Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn những đặc điểm nội...

Tài liệu Luận văn hát xắng cọ của người sán chỉ ở lộc bình, lạng sơn những đặc điểm nội dung và nghệ thuật

.PDF
165
159
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HIỀN HÁT XẮNG CỌ CỦA NGƢỜI SÁN CHỈ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HIỀN HÁT XẮNG CỌ CỦA NGƢỜI SÁN CHỈ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mà SỐ: 62.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Nguyễn Hằng Phƣơng THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; Khoa sau đại học; Ban chủ nhiệm; quý Thầy, Cô giáo khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn bà Hoàng Thị Phát, bà Ấu Thị Nga Sơn người đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 08 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Mục lục ................................................................................................................. i MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 NỘI DUNG....................................................................................................... 10 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ - CƠ SỞ TÌM HIỂU HÁT XẮNG CỌ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN ................................... 10 1.1. Tổng quan về dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn .......................... 10 1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Sán Chỉ ở Việt Nam .......................... 10 1.1.2. Vài nét về cộng đồng người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. ........ 14 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. ........................................ 16 1.2. Một số vấn đề chung về hát Xắng Cọ .................................................... 23 1.2.1. Khái niệm Hát Xắng Cọ .................................................................. 23 1.2.2. Nguồn gốc của Hát Xắng Cọ .......................................................... 24 1.3. Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn ...................................................... 28 1.3.1. Hát Xắng Cọ trong đời sống văn hóa của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn ........................................................................................ 28 1.3.2. Hình thức diễn xướng và quy trình Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn ................................................................................................... 29 Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HÁT XẮNG CỌ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN .......................................................................................... 40 2.1. Những bài chào hỏi, kết bạn .................................................................. 40 2.2. Những bài hát về tình yêu đôi lứa .......................................................... 46 2.2.1. Tình yêu và sự thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu .............................. 47 2.2.2. Tình yêu và lời ước hẹn thủy chung ............................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.2.3. Tình yêu và sự dang dở ngậm ngùi ................................................. 54 2.3. Những bài hát thể hiện tri thức dân gian ................................................ 57 2.3.1. Những bài hát về vòng giáp đời người ........................................... 57 2.3.2. Những ứng xử của người Sán Chỉ trong cuộc sống ........................ 60 2.4. Những bài hát ca ngợi cuộc sống, con người, quê hương đất nước ...... 64 2.4.1. Những bài hát truyền thống ............................................................ 64 2.4.2. Những bài hát thời hiện đại ............................................................. 67 Chƣơng 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA HÁT XẮNG CỌ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN ............................................. 71 3.1. Thể thơ, kết cấu ...................................................................................... 71 3.1.1. Thể thơ ............................................................................................ 71 3.1.2. Kết cấu ............................................................................................ 77 3.2. Một số biểu tượng tiêu biểu ................................................................... 83 3.2.1. Biểu tượng “hoa” ............................................................................ 84 3.2.2. Biểu tượng “chim” .......................................................................... 89 3.2.3. Biểu tượng “cá” ............................................................................... 91 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật ....................................................... 94 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 95 3.3.2. Không gian nghệ thuật .................................................................. 100 KẾT LUẬN .................................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 114 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về phương diện khoa học Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, nơi hội tụ văn hóa của các dân tộc Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay và một số dân tộc khác. Chính điều này đã tạo nên vùng văn hóa xứ Lạng đặc sắc. Một trong những nét đặc sắc của văn hóa xứ Lạng đó là Hát Xắng Cọ của dân tộc Sán Chỉ. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng vốn có của người Sán Chỉ ở huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn. Hát Xắng Cọ còn ít người biết tới. Do vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của Hát Xắng Cọ là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế từ trước tới nay, Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình đã được một số người sưu tầm và dịch nhưng với số lượng rất hạn chế, chưa có sự quan tâm, nghiên cứu một cách khoa học về giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điền dã và sưu tầm những bài Hát Xắng Cọ lưu truyền trong dân gian với số lượng đáng kể. 1.2. Về phương diện thực tiễn Hát Xắng Cọ là một làn điệu dân ca cổ truyền của người Sán Chỉ - một sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của Hát Xắng Cọ trong đời sống văn hóa dân gian của người Sán Chỉ ở địa phương Lộc Bình, Lạng Sơn sẽ góp phần khẳng định, gìn giữ, bảo lưu và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của văn hóa dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn nói riêng, các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung trên con đường tìm về với bản sắc cội nguồn dân tộc. Xuất phát từ những phương diện nêu trên chúng tôi chọn “Hát Xắng Cọ của ngƣời Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn - Những đặc điểm nội dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 và nghệ thuật” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài này không chỉ có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian của các dân tộc ít người mà còn mang ý nghĩa thiết thực đối với tôi - một giáo viên dạy Ngữ văn ở xứ Lạng. Chúng tôi mong muốn được khám phá, tôn vinh, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa có sức sống bền bỉ của dân tộc Sán Chỉ nói riêng, các dân tộc thiểu số ở xứ Lạng nói chung. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ Nhắc đến những giá trị văn hóa - nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, trước hết phải nói đến những giá trị to lớn của vốn văn học dân gian cổ truyền của mỗi dân tộc. Trong đó, dân tộc Sán Chỉ có những đóng góp đáng kể. Qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu, người Sán Chỉ đã sáng tạo nên một kho tàng vô cùng giàu có về văn nghệ dân gian. Tuy vậy, trước Cách mạng tháng Tám, cũng như nhiều dân tộc khác, người Sán Chỉ không có kho lưu trữ, thư viện, nhà xuất bản. Văn học chủ yếu được lưu chuyển thông qua hình thức truyền miệng. Cũng do ưu thế của thể loại mà những bài hát Xắng Cọ được truyền cho các thế hệ nối tiếp nhau trong những dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, … trong tâm hồn, trí tuệ và tình cảm của những người yêu mến thơ ca dân gian dân tộc. Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhờ chính sách bảo tồn văn hóa các dân tộc của Đảng, nhà nước, việc sưu tầm, nghiên cứu và phát huy những giá trị truyền thống như Hát Xắng Cọ đã bươc đầu được quan tâm, chú ý. Song do nhiều lý do khác nhau như: trình độ người nghiên cứu, hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, do nhận thức, quan niệm… mà công việc lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa bị mai một, chưa đạt được hiệu quả cao. Trước những năm 1970, những công trình nghiên cứu, sưu tầm về Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ hầu như không có, hoặc giới thiệu rất sơ lược, khái quát. Từ khi Bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Văn hóa đã có chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, dự án, sưu tầm về Hát Xắng Cọ. Theo trình tự thời gian và từng mảng nghiên cứu, một số công trình, dự án có liên quan đến đề tài xuất hiện như: - Dự án điều tra, sưu tầm tục hát Soóng Cọ (tên gọi địa phương) của người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh - Chủ nhiệm dự án Nguyễn Văn Sĩ - GĐ Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Ninh (1998), dự án có đoạn viết: “Soóng Cọ không chỉ là một hình thức văn hóa - nghệ thuật rất có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Sán Chỉ, mà còn thể hiện cả một thế ứng xử xã hội qua các quy định chặt chẽ trong thực hành Soóng Cọ, ở đó thể hiện thẩm mĩ văn hóa trong giao lưu giữa các nhóm cộng đồng của tộc người Sán Chỉ”. [43, tr. 9]. Tuy nhiên, dự án cũng mới chỉ đưa ra những nét khái quát nhất về giá trị văn hóa truyền thống trong tục hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ ở Quảng Ninh nghĩa là thiên về nghiên cứu văn hóa mà chưa chú ý đến giá trị nội dung và nghệ thuật của Hát Soóng Cọ. - Đề tài Hát dân ca - Dân tộc Sán Chay – Nhóm Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ( Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Xuân Cần) năm 1999 đã bước đầu điều tra, khảo sát, tìm hiểu về dân ca của người Sán Chí ở Kiên Lao - Lục Ngạn, Bắc Giang “Đó là ca ngợi cảnh đẹp quê hương, ca ngợi lao động, mong muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc và tính chất trữ tình, gửi gắm lời yêu thương ca ngợi cuộc sống lứa đôi. Tất cả những bài thơ, lời ca ấy theo năm tháng được gọt giũa và được hát lên với giai điệu êm ái, khoan thai nhẹ nhàng và làm lắng đọng trong lòng người một cái gì đó man mác, mênh mông nhưng hết sức gần gũi thiết tha. Hát dân ca của người Sán Chí là một kho tàng di sản văn hóa đa dạng, phong phú về loại hình, có giá trị cao về nghệ thuật”. [41, tr. 107-108]. Đề tài đã khảo sát về hát dân ca của dân tộc Sán Chay- nhóm Sán Chí ở Kiên Lao - Lục Ngạn, Bắc Giang, bước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 đầu tìm hiểu ca từ dân ca Sán Chí và một số đề nghị về công tác bảo tồn dân ca của người Sán Chí. - Năm 2002, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản cuốn Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn, Bắc Giang của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Cần - Trần Văn Lạng. Đây chính là cuốn sách được xuất bản từ đề tài Hát dân ca - Dân tộc Sán Chay – Nhóm Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Cuốn sách này là công trình đầu tiên nghiên cứu về dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn, Bắc Giang. Cuốn sách đã khái quát phần lời của dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn, Bắc Giang. - Năm 2002 Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn: “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam” - Khổng Diễn chủ biên. Cuốn sách giới thiệu về đời sống tinh thần của người Cao Lan và Sán Chí qua kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian. Đó là hát Sình ca (theo tiếng Cao Lan) hoặc Soong cộ (Theo tiếng Sán Chí), tác giả nhấn mạnh: Ở người Sán Chí cũng như Cao Lan, hát Soong cộ hoặc Sắng cộ khá phổ biến, hầu như xưa kia làng nào cũng hát. Hội hát dân ca ở Kiên Lao diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch tại đình làng gọi là đình Cống. Trước một, hai ngày vào hội đã có nhiều khách cũng là người Sán Chí từ Lạng Sơn đến, họ cùng nhau bàn bạc công việc chuẩn bị cho ngày hội.[5, tr. 394]. Cuốn sách còn giới thiệu các hình thức hát và trích dẫn lời một số bài hát. - Cuốn Ca thư do PGS.TS Đỗ Thị Hảo chủ biên (2008) có đoạn viết về những câu hát của người Sán Chay cho rằng: “Nó đã phản ánh những sinh hoạt văn hóa độc đáo và rất riêng của từng tộc người, được truyền lại từ nhiều thế hệ nối tiếp nhau duy trì và gìn giữ” [12, tr. 5]. Về giá trị nội dung của sách “Ca thư” thì đây là một cuốn sách sưu tầm và chép lại khá nhiều những câu hát đối đáp của nam nữ (tựa như những câu hát giao duyên của người Kinh) [ 12, tr. 6]. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ giới thiệu những câu hát của người Sán Chay nói chung và chủ yếu giới thiệu trên bình diện nội dung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Các dự án, đề tài trên được thực hiện bởi chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Bộ Văn hóa. Đó mới là bước đầu điều tra, khảo sát về Hát Xắng Cọ. Các dự án, đề tài, công trình khoa học của những nhà nghiên cứu tuy chưa khám phá hết những giá trị nội dung và nghệ thuật của loại hình Hát Xắng Cọ nhưng đây là những gợi mở, nguồn tư liệu rất đáng trân trọng và vô cùng quí giá để chúng tôi thực hiện luận văn. 2.2. Những công trình nghiên cứu về Hát Xắng Cọ ở huyện Lộc Bình, Lạng Sơn Đối với dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Hát Xắng Cọ là một làn điệu dân ca cổ truyền – một sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc được kết tinh trong đời sống lao động, sản xuất, trong giao tiếp và ứng xử. Dù đã được biết đến, nhưng Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình vẫn còn là mảnh đất nguyên sơ chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Ở Lạng Sơn, nhiều người Sán Chỉ như các ông, bà: Hoàng Văn Minh (85 tuổi), Trần Thị Khắm (85 tuổi), Hoàng Thị Thọ (77 tuổi), Lâm Văn Sằm (74 tuổi), Hoàng Văn Dầu (74 tuổi), Hoàng Thị Phát (61 tuổi), Hoàng Văn Pháp (68 tuổi), Hoàng Văn Sặn (56 tuổi), Hoàng Thị Giác (54 tuổi), Lý Thị Cả (36 tuổi)... được tôn vinh là những nghệ nhân Hát Xắng Cọ. Vì yêu làn điệu dân ca của dân tộc mình nên họ đã sưu tầm ghi chép lại các quyển sách hát viết bằng chữ Hán và “dịch” ra để tiện cho việc dạy các con cháu. Ông Hoàng Văn Pháp còn sáng tác và dàn dựng nhiều tác phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc Sán Chỉ. Có thể nói, những nghệ nhân Sán Chỉ có ý thức và có công rất lớn trong việc bảo tồn lưu truyền lại Hát Xắng Cọ cho con cháu. Tuy nhiên, họ chủ yếu dừng lại ở việc bảo tồn, lưu truyền Hát Xắng Cọ bằng cách giải thích nội dung lời ca và dạy hát một cách tự phát. Trên cơ sở lòng nhiệt tình của các nghệ nhân, cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI việc sưu tầm, biên soạn và dịch Hát Xắng Cọ đã được tiến hành với quy mô khá rộng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Công trình đề cập tới văn hóa Sán Chỉ trong cuốn Địa chí Lạng Sơn, ( 1999) có ghi: Trước kia vào ngày hội này (hội Háng Lắp) có hàng trăm đôi thanh niên từ Lục Ngạn – Bắc Giang lên. Hội tan lại hẹn gặp nhau ngày 18 tháng Hai ở Lục Ngạn. Nội dung chủ yếu của hội là hát Sán cọ, hát theo bài hát lưu truyền hoặc sáng tác mới.[ 8, tr. 837] Hiện nay, tư liệu Hát Xắng Cọ chủ yếu là bản sưu tầm và dịch của ông Hoàng Văn Pháp (68 tuổi), một người Sán Chỉ ở thôn Hán Sài xã Nhượng Bạn huyện Lộc Bình. Tư liệu này đã được tập hợp trong cuốn “Báo cáo khoa học Hát Xắng Cọ của dân tộc Sán Chỉ ở xã Nhượng Bạn - Lộc Bình,Lạng Sơn” (Chủ nhiệm dự án Ấu Thị Nga Sơn – PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, 2008). Bên cạnh những bài hát Xắng Cọ được sưu tầm và tập hợp thì dự án đã tìm hiểu những yếu tố của đời sống vật chất, đời sống tinh thần của dân tộc Sán Chỉ ở Nhượng Bạn có ảnh hưởng đến Hát Xắng Cọ, các loại hình Hát Xắng Cọ và đề xuất phương thức bảo tồn. Tuy nhiên, nghiên cứu về phương diện nội dung và nghệ thuật của lời Hát Xắng Cọ thì dự án mới chỉ giới thiệu sơ lược chưa có sự phân tích, nghiên cứu. Chính điều này đã gợi ý cho tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. - Một số bài viết về Hát Xắng Cọ đăng tải trên báo Lạng Sơn, văn nghệ xứ Lạng cũng chỉ mang tính chất giới thiệu về loại hình sinh hoạt văn hóa Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Các công trình nghiên cứu, những bài viết nói trên mới chỉ đưa ra một cách khái quát về những khía cạnh văn hoá của Hát Xắng Cọ. Do vậy, việc tìm hiểu Hát Xắng Cọ ở địa phương Lộc Bình, Lạng Sơn là việc làm thiết thực trong đời sống hiện nay, góp phần bảo tồn gìn giữ và phát huy nền văn hoá, văn học dân gian vô cùng quý giá của dân tộc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu Hát Xắng Cọ về phương diện nội dung và nghệ thuật, qua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 đó tìm hiểu đời sống tâm hồn, tình cảm của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn cùng tài năng nghệ thuật của các nghệ nhân dân gian. - Bước đầu lý giải cội nguồn của nét văn hóa dân ca Xắng Cọ trên cơ sở tổng quan văn hóa của dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn và đề xuất hướng bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có của Hát Xắng Cọ. 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời Hát Xắng Cọ và một số vấn đề có liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật của Hát Xắng Cọ. - Trong điều kiện có thể, sưu tầm, tìm hiểu thêm về lời Hát Xắng Cọ và một số loại hình văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng có liên quan đến đề tài ở Lộc Bình, Lạng Sơn. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tìm hiểu những đặc điểm nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn (có sự đối sánh với Hát Xắng Cọ ở Lục Ngạn, Bắc Giang) - Phạm vi tư liệu nghiên cứu, khảo sát: + Phần văn bản trong Báo cáo khoa học Hát Xắng Cọ của dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn, chủ nhiệm dự án Ấu Thị Nga Sơn – PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (2008). + Tư liệu sưu tầm thêm được trong quá trình tác giả đi điền dã từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011 ở Lộc Bình, Lạng Sơn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là những lời hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Trên bình diện phương pháp luận là tiếp cận chủ yếu theo quan điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 ngữ văn học, tức là dựa vào thành tố ngôn từ, cụ thể ở đây là lời hát Xắng Cọ để phân tích. - Tuy nhiên, Hát Xắng Cọ là một loại hình dân ca, vì thế nó không thể tách rời đời sống văn hóa của dân tộc Sán Chỉ. Xem xét Hát Xắng Cọ phải từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau và phải đặt văn bản trong môi trường diễn xướng cụ thể. Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp cụ thể: + Phương pháp khảo sát thống kê Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp số liệu chính xác về các bài hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những nghiên cứu tiếp theo. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi đưa ra những con số thống kê về Hát Xắng Cọ, tần số xuất hiện những hình ảnh, biểu tượng và khả năng biểu đạt của chúng. + Phương pháp điền dã văn học Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để thu thập thêm những lời hát Xắng Cọ và bảo lưu Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. + Phương pháp phân tích tổng hợp Từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình Lạng Sơn. + Phương pháp đối chiếu so sánh Chúng tôi tiến hành đối chiếu, so sánh Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn với Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lục Ngạn, Bắc Giang để thấy được điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Trong quá trình nghiên cứu, qua khảo sát điền dã, tác giả đề tài đã thu thập được một số lượng đáng kể những bài hát Xắng Cọ còn đang lưu truyền trong đời sống dân gian ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Kết quả khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chỉ nói chung, trong đó có dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế - Cơ sở tìm hiểu Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn Chƣơng 2. Nội dung cơ bản của Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn Chƣơng 3. Những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của Hát Xắng Cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ - CƠ SỞ TÌM HIỂU HÁT XẮNG CỌ Ở LỘC BÌNH, LẠNG SƠN 1.1. Tổng quan về dân tộc Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn 1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Sán Chỉ ở Việt Nam S¸n ChØ là một trong hai ngµnh của dân tộc Sán Chay (Sán Chỉ, Cao Lan) vµ được xếp trong nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, cư trú chủ yếu ở một số tỉnh miền Bắc nước ta. Theo số liệu thống kê năm 1999, dân tộc Sán Chay có 73.157 người, xếp thứ 13/54 dân tộc về dân số, chiếm tỷ trọng 0,2% dân số so với cả nước và chiếm tỷ trọng khoảng 1,4% trong tổng số nhân khẩu của các dân tộc thiểu số. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2001, dân tộc Sán Chay có 147.315 người. Tộc người này cư trú chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ... Người Sán Chay thường sống phân tán trên địa bàn các tỉnh, xen kẽ với người Tày, Nùng. Giữa cộng đồng tộc người này và các tộc láng giềng có mối quan hệ gần gũi, hòa đồng khá rõ nét. *Về tên gọi Nhóm Sán Chỉ, tùy theo cách phát âm của từng địa phương mà có các cách gọi là: Sán Chay, Sán Chói, Sán Chấy, Sán Chí, Sán Chỉ... Đồng bào tự gọi cộng đồng của mình là Sán Chấy. Nhóm Cao Lan có các tên: Hờn Bản (người ở bản), Sín hay Sín Nhân (người ở thôn bản), Phén (bên kia biên giới Trung Quốc thường được gọi là Phén Cao Lan). Như vậy, cả hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ đều tự gọi mình là Sán Chấy, viết và đọc theo âm Hán – Việt là Sơn Tử (nghĩa là người ở rừng) *Về ngôn ngữ Ng«n ng÷ ng-êi S¸n ChØ n»m trong nhãm ng«n ng÷ H¸n Qu¶ng §«ng, (ng«n ng÷ ng-êi Cao Lan thuéc ng«n ng÷ Tµy - Th¸i) nh-ng theo kết qu¶ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 nghiªn cøu cña nhiÒu nhµ ng«n ng÷ häc, ng«n ng÷ cña ng-êi S¸n ChØ cã c¬ tÇng lµ ng«n ng÷ Tµy - Th¸i cæ. Nh- vËy, ng«n ng÷ ban ®Çu, ng«n ng÷ xuÊt ph¸t lµ thuéc nhãm ng«n ng÷ Tµy cæ, yÕu tè ng«n ng÷ H¸n lµ yÕu tè cã sau, lµ biÓu tầng cña ng«n ng÷ Cao Lan - S¸n ChØ. Trong quá trình tìm hiểu các tư liệu dân tộc học đã cho phép các học giả khẳng định hai dân tộc Cao Lan – Sán Chỉ đều là dân tộc Sán Chay. *Về nguồn gốc Đề cập khá toàn diện về người Cao Lan – Sán Chỉ, nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Nam Tiến cho rằng: Địa bàn quần cư của người Cao Lan – Sán Chỉ khi còn ở Trung Quốc là Khâm Châu, Liêm Châu, Linh Sơn, Lộ Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Thường Tư, Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây. Hầu hết các gia phả và sách cúng hương hỏa, tổ tiên người Cao Lan – Sán Chỉ đều nói tới khu vực Bạch Vân Sơn và Thập Vạn Sơn, địa điểm cư trú cuối cùng trên đất Trung Quốc trước khi vào Việt Nam đoạn từ Lạng Sơn đến Móng Cái, sau đó chuyển sang các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái. Theo gia phả của họ Nịnh ở Đại Dực Động, Tiên Yên Quảng Ninh thì họ đến Việt Nam năm Cảnh Hưng thứ nhất tức năm 1743. Trước khi đến địa điểm như hiện đang cư trú, tổ tiên họ đã từng qua một số vùng khác như Trúc Bài Sơn, Linh Sơn, mỗi nơi ở đó ít nhất cũng khoảng hai, ba đời. Mả tổ của họ này vẫn thường nhắc đến ở vũng đó khi cúng bái. Như vậy, rất có thể họ đến Việt Nam trước năm Cảnh Hưng I bốn, năm đời, tức một thế kỷ. Theo ông Hoàng Ứng (Quảng Ninh) thì dòng họ của ông có mặt ở Việt Nam khoảng mười lăm, mười sáu đời. [50, tr. 59-75]. Năm 1905 Réverony đã cho công bố một số tài liệu dân tộc học khu vực Đông Bắc Bộ Việt Nam. Nói đến Sán Chỉ ông cho rằng họ đã có mặt ở Việt Nam cách đây bốn trăm năm (Nguyễn Nam Tiến) tính đến nay thì đã gần năm năm. Còn theo Đặng Nghiêm Vạn thì thời điểm di cư của người Sán Chỉ - Cao Lan còn có thể sớm hơn các niên đại vừa nhắc đến ở trên chừng một thế kỷ [25] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Tại Thái Nguyên, phần lớn các sách cúng hương hỏa đều nói đến thời điểm di chuyển của người Sán Chỉ từ Trung Quốc sang Việt Nam vào thời Minh và thời nhà Thanh. Trong sách cúng cũng nói rõ nguyên cớ của việc di cư. Đây là một đoạn trong sách cúng của ông Nịnh Văn Lợi ở xóm Cây Đa xã Phấn Mễ huyện Phú Lương: Đại Minh quốc tỉnh Quảng Đông đạo lạc nghiệp nhân vì đại loạn giặc giã nổi lên, cướp bóc thôn hương, giết hại đồng bào, cơ nghiệp hao tán, ăn không ngon, ngủ không yên mới đem con cái cùng là tổ tông hương hỏa vào rừng rú... đến đất An Nam tỉnh Lạng Sơn, chém cây phá rừng, trồng trọt ngũ cốc để nuôi thân” [4, tr.20]. Lại theo gia phả của một dòng họ Lý ở xã Nhượng Bạn (Lộc Bình) thì dòng họ này đã cư trú tại đây được mười ba đời, tức khoảng ba trăm năm. Như vậy, có thể nghĩ rằng, người Sán Chỉ đã xuất hiện trên đất nước ta nói chung, ở Lạng Sơn nói riêng đã từ khoảng thế kỷ XVI – XVII. * Về mối quan hệ giữa Cao Lan và Sán Chỉ Về mối quan hệ giữa Cao Lan và Sán Chỉ theo Đặng Nghiêm Vạn: “Nhóm dân tộc Cao Lan và Sán Chỉ là một bộ phận trong khối cộng đồng Cháng ở miền Khâm Châu, Lôi Châu, Dương Châu, và Quế Châu sang Việt Nam vào nhiều thế kỷ khác nhau, nhưng về mặt lịch sử, văn hóa phong tục, tập quán tâm lý dân tộc đều giống nhau” [25] Trước hết, ta hãy cùng nhau xem xét “Sình ca” một lối hát ví của thanh niên nam nữ người Cao Lan – Sán Chỉ. Trong các cuộc tổ chức hát Sình ca có lẽ hầu như không bao giờ có sự tính toán rằng họ cùng là người Sán Chỉ hay không hoặc cùng là người Cao Lan hay không. Với lối sinh hoạt của hình thức dân ca này không tự phân biệt với nhau về mặt tộc người nhưng họ phân biệt rõ họ với các dân tộc khác như Sán Dìu, Tày, Nùng, Dao,…là những láng giềng thân thiết của họ và hiếm có những cuộc sinh hoạt văn nghệ kiểu ấy giữa họ với các dân tộc xung quanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Mối quan hệ của người Cao Lan – Sán Chỉ còn thể hiện trong việc cúng bái. Trình tự và các lễ nghi trong đám ma, đám chay giống nhau. Sở dĩ như vậy là vì một phần do họ cùng sử dụng một thứ tiếng của người Sán Chỉ hiện nay. Chẳng những thế, thày cúng của người Cao Lan có thể cúng cho người Sán Chỉ và ngược lại. Tính thống nhất của người Cao Lan – Sán Chỉ còn được củng cố bởi ý thức và cư trú về quê hương cũ và quá trình di cư của họ. Từ khi đồng bào Cao Lan Sán Chỉ di cư sang Việt Nam họ đã trở thành công dân của quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, ý thức về quê hương cũ của họ còn khá mạnh mẽ. Họ cũng nhớ các loại sách cúng, sách truyện còn ghi trước đây họ đã từng cư trú đông đảo ở Châu Khâm, Châu Liêm, Ninh Minh, Thương Tư… thuộc vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc. Về quan hệ hôn nhân, quan hệ dòng họ giữa hai nhóm cao Lan – Sán Chỉ cũng có quan hệ chặt chẽ. Trong bài ''Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan -Sán Chỉ'', tạp chí dân tộc học (1), nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Tiến đã phân tích, khảo sát, so sánh văn hoá - đặc điểm sinh hoạt giữa tộc Sán Chay (Cao Lan Sán Chỉ) với người Tày - Nùng nói riêng và các tộc người - ngôn ngữ Tày Thái khác và nêu lên những đặc trưng giống nhau hoặc gần giống nhau của các tộc người này như trong hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, dòng họ và quan hệ dòng họ, nguyên tắc đặt địa danh, những đặc trưng này khác xa với người Dao và người Hán. Ông cho rằng: "Cao Lan và Sán Chỉ là một cộng đồng không thể phân chia, nói cách khác, họ chỉ là một dân tộc. Tuy vậy, bên cạnh chữ Sán Chấy, nên để trong ngặc đơn hai chữ Cao Lan và Sán Chỉ". Ông đã đưa ra sơ đồ thể hiện quan hệ về người Sán Chấy (Cao Lan - Sán Chỉ) như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 SƠ ĐỒ QUAN HỆ VỀ NGƢỜI SÁN CHAY (CAO LAN – SÁN CHỈ) CAO LAN Một cộng đồng Tên tự gọi là Sán Chấy (Sán Chấy bán) thống nhất về tiếng Cao Lan nguồn gốc, lịch SÁN CHẤY sử, sinh hoạt văn SÁN CHỈ tiếng Sán Chỉ hóa, có quan hệ thân thích và có ý thức tự giác tồn tại như 1 DT (Cao Lan - Sán Chỉ) Tên tự gọi là Sán Chấy Mộc Tên tự gọi là Sán Chấy Hà Cao Lan – Sán Chỉ cùng một nguồn gốc, có quan hệ dòng tộc khăng khít, tiếng nói không phân biệt nhau lắm, phong tục, tập quán, tục lệ, lễ nghi, cách làm ăn sinh hoạt giống nhau nên đây là một dân tộc. Đã là một dân tộc thì nên thống nhất là Sán Chay là tên gọi có cơ sở và đúng hơn. Từ những vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy Cao Lan – Sán Chỉ là một cộng đồng không thể phân chia, nói cách khác là Cao Lan – Sán Chỉ là một dân tộc song ngữ. 1.1.2. Vài nét về cộng đồng người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Dân tộc Sán Chỉ hiện nay có mặt tại Lộc Bình ở các xã Quan Bản với 78 hộ, 385 khẩu cư trú tại hai thôn Nà Pè, Khau Phầy; xã Minh Phát có 117 hộ, 648 nhân khẩu, cư trú tại các thôn: Nà Nong, Khau Vài, Nà Tàng, Khuổi Luồng. So với hai xã trên, dân tộc Sán Chỉ xã Nhượng Bạn chiếm nhiều hơn cả với 320 hộ với 1585 nhân khẩu, cư trú tại năm thôn và một số rất ít là dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao đến Nhượng Bạn làm dâu, rể. Còn lại người Sán Chỉ cư trú ở một số nơi như: Thị trấn Lộc Bình, Nam Quan, Xuân Dương, Đông Quan, Hiệp Hạ, thị trấn Na Dương. [42, tr. 4-5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan