Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn du ký về biển đảo phía bắc việt nam nửa đầu thế kỷ xx...

Tài liệu Luận văn du ký về biển đảo phía bắc việt nam nửa đầu thế kỷ xx

.PDF
97
131
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ MÙA DU KÝ VỀ BIỂN ĐẢO PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ MÙA DU KÝ VỀ BIỂN ĐẢO PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 822.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Tác giả luận văn Trịnh Thị Mùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN i http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn - Người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 25 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên ngày 15 tháng 04 năm 2019 Tác giả luận văn Trịnh Thị Mùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10 NỘI DUNG ....................................................................................................... 11 Chương 1. THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH DU KÝ VỀ BIỂN ĐẢO PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ........ 11 1.1. Lý thuyết về thể tài du ký và vấn đề du ký vùng biển đảo phía Bắc nửa đầu thế kỷ XX ................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm về du ký.................................................................................. 11 1.1.2. Đặc điểm du ký nửa đầu thế kỷ XX ........................................................ 14 1.1.3. Khái lược về du ký vùng biển đảo phía Bắc nửa đầu thế kỷ XX ............ 18 1.2. Cơ sở văn hóa xã hội về sự ra đời và phát triển của du ký viết về biển đảo phía Bắc nửa đầu thế kỷ XX ............................................................. 21 1.2.1. Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả .......... 21 1.2.2. Điều kiện giao thông và du lịch............................................................... 24 1.2.3. Sự phát triển văn học chữ quốc ngữ và báo chí, xuất bản....................... 28 1.2.4. Giao lưu văn hóa Đông - Tây .................................................................. 31 1.3. Đội ngũ sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu viết về biển đảo phía Bắc.... 33 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÝ VỀ BIỂN ĐẢO PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ............................. 36 2.1. Nhu cầu khám phá cái mới của chủ thể du ký......................................... 36 2.2. Hiện thực đời sống xã hội của con người vùng biển đảo phía Bắc ......... 38 2.2.1. Cảnh quan và môi trường sinh thái trong du ký ...................................... 38 2.2.2. Đời sống của những con người lao động vùng biển đảo phía Bắc ......... 42 2.3. Những dấu ấn lịch sử văn hóa vùng biển đảo phía Bắc .......................... 45 2.3.1. Con người vùng biển đảo phía Bắc ......................................................... 45 2.3.2. Văn hóa, phong tục tập quán của cư dân vùng biển đảo phía Bắc.......... 49 2.4. Ý thức về chủ quyền biển đảo và sự đối kháng Trung Hoa .................... 53 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 57 Chương 3. CÁC PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VỀ BIỂN ĐẢO PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ........ 58 3.1. Điểm nhìn của chủ thể tác giả trong du ký về biển đảo phía Bắc ........... 58 3.2. Đặc điểm về thời gian và không gian nghệ thuật .................................... 62 3.2.1. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 62 3.2.2. Không gian nghệ thuật............................................................................. 67 3.3. Đặc điểm trong bút pháp nghệ thuật ....................................................... 71 3.3.1. Giọng điệu của tác giả ............................................................................. 71 3.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................... 74 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 79 KẾT LUẬN....................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nửa đầu thế kỷ XX nền văn học Việt Nam có sự chuyển mình sang hướng hiện đại hóa. Sự hiện diện của thể tài du ký góp phần quan trọng làm nên diện mạo và thành tựu của nền văn học dân tộc. Trong giai đoạn này du ký đã có những đóng góp đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Qua một thời gian dài ít được chú ý, trong những thập niên gần đây thể tài du ký nửa đầu thế kỷ XX đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam. Khảo cứu các tác phẩm du ký nửa đầu thế kỷ XX là công việc đi tìm hiểu, đánh giá một cách chính xác, toàn diện chặng đường đổi mới của nền văn học Việt Nam và mong muốn đem đến cho người đọc những nhận thức mới về mảng đề tài biển đảo, góp phần phục vụ cho đời sống hiện đại. Biển đảo Việt Nam là một phần của lãnh thổ Việt Nam và là một đề tài quan trọng của du ký nửa đầu thế kỷ XX. Đặt trong tương quan Bắc - Nam, vùng biển đảo phía Bắc Việt Nam bao gồm 11 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Với những đặc điểm về địa lý, văn hóa độc đáo nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của các tác giả du ký, từ đó tạo nên một vùng văn học viết về biển đảo phía Bắc ngay từ đầu thế kỷ XX. Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Nghiên cứu các tác phẩm du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX góp phần làm rõ thêm diện mạo và đặc điểm du ký Việt Nam. Bên cạnh đó còn góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo, hiểu được văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX và có thể so sánh, đối chiếu với văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại hóa với xu hướng hội nhập toàn cầu. Những tác phẩm du ký viết về vùng biển đảo phía Bắc không chỉ có giá trị văn học mà nó còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác: Lịch sử, địa lý, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn giáo dục, an ninh, du lịch... Vì vậy mỗi trang du ký sẽ là đối tượng thu hút đối với các nhà nghiên cứu và là tiềm năng có thể đưa các tác phẩm vào giảng dạy ở trường phổ thông bởi những giá trị, ý nghĩa thiết thực mà nó mang lại. Đó là lý do người viết chọn đề tài Du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Với hy vọng đem lại cái nhìn cụ thể, cũng như thấy được bức tranh danh lam thắng cảnh với những cảm xúc chân thành của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống, những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thể loại du ký Việt Nam được ra đời từ khá sớm. Mặc dù đã có nhiều hướng tìm tòi khác nhau nhưng lịch sử nghiên cứu về du ký chưa được dày dặn, chưa thực sự tương xứng với dòng chảy và giá trị của nó trong đời sống văn học nước nhà. Trong các công trình nghiên cứu như Năm bài giảng về thể loại của Hoàng Ngọc Hiến (1992), Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân (2004), Giáo trình lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên (2009),... Nhìn chung đã bước đầu đưa ra định nghĩa cho thể tài du ký, trong đó phải kể đến định nghĩa tương đối hoàn chỉnh của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đến” [20, tr.75]. Tác giả Phạm Xuân Nguyên cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá của mình về du ký, trên báo Tuổi trẻ ra ngày 23.03.2007, có bài Đọc sách để đi chơi, trong đó có nhận xét: “Đọc du ký, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh” [45, tr.1]. Đồng thời Phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xuân Nguyên còn là tác giả của Du ký như một thể tài (báo Văn hóa và Thể thao, 2007). Ông cho rằng du ký là sản phẩm của “Đi, và Thấy cảnh và người, sự và việc, rồi Viết ra cảnh ấy người ấy, sự ấy việc ấy, kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi còn là phân tích, khảo cứu” [44]. Ông xem xét du ký trên 3 thành tố: không gian đi, thời gian đi, thành phần người đi, và soi chiếu quan điểm của mình trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942), khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam Phong tạp chí, tác giả đã nói sơ lược về thể tài du ký đồng thời điểm danh một số tác phẩm tác giả, trong đó có Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký. Cùng nghiên cứu về du ký của Trương Vĩnh Ký, hai tác giả Bích Thu và Vũ Tuấn Anh có khẳng định: “Du ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của P.J.P Trương Vĩnh Ký là tác phẩm văn xuôi ra đời sớm nhất” [4]. Cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 1 của Phạm Thế Ngũ, trong chương IV - “truyện ký”, Phạm Thế Ngũ gọi Thượng kinh kí sự là “một truyện dài du ký” - là loại văn nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy sau những bước chân từng trải trong những dịp đi xa. Trong tập 3 của cuốn sách này, Phạm Thế Ngũ bàn tới thể tài du ký dựa trên những sáng tác của Phạm Quỳnh chủ bút Nam phong tạp chí. Tác giả ghi nhận Phạm Quỳnh chính là người mở đầu cho lối văn du hành trên Nam phong. Năm 1967, Tạp chí Văn học số 02 cho đăng bài Về thể ký của tác giả Tầm Dương. Ở bài viết này, du ký được quan niệm là một phần của ký sự, du ký đứng song song với các tiểu loại khác như: hồi ký, truyện ký, ghi chép… Trên Tạp chí Văn học số 06, Nam Mộc cũng có bài Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật phân chia ký thành các tiểu loại: phóng sự, ký sự, tùy bút, bút ký. Và du ký đã được nhà nghiên cứu xếp vào một tiểu loại của bút ký, cùng với nhật ký, hồi ký, tạp văn và tiểu phẩm. Coi du ký là một thể tài văn học trong nhóm thể loại ký, Võ Thị Thanh Tùng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 4 năm 2013 có bài viết điểm qua “Một vài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đặc điểm của thể loại du ký Việt Nam”. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất phức hợp, giao thoa thể loại có trong du ký. Cho rằng du ký là trung gian giữa báo chí và văn học, du ký có sự giao thoa với chính luận, tác giả đánh giá: “Từ khi ra đời đến nay, du ký cùng với phóng sự, tùy bút… đã gia nhập vào đời sống văn học sôi động trên cả nước, làm nên một khởi đầu ngoạn mục cho việc đưa văn xuôi tiến dần vào vị trí trung tâm, đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của nền văn học hiện đại Việt Nam” [66, tr.43]. Ở những công trình này, du ký hầu như được “điểm danh” và được gợi ra từ các trường hợp tác phẩm, tác giả cụ thể. Các tác giả không quên khẳng định vị trí của du ký trên hàng ghế danh dự của những thể tài, thể loại văn học đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa văn học. Nói như Vũ Tuấn Anh trong bài viết Đọc du ký Việt Nam trên Nam Phong tạp chí và cuộc du ngoạn ngược thời gian: Du ký giống như “một mũi khoan khai phá sự chinh phục thể loại văn xuôi”. Trong nền văn học Việt Nam cũng như các tạp chí, đã xuất hiện các nghiên cứu về du ký nhưng phải kể đến những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Sơn trên phương diện thể tài, ông là tác giả của hàng loạt bài viết lớn nhỏ thể hiện cái nhìn từ bao quát đến cụ thể về du ký: Phác thảo du ký Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám (báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6, 2000), Du ký Ninh Bình nửa đầu thể kỷ XX (tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 6, 2004), Thể tài du ký trên tạp chí Nam phong (1917 - 1934) (tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4, 2007), Đạm Phương nữ sĩ và những trang du ký viết về xứ Huế (tạp chí Kiến thức ngày nay, số 751, 2011), Thể tài văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX và những đường biên thể loại (tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5, 2012)… Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn thể hiện sự thống nhất: “Khi nói đến “thể tài du ký” cần được hiểu nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết, chứ không phải ở phía thể loại” [50, tr.13]. Xuất phát từ phương diện nội dung, ông chỉ ra các loại du ký đặc trưng: “du ký mang tính quan phương, công vụ; du ký viễn du - những chuyến du hành đến với các nước khác; du ký Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan tới một địa điểm cụ thể; du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hoá rộng lớn; du ký mà yếu tố “vị nghệ thuật” chiếm phần quan trọng, ở đó người viết chấm phá một vài nét phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống đời thường bình dị hay thoáng qua niềm vui liên quan đến hoạt động văn hoá, tôn giáo, phong tục, truyền thống lễ hội, lễ nghi, lễ nhạc…”. Có thể thấy, nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn đã khơi gợi hướng nghiên cứu du ký về các vùng địa lý - văn hóa và ở đó người đọc nhìn thấy một bức tranh phong phú đa dạng về du ký Việt Nam từ các tác phẩm trung đại cho tới các du ký nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó có các nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu du ký viết về một khu vực lãnh thổ trên đất nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như: Năm 2016, luận văn Du ký về biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của tác giả Chu Thị Yến; Năm 2017, luận văn Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Triệu Thị Ngân và luận văn Du ký viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Đỗ Thị Thủy; Năm 2018, là luận văn Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thị Lan… Những nghiên cứu đó đã mang đến cho chúng ta góc nhìn nhận mới về từng vùng lãnh thổ của Việt Nam qua các trang du ký. Bằng việc tập hợp các tác phẩm tiêu biểu viết về từng vùng riêng biệt, Nguyễn Hữu Sơn khi nghiên cứu các tác phẩm du ký viết về biển đảo Việt Nam đã tìm thấy ở mỗi du ký là một phác thảo độc đáo riêng và tạo nên bức tranh đa màu sắc: “Ngày nay đọc lại những trang ghi chép này chúng ta có thể hình dung về cuộc sống người dân nơi đảo xa cách nay đã quá nửa thế kỷ. Song ngay từ đương thời người viết du ký không chỉ sao chép phong cảnh thiên nhiên, tả cái vẻ hấp dẫn mới lạ của vùng quê đảo biển mà còn truyền vào đó chất thẩm mĩ và nâng cấp thành đạo lý ứng xử sống hòa hợp với tự nhiên” [51, tr.10]. Đặc biệt Nguyễn Hữu Sơn đã chú trọng nghiên cứu các tác phẩm du ký viết về vùng biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và được thể hiện thông qua một loạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn bài viết trên các tạp chí, các bài báo: Du kí Quảng Ninh nửa đầu thế kỷ XX (báo Văn nghệ Hạ Long, số tết, 2002), Du ký Hải Phòng nửa đầu thế kỷ XX (tạp chí Văn hóa và du lịch, số 24, tháng 7-2015), Du ký về biển đảo Quảng Ninh - Hà Tĩnh nửa đầu thế kỷ XX (báo Người Hà Nội, tháng 10-2017), Du ký về biển đảo Quảng Bình - Bình Định nửa đầu thế kỷ XX (báo Người Hà Nội, số 44, tháng 112017)... Qua các nghiên cứu, Nguyễn Hữu Sơn đã đem đến những cách quan sát, sự cảm nhận sinh động, phong phú, mới lạ cùng với dấu ấn văn hóa vùng biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: “Đọc tác phẩm du ký tức là “ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm”, hơn nữa lại là du ký hồi đầu thế kỷ XX, chắc chắn sẽ giúp độc giả hôm nay hiểu hơn vẻ đẹp cũng như các vấn đề lịch sử - văn hóa vùng duyên hải và biển đảo Đông Bắc Tổ quốc một thời chưa xa” (Nguyễn Hữu Sơn (2017) Du ký về biển đảo Quảng Ninh - Hà Tĩnh nửa đầu thế kỷ XX, báo Người Hà Nội). Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Nhận diện du ký biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX theo các vùng văn hóa, đã rất chú trọng đến việc tìm hiểu về du ký vùng, miền. Đặc biệt, ông đã chú ý đến việc nghiên cứu vùng duyên hải và biển đảo Việt Nam, ông nhận định: “Việc khảo sát, nghiên cứu, nhận diện chuyên biệt từng vùng miền và từng tiểu vùng văn hóa nói riêng đặt trong tổng thể, toàn cảnh nền văn hóa duyên hải và biển đảo có một ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở sưu tập các văn bản thuộc thể tài văn học du ký - du hành giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX có thể nhận ra tâm thế ký giả - người du hành, xu thế hội nhập, phát triển, hiện đại hóa của ngành du lịch và đối tượng, sắc thái địa - văn hóa, môi trường sinh thái duyên hải và biển đảo phong phú, trải rộng ra Biển Đông và trải dài từ Bắc vào Nam. Từ sự so sánh và đối sánh các tác phẩm du ký có thể nhận thức đầy đủ mối quan tâm, diện mạo, đặc điểm, vị thế cũng như bài học kinh nghiệm, khả năng ứng phó, dự báo xã hội mang tính cụ thể, đặc thù, sinh động ở từng vùng miền trong tổng thành nền văn hóa biển đảo Việt Nam” [60, tr.12]. Dựa trên nhận định đó, nghiên cứu du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn kỷ XX cho phép người viết có thể đào sâu, làm rõ hơn những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của du ký viết về biển đảo phía Bắc nói riêng và đồng thời khẳng định vị thế của thể tài du ký nửa đầu thế kỷ XX trong tiến trình văn học Việt Nam trên hành trình hiện đại hóa văn học. Tựu chung lại, các tác phẩm du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã xuất hiện trong một số bài báo, luận văn, luận án nhưng lẻ tẻ và tản mác. Duy nhất trong những bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã có ý thức về việc coi trọng và xem những du ký viết về biển đảo Việt Nam như một đối tượng nghiên cứu riêng biệt. Ông đã phân chia nhỏ hơn những sáng tác du ký theo các vùng biển đảo tiêu biểu và cụ thể. Các bài viết của tác giả chính là những gợi ý thú vị thôi thúc người viết tiến hành khảo sát và tìm hiểu Du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về biển đảo Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các tác phẩm viết về biển đảo phía Bắc Việt nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX được đăng trên các báo và tạp chí cùng thời: Nam Kỳ địa phận, Nam phong tạp chí, Phụ nữ tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Tràng An báo, Khoa học, Tri tân,… Hay những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Sơn đăng trên các báo và tạp chí: Khoa học xã hội Việt Nam, Nghiên cứu Văn học, Văn hóa và du lịch, Kiến thức ngày nay, Người Hà Nội, Văn nghệ Hạ Long,... 3.2. Phạm vi lý thuyết của luận văn là những vấn đề về khái niệm, sự hình thành và phát triển của thể tài du ký; đặc trưng nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận văn bao gồm các tác giả và các tác phẩm du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, luận văn sưu tầm và khảo sát trên các du ký có chung đối tượng là vùng biển đảo phía Bắc Việt Nam đã đăng trên các báo và tạp chí hồi đầu thế kỷ XX như: Đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chơi ngoài Bắc Kỳ, Huế và bên Tàu (báo Nam Kỳ địa phận); Pháp du hành nhật ký, Sự du lịch đất Hải Ninh, Chơi Vịnh Hạ Long, Các nơi cổ tích đất Nghệ Tĩnh, Quảng Xương danh thắng, Thụy Anh du ký,…(tạp chí Nam Phong); Một cuộc hành du (tạp chí Khoa học); Đi vịnh Hạ Long, Hội Đồ Sơn (báo Ngày nay), Kỷ niệm Sầm Sơn, Bốn năm trên đảo Các Bà (tạp chí Tri Tân),… Du ký Việt Nam giai đoạn này khá phong phú, đa dạng. Một trong những biểu hiện của điều này là du ký viết về nhiều vùng đất, vùng địa lý - văn hóa khác nhau trên mọi miền Tổ quốc. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Người viết muốn nhấn mạnh đặc điểm của du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam ở các vấn đề: nội dung cảm hứng, vai trò của chủ thể tác giả trong việc tổ chức vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật, ngôn từ nghệ thuật, sự giao thoa thể loại, từ đó phác thảo lại dòng chảy du ký từ văn học trung đại, qua văn học hiện đại thế kỷ XX đến thế kỷ XXI. Làm rõ những đặc điểm riêng của du ký về biển đảo phía Bắc với các vùng khác. Bao gồm những đặc điểm chung và riêng về nội dung phản ánh và nghệ thuật sáng tác. Đề tài khẳng định vai trò của du ký trong giai đoạn hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu thể tài, thể loại trong bối cảnh hiện nay. Là nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thể tài du ký, cũng như muốn tìm hiểu về đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng biển đảo phía Bắc nửa đầu thế kỷ XX dưới góc nhìn thể loại văn học. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những đặc điểm cơ bản của các tác phẩm viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Nhấn mạnh giá trị của các tác phẩm du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam đối với việc nêu cao ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trong bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX cũng như hiện tại. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sưu tầm, thống kê: Tìm kiếm, tập hợp những tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được đăng tải trên các báo, tạp chí. Thống kê và lấy số liệu một số nội dung phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Làm rõ những đặc điểm chính về nội dung và hình thức của du ký viết về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhất là việc xử lý các dẫn chứng làm cơ sở để đưa ra các nhận định, kết luận thuyết phục và có ý nghĩa khoa học. - Phương pháp so sánh: So sánh các sáng tác văn học thuộc nhiều vùng miền; giữa các tác giả, tác phẩm và thể loại văn học khác nhau, giữa các giai đoạn văn học khác nhau... để có những kết luận cần thiết. - Phương pháp liên ngành: Sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác nhau như văn hóa học, xã hội học, triết học, tâm lý, sử học, địa lý,... để vận dụng vào lí giải làm rõ các vấn đề văn học phản ánh trong du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở khảo sát, tiếp thu và phát huy những nghiên cứu trước đó, luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu của mình và nhận thấy có những đóng góp sau: Luận văn với đề tài: Du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Là công trình nghiên cứu, khảo sát đầu tiên nghiên cứu về một vùng biển đảo riêng biệt, góp phần làm rõ những thành quả mà thể tài đã đạt được và xác định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vai trò, vị trí của nó. Luận văn tập trung nghiên cứu các phương diện về nội dung và nghệ thuật của du ký viết về biển đảo phía Bắc qua những tác phẩm tiêu biểu, từ đó phát hiện được những nét riêng, những điểm mới của thể tài. Trong quá trình khảo sát nghiên cứu, người viết đi sâu vào các tác phẩm, bài viết, ý kiến, nhận định về biển đảo phía Bắc Việt Nam nhìn từ bình diện thể tài du ký, nhằm đóng góp những góc nhìn mới và hiểu rõ hơn về giá trị của thể tài du ký. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được triển khai theo 3 chương: Chương 1: Thể tài du ký và cơ sở hình thành du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương 2: Đặc điểm nội dung của du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương 3: Các phương diện nghệ thuật của du ký về biển đảo phía Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn NỘI DUNG Chương 1 THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH DU KÝ VỀ BIỂN ĐẢO PHÍA BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. Lý thuyết về thể tài du ký và vấn đề du ký vùng biển đảo phía Bắc nửa đầu thế kỷ XX 1.1.1. Khái niệm về du ký Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự chuyển biến của xã hội Việt Nam đã làm cho giới văn học nước ta cũng bị cuốn vào vòng quay của thế giới hiện đại. Con người dần thấy có nhu cầu đi, đi rồi thì lại thấy cần phải viết ra những điều mắt thấy tai nghe. Trước là để chia sẻ những điều mình được chứng kiến cùng những cảm giác cảm xúc của cá nhân. Sau là để hối thúc mọi người hãy mạnh dạn đi đến những chốn lạ, những miền xa và thử đặt mình vào hoàn cảnh địa dư khác, để từ đó mà năng động mình, có hiểu biết mới, dám nghĩ dám làm hơn, và đặc biệt là có tình yêu với quê hương đất nước và xứ sở mình hơn. Chính điều đó, đã góp phần cho nền văn học Việt Nam hình thành nên một thể loại đứng giữa ranh giới văn học và báo chí - ký. Ký là một thể loại nằm trong loại hình tự sự, với những đặc trưng riêng về mặt thi pháp, nó đứng giữa ranh giới của văn học và báo chí. Tầm Dương trong bài Bàn về thể kí tác giả coi: “Du ký là “ký” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du”” [13]. Hay Nam Mộc cũng cho rằng “Có thứ bút ký phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du ký” [43]. Đồng quan điểm với Nam Mộc, Mã Giang Lân khẳng định: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, ký sự truyền thống” [30]. Như vậy, qua khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sát các tác giả khi nghiên cứu về thể tài du ký đã chỉ ra du ký chính là một tiểu loại của ký, với đặc trưng là phản ánh người thật, việc thật trên một chặng hành trình. Cho rằng du ký gắn với hoạt động đặc thù là du lịch, thưởng ngoạn, có sự đa dạng về hình thức như ghi chép, hồi tưởng, ký sự, nhật ký... và phong phú về nội dung như tri thức, cảm xúc, thông tin... Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra định nghĩa: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến” [20, tr.108]. Quan tâm đến đối tượng của du ký, trong cuốn Lí luận văn học của các tác giả Trần Đình Sử, La khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm đưa ra nhận định về du kí: “thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch” [62, tr.382]. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ đối tượng đặc thù của du ký là cảnh vật, con người, cuộc sống, những cảm xúc cá nhân,... được nhà văn trực tiếp ghi lại qua những chuyến đi. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, có đề cập đến hoàn cảnh ra đời và khẳng định tính chân thực của du ký: “ghi lại những điều người viết chứng kiến trong chuyến đi chơi xa”. Còn trong cuốn sách Các thể văn chữ Hán Việt Nam do Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hồng Cẩm biên soạn, đã đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về du ký: “Văn du ký là loại văn được viết ra trong những chuyến đi, vừa để ghi lại hành trình, vừa để bày tỏ cảm xúc về những điều mắt thấy tai nghe. Đặc điểm của du ký là chuyên lấy việc mô tả thắng cảnh núi sông, phong vật làm đề tài, cách viết đa dạng, có thể miêu tả, có thể trữ tình, có thể nghị luận, và phải là chính tác giả ghi chép về chính chuyến đi của mình, miêu tả lại cảm thụ của bản thân trước non sông phong vật.” [3, tr.113]. Theo định nghĩa thì du ký được thể hiện trên các bình diện: Hoàn cảnh, đề tài, hình thức trình bày, và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đặc biệt trong du ký bản thân tác giả - Nhân vật “tôi” là người trực tiếp tham gia vào hành trình của mình nên người đọc dễ dàng bắt gặp được cảm xúc thực sự của chính tác giả trong mỗi trang du ký. Cùng với nghiên cứu trên, khi bàn về thể tài du ký nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã có nhận định khá toàn diện về thể tài du ký: “Khi nói đến “thể tài du ký” cần nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật người viết, chứ không phải ở phía thể loại. Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác chủ yếu bằng bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, ghi chép, hồi ức về các chuyến du ngoạn, các điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và còn liên quan tới nhiều phương diện văn hóa học, xã hội học, dân tộc học khác nữa...” [59]. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt của thể tài du ký với thể loại văn học khác: “Du ký thường gắn với nhu cầu xê dịch Đi và Xem, gắn với các chuyến du ngoạn, du lịch và nghiêng hẳn về phía vị nghệ thuật, góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí, ham hiểu biết, ham vui của những người thuộc tầng lớp trên, nói chung là có của ăn của để” [59, tr.98]. Như vậy nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã làm rõ hơn vấn đề của du ký trên phương diện đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết du ký. Trên đây là các định nghĩa về du ký mà các nhà nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu đã đưa ra. Mỗi định nghĩa được đưa ra từ những góc nhìn riêng, và khái quát từ thực tiễn văn học mà nhà nghiên cứu đó quan tâm nghiên cứu, nên khó có thể lấy một tiêu chí nào để phê phán, đánh giá đúng sai. Trong nghiên cứu này, người viết cũng mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về du ký. Du ký là một thể của ký, nên hình thức của du ký có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng… Và cơ bản có tính xác thực do dựa trên sự ghi chép chân thực của bản thân tác giả, nhưng cũng có khả năng xen kẽ hư cấu và các tri thức thiên về khảo cứu sách vở. Các tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê và khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ ở những địa danh mà họ đặt chân đến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong du ký, các nhà du ký khi thì thể hiện cách tư duy bay bổng, lãng mạn của người lãng tử ưa phiêu lưu mạo hiểm, khi thì họ lại đưa người đọc được khám phá ra vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, khi thì họ lại trăn trở, suy tư đầy trách nhiệm của người công dân trước số phận con người, trước vận mệnh dân tộc. Vì vậy, một tác phẩm du ký “không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn có dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lý, giáo dục, hay cả các phương diện như chính trị xã hội”. Các tác phẩm du ký đã mang đến những tri thức xác thực về những vùng đất văn hóa mà họ đã đi qua. Đó có thể là vùng Tây Bắc với những hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng và một nền văn hóa đa dạng, độc đáo của hơn hai mươi dân tộc ở nơi đây. Đó cũng có thể là vùng Đông Bắc với sự trù phú nhộn nhịp nơi biển đảo Quảng Ninh, Hải Phòng cùng cuộc sống của những con người quanh năm bám biển “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Hay đó còn là những trang du ký viết về Biển đảo Việt Nam với ý thức về chủ quyền biển đảo sâu sắc. 1.1.2. Đặc điểm du ký nửa đầu thế kỷ XX Du ký Việt Nam xuất hiện khá sớm, từ khoảng thế kỷ XVIII nhưng phải bước sang thế kỷ XX thì du ký mới thực sự phát triển và trở thành dòng chảy liên tục. Là thể loại được hình thành trong những chuyến đi nên mỗi tác phẩm du ký như mở ra cho người đọc nhiều điều bất ngờ, thú vị về những khía cạnh khác nhau: Phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo,… Với kiến thức sâu rộng người viết du ký đã có những đóng góp tích cực vào việc mở mang tri thức, thỏa mãn cơn khát hiểu biết của những người yêu văn chương. Chính vì vậy mà du ký góp vai trò quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Người có công đầu trong việc thúc đẩy thể tài du ký phát triển đó là Phạm Quỳnh, với một loạt các tác phẩm: Một tháng ở Nam Kỳ, Mười ngày ở Huế, Pháp du hành nhật ký,... Bên cạnh đó còn một số tác phẩm cũng đăng trên Nam Phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan