Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên...

Tài liệu Luận văn hát ví lưu tam của dân tộc sán chay ở tức tranh, phú lương, thái nguyên

.PDF
142
125
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN HÁT VÍ LƢU TAM CỦA DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên – 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN HÁT VÍ LƢU TAM CỦA DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Quyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bầy tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS. TS Nguyễn Hằng Phƣơng - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý, tạo điều kiện của các thầy cô khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng Quản lý khoa học, nhân viên thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cảm ơn Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao và Du lịch Tỉnh Thái Nguyên, các nghệ nhân xã Tức Tranh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những ngƣời luôn dành cho tôi sự quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Quyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................. 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................ 8 6. Đóng góp của luận văn. ................................................................................... 9 7. Bố cục luận văn. ............................................................................................ 10 NỘI DUNG.......................................................................................................11 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 11 1.1. Khái quát về dân tộc Sán Chay ở Việt Nam và Phú Lƣơng, Thái Nguyên. ......................................................................................................... 11 1.1.1. Ngƣời Sán Chay ở Việt Nam ........................................................ 11 1.1.2. Ngƣời Sán Chay ở Phú Lƣơng - Thái nguyên ............................. 12 1.2. Khái quát về dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên. ......................................................................................................... 13 1.2.1. Nguồn gốc lịch sử. ........................................................................ 14 1.2.2. Dân số và địa bàn cƣ trú. .............................................................. 14 1.2.3. Ngôn ngữ. ..................................................................................... 14 1.2.4. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội ............................................. 15 1.2.5. Hoạt động kinh tế ......................................................................... 16 1.2.6. Văn hóa truyền thống. .................................................................. 17 1. 3. Khái niệm và nguồn gốc “Hát Ví Lưu Tam” ....................................... 22 1.3.1. Khái niệm Hát Ví Lƣu Tam .......................................................... 22 1.3.2. Nguồn gốc Hát Ví Lƣu Tam ......................................................... 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2: CÁC DẠNG THỨC HÁT VÍ LƢU TAM CỦA DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN ........................ 29 2.1. Các dạng thức Hát ví Lƣu Tam chia theo tiêu chí thời gian.................. 29 2.1.1. Hát ví Lƣu Tam ban ngày ............................................................. 29 2.1.2. Hát ví Lƣu Tam ban đêm .............................................................. 30 2.2. Các dạng thức Hát ví Lƣu Tam chia theo tiêu chí nội dung ................. 32 2.2.1. Các bài ca nghi lễ - phong tục ...................................................... 32 2.2.1.1. Các bài ca nông lễ................................................................... 32 2.2.1.2. Các bài ca hôn lễ .................................................................... 35 2.2.1.3. Các bài ca tang lễ ................................................................... 41 2.2.1.4. Các bài ca chúc mừng............................................................. 42 2.2.2. Các bài ca lao động ....................................................................... 48 2.2.3. Các bài ca giao duyên .................................................................. 50 2.2.4. Các bài ca sinh hoạt ...................................................................... 53 2.2.4.1. Hát ru ..................................................................................... 54 2.2.4.2. Hát vui chơi ........................................................................... 56 2.2.4.3. Hát mời .................................................................................. 58 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................... 60 Chƣơng 3 : NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN HÁT VÍ LƢU TAM CỦA DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN ............................................................................................... 61 3. 1. Một số nội dung cơ bản ........................................................................ 61 3.1.1. Phản ánh văn hóa ứng xử.............................................................. 61 3.1.2. Thể hiện tình yêu thiên nhiên. ...................................................... 63 3.1.3. Ca ngợi lao động và tình yêu lao động ......................................... 66 3.1.4. Đề cao đạo đức, lối sống. ............................................................. 69 3.1.5. Thể hiện tình yêu lứa đôi .............................................................. 73 3. 2. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu ................................................... 76 3.2.1. Thể thơ và kết cấu......................................................................... 76 3.2.1.1. Thể thơ .................................................................................... 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1.2. Kết cấu .................................................................................... 78 3.2.2. Vần và nhịp ................................................................................... 81 3.2.2.1. Vần.......................................................................................... 81 3.2.2.2. Nhịp ........................................................................................ 85 3.2.4. Các biện pháp tu từ ....................................................................... 86 3.2.4.1. So sánh .................................................................................... 86 3.2.4.2. Ẩn dụ ...................................................................................... 88 3.2.4.3. Nhân hóa ................................................................................. 90 3.3. Hiện trạng và vấn đề bảo tồn Hát ví Lƣu Tam . .................................... 92 3.3.1. Hiện trạng về Hát ví Lƣu Tam...................................................... 92 3.3.1.1. Tƣ liệu về Hát ví Lƣu Tam ..................................................... 92 3.3.1.2. Đối tƣợng Hát ví Lƣu Tam ..................................................... 93 3.3.1.3. Sự quan tâm của các cấp quản lý ........................................... 94 3.3.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn ................................................ 95 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 97 KẾT LUẬN....................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 105 1. Một số bài Hát ví Lƣu Tam tiêu biểu ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên đã đƣợc nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh dịch ....................................................... 105 2. Một số bài Hát ví Lƣu Tam ở Tức Tranh, Phú lƣơng, Thái Nguyên do tác giả sƣu tầm. ............................................................................................................ 112 3. Gặp gỡ một số nghệ nhân Hát ví Lƣu Tam ................................................. 116 4. Một số hình ảnh về đời sống văn hóa của dân tộc sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên........................................................................................ 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thƣơng. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hƣởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Dân ca của các vùng miền không chỉ đậm đà chất thơ, chất nhạc mà còn thể hiện một cách tự nhiên chân thành, đằm thắm tình cảm con ngƣời và hồn cốt mỗi dân tộc. Nhắc đến dân tộc Tày là nhắc đến Hát Then, Hát Lƣợn. Dân tộc Nùng là Hát Sli. Dân tộc Sán Dìu là Hát Sọong Cô. Văn nghệ dân gian Kinh Bắc là những làn điệu quan họ mƣợt mà. Còn với dân tộc Sán Chay, họ tự hào có Hát ví Lƣu Tam (hát Sấng Cọo hay hát Xình ca) ngọt ngào và mê đắm lòng ngƣời. Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay đã có từ rất lâu đời, là một loại dân ca trữ tình đƣợc viết theo thể thất ngôn, do chính những ngƣời nông dân thật thà, chất phác sáng tạo nên, đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đƣờng truyền miệng hoặc đƣợc ghi chép lại bằng chữ Hán cổ. Khi hát, đồng bào sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng và trang phục truyền thống, không chỉ tạo đƣợc sự lôi cuốn, hấp dẫn mà còn khuyến khích mọi ngƣời tìm hiểu cái hay, cái đẹp của làn điệu dân ca này trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình để gìn giữ và bảo tồn. 1.2. Quá trình phát triển của xã hội nói chung và sự giao thoa giữa các nền văn hóa nói riêng đã làm mai một những nét đặc trƣng về bản sắc văn hóa của ngƣời Sán Chay đặc biệt là vốn hát nên từ sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng V (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Phú Lƣơng đã dấy lên phong trào tổ chức các hội hát từ thôn bản đến các xã. Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc huyện Phú Lƣơng cũng từ đây đƣợc hình thành và phát triển. Cũng từ đó, các câu lạc bộ hát dân ca của các dân tộc ở các thôn bản đƣợc thành lập. Ngoài phục hồi, truyền dạy các bài hát dân ca cổ cho lớp trẻ còn, câu lạc bộ còn dạy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn những lời bài hát mới. Cùng với việc phục hồi hát dân ca, trang phục dân tộc cũng đƣợc may mới, các món ẩm thực dân tộc đƣợc lƣu tâm để thi và trình diễn trong lễ hội, lễ cƣới, lễ hỏi… và trở thành phong trào đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguồn gốc, dạng thức, lời ca và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của Hát ví Lƣu Tam ở Tức Tranh chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức. Nhằm khôi phục những di sản văn hóa quý báu để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì việc nghiên cứu đề tài Hát ví Lƣu Tam ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên là một việc làm cần thiết. 1.3. Xã Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên nơi có 93% dân số là dân tộc Sán Chay sinh sống. Vùng quê này có đời sống văn hoá rất phong phú, nhiều phong tục tập quán đặc sắc, Hát ví Lƣu Tam là một điển hình. Hát ví Lƣu Tam đƣợc bà con hát bằng cả trái tim tin yêu cuộc sống, gìn giữ nhƣ một “báu vật” truyền cho con cháu hôm nay và mai sau. Trong cuộc sống hàng ngày, văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc của ngƣời dân nơi đây. Bản thân tôi cũng vô cùng tự hào đƣợc sinh ra trên mảnh đất Phú Lƣơng giàu truyền thống văn hóa này nên tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu và giới thiệu một loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của quê hƣơng tới đông đảo bạn đọc. 1.4. Lâu nay, đã có một số công trình nghiên cứu về Hát ví Lƣu Tam với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “Xịnh Ca”, “Sình Ca”. Các nghiên cứu đó cũng đã đề cập đến một vài nét độc đáo, hấp dẫn của làn diệu dân ca này trên một số phƣơng diện nhƣ diễn xƣớng, ngôn ngữ, biểu tƣợng, nghệ thuật biểu hiện… nhƣng việc đi sâu tìm hiểu về Hát ví Lƣu Tam một cách có hệ thống ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên thì vẫn còn bỏ ngỏ. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Hát ví Lưu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên ” làm đề tài nghiên cứu của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dân gian nói chung và Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay nói riêng là một trong các vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu lƣu tâm. Đã có những cuốn sách, những luận văn, khóa luận tốt nghiệp, những cuộc hội thảo, những bài nghiên cứu, những báo cáo khoa học quan tâm đến vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình sau: - Tác giả Phƣơng Bằng với cuốn “Dân ca cao Lan” (1981) [2] đã sƣu tầm đƣợc gần 500 câu hát. Tác giả Ngô Văn Trụ với Cuốn “Dân ca Cao Lan” (2006) [48] đã sƣu tầm và biên soạn đƣợc gần 1000 câu hát. Từ các tài liệu sƣu tầm, biên soạn, các nhà nghiên cứu đã xác định số lƣợng và kết cấu những đêm hát, nội dung của mỗi đêm. Tác giả Ngô Văn Trụ đã bƣớc đầu phân tích đƣợc bối cảnh diễn ra đêm hát, giai điệu lời hát, phân tích ý nghĩa một số câu hát. - Cuốn “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam” (2003) do Khổng Diễn chủ biên ngoài việc giới thiệu một cách khá kĩ lƣỡng về dân tộc Sán Chay trên các phƣơng diện nhƣ: điều kiện tự nhiên, dân số, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa vật chất và đặc biệt ở lĩnh vực văn hóa tinh thần, tác giả đã nhấn mạnh: “Ở người Cao Lan và Sán Chí có kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian rất phong phú và đa dạng. Có loại đã được ghi chép thành văn, có loại vẫn được truyền khẩu từ đời này qua đời khác…Sách hát (slây ca) viết về các bài hát, các bước hát, các tình huống trong khi hát, cả hai nhóm người trên đều đọc được. Hát truyền thống thì có hát ngoài đường (ca óc lân) và hát trong nhà (óc lân), hát ngoài đường có tính ứng khẩu đòi hỏi người hát đối đáp phải thuộc nhiều loại bài hát và nhanh chóng vận dụng vào tình huống cụ thể. Còn hát trong nhà thường có bài bản, nghe nói do Lưu Ba soạn, từ bên Trung Quốc đem về. Sách có 12 tập dành cho các bên nam, nữ đối đáp, hát kéo dài trong 12 đêm”[7. tr384 - 385]. Ngoài việc giới thiệu về một làn điệu dân ca độc đáo, tác giả còn trích dẫn một số bài và đọan hát giao duyên với nội dung khá phong phú và đa dạng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Năm 2003, trong cuốn “Xình ca Cao Lan” do nhà thơ Lâm Quí sƣu tầm và dịch [34], nhà xuất bản đã giới thiệu toàn bộ đêm hát thứ nhất với 266 khúc ca với nhiều dạng bài hát khác nhau nhƣ: hát mở đầu, hát vào bản, du hƣơng ca, bơi thuyền vƣợt biển, hát chúc tụng, thỉnh mời thần ca hát, hát về gà gáy, hát chúc phụng chủ nhà. Trong lời giới thiệu của về cuốn sách, nhà xuất bản viết “Xịnh ca Cao Lan - Đêm hát thứ nhất - tiếng Cao Lan gọi là “Slơi ca hùm tời dắt” là một tác phẩm thơ ca dân gian cổ của dân tộc Cao Lan và lưu truyền trong đồng bào từ nhiều đời nay. Nội dung cuả tập sách phản ánh cuộc sống xã hội Cao Lan xưa, thể hiện tâm hồn, tình cảm của họ trước cảnh đẹp thiên nhiên, tình yêu đôi lứa thông qua hình thức hát đối đáp giao duyên nam nữ, với những lời ca ví von tình tứ, cô đọng dễ hiểu”[34 - tr.5] - Luận văn thạc sĩ “Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan “Kó Lăù Slam”(2003), tác giả Lê Hồng Sinh đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện thơ này đồng thời miêu tả về Xình ca nhƣ một phần không thể thiếu để kết tinh về thành truyện thơ này: “Lời của truyện thơ được đặt theo thể thơ có trong Xình ca. “Kó Lăù Slam” đường như lấy cảm hứng từ tục hát ví đầu xuân” [35. tr 41] - “Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn, Bắc Giang”, Nguyễn Xuân Cần - Trần Văn Lạng chủ biên (2003) [4] lại tập trung vào công việc khảo sát nghiên cứu và tiến hành bảo tồn dân ca của ngƣời Sán Chí - Sán Chay ở xã Kiên Lao. Phần đầu của công trình là những bài viết khái quát về con ngƣời, truyền thống lịch sử, văn hóa trong đó có hát dân ca. Phần hai là 1058 bài dân ca do tác giả phối hợp với các nghệ nhân phiên âm từ Hán Việt sang tiếng Sán Chí, ra tiếng phổ thông để mọi ngƣời cùng tiếp cận vốn dân ca này. - Báo cáo khoa học đề tài “Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang” (2003) của Nịnh Văn Độ [9]. Trong báo cáo khoa học của mình, ngoài việc giới thiệu khái quát về tình hình đặc điểm dân tộc Cao Lan, tác giả còn giới thiệu về hát Sình ca và khẳng định đây là một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật biểu hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát đặc điểm Xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang”(2005) [8], tác giả Phạm Thị Kim Dung đã đặt Xình ca trong hoàn cảnh văn hóa truyền thống Cao Lan để thấy đƣợc vai trò, vị trí của Xình ca đối với đời sống tinh thần của cộng đồng này. Tác giả đã khảo sát, rút ra đặc điểm của Xình ca trên ba phƣơng diện: diễn xƣớng, nội dung và nghệ thuật biểu hiện. - Báo cáo khảo sát đề tài phi vật thể bảo tồn hát Nôm dân tộc Sán Chay xóm Đồng Tâm - xã Tức Tranh - huyện Phú Lƣơng của Sở Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2006), trong báo cáo, các tác giả đã khái quát về vị trí địa lý và một số đặc điểm cơ bản của dân tộc Sán Chay và giới thiệu đôi nét về các thể loại hát Nôm – ví Lƣu Tam mà chƣa có tiêu chí phân chia các loại ví một cách rõ ràng, cụ thể. - “Hát ví Lưu Tam dân tộc Sán Chay 2006” [39] do nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh sƣu tầm và chọn lọc. Những bài hát này chƣa đƣợc in thành sách mà mới chỉ dừng lại ở việc đánh máy thành một tập để tập luyện trong câu lạc bộ Hát ví Lƣu Tam tại xã Tức Tranh. Trong tập tài liệu này, nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh đã chọn lọc các bài Hát ví Lƣu Tam tiêu biểu từ 5 đêm hát dịch sang tiếng Sán Chay rồi tiến hành dịch nghĩa mà chƣa dịch thơ, xắp xếp chúng thành 5 loại tiêu biểu: ví mừng nhà mới, ví mời, ví gọi bạn, ví trầu cau, ví đối giao duyên. - Triệu Thị Linh với đề tài “Một số biểu tượng trong Xình ca Cao Lan” tại hội thảo ngữ học trẻ - Xuân 2008 [21], tác giả lại nghiên cứu Xình ca dƣới góc độ các biểu tƣợng nghệ thuật. Trong đề tài của mình, tác giả đã đề cập đến ba biểu tƣợng tiêu biểu là: Phƣợng Hoàng, cây cầu và bông hoa. Tác giả này còn có một luận văn thạc sĩ “Ngôn từ nghệ thuật trong Xình ca Cao Lan” [22] đã nghiên cứu khá sâu về lĩnh vực ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong Xình ca. - Phạm Thị Phƣơng Thái và Ngô Thị Ngọc Ánh (2011) [43] lại ví làn điệu dân ca này là “Sình Ca - lời dẫn đường hạnh phúc lứa đôi”. Trong bài viết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của mình, hai tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của làn điệu dân ca này trong đời sống tinh thần của dân tộc Sán Chỉ “Bao đời nay, Sình ca (Xình ca, Soọng cô) đã gắn với người Sán Chỉ nói riêng và những tộc người có chung hoặc gần nguồn gốc như Sán Chay, Sán Dìu, Dao... như một thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần”. Mặt khác, hai tác giả còn đề cập tới không gian diễn xƣớng của làn điệu dân ca này và chú ý hơn cả là các khúc hát giao duyên. “Sình ca có mặt ở nhiều không gian khác nhau: trong nhà, ngoài ngõ, trên nương ngoài ruộng, đám hiếu, đám hỉ... Tuy nhiên, phổ biến nhất, quen thuộc nhất có lễ là những khúc hát giao duyên”. Họ đều khẳng định các bài ca giao duyên chính là cây cầu bắc nhịp cho tình yêu đôi lứa. Điểm qua một số tài liệu, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề đƣợc các tài liệu trên đề cập tới. Một là: các nghiên cứu chủ yếu đề cập tới văn hóa của dân tộc Sán Chay (Nhóm Sán Chí) nói chung và ngƣời Cao Lan nói riêng và họ khẳng định ngƣời Sán Chay có nguồn gốc từ Trung Quốc, sống rải rác ở phía Bắc Việt Nam, là một cộng đồng ngƣời có kết cấu chặt chẽ, còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đó có Hát ví Lƣu Tam (hay một số nơi còn gọi là Xình ca hay Sịnh ca) Hai là: các nghiên cứu đề cập tới văn nghệ dân gian trong đó có Xình ca ( một tên gọi khác của Hát ví Lƣu Tam) ở nhiều khía cạnh và phƣơng diện khác nhau. Một trong những ngƣời tiên phong làm sáng giá Xình ca là cố nhà thơ nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Lâm Quí, ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Cao Lan của dân tộc mình nhƣ: Nàng Kó Lau Slam; Xình Ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất; Truyện cổ Sán Chay... Một số tác giả đã có công sƣu tầm các đêm hát, tập hợp và biên soạn rất công phu nhƣ nhà thơ Lâm Quí, tác giả Ngô Văn Trụ, nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Có tác giả lại nghiên cứu Xình ca ở các phƣơng diện diễn xƣớng, nội dung và nghệ thuật biểu hiện nhƣ Phạm Thị Kim Dung. Có tác giả lại đề cập tới Xình ca Cao Lan thông qua một số biểu tƣợng hoặc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong Xình ca Cao Lan nhƣ Triệu Thị Linh. Hai tác giả Phạm Thị Phƣơng Thái và Ngô Thị Ngọc Ánh lại ví Xình ca là “Lá thư tình giao duyên và lời dẫn đường cho hạnh phúc lứa đôi” Nhƣ vậy, các tài liệu trên chủ yếu đề cập đến những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Sán Chí - Sán Chay - Cao Lan và các tài liệu đều nhấn mạnh đến kho tàng văn nghệ dân gian vô cùng phong phú của dân tộc này trong đó có Xình ca. Ở một vài công trình, các tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu Xình ca trên một vài phƣơng diện, nhƣng chúng tôi nhận thấy chƣa có một công trình chuyên biệt nào về “Hát ví Lưu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên” Trên cơ sở kế thừa thành tựu của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi mong trong giới hạn nhất định mà đề tài luận văn đã chọn “Hát ví Lưu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên” sẽ là cơ hội để chúng tôi tiến hành tìm hiểu, phân chia các dạng thức của Hát ví Lƣu Tam trên các tiêu chí cụ thể, tìm hiểu giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp, sức sống của Hát ví Lƣu Tam trên tinh thần khoa học và toàn diện nhất có thể. Từ đó, chúng tôi sẽ hƣớng ngƣời đọc đến một cách hiểu và lý giải thuyết phục về cái hay, cái độc đáo và hấp dẫn của làn điệu dân ca này. Hy vọng việc nghiên cứu đề tài này là một đóng góp của chúng tôi trong việc làm đầy đặn hơn bản sắc văn hóa của dân tộc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh. - Tìm hiểu không gian diễn xƣớng, hình thức diễn xƣớng và môi trƣờng diễn xƣớng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tiếp xúc, phỏng vấn một số nghệ nhân tiêu biểu ở Tức Tranh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - “Hát ví Lưu Tam dân tộc Sán Chay, 2006” do nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh sƣu tầm và chọn lọc. - Các bài Hát ví Lƣu Tam đƣợc sƣu tầm trong quá trình khảo sát, điền dã của tác giả. - Trong phạm vi của đề tài luận văn, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu Hát ví Lƣu Tam về phƣơng diện lời ca. Tuy nhiên, văn học dân gian nói chung và Hát ví Lƣu Tam nói riêng gắn bó với đời sống văn hóa dân gian nên việc tìm hiểu thêm về văn hóa sẽ giúp chúng tôi có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra các dạng thức Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh. - Tìm hiểu các giá trị về nội dung, nghệ thuật của Hát ví Lƣu Tam ở Tức Tranh. - Qua việc nghiên cứu, chúng tôi muốn góp phần gìn giữ, bảo tồn và giới thiệu những nét đặc sắc của Hát ví Lƣu Tam trong đời sống văn hóa của dân tộc Sán Chay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Giới thuyết những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải các dạng thức của Hát ví Lƣu Tam. - Trong điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ đối chiếu so sánh Hát ví Lƣu Tam với một số làn điệu dân ca khác ở những vùng miền khác nhau để thấy đƣợc nét đặc trƣng làm nên sức sống của làn điệu dân ca này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đƣợc mục đích đặt ra trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp một số phƣơng pháp chính sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phƣơng pháp điền dã: sƣu tầm, ghi âm, chụp hình và ghi chép những tài liệu có liên quan đến Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay ở địa bàn đã xác định. - Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại: chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại các dạng thức, vần, nhịp... của Hát ví Lƣu Tam dựa trên những tiêu chí cụ thể để có một cái nhìn toàn diện và khoa học. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp so sánh: từ việc khảo sát, thống kê, phân loại, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các giá trị về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật làm nên nét riêng trong Hát Ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay so với các làn điệu dân ca khác. Từ việc phân tích đó, chúng tôi hƣớng đến những kết luận mang tính tổng hợp nhất, khái quát nhất giúp ngƣời đọc thấy đƣợc những đặc sắc của làn điệu dân ca này. - Phƣơng pháp hệ thống: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để từ đó có đƣợc một cái nhìn cụ thể về các dạng thức Hát ví Lƣu Tam, nội dung cũng nhƣ các yếu tố nghệ thuật và đặt Hát ví Lƣu Tam trong dòng chảy của văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: song song với việc vận dụng phối hợp các phƣơng pháp trên, chúng tôi còn vận dụng những kiến thức về các khoa học liên ngành để phục vụ hiệu quả vấn đề mà chúng tôi chọn làm đề tài cho luận văn. 6. Đóng góp của luận văn. - Hệ thống hóa những vấn đề về Hát ví Lƣu Tam (hay Xình ca hoặc Sịnh ca) nói chung và Hát ví Lƣu Tam ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên nói riêng đã đƣợc một số công trình nghiên cứu đề cập tới. - Khẳng định sự phong phú về các dạng thức của Hát ví Lƣu Tam ở Tức Tranh. - Làm sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của Hát ví Lƣu Tam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Kết quả mà luận văn nghiên cứu sẽ là nguồn tƣ liêu hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên đứng lớp sau này khi dạy về văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu này trong đời sống văn hóa của dân tộc Sán Chay. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc triển khai trong 3 chƣơng : Chƣơng 1: Khái quát về dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên và một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chƣơng 2: Các dạng thức Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Chƣơng 3: Nội dung, nghệ thuật và vấn đề bảo tồn Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC SÁN CHAY Ở TỨC TRANH, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về dân tộc Sán Chay ở Việt Nam và ở Phú Lƣơng, Thái Nguyên. 1.1.1. Người Sán Chay ở Việt Nam Ngƣời Sán Chay là quần thể cƣ dân nông nghiệp làm lúa nƣớc, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông bắc Bắc Bộ nhƣ Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang và sống rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện tại có một nhóm ngƣời vào Tây Nguyên lập nghiệp đƣợc tổ chức thành các làng. Dân tộc Sán Chay còn có các tên gọi: Sán Chí, Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bận… Tổ tiên của ngƣời Sán Chay xƣa kia là vùng giáp ranh giữa các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam - Trung Quốc. Do những biến động về lịch sử họ đã di cƣ đến nƣớc ta vào khoảng thế kỷ thứ XVIII. Ngƣời Sán Chay có các nhóm địa phƣơng, nhóm Cao Lan nói ngôn ngữ Tày, Thái và nhóm Sán Chỉ nói thổ ngữ Hán, Quảng Đông. Tiếng nói Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái, ngữ hệ (Thái - Ka Đai), còn tiếng Sán Chỉ thuộc ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tăng). Do có tình trạng song ngữ này mà có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của ngƣời Sán Chay. Ngƣời Sán Chay thờ tổ tiên là chính song cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Sán Chay ở Việt Nam có dân số 169.410 ngƣời, có mặt tại 58 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Ngƣời Sán Chay cƣ trú tập trung tại các tỉnh: Tuyên Quang (61.343 ngƣời, chiếm 36,2 % ), Thái Nguyên (32.483 ngƣời, chiếm 19,2 % ), Bắc Giang (25.821 ngƣời chiếm 15,2%), Quảng Ninh (13.786 ngƣời 8,1%), Yên Bái (8.461 ngƣời chiếm 5%), Cao Bằng (7.058 ngƣời chiếm 4,2%), Đắk Lắk (5.220 ngƣời chiếm 3,1%), Lạng Sơn (4.384 ngƣời chiếm 2,6%, Phú Thọ (3.294 ngƣời chiếm 1,9%), Vĩnh Phúc (1.611 ngƣời chiếm 1%)… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhƣ vậy, theo thống kê về ngƣời Sán Chay ở Việt Nam thì Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều ngƣời Sán Chay sinh sống chiếm 19,2%. (Đứng thứ hai sau Tuyên Quang với 36,2%) 1.1.2. Người Sán Chay ở Phú Lương - Thái Nguyên Phú Lƣơng là huyện miền núi nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong toạ độ địa lý từ 21036 đến 21055 độ vĩ bắc, 105037 đến 105046 độ kinh đông; phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Định Hoá, phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ; huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc (theo Quốc lộ 3). Huyện Phú Lƣơng có diện tích tự nhiên 368,82 km2, trong đó đất nông nghiệp 119,79 km2; đất lâm nghiệp 164,98km2 (chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thuỷ sản 6,65km2; đất phi nông nghiệp 46,63km2; đất chƣa sử dụng 31,64km2. Địa hình Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100m đến 400m. Các xã ở vùng Bắc và Tây Bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía Nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng dƣới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía Bắc xuống phía Nam huyện, độ cao giảm dần. Dân cƣ Phú Lƣơng gồm ba bộ phận chính: một là dân bản địa định cƣ từ lâu đời; hai là dân phu đƣợc bọn tƣ bản Pháp tuyển mộ vào làm thuê trong các hầm mỏ, đồn điền; ba là đồng bào ở các tỉnh miền xuôi di cƣ lên sinh cơ lập nghiệp. Về dân số, toàn huyện Phú Lƣơng năm 1933 có 7.033 ngƣời; trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chƣa tới 10.000 ngƣời; trong kháng chiến chống Pháp có khoảng 13.700 ngƣời; đầu những năm 1970 là 54.676 ngƣời; theo tổng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn điều tra dân số ngày 1- 4 - 1989 là 107.390 ngƣời; năm 1996 gần 110.000 ngƣời. Từ ngày 1-1-1997, do 10 xã, thị trấn vùng phía Bắc huyện đƣợc chuyển về huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) nên dân số của huyện giảm xuống. Cuối năm 2006, dân số toàn huyện là 106.257 ngƣời (trong đó nam 53.079 ngƣời, nữ 53.178 ngƣời; số ở nông thôn là 98.563 ngƣời, sống ở đô thị là 7.694 ngƣời; dân tộc Kinh chiếm 54,2%, Tày 21,1%, Sán Chay 8,05%, Nùng 4,5%, Sán Dìu 3,29% còn lại 4,82% là ngƣời các dân tộc Thái, Hoa, Hmông và một số dân tộc khác. Theo thống kê, dân tộc Sán Chay đứng thứ ba sau dân tộc Kinh và dân tộc Tày trong số các dân tộc của huyện. Ở Phú Lƣơng, ngƣời Sán Chay thƣờng tập trung ở các chân đồi, gần các con sông, cánh rừng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngƣời Sán Chay đã sát cánh bên nhau, cùng chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, biến những mảnh đất khô cằn thành những cánh đồng màu mỡ. Từ cuộc sống vất vả, lam lũ, những lời ca, tiếng hát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với họ trong đó phải kể tới Hát ví Lƣu Tam. 1.2. Khái quát về dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lƣơng, Thái Nguyên. Trong huyện Phú Lƣơng có rất nhiều các dân tộc sinh sống nhƣ dân tộc Kinh, Tày, Sán Chay, Nùng, Sán Dìu…ở các xã khác nhau nhƣng chúng tôi đặc biệt quan tâm tới dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh. Trong xã Tức Tranh có 24 xóm: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Lƣờng, Đồng Danh, Đồng Hút, Đồng Lòng, Gốc Cọ, Gốc Mít, Gốc Xim, Gốc Gạo, Đan Khê, Tân Khê, Thác Dài, Ngoài Tranh, Cây Thị, Khe Xiêm, Thâm Găng, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Đập Tràn, Minh Hợp, Bãi Bằng, Khe Cốc, Tân Thái thì xóm Đồng Tâm có dân tộc Sán Chay cƣ trú tập trung nhất (chiếm 93%). Dân tộc Sán Chay ở nơi đây đã gìn giữ đƣợc rất nhiều những bản sắc văn hóa độc đáo trong đó có Hát ví Lƣu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan