Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn đề tài gia đình trong truyện ngắn trần thùy mai, y ban và nguyễn thị th...

Tài liệu Luận văn đề tài gia đình trong truyện ngắn trần thùy mai, y ban và nguyễn thị thu huệ

.PDF
119
152
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HUỆ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HUỆ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS Lƣu Khánh Thơ HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân và sâu sắc nhất của mình tới PGS – TS Lƣu Khánh Thơ, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Văn học Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Huệ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3 2.1. Nghiên cứu về đề tài gia đình ............................................................... 3 2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn của ba tác giả ........................................... 4 2.2.1. Trần Thùy Mai ................................................................................ 4 2.2.2. Y Ban ................................................................................................ 5 2.2.3. Nguyễn Thị Thu Huệ ...................................................................... 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7 3.1. Đối tượng: Các truyện ngắn của ba tác giả ......................................... 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ (TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ) TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .......................................... 9 1.1. Truyện ngắn ba tác giả trong dòng chảy truyện ngắn thời kỳ Đổi mới ......................................................................................................... 9 1.1.1. Diện mạo truyện ngắn thời kỳ Đổi mới .......................................... 9 1.1.2. Khái quát về ba tác giả Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ .................................................................................................. 12 1.2. Sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đƣơng đại .... 20 1.2.1.Gia đình và mối quan hệ gia đình - xã hội ................................... 20 1.2.2. Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam....................................... 25 CHƢƠNG 2: GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI QUA CÁI NHÌN MANG MÀU SẮC NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ ............................ 36 2.1. Vấn đề nữ quyền và ý thức nữ quyền trong sáng tác của Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ ....................................................... 36 2.1.1. Vấn đề nữ quyền và văn học nữ quyền ........................................ 36 2.1.2. Ý thức nữ quyền trong quan niệm sáng tác của Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ .............................................................. 41 2.2. Các cấp độ biểu hiện đề tài gia đình trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ ............................................. 48 2.2.1. Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn ba tác giả ................ 48 2.2.2. Nhân vật nam trong truyện ngắn ba tác giả ................................ 73 2.2.3. Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn ba tác giả ............................. 78 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN................................ 85 3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý .................................................................. 85 3.2. Ngôn ngữ .............................................................................................. 88 3.2.1. Ngôn ngữ đời sống ........................................................................ 88 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ....................................................................... 91 3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại........................................................................ 96 3.3. Giọng điệu............................................................................................ 99 3.3.1. Giọng trữ tình sâu lắng ............................................................... 100 3.3.2. Giọng xót xa, ngậm ngùi............................................................. 104 3.3.3. Giọng mỉa mai, châm biếm ......................................................... 106 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại thắng mùa xuân 1975 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, là mốc son đánh dấu những bƣớc chuyển mình sâu sắc của nền văn học Việt Nam. Với vai trò là tấm gƣơng phản ánh cuộc sống, là ngƣời thƣ ký trung thành của thời đại, từ đây, văn học không ngừng vận động và phát triển trong mối liên hệ tƣơng tác vô cùng phức tạp với muôn vàn hiện tƣợng xã hội khác. Đặc điểm nổi bật trong văn học Việt Nam sau 1975 là sự đổi mới về tƣ duy. Nếu trong 5 năm đầu tiên (thời kỳ từ 1975 đến đầu những năm 1980) cảm hứng sử thi vẫn giữ một vai trò quan trọng thì từ những năm 1980 tƣ duy tiểu thuyết lại chiếm ƣu thế với khuynh hƣớng thế sự, đời tƣ. Bên cạnh đề tài chiến tranh, văn học đi sâu phản ánh đời sống của cái tôi cá nhân. Con ngƣời đƣợc văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tƣ tƣởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thƣờng, con ngƣời cụ thể, cá biệt và con ngƣời trong tính nhân loại phổ quát. Con ngƣời đƣợc nhìn nhận ở góc độ có tính cách, có cá tính và có số phận riêng tƣ. Trong làn gió chung ấy, đời sống, cảm xúc và những khát vọng của ngƣời phụ nữ cũng đƣợc văn học đề cập một cách đa dạng và phong phú. Hơn nữa, trong nền văn học hiện đại Việt Nam, nhất là sau năm 1986, truyện ngắn có sự bùng nổ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Bên cạnh những gƣơng mặt kỳ cựu nhƣ Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng... phải kể đến sự góp mặt của các nhà văn trẻ, đặc biệt là các nữ nhà văn nhƣ: Trần Thùy Mai, Võ Thị Hảo, Y Ban, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh... Chƣa bao giờ ngƣời ta thấy sự xuất hiện của nhiều nhà văn nữ đến vậy. Những sáng tác của họ đã góp phần đem lại diện mạo tƣơi mới cho nền văn học Việt Nam đƣơng đại. Các nhà văn nữ, với sự tinh tế, 1 nhạy cảm của mình, đã nhận ra những biến đổi của bản thân mình cũng nhƣ của gia đình trƣớc tác động từ xã hội. Họ đã nói lên đƣợc những tâm tƣ tình cảm của chính mình đồng thời thể hiện niềm thƣơng cảm sâu sắc với những khát vọng rất thực của những ngƣời đồng giới. Chọn hƣớng nghiên cứu tiếp cận truyện ngắn của ba tác giả nữ tiêu biểu của văn học đƣơng đại, ngƣời viết hy vọng có thể hiểu hơn về phong cách của các nhà văn nữ, đánh giá những đóng góp của họ để từ đó có cái nhìn đa diện hơn về văn học đƣơng đại Việt Nam. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong cảm thức của mỗi ngƣời dân đất Việt. Bởi vậy, nó trở thành mảnh đất màu mỡ để các nhà văn gửi gắm những quan niệm nhân sinh. Ngay từ những năm ba mƣơi của thế kỉ XX các nhà văn của Tự lực Văn đoàn đã chú ý đến đề tài này. Gia đình đƣợc nhìn nhận ở khía cạnh là cuộc đấu tranh giải phóng cái tôi cá nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân để giành quyền sống cho ngƣời phụ nữ, chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Sang đến giai đoạn 1945 -1975 vận mệnh dân tộc trở thành mối quan tâm đặc biệt nên những vấn đề về gia đình lại lắng xuống. Sau năm 1986, bên cạnh đề tài lịch sử, gia đình lại trở thành mối quan tâm của các văn nghệ sĩ. Đằng sau câu chữ lạnh lùng dửng dƣng, ngƣời đọc cảm nhận sâu sắc sự xót xa ngậm ngùi của các nhà văn trƣớc những biến đổi của gia đình. Đặc biệt trong những năm gần đây, gia đình và những đổi thay của nó trƣớc làn gió của thời đại trở thành vấn đề đƣợc quan tâm hơn hết trong xã hội. Xây dựng luận văn với nhan đề : Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ; ngƣời viết hy vọng đi sâu tìm hiểu những biến đổi trong gia đình hiện đại qua cái nhìn mang mầu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả. Chúng ta có thể nhận thấy những nét tƣơng đồng cũng nhƣ riêng biệt trong việc phản ánh về cùng một đề tài của ba nữ nhà văn. 2 Những tƣơng đồng chính là sự gặp gỡ của những tƣ tƣởng gần gũi nhau, nét khác biệt chính là sự đóng góp làm nên cái tôi rất riêng trong phong cách của họ. Đặc biệt trong luận văn này, ngƣời viết muốn tập trung vào những tâm tƣ, cảm xúc, khát vọng... của ngƣời phụ nữ để thấy đƣợc đóng góp của các nhà văn trong việc bảo vệ nữ quyền. Đây cũng là vấn đề bức thiết trong xã hội hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Thập niên 90 của thế kỷ trƣớc ghi nhận sự đóng góp quan trọng của những gƣơng mặt nữ trong làng văn Việt Nam. Họ đã đem đến cho văn học “một sinh khí mới rất cần thiết để thể hiện chiều sâu, bề sau của cuộc sống con ngƣời hôm nay” [33]. Trong những bộn bề của cuộc sống hiện đại, với ngƣời phụ nữ, gia đình và những biến đổi của nó trƣớc cuộc sống kinh tế thị trƣờng luôn là vấn đề mà họ quan tâm và dành nhiều suy tƣ nhất. Điểm nổi bật đó đã nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều bạn đọc, nhà phê bình và các học giả... 2.1. Nghiên cứu về đề tài gia đình Đối với mỗi con ngƣời, mỗi xã hội, nhất là xã hội phƣơng Đông, gia đình có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên ngƣời ta cũng xót xa khi chứng kiến những đổi thay không mong muốn của nó trong cuộc sống kinh tế thị trƣờng. Đã có không ít những bài báo, tạp chí, các bài nghiên cứu đề cập về vấn đề này. Trong số đó có thể kể đến những bài: Gia đình việt Nam hiện nay: Truyền thống hay hiện đại (Tamvocviet.vn), Gia đình Việt Nam trong cơn bão của thời đại (Nguyễn Hồng Mai – Tạp chí nghiên cứu văn hóa Đại học Văn Hóa Hà Nội), Cấu trúc gia đình Việt Nam: Thay đổi chưa từng có (Tuổi trẻ online), Sự biến động của cuộc sống trong gia đình hiện đại, Điều đáng lo ngại trong nhiều gia đình hiện nay ở thành thị (Trƣờng Giang – Khoa học và phát triển), Mái nhà giữa cơn giông thời hiện đại 3 (Nguyễn Hoàng Đức – Vietnamnet)… Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hôm nay (Nguyễn Bảo Hƣng – Vietnamthuquan.net)… 2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn của ba tác giả Xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau và mỗi ngƣời một phong cách nhƣng Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ là ba tác giả có những đóng góp đáng kể cho nền văn học đƣơng đại. Trong số các sáng tác của họ có nhiều truyện ngắn đƣợc chuyển thành phim và tạo đƣợc dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả không chỉ Việt Nam mà cả ở thế giới. Đã có nhiều bài viết, luận văn tìm hiểu về truyện ngắn của ba tác giả, tuy nhiên mới chỉ khai thác trên các phƣơng diện: thế giới nhân vật nữ, thế giới nghệ thuật… Cho đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài gia đình trong truyện ngắn cả ba tác giả. Cụ thể: 2.2.1. Trần Thùy Mai Vƣợt qua ranh giới của thời gian, không gian, truyện Trần Thùy Mai đi vào lòng ngƣời nhẹ nhàng mà sâu sắc. Trên các tạp chí, các báo có nhiều cảm nhận và kiến giải về các vấn đề đƣợc đặt ra trong sáng tác của chị. Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay đã đánh giá Trần Thùy Mai là “cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn”. Lê Mỹ Ý trong một bài báo đăng trên Người đương thời số tháng 5-2007 khẳng định: “Từ tập truyện đầu tiên cho tới bây giờ, chị Mai bao giờ cũng giữ đƣợc cho mình một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách trong sáng. Trong sáng đến mức luôn có cảm giác nhƣ chị là ngƣời luôn đam mê, đắm đuối và đuổi theo một thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời”. Đi tìm sức hấp dẫn của truyện Trần Thùy Mai, Hoàng Nguyên Vũ cho rằng: “Những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộc đời nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút, có cuộc đời trong những giấc mơ miên viễn”. Tác giả Lý Hạnh trong bài đăng trên báo 4 Công an nhân dân số tháng 3-2008 lại quan tâm đến tình yêu trong truyện Trần Thùy Mai. Theo Lý Hạnh: Trần Thùy Mai viết về tình yêu không phải để câu khách. Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các báo điện tử. Có thể kể đến nhƣ: Trần Thùy Mai nối dài cuộc sống từ các nhân vật (Vnexpress), Trần Thùy Mai lặng lẽ với văn chương (Vnexpress), Trần Thùy Mai viết văn là một cách thương yêu (Tuổi trẻ online), Trần Thùy Mai viết về tình yêu (Lý Hạnh – Công an nhân dân), Truyện ngắn Trần Thùy Mai – hành trình đi tìm hạnh phúc ảo (Lê Thị Hƣờng – Văn nghệ Đà Nẵng), Nhà văn Trần Thùy Mai: Lánh cuộc đua “hàng hót” (Mai Hoàng – An ninh Thủ đô), Nhà văn Trần Thùy Mai: “Tôi chẳng làm được gì nếu không được yêu”, (Tạp chí Ngƣời đẹp Việt Nam, 2004), Trần Thùy Mai và những bi kịch của người phụ nữ (Tạp chí Kiến thức gia đình, 2002). Các nhận xét đã ít nhiều đề cập đến thế giới nội dung và nghệ thuật của truyện Trần Thùy Mai nhƣng chƣa chú ý đến những biểu hiện của đề tài gia đình. 2.2.2. Y Ban Y Ban đƣợc bạn đọc và giới phê bình chú ý từ khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đoạt giải cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989 – 1990). Đã có nhiều bài viết về văn của chị, thậm chí có những ý kiến trái chiều nhau. Đáng lƣu ý là nhận xét của tác giả Hoàng Tố Mai trong Y Ban – Hành trình đến tận cùng thế tục: “Tác phẩm của Y Ban tràn ngập những chi tiết cực kì ấn tƣợng thể hiện một số vốn sống vô cùng phong phú và đặc biệt”, “Gu thẩm mĩ của Y Ban cũng khác lạ. Có lẽ với tác giả này cái Đẹp không chỉ là cái mĩ miều, đôi khi nó là sự khơi gợi, ám ảnh khiến con ngƣời ta hƣng phấn, lặng im sững sờ thậm chí là sốc nữa”. Trên diễn đàn văn hóa học (www.vanhoahoc.edu.vn) tác giả Mỹ Linh có viết: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục nhƣ Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi 5 ngƣời, chỉ có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc lâu nay không quen nói ra”. Ngoài ra còn nhiều bài báo và tạp chí viết về Y Ban. Có thể kể đến: Khi người ta trẻ (Bùi Việt Thắng), Báo cáo kết quả cuộc thi văn xuôi về đề tài Hà Nội (Hoàng Ngọc Hà), Một giọng nữ trầm trong văn chương (Bùi Việt Thắng), Y Ban và những thân phận đàn bà (Xuân Cang), Đọc truyện ngắn Y Ban. Y Ban - hành trình đến tận cùng thế tục (Hoàng Tố Mai - www. vietimes. vietnamnet.vn), Y Ban: Bốp chát và nữ tính (Hòa Bình – tienphong.vn), Y Ban không thấy nhục cảm là phi đạo đức ( Tú Cầu – Giadinh.net.vn), Y Ban “Cũng có lúc khóc rú lên một mình” (Hà Linh – Vnexpress.net), Nhà văn Y Ban: “Chỉ cầu mong hai chữ bình an” (Vân Quế - Phapluattp.vn)… Ngoài ra tại hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo Văn nghệ 1998 do Trƣờng đại học Hồng Đức tổ chức, truyện ngắn Sau chớp là dông bão của Y Ban đƣợc nhiều nhà giáo và sinh viên quan tâm đƣa ra ý kiến đánh giá. Có những ý kiến trái chiều về truyện của Y Ban song chiếm ƣu thế vẫn là xu hƣớng nhìn nhận về tác phẩm của Y Ban một cách khách quan, tìm thấy ở đó nhiều tầng giá trị tốt đẹp. Phần ít còn lại là những phê phán nhiều khi mang tính phiến diện, chủ quan . 2.2.3. Nguyễn Thị Thu Huệ Tạo ấn tƣợng và có sức hấp dẫn với ngƣời đọc ở giọng văn lạnh lùng nhƣng chất chứa bao niềm cảm thƣơng cho những thân phận ngƣời, Nguyễn Thị Thu Huệ trở thành hiện tƣợng văn học đƣợc yêu mến. Đã có nhiều ý kiến về truyện ngắn của chị. Bùi Việt Thắng trong Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ thật tinh tế khi đƣa ra cảm nhận: “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi ngƣời đọc trƣớc hết vì giàu chất đời” và “Những truyện hay của Thu Huệ là nhờ ngƣời viết bứt lên đƣợc trên cái có thực đến tận cùng, để tìm tới cái gì đó cao hơn của con ngƣời, đó là đời sống tâm hồn vốn rất không rõ 6 ràng, mạch lạc, vốn bí ẩn khó giải thích rạch ròi bằng lí trí”. Đặc biệt, tác giả đã nhận ra “Thu Huệ quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại và tan rã nhƣ thế nào, bởi những nguyên nhân nào”. Ngoài ra còn nhiều bài viết về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên các báo, tạp chí: Nguyễn Thị Thu Huệ - Người tốt đang co ro (Nguyễn Xuân Thủy – Vnexpress), Nguyễn Thị Thu Huệ - Nhà văn của nồng ấm tình yêu ( Nguyên Hƣơng – Quân đội nhân dân), Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Lạnh lùng câu chữ, xa xót tâm can (Dƣơng Thị Thùy Chi)…Nhìn chung, các bài viết đều đánh giá cao Nguyễn Thị Thu Huệ, đặc biệt ở khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có giọng điệu riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Các truyện ngắn của ba tác giả 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ngƣời viết tập trung khai thác các truyện ngắn thể hiện nổi bật, độc đáo đề tài gia đình (qua cái nhìn mang mầu sắc nữ quyền) trong các tập truyện ngắn của ba tác giả. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu: lịch sử - xã hội, so sánh đối chiếu, thống kê phân loại, phân tích tổng hợp. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung phần kết luận và tài liệu tham khảo. Phần nội dung đƣợc triển khai trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Truyện ngắn ba tác giả (Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ) trong dòng chảy truyện ngắn thời kỳ đổi mới và sự thể hiện đề tài gia đình trong văn học Việt Nam đƣơng đại. 7 Chƣơng 2: Gia đình hiện đại qua cái nhìn mang mầu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả Chƣơng 3: Một số phƣơng thức biểu hiện đặc sắc 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ (TRẦN THÙY MAI, Y BAN VÀ NGUYỄN THỊ THU HUỆ) TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Truyện ngắn ba tác giả trong dòng chảy truyện ngắn thời kỳ đổi mới 1.1.1. Diện mạo truyện ngắn thời kỳ Đổi mới 1.1.1.1. Những vấn đề chung của văn học thời kỳ Đổi mới Đại hội Đảng VI năm 1986 đã chỉ ra đƣờng lối đổi mới cả về chính trị lẫn văn hóa xã hội. Nhờ thực hiện chủ trƣơng đó, xã hội ta có những chuyển biến sâu sắc trên mọi phƣơng diện: sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đƣơc đẩy nhanh tốc độ phát triển, việc giao lƣu mở rộng hội nhập với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới đƣợc đặc biệt chú ý. Xã hội đổi thay có nhiều tác động đến văn học. Đó là sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của ngƣời đọc cũng nhƣ ngƣời sáng tác. Có thể nói từ sau năm 1986, văn học đã thật sự bƣớc vào công cuộc “cởi trói”, “lột xác” để phù hợp hoàn cảnh mới. Đó là sự mở rộng về đề tài. Bên cạnh cảm hứng sử thi, văn học đã xuất hiện và chứng kiến sự lên ngôi của cảm hứng đời tƣ – thế sự. Cuộc sống đƣợc nhìn nhận ở nhiều chiều, nhiều phƣơng diện khác nhau. Cuộc sống không giản đơn mầu hồng nhƣ cách nhìn trƣớc đây nữa. Những góc khuất trong tâm hồn con ngƣời đƣợc soi chiếu ở nhiều góc độ. Con ngƣời đƣợc văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tƣ tƣởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thƣờng. Nếu trƣớc đây cách nhìn của các nhà văn trƣớc các vấn đề thƣờng là đơn chiều rạch ròi: 9 thiện - ác, địch - ta, cao cả - thấp hèn... thì bây giờ cái nhìn đa chiều, đa diện, phức tạp hơn. 1.1.1.2. Đội ngũ các cây bút nữ thời kỳ Đổi mới Giai đoạn này có khá nhiều bài phỏng vấn, những bài đánh giá, bình luận về các cây bút nữ (Văn xuôi phái đẹp - Bích Thu; Khi ngƣời ta trẻ I, khi ngƣời ta trẻ II - Bùi Việt Thắng; Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ - Phƣơng Lựu; Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ - Lê Thị Hƣơng Thủy; Văn chƣơng nữ giới- một cách thể hiện ở đời - Huỳnh Nhƣ Phƣơng…) và còn rất nhiều những bài báo nhận định riêng về mỗi tác giả. Sự thay đổi trong quan niệm xã hội khiến ngƣời phụ nữ ngày càng có vị thế. Có thể nhận thấy một điều trong văn học Việt Nam, sự xuất hiện và những đóng góp của các nữ văn sĩ đã khiến cho bức tranh văn học phong phú sắc mầu. Nếu trong văn học trung đại và văn học hiện đại những năm 19301945 chỉ có vài gƣơng mặt thì đến giai đoạn 1945-1975 số lƣợng các nữ văn sĩ tăng lên đáng kể. Đặc biệt, những năm sau đổi mới (1986) đến nay có 75% ngƣời viết truyện ngắn là nữ (nhƣ thống kê của tác giả Bùi Việt Thắng) với sự góp mặt của những tên tuổi quen thuộc: Trần Thùy Mai, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tƣ… Bởi vậy nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã rất có lý khi gọi văn học đƣơng đại là nền văn học “mang gƣơng mặt nữ”. Hầu hết trong số họ dù xuất hiện trên văn đàn từ những năm 80, 90 của thế kỷ trƣớc hay mới xuất hiện đầu thế kỷ này thì điểm chung dễ nhận thấy đều là sự bền bỉ, dẻo dai, nhiệt huyết say mê khám phá cuộc sống. Chính vì vậy, đời sống và những cung bậc cảm xúc, những góc khuất trong tâm hồn con ngƣời, nhất là của ngƣời phụ nữ hiện lên đa sắc và gợi lên cho ngƣời đọc nhiều suy ngẫm. Với lợi thế về giới của mình, các nhà văn nữ đã 10 mạnh dạn viết về những vấn đề nhạy cảm của riêng mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của ngƣời phụ nữ, nhƣ nhà nghiên cứu Vƣơng Trí Nhàn viết: “Hình nhƣ do sự nhạy cảm của riêng mình, ngƣời phụ nữ bắt mạch với thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lƣợng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng – từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [34]. Họ viết nhiều. Nổi lên trong sáng tác của các nhà văn nữ thời kỳ này là những vang hƣởng của cuộc sống thời đại. Những chuyện tƣởng chừng vặt vãnh của cuộc sống đi vào văn chƣơng tự nhiên mà không kém phần sâu sắc. Đó là những vật lộn mƣu sinh của con ngƣời, sự tráo trở của lòng ngƣời, sức mạnh của đồng tiền, guồng quay chóng mặt của cuộc sống thời kinh tế thị trƣờng khiến cha mẹ không còn thời gian quan tâm đến con cái… Ngồn ngộn chất liệu của hiện thực không thiếu những cái chao chát, nhƣng dƣờng nhƣ cái bản chất nữ tính đa cảm khiến những trang viết về tình yêu đằm sâu, nhƣ làn nƣớc tƣới mát tâm hồn kéo con ngƣời khỏi sa mạc của sự cằn cỗi. Trong thế giới nhân vật phong phú, dƣờng nhƣ nữ nhân vật nhận đƣợc sự ƣu ái đặc biệt của các nhà văn. Họ với những hoàn cảnh, những thân phận và tính cách cá biệt nhƣng hầu hết đều là những ngƣời đàn bà bất hạnh. Có khi họ là những ngƣời phụ nữ quyết liệt đầy bản lĩnh dám sống thật với những rung cảm của lòng mình, là những ngƣời muốn trốn chạy khỏi cô đơn của hiện tại bằng những hoài niệm và tiếc nuối quá khứ… Một tình yêu trọn vẹn, một hạnh phúc gia đình luôn là niềm khát vọng và mong mỏi cháy bỏng trong lòng. Mặc dù vậy, trong sáng tác của các nữ nhà văn hôm nay vẫn còn những hạn chế nhất định về nội dung lẫn hình thức: họ quan tâm chuyện nhiều hơn văn, có nguy cơ lặp lại chính mình… Tuy nhiên, không thể không ghi nhận những nỗ lực, những thành công và vị trí của họ trên văn đàn. 11 1.1.2. Khái quát về ba tác giả Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ 1.1.2.1. Trần Thùy Mai Khi nghĩ đến Trần Thùy Mai, nhìn những bức ảnh và đọc những truyện ngắn của chị, bên tai tôi nhƣ văng vẳng câu thơ “ngƣời thơ phong vận nhƣ thơ ấy”, dù chị là cây bút chuyên về truyện ngắn. Có lẽ nụ cƣời hồn hậu, gƣơng mặt thanh tú với lúm đồng tiền duyên duyên là điều tạo nên ấn tƣợng đẹp của bất cứ ai gặp hay thậm chí chỉ nhìn qua ảnh của chị. Sự nhẹ nhàng, tinh tế thấm đƣợm trong những trang văn ấy có lẽ phần nào chịu ảnh hƣởng của mảnh đất mà chị sinh ra và lớn lên. Trần Thùy Mai tuổi Giáp Ngọ (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954), quê ở Huế, nhƣng sinh ra ở Hội An, về Huế khi tròn một tuổi. Chị học Trung học Đồng Khánh, tốt ngiệp Khoa Văn Đại học Sƣ phạm Huế và đựợc giữ lại trƣờng làm giảng viên, sau đó làm biên tập viên Nhà Xuất bản Thuận Hóa tại Huế. Với lối rẽ này, chị đã chọn nghiệp viết làm con đƣờng đi cho riêng mình. Dù chỉ gắn bó trong khoảng thời gian ngắn hay sống gần hết cuộc đời, mảnh đất cố đô và phố cổ Hội An đã lƣu dấu ấn trong những trang văn của chị. Có lần Trần Thùy Mai chia sẻ: “Dù đã rời xa Hội An khi còn quá nhỏ nhƣng tôi luôn gửi về đấy nhiều mộng tƣởng huyễn hoặc lung linh, đẹp nhƣ cổ tích. Còn Huế là nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tác phẩm của tôi, bởi đó là nơi tôi sống hầu hết cuộc đời mình”. Hội An và Huế trở thành vùng đất thơ ƣơm mầm cho những trang viết của chị. Ngoài ra, những điệu hò mái nhì Huế u uẩn thầm kín; những điệu hò Quảng Nam mãnh liệt, nồng nàn… tự bao giờ đã đi vào lòng ngƣời và góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng tinh tế song cũng không kém phần mãnh liệt quyết đoán trong những trang văn của chị. 12 Trần Thùy Mai có làm thơ, thỉnh thoảng viết phê bình giới thiệu sách nhƣng độc giả biết đến chị là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu cho bản sắc văn xuôi xứ Huế. Xem chuyện viết nhƣ là lẽ sống, là khí trời, là tình yêu đích thực; trong gần ba mƣơi năm cầm bút, Trần Thùy Mai đã cho ra đời gần chục tập truyện ngắn: Bài thơ về biển khơi (1983), Cỏ hát (1983), Thị trấn hoa quỳ vàng (1994), Trò chơi cấm (1998), Quỷ trong trăng (2001), Thập tự hoa (2003), Mưa đời sau (2005), Mưa ở Strasbourg (2007), Trăng nơi đáy giếng (2008), Một mình ở Tokyo (2008), Onkel yêu dấu (2010) … Nhiều tác phẩm đã chuyển thể thành kịch bản phim, trong đó có Thập tự hoa, Gió thiên đường, Trăng nơi đáy giếng. Chị nhận đƣợc nhiều giải thƣởng của Trung ƣơng và địa phƣơng, cả trong nƣớc và quốc tế: Giải B giải thƣởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ hai (1998) cho Tập truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ vàng, Giải C giải thƣởng Văn học thiếu nhi "Vì tƣơng lai đất nƣớc" của Nhà xuất bản Trẻ (2002) cho truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam (2002, không có giải A), Giải A giải thƣởng Văn học Cố đô lần thứ ba (2005) cho tập truyện ngắn Quỷ trong trăng, Giải thƣởng Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2003), Giải A giải thƣởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ tƣ (2008) cho tập truyện ngắn Thập tự hoa, Giải thƣởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế (2008) cho tập truyện ngắn Một mình ở Tokyo, Giải cống hiến vì cộng đồng năm 2011 do Ủy ban kết nghĩa thành phố San Francisco - TP Hồ Chí Minh trao tặng. Là ngƣời có thái độ làm việc nghiêm túc, say mê, Trần Thùy Mai có những quan niệm khá rõ ràng về nghề văn, về con ngƣời, cuộc sống. Điều này đƣợc thể hiện qua các tác phẩm, qua những bài trả lời phỏng vấn của chị. Nhà văn của xứ Huế cho rằng: “Tôi nhƣ một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ”. Dƣờng nhƣ trái tim đa cảm và sự dịu dàng tinh tế của chị 13 luôn nhạy cảm trƣớc những khổ đau của con ngƣời, nhất là của ngƣời phụ nữ. Những mảnh đời, những tình cảnh trong truyện của chị phảng phất cuộc đời đa đoan của nhà văn và của biết bao phụ nữ Việt Nam. Những trang văn của chị thấm đẫm niềm cảm thƣơng với những thân phận quanh mình; những góc khuất trong tâm hồn, những khát khao thầm kín, chân thành của con ngƣời đƣợc chị diễn tả thật sâu sắc. Có lẽ điều này xuất phát từ quan niệm: “viết văn là một cách thƣơng yêu chính mình và những ngƣời xung quanh”, “viết phải có lợi cho nhân loại”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng nhƣ mong muốn, trái tim nhỏ bé nhƣng khát vọng thì mênh mông, chị tìm đến với văn chƣơng nhƣ một thứ tiên dƣợc cho nỗi cô đơn của mình. Mƣời tập truyện ngắn với những hoàn cảnh khác nhau chính là sự chiêm nghiệm cuộc sống, là sự đồng cảm và thƣơng yêu những con ngƣời bất hạnh. Bởi nhƣ chị nói: “Tôi thích viết để đƣợc tồn tại trong nhiều cảnh đời khác nhau, đƣợc sống những gì tôi mơ ƣớc, đƣợc nói những điều không nói giữa đời thƣờng. Viết, nhƣ vậy là một cách để vƣợt thoát ra ngoài những giới hạn của một đời ngƣời nhỏ bé”. Coi văn chƣơng là một công việc nghiêm túc vất vả, thậm chí cực nhọc nhƣng “đây không phải là công việc khiến tôi mệt mỏi vì đó là niềm yêu thích của tôi. Hạnh phúc của ngƣời phụ nữ viết văn giống nhƣ niềm vui của cái cây đƣợc mọc lên trong đất và khí trời để sống. Niềm hạnh phúc ấy giúp tôi sống và vƣợt qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời”. 1.1.2.2. Y Ban Nếu ở Trần Thùy Mai ngƣời tiếp xúc ấn tƣợng với vẻ dịu dàng, nhẹ nhàng toát ra từ gƣơng mặt đến giọng nói thì Y Ban lại là sự cá tính, sắc sảo và “bốp chát”. Đúng nhƣ nhà báo Hòa Bình đã từng nhận xét “Ai mới gặp Y Ban cũng rất choáng bởi vẻ ngoài hầm hố và phản ứng cực nhanh. Càng bị dồn đến những tình huống khó khăn, chị lại càng đốp chát sắc sảo. Kể cả bình 14 thƣờng thì cái giọng thỏ thẻ nhƣng thƣa bẩm đến điều cũng khiến ngƣời ta ớn” [43]. Tuy nhiên ẩn đằng sau vẻ bề ngoài ấy lại là một trái tim giàu lòng thƣơng yêu và nhân hậu. Y Ban tên đầy đủ là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961 tại Nam Định. Chị từng trải qua một tuổi thơ nhọc nhằn, bố đi bộ đội, mẹ quá vất vả với công việc tại bệnh viện, một mình chị chăm lo cho ba đứa em nhỏ. Lớn lên, đi học và tốt nghiệp Khoa Sinh Đại học Tổng hợp năm 1982, chị về làm giáo viên Cao đẳng Y Nam Định và rất hài lòng với công việc của mình. Vốn mê sách từ nhỏ, những quyển sách hay ở thƣ viện trƣờng đã tiếp thêm niềm say mê văn học của chị. Chị bắt tay vào viết một vài truyện ngắn và gửi đăng ở tạp chí địa phƣơng. Những Người đàn bà có ma lực, Thư gửi mẹ Âu Cơ... ra đời với bút danh Y Ban ( Ban ở trƣờng Y). Rồi vì đam mê văn chƣơng, vì tiếng gọi tình yêu với một nhà điêu khắc trẻ, chị bỏ dạy về Hà Nội học Trƣờng viết văn Nguyễn Du. Từ 1989 – 1992 học Trƣờng viết văn Nguyễn Du, từ 1994 đến nay là phóng viên, biên tập viên tại báo Giáo dục và Thời đại. Với sự từng trải, sâu sắc và sức sáng tạo dồi dào, Y Ban đã cho ra đời hàng chục tập từ truyện ngắn, truyện vừa đến tiểu thuyết. Có thể kể tên các tác phẩm của chị: Người đàn bà có ma lực (1993), Đàn bà sinh ra từ bóng đêm (1995), Vùng sáng kí ức (1996), Truyện ngắn Y Ban (1998), Miếu hoang (2000), Cẩm cù (2001), Người đàn bà dưới gốc dâu cổ thụ (2003), Cưới chợ (2004), Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ (2000), Đàn bà xấu thì không có quà (tiểu thuyết 2004), Thần cây đa và tôi (tập truyện vừa), I am đàn bà (2006), Xuân từ chiều (tiểu thuyết 2008), Trò chơi hủy diệt cảm xúc (tiểu thuyết 2012). Thành công của Y Ban không chỉ đƣợc ghi nhận ở sự yêu mến của độc giả mà còn qua các giải thƣởng văn học. Đó là Giải nhất cuộc thi Truyện và 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan