Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn hiện thực đời sống và con người trong hồi kí cát bụi chân ai của tô hoà...

Tài liệu Luận văn hiện thực đời sống và con người trong hồi kí cát bụi chân ai của tô hoài

.PDF
64
119
141

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ---------- TRẦN THANH THỦY HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG HỒI KÍ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tuy đã cố gắng nhiều, nhưng do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thanh Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Những nội dung này chưa được công bố ở công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thanh Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 6 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 6 6. Đóng góp mới của khóa luận ............................................................. 7 7. Cấu trúc của khóa luận....................................................................... 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: HỒI KÍ TÔ HOÀI TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .............................................................................. 8 1.1. Giới thuyết về thể loại..................................................................... 8 1.1.1. Giới thuyết về kí ....................................................................... 8 1.1.2. Hồi kí và đặc trưng thể loại .................................................... 10 1.2. Thể loại hồi kí trong văn xuôi Việt Nam đương đại..................... 12 1.3. Tô Hoài và thể loại hồi kí trong văn xuôi Việt Nam đương đại ... 16 1.3.1. Tiểu sử nhà văn Tô Hoài ........................................................ 16 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác hồi kí của Tô Hoài ................................... 19 1.3.3. Quan niệm của Tô Hoài về hồi kí ........................................... 20 1.3.4. Hồi kí Cát bụi chân ai ............................................................ 23 CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG HỒI KÍ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI .............. 25 2.1. Hiện thực đời sống xã hội ............................................................. 25 2.1.1. Hiện thực đời sống trong chiến tranh ..................................... 25 2.1.2. Hiện thực đời sống trong hòa bình ......................................... 27 2.2. Con người trong hồi kí Cát bụi chân ai ........................................ 30 2.2.1. Chân dung những con người nhỏ bé, đời thường ................... 30 2.2.2. Chân dung những nhà văn đồng nghiệp ................................. 32 2.2.2.1. Chân dung nhà thơ Xuân Diệu ............................................ 33 2.2.2.2. Chân dung nhà thơ Nguyễn Bính ........................................ 36 2.2.2.3. Chân dung nhà văn Nguyên Hồng....................................... 38 2.2.2.4. Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân ....................................... 42 2.2.3. Chân dung tự họa con người tác giả ....................................... 50 KẾT LUẬN ............................................................................................ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 54 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là cây bút có đóng góp lớn cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với hành trình sáng tạo nghệ thuật hơn 70 năm, Tô Hoài giống như “con dao pha”, viết nhiều thể loại mà thể loại nào cũng đạt dấu ấn riêng. “Đời văn Tô Hoài gợi hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận” [34]. Có thể nói, hiếm một nhà văn nào có tuổi đời, tuổi nghề gắn bó với công việc sáng tạo nghệ thuật chung thủy như Tô Hoài. Sự nỗ lực đó được ghi nhận năm 1996, ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Đó là phần thưởng xứng đáng cho một đời lao động nghệ thuật bền bỉ đầy tâm huyết của một nhà văn có tài. Tô Hoài viết nhiều thể loại nhưng thể loại mà ông gặt hái được nhiều thành công nhất chính là hồi kí. Điều đó được GS Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện… Hồi kí, tự truyện là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài. Đúng thế, ở thể văn này tất nhiên nhân vật chính là cái tôi cho nên sự hấp dẫn của hồi kí Tô Hoài xét cho cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy”[40]. Từ Cỏ dại (1944), Tự truyện (1978) đến Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999), Tô Hoài được xem là một tác giả hồi kí tài năng. Thể văn này thu hút được sự quan tâm của xã hội, nó vừa thể hiện bút lực của Tô Hoài, lại vừa cho thấy cách viết riêng, độc đáo sớm định hình một phẩm chất không lẫn với bất cứ ai. Với gần 200 trang sách trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài đã đưa thể hồi kí lên một bước mới. Hồi kí đâu chỉ là chuyện đời tư của tác giả được gợi lại mà hồi kí của Tô Hoài còn là chân dung của biết bao con người, của chính thời đại ông nữa. Đọc hồi kí Tô Hoài, người đọc luôn luôn 1 được cuốn hút bởi những gì mới mẻ, không trùng lặp, không mờ nhạt, không kém sức trong kho kỉ niệm của nhà văn. Cuốn hồi kí đầu tiên của Tô Hoài mang tên Cỏ dại ra đời năm ông mới ngoài 20 tuổi. Tự truyện là cuốn tiếp theo in ra khi ông ở tuổi 50. Nếu cuốn hồi kí thứ nhất đã phát hiện ra khả năng của tác giả trong việc nắm bắt quá khứ ngay khi nó vừa hình thành cũng như khách quan hóa bản thân, biến mình thành một đối tượng miêu tả thì cuốn thứ hai cho thấy ông sống kĩ lưỡng biết bao với đời sống xung quanh mình từ chuyện riêng tư đến chuyện nghề rồi chuyện hoạt động Cách mạng. Cái gì cũng có thể đưa lên trang giấy để trở thành văn chương, sức chứa của đầu óc ông thật hơn người mà sự chi li, tỉ mỉ thì lại ít ai bì kịp. Dường như trong kho văn chương của tác giả luôn có một góc riêng dành cho cái mà người xưa hay gọi là dĩ vãng và nó được ông quan niệm như một bộ phận không thể thiếu của hiện tại. Tuy nhiên phải đến Cát bụi chân ai (1992), hồi kí Tô Hoài mới thực sự thu hút dư luận. Sự ra đời của Cát bụi chân ai là một sự kiên văn học đáng chú ý. Dù nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng điều cốt lõi là không ai phủ nhận giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của nó. Theo Trần Đình Nam: “Cỡ tuổi 72 ông hiểu được độc giả cho độc giả một Cát bụi chân ai mà với nó ông trở thành nhà văn thượng thặng trong thể hồi kí. Chưa nói đến đóng góp nghệ thuật viết hồi kí đến cái chất Tô Hoài rất đặc biệt trong cuốn sách này, riêng phần tư liệu đã là vô giá. Nếu Tô Hoài sống để dạ, chết mang theo không kể lại những chuyện sau đây thì bạn đọc sẽ thiệt thòi lắm” [40]. Trên tuần báo Văn nghệ ngày 13/11/1993 Xuân Sách, Trần Đức Tiến đã có cuộc trao đổi về Cát bụi chân ai. Theo Trần Đức Tiến với Cát bụi chân ai: “Lần đầu tiên Tô Hoài đã cho thế hệ cầm bút của ông nhìn những nhân vật lớn của văn chương nước nhà ở một cự ly gần một khoảng cách khá tàn nhẫn nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc”. Còn Vương Trí Nhàn 2 khẳng định: “Cát bụi chân ai là dịp ngòi bút hồi kí của Tô Hoài tung hoành giữa những chuyện sống, đã sống qua để rồi dựng lên ngồn ngộn một bức tranh hoành tráng…[44]. Ngoài ra, Mai Văn Thọ trên tuần báo Văn nghệ Trẻ, Đặng Tiến trong tổng quan về hồi kí Tô Hoài đều khẳng định hồi kí là thể văn sở trường của Tô Hoài. Ở đó Tô Hoài đã xây dựng cả thế giới riêng của mình với những cảm quan nhân bản đời thường thấm thía, chân thực mà sâu sắc. Với mong muốn hiểu sâu sắc về hồi kí Cát bụi chân ai, trong khóa luận này chúng tôi đi sâu nghiên cứu Hiện thực đời sống và con người trong hồi kí Cát bụi chân ai của Tô Hoài. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài Với khối lượng tác phẩm đồ sộ trên nhiều thể loại, đề cập đến nhiều phương diện của đời sống, sáng tác của Tô Hoài đã thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học trong và ngoài nước. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, quyển IV (1942), khi giới thiệu về Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Tiểu thuyết Tô Hoài thuộc loại tả chân, có khuynh hướng về xã hội. Ông tỏ ra là nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc và lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc thôn quê, ông tỏ ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch trong làng văn chương như ông”[48]. Như vậy, ngay từ những ngày đầu mới bước chân vào con đường văn chương, Tô Hoài đã khẳng định là một nhà văn có phong cách. Giai đoạn sau 1975, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng không ngừng tăng lên. Nhiều nhà nghiên cứu văn học tên tuổi đã có những bài viết về tác phẩm của 3 Tô Hoài như: Phan Cự Đệ, Trần Hữu Tá, Vũ Quần Phương, Trần Đình Nam, Vân Thanh, Vương Trí Nhàn... GS Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng tập văn học Việt Nam đã nhận xét: “Nhà văn có một năng khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa hiểu theo nghĩa vận dụng toàn bộ các giác quan để ghi nhận cảnh vật bên ngoài với tất cả hình dáng, sự hoạt động, âm thanh, màu sắc, mùi vị của nó… Ông có một trí tưởng tượng mạnh mẽ đồng thời có một vốn ngôn ngữ giàu có đẻ tạo nên những bức tranh chân thực, góc cạnh và đầy hương sắc”[40]. GS Hà Minh Đức trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài thì khẳng định: “Sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh vực ngôn từ. Ông là nhà sử dụng nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào mạch văn của ông cũng vươn tới giá trị nghệ thuật ngôn từ hay nói một cách nôm na là có văn. Tính văn của ngôn từ được tạo nên bằng nhiều nỗ lực tìm tòi, sáng tạo. Ông không để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện tượng còn khô khan, khó miêu tả nhưng dưới ngòi bút của ông trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm…”[6]. GS Trần Đăng Suyền trong bài Khái quát về trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930-1945) (Văn học Việt Nam thế kỉ XX tập 2, NXBĐHSP, 2005) đã viết: “Truyện ngắn và tiểu thuyết của Tô Hoài dường như vắng bóng những xung đột xã hội gay gắt. Nhãn quan hiện thực đời thường và nhãn quan phong tục của ông đặc biệt nhạy cảm và tinh quái khi phát hiện những chi tiết xoàng xĩnh, nhếch nhác đời thường của những bức tranh phong tục đậm đà phong vị và màu sắc của thôn quê. Tô Hoài có biệt tài quan sát sắc sảo, hóm hỉnh, tinh tế, nhất là về thế giới loài vật”. 4 Như vậy, nhiều bài viết, nhiều ý kiến đánh giá nhận xét khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm: Tô Hoài là nhà văn có tài năng và sức sáng tạo dồi dào. 2.2. Tình hình nghiên cứu các tác phẩm hồi kí của Tô Hoài Hồi kí là mảng đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài, đây cũng là mảng sáng tác “được đọc nhiều, đọc kĩ trong một vài giới bạn đọc”. GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài… Ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy”[43]. GS Hà Minh Đức trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra những nét đăc sắc trong nghệ thuật viết hồi ký, tự truyện: “Hồi ký và tự truyện của ông kết hợp dược dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phát triển các hiên tượng và phần tâm sự của tác giả” [6]. Cùng với hướng phát hiện đó, GS Phong Lê đã khẳng định sức lôi cuốn, hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài: “Đọc tự truyện tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta thể viết hay đến thế về mình, để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một bầu khí quyển chung cho bao thế hệ”. GS Phong Lê khẳng định Tự truyện, Những gương mặt chân dung văn học, Cát bụi chân ai là những cuốn sách thuộc trong số không nhiều những cuốn của một vài tác giả hiện đại mà ông luôn có nhu cầu đọc đi đọc lại. “Đọc lại để mà hưởng cái thú chiêm nghiệm của một ý tưởng, một triết lý sống hoặc để nghe một giọng điệu riêng, một cách nói riêng”. Ở đó là Tô Hoài, “Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình, hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ như đùa mà lại thật, nghiêm chỉnh. Nhã nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì”[35]. Ngoài ra còn một số bài nghiên cứu, bàn luận xoay quanh sáng tác hồi kí và tự truyện Tô Hoài của các nhà nghiên cứu như: Vương Trí Nhàn, Trần 5 Hữu Tá, Trần Đình Nam… Song tựu trung, các bài viết chủ yếu đề cập một cách khái quát. Đó là khoảng trống để trong khóa luận này chúng tôi đi sâu tìm hiểu về Hiện thực đời sống và con người trong hồi kí Cát bụi chân ai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cuốn hồi kí Cát bụi chân ai do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 1992. - Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản sau : + Hồi kí của Tô Hoài trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại. + Nhận diện hiện thực đời sống và con người trong hồi kí Cát bụi chân ai của Tô Hoài. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tập trung làm rõ bức tranh hiện thực đời sống và con người trong hồi kí Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài. Từ đó, khẳng định những đóng góp của Tô Hoài đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại, đặc biệt là thể loại hồi kí. - Trong khóa luận này, chúng tôi không đặt nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp văn học của Tô Hoài mà chỉ tập trung vào cuốn hồi kí Cát bụi chân ai để làm rõ bức tranh hiện thực đời sống và con người. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát thống kê Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê để có những ý kiến đánh giá, những nhận xét, những dẫn chứng tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề: Bức tranh hiện thực đời sống và con người trong hồi kí Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài. 6 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Đây là phương pháp chính của khóa luận. Trên cơ sở phân tích tổng hợp những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, người viết sẽ chỉ ra được những nét đặc sắc trong hồi kí của Tô Hoài. Từ đó, góp thêm một tiếng nói tiếp tục khẳng định tài năng của nhà văn Tô Hoài trong sự nghiệp văn học của nước nhà. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp này được sử dụng để làm nổi bật sự khác biệt, độc đáo trong hồi kí của Tô Hoài so với hồi kí của một vài tác giả khác và ngay chính bản thân Tô Hoài trong từng giai đoạn sáng tác. 6. Đóng góp mới của khóa luận Khóa luận vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, vừa tìm tòi, lựa chọn, khám phá để từ đó làm rõ những đặc điểm nổi bật nhất, đặc sắc nhất của hồi kí Tô Hoài về cảm hứng thế sự phản ánh hiện thực đời sống và con người. Kết quả của khóa luận góp phần gợi mở hướng tiếp cận tác phẩm hồi kí Tô Hoài. Giải quyết những vấn đề đặt ra, khóa luận đem lại cho độc giả yêu mến nhà văn Tô Hoài một cách nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác giả. Đồng thời, khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên, sinh viên khi nghiên cứu về tác giả Tô Hoài. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được chia làm 2 chương: Chương 1: Hồi kí Tô Hoài trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại Chương 2: Nhận diện hiện thực đời sống và con người trong hồi kí Cát bụi chân ai của Tô Hoài 7 CHƢƠNG 1 HỒI KÍ TÔ HOÀI TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Giới thuyết về thể loại 1.1.1. Giới thuyết về kí Kí là một loại hình văn học ra đời từ rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến thế kỉ XVIII đặc biệt là thế kỉ XIX, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Với tư cách là một thể loại văn học mang tính thời sự, nhạy bén và kịp thời nhất, kí là một hình thức biểu hiện của cuộc sống trong trạng thái vận động trôi chảy, phát huy được sức mạnh của thể loại vào những khúc quanh, những bước ngoặt của lịch sử, của thời đại. Chính vì vậy, so với các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ thì kí là thể loại gây ra nhiều tranh cãi, bàn luận các vấn đề liên quan đến nó. Theo Từ điển văn học: “Kí phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống, tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí. Do sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm. So với tiểu thuyết, truyện ngắn, kí phản ánh nhanh chóng, chính xác và linh hoạt cuộc sống” [15]. Từ điển Tiếng Việt cho rằng: “Kí là một thể văn tự sự viết về người thật, việc thật có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao nhất” [9]. Từ điển thuật ngữ văn học xác định: “Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể văn xuôi tự sự (…) không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn để xác định thể loại (…). Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh (…). Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của kí thường là một trạng thái đạo đức  phong hóa xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ) 8 một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng… Vì thế nhiều tác phẩm kí gần gũi với truyện ngắn. Nhưng khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặt biệt là tiểu thuyết, kí mang đặc trưng thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống. Người viết kí phải luôn đảm bảo cho tính xác thực của đời sống phản ánh trong tác phẩm. Kí thường không có cốt truyện nhưng lại có tính hư cấu. Sự việc và con người trong kí phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi vì kí dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động chứ không xây dựng hình tượng mang tính khái quát” [2]. Có thể nói, tính chính xác là đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của kí. Nói như vậy, không có nghĩa là người viết kí không có quyền hư cấu, tưởng tượng. Nhưng hư cấu trong kí khác với hư cấu trong truyện. Nếu truyện dùng hư cấu tưởng tượng để tạo ra cái hiện thực thứ hai cao hơn hiện thực ngoài đời sống thì kí chỉ thể hiện vai trò sáng tạo chủ quan thông qua liên tưởng, ước đoán trong việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp, bình giá những sự việc, hiện tượng, con người nổi bật ở những nét tiêu biểu điển hình của nó. Mặc dù có hư cấu song ta hiểu, kí vẫn luôn lấy “người thực, việc thực” làm điểm tựa sáng tác. Trong người thực, việc thực có những thành phần xác định như tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, văn hóa mà người viết phải đạt đến mức tối đa. Có nhiều trường hợp người viết có thể quên, lúc đó người ta phải dùng đến bút pháp hư cấu. Tuy nhiên nếu hư cấu vượt quá ngưỡng cho phép kí sẽ trở thành thể loại khác như: truyện kí, tiểu thuyết… Nói như Chế Lan Viên: “Với thể kí, ngoài việc phản ánh người thật, việc thật ra còn có thể nói cái cảm xúc, suy tưởng, thậm chí tưởng tượng nữa” [32]. Điều đó có nghĩa là “kí cần tái tạo sự sống, miêu tả sự sống với đầy đủ sức sống chứ không phải là những ghi chép khô khan” [32]. Muốn vậy, người viết kí phải đi nhiều, có vốn sống, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, phải thực sự sống với tư liệu, hay nói như Tô Hoài mỗi con số trong kí phải “đằm thắm những 9 tình cảm”. Nhưng việc quan trọng nhất do trần thuật người thật, việc thật nên kí có giá trị cung cấp những tri thức về cuộc sống và có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá đúng như lời khẳng định của GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Ngoài gây hiệu quả khoái cảm mỹ học, thể kí gây ở người đọc những khoái thú thuần trí tuệ bằng việc cung cấp những tri thức người đọc quan tâm” [32]. 1.1.2. Hồi kí và đặc trưng thể loại “Hồi kí là một thể thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” [2]. Các vấn đề trong hồi kí thuộc bình diện quá khứ mà người viết ghi lại bằng những ấn tượng, những hồi ức trực tiếp của mình. Lẽ dĩ nhiên, đó là những điều vẫn còn ám ảnh và có ý nghĩa quan trọng đối với người viết. Điểm khác biệt của chủ thể trần thuật trong hồi kí so với tiểu thuyết là người viết hồi kí chỉ tiếp nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng về hồi ức riêng trực tiếp của mình. Bản thân người viết hồi kí luôn ở bình diện thứ nhất. Chính vì vậy, hồi kí thường khó tránh khỏi phiến diện, ít nhiều tính chủ quan của thông tin, tính không đầy đủ của sự kiện. Song dưới hình thức diễn đạt sinh động, trực tiếp của tác giả các sự kiện này trở nên có giá trị như một tài liệu đáng tin cậy. “Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác” [2]. Tuy nhiên tính chính xác, chân thực trong hồi kí không đòi hỏi tới mức nó phải là sự sao chép thụ động theo kiểu máy ảnh, máy ghi âm, cũng không phải là bản tin thông báo về các sự kiện lịch sử hay tiểu sử của nhà văn. Tính chân thực của hồi kí phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ, vào sự chân thực của chính tác giả, người viết hồi kí. Nếu người viết hồi kí có biệt tài riêng trong việc ghi nhớ các sự kiện xảy ra trong quá khứ thì sự việc dù xảy ra đã lâu nhưng mọi chi tiết, sự kiện vẫn được tái 10 hiện một cách chân thực như vừa mới diễn ra. Hồi kí Tô Hoài là một điển hình cho khả năng ghi nhớ của nhà văn, đặc biệt là cuốn Cát bụi chân ai. Hồi kí thường chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử. Nhưng khác với các sử gia, các nhà nghiên cứu tiểu sử: “Chỉ tái hiện cái phần hiện thực nằm trong tầm nhìn của mình, anh ta thường chỉ căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng, hồi ức của bản thân mình” [2]. Vấn đề nổi lên hàng đầu ở thể văn này là bản thân người viết hoặc các nhân vật, sự kiện liên quan đến anh ta trong đời sống, được đặt trong trường nhìn, sự đánh giá, nhận xét của chính anh ta. Hồi kí do vậy thường mang đậm tính chủ quan. Các sự việc, hiện tượng được phản ánh, được kể lại trong hồi kí chịu sự tác động của quy luật “quên lãng” và “làm méo lệch” của cơ chế hồi ức. Nếu câu chuyện xảy ra trong quá khứ gần hoặc mới xảy ra người viết còn nhớ rõ thì dòng hồi tưởng có thể chân thực, sinh động đến từng chi tiết. Song cũng có khi câu chuyện đã lùi sâu vào dĩ vãng, người kể quên đi một số chi tiết đòi hỏi phải dùng trí tưởng tượng để hư cấu nhào nặn bổ sung cho cái khung hiện thực trở nên sinh động, hấp dẫn. Người viết dùng hư cấu để tái tạo hiện thực nhằm phản ánh một cách đầy đủ và toàn vẹn diện mạo của đời sống trong tính đa dạng, phức tạp của nó. Bản thân nghệ thuật là sự chắt lọc của đời sống, là sự lựa chọn những nét điển hình làm cho tác phẩm có chỗ đứng trong lòng công chúng. Xây dựng hình tượng nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn các chi tiết đan cài các suy nghĩ, tâm trạng nhân vật. Đó chính là nét hư cấu trong hồi kí. Tự bộc lộ, đưa những suy nghĩ, tình cảm, ấn tượng của mình, cấp cho nó một hình dáng, một diện mạo cụ thể âu cũng là nhu cầu của sự sáng tạo. Tuy nhiên, mọi sự thêm thắt, hư cấu trong hồi kí cũng không nằm ngoài mục đích tái hiện sinh động cái hiện thực đang được phản ánh. Nhìn chung, là một thể loại tự sự đặc biệt, hồi kí thiên về trần thuật từ ngôi thứ nhất  tác giả. Nó mang tính xác thực, tính chủ quan và hình thức tự 11 sự của dòng hồi ức. Sức hấp dẫn của hồi kí chính là bản thân các sự việc, hiện tượng được phản ánh trong tác phẩm và cách kể chuyện của tác giả. Nhưng hơn hết là cái tôi cá nhân hiện hình, sống động trên trang giấy. Nhân vật Tôi  người kể chuyện trong hồi kí do lựa chọn điểm nhìn  phạm vi, trình tự phản ánh, giọng điệu nghệ thuật cốt sao tái hiện được quá khứ rõ nét và sinh động. Với vai trò là người tham dự, chứng kiến câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ, nhân vật Tôi  tác giả trở thành một đảm bảo khá vững chắc mà câu chuyện đề cập tới. 1.2. Thể loại hồi kí trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại Hồi kí ra đời từ rất sớm. Ngay từ thời cổ đại Hy Lạp nhân loại đã được biết đến những trang hồi ức của Kxenôphan và Xôcnat ghi chép về các cuộc hành quân của người Hy Lạp thế kỉ V TCN. Đây được coi là tác phẩm hồi kí cổ xưa nhất. Thế kỉ XVI ở các nước phương Tây khoa học kĩ thuật phát triển, ý thức cá nhân ngày càng nâng cao trở thành cơ sở cho hồi kí phát triển mạnh. Hồi kí của các nhà văn, các chính khách, các nhân vật quan trọng đã xuất hiện ở phương Tây từ nhiều thế kỉ trước. Mãi đến thế kỉ XVIII, ở Việt Nam các tác phẩm kí lần đầu tiên mới xuất hiện như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Gần hai thế kỉ sau khi kí xuất hiện, hồi kí mới thực sự ra đời. Phan Bội Châu niên biểu đầu thế kỉ XX được coi là cuốn hồi kí đầu tiên của Việt Nam. Tác phẩm là sự ghi chép những tháng năm hoạt động cách mạng của người chí sĩ yêu nước. Ghi lại cách cảm, cách nhìn của một con người không còn là cá nhân riêng lẻ trong đời thường nữa mà là con người của thời đại đặt số phận mình trong số phận chung của cộng đồng, của dân tộc. Cùng với Phan Bội Châu niên biểu, một số bài viết có tính chất hồi kí như Giấc mộng lớn, Giấc mộng con của Tản Đà. Ý thức về con người cá nhân, bản lĩnh cá nhân cùng với cốt cách của bậc trượng phu đã tạo cho Tản Đà cái ngông của 12 người trí thức ý thức rõ về con người mình. Ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện của Tương Phố với Giọt lệ thu. Đây là tiếng lòng của cô gái Bắc Ninh hồi tưởng lại những tháng ngày đẹp đẽ của tình nghĩa vợ chồng và bày tỏ nỗi lòng thương nhớ khôn nguôi của người vợ với chồng quá cố. Những năm 1930  1945 hồi kí phát triển mạnh trên văn đàn. Nhiều tác phẩm hồi kí, tự truyện liên tiếp ra đời với nội dung chủ yếu viết về thân phận, số phận của các nhà văn trong một đoạn đời cụ thể. Sự phát triển của hồi kí giai đoạn này đánh dấu sự du nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam, làm thay đổi đời sống xã hội, thay đổi nhận thức, tư tưởng của con người. Tư tưởng đó xuất hiện trong thơ, trong tiểu thuyết rõ nhất là trong hồi kí. Đến giai đoạn 1945  1954, đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, hồi kí lại phát triển theo một hướng khác. Thời điểm này do áp lực của xã hội trước các vấn đề xung đột dân tộc và giai cấp, kí văn học chuyển hướng phát triển sang thể kí sự, bút kí để kịp thời phản ánh những sự kiện dồn dập đang diễn ra trên khắp đất nước. Đến năm 1950, hồi kí mới xuất hiện trở lại nhưng là hồi kí cách mạng. Đây là dòng hồi tưởng của các chiến sĩ cách mạng lớp trước, các sĩ quan quân đội về những năm tháng hoạt động cách mạng đầy gian khổ, những chiến công oanh liệt mà họ và đồng đội đã trải qua. Hồi kí cách mạng đề cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi đắp tình cảm yêu nước, lòng tự hào về truyền thống cách mạng của thế hệ đi trước mở đường. Những cuốn hồi kí Hai lần vượt ngục của Trần Đăng Ninh, Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận. Hồi kí của Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Định. Các hồi kí Nhân dân ta rất anh hùng, Trên đường thắng lợi, Người trước ngã người sau tiến của nhiều tác giả… Nhân vật trong các hồi kí này là những con người gắn liền với các biến cố trọng đại của Cách mạng, của dân tộc. Họ là những con người vĩ đại chiến đấu vì nước, vì dân. 13 Thời kì 1954  1975, ở miền Nam xuất hiện một số cây bút viết hồi kí văn học. Họ là những nhà văn, nhà thơ thuộc thế hệ tiền chiến nay tái hiện là đời sống văn học theo quan điểm cá nhân của riêng mình. Các hồi kí Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, Văn thi sĩ tiền chiến của Nguyễn Vĩ… xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 60. Ở miền Bắc ngay từ những năm 1970, hồi kí văn học cũng được chú ý. Một số nhà văn đã lấy bản thân mình ra làm đối tượng để suy ngẫm. Thời điểm này Tô Hoài cũng cho ra đời cuốn Tự truyện (1973) viết về cuộc sống của những người thợ thủ công vùng ngoại ô Hà Nội trên con đường tìm kiếm miếng cơm manh áo… Năm 1975, đất nước thống nhất, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân khiến cho hồi kí văn học phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà văn viết hồi kí để nói rõ hơn những sự thật mà trước kia họ chưa có dịp để nói hay viết những mảng tối còn chìm khuất trong đời sống hôm qua giúp người đọc hiểu rõ hơn những phức tạp đã tồn tại một thời. Hồi kí Nguyễn Khải phần lớn được sáng tác trong khoảng thời gian từ sau 1980. Khi tác giả ở độ tuổi “thất thập cổ lai hi” cũng là lúc nhà văn có dịp chiêm nghiệm lại những biến thiên, thăng trầm của cuộc sống. Vì vậy, những tác phẩm hồi kí của ông thực sự có giá trị trong chiều sâu tư tưởng. Hồi kí Tô Hoài cũng được viết khi ông còn rất trẻ đề cập đến cuộc sống xã hội vùng đất Nghĩa Đô nơi ông sinh ra và lớn lên với cái nhìn rất chân thực. Tuy nhiên, cũng có những nhà văn viết hồi kí chỉ đơn thuần để nhìn lại những chặng đường đã qua của bản thân mà tránh đề cập đến khúc mắc, những vấn đề bên trong đời sống văn nghệ. Hồi kí Song đôi của Huy Cận được viết theo hướng này. Văn học thời kì đổi mới đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, mỗi nhà văn tự tạo cho mình một diện mạo riêng, một cách nhìn riêng, một giọng điệu riêng góp phần vào thế giới muôn màu, muôn vẻ của đời sống văn học. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải thì truyền thống, mực thước. Dương 14 Hướng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường thì gai góc, sắc nhọn. Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp thì gây hấn, khiêu khích. Mỗi người một vẻ, một cá tính tự do thể hiện bản sắc cá nhân của mình. Chưa bao giờ đời sống văn học lại phong phú, khởi sắc đến như vậy. Cũng vào thời điểm ấy giữa cơn lốc của sự đổi mới, trên văn đàn xuất hiện hàng loạt các hồi kí văn học. Mảnh đất hồi kí văn học giai đoạn này thu hút đông đảo sự đánh giá của dư luận. Tô Hoài với hai tác phẩm hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã thực sự gây tiếng vang lớn trong lòng độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Hòa cùng trào lưu đó các nhà văn, nhà thơ vốn rất quen thuộc với bạn đọc cũng tung ra những trang viết về cuộc đời của chính mình. Anh Thơ với hồi kí Từ bến sông Thương (1985), Nguyễn Văn Bổng với hồi kí Thời đã qua (1995), Lưu Trọng Lư với hồi kí Nửa đêm sực tỉnh (2001), Huy Cận với hồi kí Song đôi (2003) và hàng loạt hồi kí khác… Phong phú về số lượng, đa dạng trong khuynh hướng sáng tác, hồi kí giai đoạn này đã giành được tiếng nói riêng của mình trên văn đàn văn học nghệ thuật. Ta bắt gặp điểm tương đồng giữa hồi kí Tô Hoài và Nguyễn Văn Bổng trong việc xây dựng chân dung của chính mình cũng như chân dung các bạn văn cùng thời. Hai hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Tô Hoài ít đề cập đến quá trình sáng tác của bản thân mà chủ yếu viết về đời sống văn nghệ với hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Phùng Quán… Mỗi người một vẻ, một số phận riêng không ai giống ai nhưng thông qua chân dung của họ, Tô Hoài tái hiện lại đời sống văn học ngày hôm qua trong cái nhìn chân thành trong sáng nhưng cũng chứa đựng nhiều sai lầm, ấu trĩ của một thời. Khác với Tô Hoài, Nguyễn Văn Bổng, Lưu Trọng Lư lại đắm mình trong dòng hồi tưởng với những cảm xúc riêng tư trước sự thay đổi của số phận con người. Anh Thơ, Huy Cận lại đi vào tái hiện những sự kiện đời tư của cá nhân mình mà ít chú ý đến những miền còn khuất lấp trong đời sống xã hội. Nhờ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan