ rất lâu đời), nhà đất (mới xuất hiện trong vài thập kỉ gần đây do chịu ảnh hưởng của người Việt) và nhà phòng thủ. Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi địa phương, kiểu dáng ngôi nhà, nguyên vật liệu làm nhà có khác nhau… Nhà sàn là kiểu kiến trúc nhà ở đặc biệt, phù hợp với điều kiện thiên nhiên núi rừng. Nhà sàn được làm bằng gỗ, xung quanh ghép ván, dưới các cột gỗ chân nhà sàn thường kê bằng cối đá, rất chắc chắn. Nhà có gầm sàn cao vừa khô thoáng, vừa để tránh thú dữ, trước đây gầm sàn còn là nơi nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Nhà có gác để tích trữ lương thực và được coi là kho cất đồ. Nhà sàn của người Tày Nùng thường có sàn phơi lộ thiên để phơi phóng quần áo, lúa, ngô, khoai, sắn và là nơi nghỉ ngơi, hóng mát, nơi cán bông, kéo sợi, may vá... Sàn phơi thường được ghép từ thân những cây vầu già, bốn góc có trụ chống chắc chắn, cao bằng hoặc thấp hơn một chút so với sàn nhà. Nhà sàn bao giờ cũng có hai cầu thang lên nhà, cầu thang dành riêng cho nam giới và khách đặt ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía, cầu thang dành cho nữ giới đặt ở hông nhà, thường thông vào bếp. Dưới chân cầu thang nhà sàn của người Tày Nùng bao giờ cũng có các ống nước hoặc bắc các máng nước để khách rửa chân trước khi lên nhà. Nhà sàn là nơi diễn ra mọi sinh hoạt hàng ngày của người Tày Nùng. Trong nhà sàn, nơi tôn nghiêm nhất là nơi đối diện cửa chính – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên. Bếp cũng là nơi quan trọng trong nhà sàn, đó là nơi chế biến thức ăn, nơi cả nhà quây quần đoàn tụ sưởi ấm. Người Tày – Nùng kiêng gõ bát đĩa xoong chảo, kiêng nhổ bọt vào tro bếp vì tin rằng có vua bếp trú ngụ và trông nom, chứng kiến mọi việc làm trong nhà. Vì thế nhiều nơi còn đặt bàn thờ vua bếp. 1.1.2.4. Các nghề thủ công truyền thống Nghề mộc: Cuộc sống của đồng bào Tày – Nùng gắn liền với núi rừng cây cỏ, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày của họ vì thế mà cũng đều được làm từ gỗ. 13 Không giống như miền xuôi, hầu như đồng bào Tày – Nùng không có người nào chuyên làm gỗ mộc, mà phàm là đàn ông của núi rừng, ai cũng đều giỏi đi rừng, đốn gỗ làm đồ mộc, các đồ dùng trong nhà hầu hết là do họ tự chế tác ra. Từ cây gỗ tươi hoặc ngâm nhiều ngày dưới ao, người Tày Nùng chế ra các công cụ phục vụ lao động sản xuất như cái cày, bừa, máng gỗ, cối nước giã gạo (chộc nặm), cối xay thóc, dụng cụ ép mía, cán bông, bật bông, guồng sợi, khung cửi, đóng xe trâu, xe ngựa… các công cụ phục vụ sinh hoạt như chõ đồ xôi, khuôn ép bún, nồi nấu rượu, chạn bát, chậu gỗ, máng gỗ, bàn ghế giường tủ, rương hòm… Nhìn chung các sản phẩm mộc của người Tày Nùng đều giản dị chân phương, không cầu kì trang trí, chỉ thiên về chắc chắn, tiện dụng. Nghề đan lát: Đan lát là một nghề phụ của đồng bào Tày Nùng gắn với cuộc sống sinh hoạt tự cấp tự túc, trong những lúc rảnh rỗi nông nhàn họ thường vót mây, tre, nứa, đan lát thành các vật dụng phục vụ cho lao sộng sản xuất và sinh hoạt của gia đình, cũng có khi làm được nhiều, người ta có thể đem ra chợ bán hoặc trao đổi. Các sản phẩm đan lát chủ yếu bao gồm các đồ dùng để đựng và mang vác như bồ thóc, sọt, giỏ, làn, thạ, dậu… các dụng cụ để phơi phóng như chiếu nong, chiếu cót, giần, sàng, mẹt… đan lát hàng rào, phên liếp, đan gianh lợp mái nhà. Các sản phẩm đan lát của người Tày Nùng rất bền, chắc, tinh tế, thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của đồng bào trong thủ công. Nghề rèn: Các làng nghề rèn của đồng bào Tày Nùng tuy không nhiều nhưng khá nổi tiếng, nhất là làng rèn Phúc Sen của người Nùng An ở Cao Bằng. Các sản phẩm rèn khá phong phú, có thể cung ứng đầy đủ nhu cầu về dụng cụ sản xuất và đồ gia dụng cho các gia đình. Các sản phẩm rèn của người Tày Nùng đạt đến sự đồng bộ về sản phẩm của trọng lượng cùng chủng loại và kiểu dáng. Ngoài ra các đường nét trên sản phẩm được tỉa, chạm, đánh bóng khá cẩn thận. Các sản phẩm rèn là những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày như: dao, liềm, kéo cắt vải. Nghề đục đá: Các sản phẩm chính của nghề đục đá của người Tày Nùng gồm các dụng cụ gia dụng như cối xay, cối giã, trục lăn, đá tảng kê chân cột nhà và 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan