Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn giá trị thơ ca phạm nguyễn du qua tập thơ đoạn trường lục...

Tài liệu Luận văn giá trị thơ ca phạm nguyễn du qua tập thơ đoạn trường lục

.PDF
57
119
51

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG GIÁ TRỊ THƠ CA PHẠM NGUYỄN DU QUA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG GIÁ TRỊ THƠ CA PHẠM NGUYỄN DU QUA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoá luận TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng, đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình và hướng dẫn em thực hiện khoá luận này.Bước đầu nghiên cứu khoa học khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Đặng Thị Hồng Nhung LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài khoá luận dưới đây là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả nghiên cứu không trùng với bất cứ tác giả nào. Nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Đặng Thị Hồng Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 7. Đóng góp của khoá luận............................................................................ 4 8. Cấu trúc của khoá luận .............................................................................. 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 5 1.1. Tình hình lịch sử - xã hội thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX ................ 5 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.............................................................. 8 1.2.1.Cuộc đời ............................................................................................... 8 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Phạm Nguyễn Du .......................................... 9 1.2.3. Tập thơ Đoạn trường lục .................................................................. 11 Chương 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC ................................................................................................................. 13 2.1. Tiếng khóc vợ bi ai, thống thiết của Phạm Nguyễn Du ....................... 13 2.2. Nỗi cô đơn trống vắng khi xa vợ của Phạm Nguyễn Du……………..25 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRƯỜNG LỤC ................................................................................................ 36 3.1. Thể loại................................................................................................. 36 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................ 39 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật..................................................... 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Không phải ngẫu nhiên PGS.TS Nguyễn Đăng Na trong Phần mởđầu Chương 1Khái quát văn học Việt Nam thời trung đạilại nhấn mạnh “Văn học trung đại Việt Nam giữ vị trí cực kỳ quan trọng” [14,tr.9]. Thành tựu mà giai đoạn văn học này đạt được vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam với những đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều…Với ý nghĩa như vậy nghiên cứu văn học trung đại là một lựa chọn hấp dẫn. Trong kho tàng văn học trung đại đồ sộ, bên cạnh những trước tác quen thuộc được khai thác sâu rộng vẫn còn rất nhiều những giá trị chưa được phổ biến rộng rãi. Phạm Nguyễn Du với Đoạntrường lục là một ví dụ. Đây là một tập thơ đặc sắc bởi tác giả đã dành tất cả tâm huyết và tình cảm của mình viết nên một tập thơ “khóc vợ” dày dặn và gợi lên nhiều cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc, nhưng lại ít người biết đến và hiểu hết được giá trị đích thực của tác phẩm. Bên cạnh đó xu hướng nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật tuy không mới nhưng là nguyên tắc tối ưu để nắm bắt và hiểu rõ tác phẩm. Nên từ việc tìm hiểu đề tài chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào bao quát cả nội dung và nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục.Đây là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài khoá luận này. Với một tác phẩm vẫn còn xa lạ thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để khám phá và bổ sung thêm hứng thú cho việc tìm tòi, nghiên cứu giống một chiếc cầu nối, một sự bổ sung cho văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng. Mặt khác là một sinh viên khoa Ngữ Văn, ngành Văn học nghiên cứu sâu về văn chương cũng như giảng dạy về văn học nên việc nắm bắt về văn học trung đại là công việc quan trọng, nghiên cứu để bổ sung kiến thức cho riêng 1 mình. Chọn đề tài này người viết mong muốn được trình bày những vấn đề khái quát về nội dung cũng như nghệ thuật của Đoạn trường lục để từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của tác phẩm. Từ những lí do trên, cùng với tinh thần học hỏi, nghiên cứu khoa học tác giả khoá luận chọn đề tài:“Giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục”. 2. Lịch sử nghiên cứu Có thể nhận định rằng tài liệu đầu tiên quan tâm tới tác giả Phạm Nguyễn Du là Nghệ An Kí bộ sách địa chí có tiếng ở Việt Nam do Hoàng giáp Bùi Dương Lịch biên soạn đầu thế kỉ XIX, đây là bộ sách được biên soạn khá công phu, phản ánh đầy đủ về lịch sử, núi sông, nhân vật, thơ văn của con người ở trấn Nghệ An. Gồm hai quyển, quyển 1 gồm thiên chí và địa chí, quyển 2 chỉ có một chương nhân chí viết về người ở trấn Nghệ An, phần văn nhân viết về 150 nho sĩ ở trấn Nghệ An trong số đó có Phạm Nguyễn Du. Tiếp đó là tài liệu Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp gồm hai tập: tập I xuất bản lần 1 năm 1971, lần 2 năm 1984. Tập II xuất bản năm 1990, bộ thư mục này đã giới thiệu trên 300 tác giả Việt Nam với tiểu sử rõ ràng và 470 bộ sách Hán Nôm được chọn lọc và phân tích kĩ lưỡng. Bộ sách là nguồn tư liệu văn học, sử học có tiếng, trong tập một của bộ thư mục có nghiên cứu về tác giả Phạm Nguyễn Du và các tác phẩm thơ ca. Năm 1997, có một cuốn khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Từ Tâm nhan đề là Đoạn trường lục– Phạm Nguyễn Du - khảo cứu và phiên dịch, ở đây tác giả đã khảo cứu và phiên dịch tác phẩm của Phạm Nguyễn Du ra tiếng việt. Gần đây nhất là tậpĐoạn trường lục do Phan Văn Các dịch chú và giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội năm 2001. Tập thơ đã giới thiệu về tác gia và tác phẩm Hán Nôm. Bằng tình cảm chân thực sâu sắc, bằng cái nhìn 2 đầy tính nhân đạo và tài năng văn học Phạm Nguyễn Du đã có nhiều trước tác chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn học, quân là tập thơ đặc sắc của ông khóc người vợ trẻ là bà Nguyễn Thị Đoan Hương khi bà tạ thế. Đoạn trường lục ghi chép nỗi đau xé lòng là tập thơ đặc sắc của Phạm Nguyễn Du khóc người vợ trẻ của mình. Nội dung gồm 14 bài văn tế, 49 câu đối phúng viếng và 34 bài thơ tả nỗi nhớ thương được sắp xếp theo trình tự thời gian như một tập nhật kí đầy đau thương của tác giả. Đây là một tác giả còn khá xa lạ nên những công trình nghiên cứu về ông chưa được nhiều đó chính là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài khoá luận này. 3. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành một cách khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về thời đại Phạm Nguyễn Du sống. - Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Nguyễn Du, những yếu tố cơ bản khiến tác giả viết nên tác phẩm Đoạn trường lục. - Tìm hiểu các khía cạnh về nội dung của tập thơ Đoạn trường lục. -Tìm hiểu các khía cạnh về nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục để thấy được những thành công và hạn chế. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứucủa khoá luận là tập thơ Đoạntrường lục của Phạm Nguyễn Du.Tác phẩm gồm có14 bài văn tế,49 câu đối và phúng viếng, 34 bài thơ tả cảnh. Ở đây chúng tôi chọn văn bản do Phan Văn Các dịch chú và giới thiệu Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2001. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục qua các tác phẩm thơ. 3 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp liên ngành Phương pháp so sánh Thao tác thống kê, phân loại 7. Đóng góp của khoá luận Thông qua triển khai đề tài khoá luận, đóng góp vào kho tư liệu một nghiên cứu riêng, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Đoạntrường lục của Phạm Nguyễn Du 8. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của khoá luận gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề chung - Chương 2:Giá trị nội dung của tập thơ Đoạn trường lục - Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong Đoạn trường lục 4 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tình hình lịch sử- xã hội thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX Lịch sử xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với hai đặc điểm lớnđó là sự khủng hoảng triền miên của chế độ phong kiến dẫn tới việc thay đổi liên tiếp các triều đại và phong trào quật khởi của nhân dân mà kết tinh là phong trào Tây Sơn. Phạm Nguyễn Du sống trong bối cảnh lịch sử Việt Nam bước vào nửa cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh diễn ra liên miên, đầu tiên là nội chiến Đàng Trong, Đàng Ngoài (1545-1592), rồi xung đột Trịnh- Nguyễn (1627- 1672) tranh chấp chính quyền giữa vua Lê, chúa Trịnh thời Lê trung hưng. Nỗi đau khổ đè nặng lên nhân dân,khi chế độ phong kiến đã đến giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp,nông nghiệp đình đốn nghiêm trọng bởi những chính sách bóc lột thậm tệ phục vụ những cuộc chiến tranh giành quyền đoạt lợi giữa các tập đoàn phong kiến và bởi thiên tai mất mùa xảy ra liên tiếp khiến cho “…nhân dân bỏ cày cấy, trong làng xóm không còn nhà nào có thóc gạo dự trữ…Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường, giá gạo tăng vọt, dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến nỗi ăn cả chuột, rắn, người chết đói ngổn ngang, người sống không còn được một phần mườiLàng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi”[21,tr1756]điều này đã được ông thể hiện trong tập thơ Nam hành kí đắc tập của mình. Công thương nghiệp bị kìm hãm nặng nề bởi chính sách ức thương và chế độ thuế khoá quá mức tàn tệ “Vì trưng thu quá mức, vật lực cạn kiệt không thể nộp nổi, đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề 5 nghiệp. Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn. Có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có kẻ vì phải nộp gỗ cây mà phải bỏ rìu búa, vì phải nộp cá tôm mà xé lưới chài, vì phải nộp mật đường mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn tược. Làng xóm náo động...”[5,tr266]. Nền chính trị thì lộ rõ khủng hoảng khi đất nước liên tiếp bị chia cắt nặng nề. Ở Đàng ngoài, vua Lê thực tế chỉ còn là bù nhìn, không quyền hành không thế lực. Quyền binh tập trung cả vào Chúa chuyên quyền độc đoán, các đời Chúa thi nhau ăn chơi hưởng lạc, mưu toan hãm hại lẫn nhau hơn là lo trị việc nước. Ở Đàng trong thì Chúa Nguyễn ra sức xây dựng chế độ chuyên chế nhằm phục vụ mưu đồ cát cứ lâu dài.Những cung điện nguy nga lộng lẫy của vua chúa đều xây dựng bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân. Nạn mua quan bán tước phổ biến ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, có tiền thì dẫu dốt nát cũng có quan tước, phạm tội cũng được vô can, kỉ cương xiêu đổ, chuẩn mực đạo đức rạn vỡ, không còn tam cường, ngũ thường, chỉ toàn cảnh tôi giết vua, con hại cha, em phản anh vì ngai vàng châu báu và mạng sống ươn hènThời đại Phạm Nguyễn Du là thời đại hết sức sôi động trong lịch sử dân tộc các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng Trong đang lên cơn sốt trầm trọng, ý thức hệ Nho giáo khủng hoảng sâu sắc. Trên bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, khi chế độ phong kiến đến giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Dưới tác động của các biến cố xã hội long trời lở đất ấy tầng lớp nho sĩ phong kiến bị phân háo rõ rệt. Lý tưởng“tu tề trị bình”bị khủng hoảng, hầu hết các nho sĩ có tài năng, đạo đức chân chính đều bế tắc, trong tâm trạng mông lung, hoang mang như Lê Hữu Trác từng than: Tìm đường về Hán chưa xong, Sang Tần thì việc đã không nên rồi. Bể hồ trôi giạt đôi nơi, Cho người tráng trí ra người cuồng ngông 6 Một số người xa lánh cuộc đời, xa lánh công danh phú quý để“độc thiện kì thân” hoặc lảng tránh chính trị, vùi đầu vào y nghiệp mong thiết thực cứu nhân độ thế tiêu biểu như Lê Hữu Trác có người thì theo nhà Lê một lòng trung thành khi nhà Lê mất luôn mang tâm sự hoài cổ như Nguyễn Hành bà huyện Thanh Quan… có những người lại theo Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích…Lại có những người tuy chưa dứt khoát đứng hẳn về phía nhân dân nhưng chính hiện thực xã hội đã giúp họ viết nên những tác phẩm có sức tố cáo chế độ phong kiến, bằng tình cảm chân thực, sâu sắc bằng cái nhìn đầy tính nhân đạo và bằng tài năng văn học của mình Phạm Nguyễn Du thuộc số này.Đội ngũ tri thức nho sĩ đứng trước một lựa chọn riêng, một cách định hướng cuộc đời riêng, nằm trong số đông theo sự an bài của số phận, Phạm Nguyễn Du không mấy băn khoăn về sự khác biệt giữa vua Lê và chúa Trịnh ông chỉ một lòng đèn sách, hăm hở lập công danh. Văn học giai đoạn này đã phát triển theo hướng theo hướng dân tộc hoá rõ rệt, đã bắt rễ vào những vấn đề thiết cốt trong cuộc sống đương đại như chiến tranh phong kiến và tai hoạ của nó, sự thối nát của giai cấp thống trị và cuộc sống cơ cực của nhân dân, thân phận người phụ nữ, tình yêu đôi lứa và những ràng buộc khắc nghiệt của đạo đức phong kiến. Tố cáo những bất công cơ bản của xã hội và thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống lầm than của người lao động, khẳng định giá trị chân chính của con người, phê phán những thế lực đen tối chà đạp lên con người, khát vọng chính đáng của con người trên mọi lĩnh vực, nhất là tình cảm. Tuy nhiên văn học giai đoạn này vẫn mang những hạn chế và tiêu cực bởi lẽ phản ánh và khái quát chưa đầy đủ sự áp bức, bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến thống trị và nỗi đau khổ cùng cực của nhân dân, những yêu cầu cơ bản của nhân dân về một cuộc sống ấm no, tự do và công bằng. Tuy cũng có đề cập trong các tác phẩm nhưng còn mờ nhạt thế giới quan của tác giả còn nhiều mâu thuẫn, có những 7 tác phẩm còn đầy tiếng thở than, thể hiện một tâm hồn uỷ mị, một thái độ sợ hãi trước thực tại xã hội. Phạm Nguyễn Du là một Nho sĩ sớm được triều đình trọng dụng, đồng thời là một học giả có công phu nghiên cứu Nho học, đặc biệt là Tống Nho Phạm Nguyễn Du đã thấm nhuần sâu sắc những tín điều cơ bản của Nho Giáo. Tư tưởng tôn quân đã chi phối cả quãng đời làm quan và trước tác của ông khiến ông không thấy hết được hiện thực lớn lao trong thời đại mà ông đang sống đó là sự thối nát suy vong của giai cấp phong kiến nói chung và ý nghĩa xã hội cùng sứ mệnh lịch sử của phong trào nông dân khởi nghĩa. Trước tác của ông đề cao nhà Lê, ca ngợi chính sự Đàng ngoài, phê phán chỉ trích chúa Nguyễn và chính sự Đàng trong. Ông thương cảm luyến tiếc khi triều đại Lê Trịnh bị ngọn triều vĩ đại của phong trào Tây Sơn nhấn chìm, ông không công nhận nhà Tây Sơn. Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận mặt tích cực trong sáng tác của ông. Phạm Nguyễn Du vẫn trung thành với dòng chính thống nhà Lê, song những biến chuyển dồn dập của xã hội đã lôi cuốn ông phần nào thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của tư tưởng giai cấp xuất thân khi sáng tác đã giúp ông phản ánh thực tại một cách trung thực và khách quan hơn. 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.2.1.Cuộc đời Phạm Nguyễn Du sinh năm 1739, mất vào khoảng năm 1786-1787 nguyên tên là Phạm Vĩ Khiêm, tự là Hiếu Đức và Dưỡng Hiên, tên hiệu là Thạch Động. Ông là người làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay là xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tổ tiên ông vốn họ Mạc, quê gốc ở Hải Dương chạy loạn vào Nghệ An sau thay tên đổi họ theo dòng họ Phạm. Lớn lên trong một gia đình nho học cha ông thi Hương không đậu trở về sống thanh bần, hiền lành, trung hậu, hoà thuận với mọi người ở quê nhà. Mẹ ông người họ Nguyễn là người phụ nữ rất 8 cần cù, tiết kiệm, mến khách là người con dâu hiếu thảo, được lớn lên trong bầu không khí gia đình ấm cúng và nề nếp là điều kiện tốt cho Phạm Nguyễn Du sớm phát triển đầy đủ tài năng tính cách của mình. Về bản thân Phạm Nguyễn Du ông là người học giỏi, có tiếng hay chữ từ thuở trẻ. + Năm 1773, ông dự thi Hương, đỗ Giải Nguyên được Triều Đình Lê Trịnh tuyển dụng vào chức Nhật giảng, sau đó bổ chức Huyện tự văn lang Thiêm phó tiến triều cai đạo. + Năm 1779 ông thi đỗ Hoàng giáp khoa Kỉ hợi, được thăng chức Thiêm sai tri Hình Phiên, Hàn lâm viện hiệu thảo kiêm Quốc sử toản du và làm Đốc đồng Nghệ An. Khoảng năm 1786 -1787, nghe tin quân Tây Sơn đã chiếm được thành Phú Xuân, ông chạy lên vùng Thanh chương- Nam Đàn định chiêu mộ quân sĩ để chống lại Tây Sơn, việc chưa thành thì ông bị bệnh và mất tại đó. Có thể hậu thế không hoàn toàn tán thành cách ứng xử của Phạm Nguyễn Du nhất là kết cục bi kịch của đời ông nhưng những gì Phạm Nguyễn Du đã để lại trong các tác phẩm Nam hành kí đắc tập và Đoạn trường lục mãi luôn được sự đón nhận và ủng hộ của độc giả. Hiện nay Phạm Nguyễn Du được ghi nhận là danh nhân của tỉnh Nghệ An và được xếp trong danh sách các tác gia Việt Nam. Nhà thờ và mộ ông cũng đã được ghi nhận là Di tích lịch sử- văn hoá cấp quốc gia. 1.2.2.Sự nghiệp sáng tác của Phạm Nguyễn Du Tuy có cuộc đời khá ngắn ngủi nhưng Phạm Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế số lượng tác phẩm không hề nhỏ, đề cập tới nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn học, quân sự, xã hội, lịch sử. Để làm sáng tỏ đạo lí trong nền học vấn Nho Gia ông soạn Luận ngữ ngu án, viết các bài tựa Tiên, Trung Hậu cho sách Luận ngữ, chia nội dung sách thành bốn mục: Thánh, Học,Sĩ, Chính, có ngọn ngành rõ ràng và sau mỗi đề mục đều có lời bàn của ông. 9 Sáng tác của ông nhất là thơ, chứa đựng một cái nhìn hiện thực và nhân văn khá rõ nét, thơ ông còn phản ánh tâm trạng hoang mang, bế tắc của một nho sĩ phong kiến trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII. Ông có tới hơn 700 bài, ông chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán, các tập thơ tiêu biểu: + Đoạn trường lục: là tập thơ khóc vợ được Phạm Nguyễn Du làm từ khi đưa linh cữu vợ xuống thuyền về quê cho đến khi trở lại Thăng Long các bài thơ có lời lẽ chân thực, thống thiết, đi vào chuyện riêng tư, tình cảm vợ chồng, nỗi nhớ thương, đánh dấu bước phát triển của thơ trữ tình Việt Nam. + Nam hành kí đắc tập: Gồm các bài thơ do ông làm và sưu tầm. Phần thơ do ông làm khi vào ở Thuận Hoá, đều là những bài phản ánh tình cảnh cùng cực nhân dân ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn, vạch trần những chuyện thối nát, bất công trong xã hội lúc bấy giờ, vì thế ông được xem là nhà thơ hiện thực nổi tiếng ở thế kỉ XVIII. Phần thơ do ông sưu tầm giới thiệu các sáng tác của Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tứ, Ngô Thế Lân, Trần Thuỵ Phạm Lam Anh… + Độc sử si tưởng: là tập thơ vịnh sử, gồm 164 bài, vịnh 150 nhân vật lịch sử Trung Quốc từ vua chúa, công khanh, trung thần, nghĩa sĩ đến bọn gian nịnh. + Thạch động văn sao: gồm 191 bài văn của Phạm Nguyễn Du, văn tế (tế Chu Công, tế thần, cầu mưa), kí lục (sự tích và lai lịch họ Phạm), thư tín (trao đổi với Phạm Lập Trai, Ngọ Phong công, Trần Danh Án), khải (xin mộ thuỷ thủ, xin đóng thuyền canh phòng bờ biển), tựa, bạt, văn bia, bàn về kinh nghĩa… + Thạch động thi saovà Thạch Động tiên sinh thi tập gồm trên 400 bài thơ vịnh cảnh núi sông, di tích lịch sử, danh thắng đền chùa, miếu mạo – mừng tặng, thù tạc với bạn bè… Nhìn chung các tác phẩm của Phạm Nguyễn Du, nhất là thơ được người đương thời và người đời sau đánh giá cao nhưng bản thân ông vẫn rất khiêm 10 nhường khi nói về thơ mình“Thơ phải đâu dễ nói. Tôi làm bạn với Ninh Hi Chi đến nay đã mấy chục năm rồi, mỗi lần xách bầu vung bút, ngâm vịnh hào hứng, góp dần thành tập, hay hoặc dở là điều mà tôi và Ninh chưa thể tự tin, nên chưa dán đem thơ ra vấn thế”[4,tr152]. Theo ông“thơ xuất phát ở tình, tình là sự ham muốn của tính. Sự ham muốn của tính không thể có hai dạng thiên lệch và đúng đắn…Đạo đức có chứa chất ở bên trong thì mới tràn đầy ra bên ngoài, biểu hiện ra ngôn ngữ ngâm nga, tự nhiên hợp thanh luật nên ý thức sâu xa. Thưởng thức nó đủ hưng khởi những ý nghĩ tốt đẹp, gột sạch những ý nghĩ xấu xa”[4,tr152].Vì vậy ông làm thơ là nhằm giữ cho tính của mình được “đúng đắn” chứ không phải là để “ngâm vịnh than vãn”, đem cái khó của nghề để cầu tiếng với thời”[4,tr152]. Thơ ông đã thể hiện cụ thể, sinh động quan niệm đó. Thơ văn của ông được tuyển chọn vào các thi văn tập như Hoàng Việt văn tuyển, Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích. Ngoài ra ông còn viết một số thư,trát, văn tế, bài nghị luận, cùng với Ngô Thì Sĩ, Ninh Tốn biên soạn sách Đại Việt sử kí tục biên. 1.2.3.Tập thơ Đoạn trường lục Tập thơ Đoạn trường lục được sáng tác trong khoảng thời gian hơn một tháng kể từ ngày đưa linh cữu người vợ trẻ xuống thuyền về quê như lời trăng trối của nàng,cho đến khi trở lại kinh đô.Vào năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng (1772) khi ông đang làm quan ở Bộ Lại ở xa, nghe tin vợ mất giờ Dậu ngày 9 tháng 3 tại Hữu Pha đường.Vợ ông là bà Nguyễn Thị Đoan Hương, người làng Đông Hải, cùng huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh nghệ An) là chị ruột của danh sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh bà là một người phụ nữ tài sắc. Làm vợ Phạm Nguyễn Du từ năm mười sáu tuổi sinh sáu bận nuôi được hai con, đến hai mươi chín tuổi thì mất. Cái chết quá trẻ của nàng đã gây nên nỗi đau thương lớn cho những người thân, đặc biệt là Phạm Nguyễn Du. 11 Văn bản Đoạn trường lục hiện còn tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm mang kí hiệu A.2826 là một tập sách viết tay bằng bút lông trên giấy bản gồm 86 trang, có nhiều chỗ đã rách nát nên rất khó đọc. Căn cứ vào tiêu đề ghi ở đầu sách “Chân Phúc huyện Đặng Điền xã Phạm Hoàng giáp quan Đoạn trường lục” sau một lời chú “Hoàng giáp quan, đương thời thiên hạ chi danh sĩ”, có thể thấy văn bản do một người khác chép lại. Đoạn trường lục là một tiếng khóc lạ trên thi đàn Văn học Việt Nam trung đại. Đó không phải là một tiếng khóc thường mà là tiếng kêu đứt ruột, những dòng lệ tuôn trào vì sự đau đớn, mất mát quá sức chịu đựng.Nó đặc sắc ở chỗ nó là một tập thơ gồm nhiều thể loại, 14 bài văn tế, 49 câu đối cúng và phúng viếng, 34 bài thơ tả nỗi nhớ thương được sắp xếp theo trật tự khác nhau làm nên một tập nhật kí đau thương. Thể loại nào cũng có cái hay và thành công riêng. Tập thơ được bắt đầu từ ngày rằm tháng Ba với bài Vọng chúc văn(Văn cúng rằm) ở Thăng Long và kết thúc với bài Thành phần văn (Bài văn đắp xong mộ) ở quê nhà ngày 28 tháng Năm. Không chỉ vậy tập thơ còn như một tập nhật kí ghi chép lại những câu chuyện, những dòng tâm sự,cảm xúchay để bày tỏ nỗi lòng của người chồng trẻ trên suốt đường đưa linh cữu vợ về quê nhà. Là tiếng khóc bi ai thống thiết, đau thương xót xa của người thân, là tình cảm chân thành của người chồng dành cho người vợ tài sắc đảm đang, là sự trân trọng nâng niu biết ơn những công sức người vợ đã gây dựng, hi sinh. Là nỗi niềm cô đơn hiu quạnh trong những tháng ngày tiếp theo không có vợ, là tình nghĩa vợ chồng trước sau như một và là một điều hiếm có trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, hơn nữa đây được coi là tác phẩm đánh dấu cho bước phát triển của thơ trữ tình Việt Nam. 12 Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC 2.1. Tiếng khóc vợ bi ai, thống thiết của Phạm Nguyễn Du Viết về vợ không phải là hiện tượng lạ trong Văn học trung đại Việt Nam, hầu hết các tác giả nổi bật của giai đoạn văn học này đều có những dòng thơ, bài thơ, thậm chí cả một tập thơ bày tỏ tình cảm dành cho người bạn đời của mình. Có thể điểm qua một số tác giả như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Theo đó, Phạm Nguyễn Du không phải hiện tượng lạ, có chăng là tiếng lòng của ông thể hiện trong tập thơ có những sắc thái riêng đưa đến xúc động mạnh mẽ trong lòng độc giả. Một trong những sắc thái cảm xúc đó chính là nỗi lòng bi ai, thống thiết khi ông khóc vợ. Như đã nói ở trên, vợ Phạm Nguyễn Du lấy ông từ năm 16 tuổi, bà đã cùng ông vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, đến khi ông thành danh thì người vợ tao khang ấy lại vội ra đi. Cảm xúc của người đàn ông chưa kịp làm gì đền đáp tấm chân tình, sự hi sinh của vợ trở thành tiếng nấc nghẹn, cứ mỗi lúc một dồn nén, dồn nén để rồi bật thành tiếng thơ ai oán bi thương. Trong nỗi ai oán, bi thương ấy là các cung bậc cảm xúc nửa như quá tỉnh táo để nhận biết sự thật đau lòng rằng cái chết đã chia lìa đôi lứa, nửa như điên dại, đớn đau: Ta ngã hoà nương nhị nhất nhân, Như hà tương hợp cự tương phân? Nương huề nhất bán thanh hương khứ, Lưu ngã si cuồng nhất bán thân. (Đề minh tinh hậu diện nhất tuyệt) 13 (Ôi, ta với nàng là một người, Cớ sao vừa hợp lại đã vội phân chia? Nàng mang đi một nửa thơm tho trong trẻo, Để lại ta một nửa si dại điên cuồng). Yêu vợ đến mức coi vợ với mình là một, nhớ thương vợ trong những khoảnh khắc trong trẻo nhất để rồi si dại, điên cuồng, để rồi chỉ thấy đời rặt một niềm đau. Trong câu đối khóc vợ ông viết: Vị tri tử giả lạc, đãn kiến sinh giả bi, Do kí hợp thời nan, bất thị li thời dị. (Chẳng hay người chết yên lạc, chỉ thấy người sống rặt niềm đau, Còn nhớ khi hợp khó khăn, phải đâu khi li là chuyện dễ). Đau đớn, tiếc nuối vì những ngày tháng còn sống đã khó gặp nhau nói chi giờ đây chia li lại càng khó.Ngô Thì Sĩ một tác giả cùng thời với Phạm Nguyễn Du cũng từng viết tập thơ Khuê ai lụckhóc người vợ chết trẻ qua đời (29 tuổi) trong lúc sinh nở mà ông vì bận việc quan không về kịp,bài thơ Chu trung độc tạ hữuhoài(Ngồi một mình trong thuyền tưởng nhớ I)cũng cất lên câu hỏi thống thiết, cũng tiều tuỵ vì nhớ thương: Bất thức sản linh thuỳ cố phủ, Hình thần tiều tuỵ vị tư khanh. (Chẳng biết linh hồn nàng có đoái tưởng đến ta chăng Ta thì hình thần tiều tuỵ chỉ vì nhớ nàng) Có yêu thì mới có nhớ, nhớ vợ mà chẳng thể gặp chỉ có thể xem mặt con gái, vì con gái giống mẹ, con gái là những gì còn lại của vợ trên cõi đời nên càng xem lại càng đau lòng, càng khó tin vào sự thật, nhớ thương vợ bằng cả tấm lòng,cả tấm chân tình nhưng bất lực: Nương bất khả cầu, khan nữ diện, đãn khan nữ diện dũ trường toan Thiên chân nan tín, tận ngô tâm, dục tận ngô tâm hiềm lực bạc 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan