Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn hiện thực và con người trong trường ca đường tới thành phố của hữu thỉn...

Tài liệu Luận văn hiện thực và con người trong trường ca đường tới thành phố của hữu thỉnh

.PDF
54
218
86

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ ÁNH CÚC HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TRƢỜNG CA ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ CỦA HỮU THỈNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ ÁNH CÚC HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TRƢỜNG CA ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ CỦA HỮU THỈNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô giáo TS. La Nguyệt Anh, người đã hướng dẫn tận tình và luôn động viên em. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện và đóng góp ý khiến để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian không cho phép nên đề tài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Cúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. La Nguyệt Anh. Khóa luận chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Cúc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 4 7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRƯỜNG CA VÀ TRƯỜNG CA HỮU THỈNH .............................................................................................. 5 1.1. Những vấn đề lí luận về trường ca .......................................................... 5 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của thể loại trường ca ................................. 5 1.1.2. Trường ca hiện đại Việt Nam trong tiến trình văn học dân tộc ...... 10 1.2. Cuộc đời và quá trình sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh ....................... 11 1.2.1. Cuộc đời Hữu Thỉnh ....................................................................... 11 1.2.2. Quá trình sáng tác và phong cách sáng tác của Hữu Thỉnh............ 12 Chương 2. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG TRONG TRƯỜNG CA ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ CỦA HỮU THỈNH .......................................................... 17 2.1. Hiện thực chiến trường ......................................................................... 17 2.1.1. Sự khốc liệt nơi chiến hào .............................................................. 17 2.1.2. Sự gian khổ, hi sinh ........................................................................ 19 2.2. Hiện thực cuộc sống đời thường ........................................................... 23 2.2.1. Đời sống cộng đồng ........................................................................ 23 2.2.2. Đời sống cá nhân ............................................................................ 26 Chương 3. CON NGƯỜI TRONG TRƯỜNG CA ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ CỦA HỮU THỈNH ................................................................................ 30 3.1. Người lính ............................................................................................. 30 3.1.1. Người lính nơi chiến trường ........................................................... 30 3.1.2. Người lính trong cuộc sống đời thường.......................................... 34 3.2. Người phụ nữ ........................................................................................ 35 3.2.1. Người phụ nữ trong chiến tranh...................................................... 35 3.2.2. Người phụ nữ trong cuộc sống đời thường..................................... 40 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công nhất là thể loại trường ca. Trong quá trình sáng tác hơn 30 năm Hữu Thỉnh có nhiều đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc. Với 5 tập thơ và 3 trường ca trong đó tiêu biểu trường ca Đường tới thành phố, Hữu Thỉnh đã khẳng định vị thế của mình trong văn học nước nhà. Hữu Thỉnh là một trong số ít nhà thơ viết về trường ca và đạt được nhiều thành công nhất định. Nguồn cảm hứng từ truyền thống dân tộc và thời đại anh hùng cùng với vốn sống thực tế nơi chiến trường đã tạo tiền đề cho thể loại trường ca phát triển. Trường ca của ông được ghi nhận là một trong những gương mặt tiêu biểu và đóng góp một tiếng nói quan trọng trong thể loại trường ca kháng chiến nói chung và thơ kháng chiến chống Mỹ nói riêng. Trường ca của ông có sức chứa nhiều vấn đề có khả năng khát quát được hiện thực và con người của thời đại lúc bấy giờ. Qua thời gian, và sự mến yêu của độc giả trường ca Hữu Thỉnh vẫn được bạn đọc đón đợi và mong muốn chiếm lĩnh và khám phá. Lựa chọn vấn đề: “Hiện thực và con ngƣời trong trƣờng ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh”, chúng tôi hi vọng sẽ có đóng góp thiết thực vào tìm hiểu thơ Hữu Thỉnh nói chung và trường ca Đường tới thành phố nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ khi xuất hiện, trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đã thu hút được sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu. Tác giả Mai Hương khi đọc Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đã nhận xét: “Đường tới thành phố cũng lại hàm nghĩa một cuộc hành trình - 1 cuộc hành trình của cả dân tộc trên đường tới chiến thắng cuối cùng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đây quả là một cuộc hành trình vĩ đại nhưng cực kì gian nan”. Theo tác giả Mai Hương sức thuyết phục trong ngòi bút của Hữu Thỉnh chính là ở sự chân thực: “Song ngòi bút của Hữu Thỉnh thật tỉnh táo, khỏe khoắn, không một chút cường điệu, dễ dãi khi viết về bước đường gian nan ấy” [22]. Trong bài viết Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố, đăng trên báo Văn nghệ Quân đội (số 3 - 1980), nhà phê bình Thiếu Mai cho rằng “chỗ mạnh” của Hữu Thỉnh chính là phương diện cảm xúc: “Cảm xúc dạt dào, phong phú và mạnh mẽ là chỗ mạnh của Hữu Thỉnh... trong lòng cuộc chiến đấu chống Mĩ vĩ đại của nhân dân, Hữu Thỉnh thường nghĩ đến vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại. Anh khao khát thơ của mình phản ánh và lí giải được những điều đó... Thành công chủ yếu nhất của Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu vừa tinh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ chi li những tình cảm những suy ngẫn của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống Mĩ”[23]. Nhà thơ Thế Hanh nhận ra chất hiện thực Từ những người đi tới biển tới Đường tới thành phố. Tế Hanh cho rằng đó là “Thơ từ cuộc đời chiến đấu mà ra... là máu thịt chứ không phải giấy mực”[21]. Lưu Khánh Thơ khi đánh giá về Hữu Thỉnh đã khẳng định đó là một phong cách thơ sáng tạo bởi: “Đường tới thành phố đã hội tụ và kết tinh những điểm mạnh của ngòi bút Hữu Thỉnh, anh đã dồn vào trong trường ca này những tình cảm lớn lao, những câu thơ tài hoa xúc động nhất”[24]. Trong bài viết “Hữu Thỉnh với thể loại trường ca”. Tác giả Hoàng Điệp đã khẳng định những đóng góp của Hữu Thỉnh qua thể loại trường ca nói chung nhất là trường ca Đường tới thành phố: “Hữu Thỉnh là một trong những người có đóng góp nhiều và chiếm vị trí quan trọng với thể loại trường ca”. 2 Nhiều tác giả đã khẳng định thể loại trường ca của Hữu Thỉnh chính là đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Khi đề cập đến Hữu Thỉnh với tư cách là một tác giả có phong cách nghệ thuật riêng và độc đáo, bằng cái nhìn tin tưởng, tác giả Mai Hương đã nhận xét: “Đây quả là một cuộc hành trình vĩ đại nhưng cực kì gian nan. Song ngòi bút của Hữu Thỉnh thật tỉnh táo, khỏe khoắn, không một chút cường điệu, dễ dãi khi viết về bước đường gian nan ấy. Người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm và xuyên suốt của trường ca. Sự từng trải của người viết đã giúp anh nhận chân dung người chiến sĩ chân thực và sống. Những trang viết của Hữu Thỉnh do đó có sức chinh phục”[22]. Để tiếp tục những công trình nghiên cứu, tôi xin được nghiên cứu và tìm hiểu về “Hiện thực và con người trong trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh” để có cái nhìn tổng quát về phương diện nội dung của Hữu Thỉnh. Cùng với đó tôi cũng muốn đóng góp những ý kiến, quan điểm riêng của mình cùng với các bài viết, các bài nghiên cứu để khẳng định sự nghiệp thơ ca của Hữu Thỉnh trong thi đàn văn học Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài khóa luận nghiên cứu yếu tố “Hiện thực và con người trong trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh” nhằm bám sát hiện thực cuộc sống và con người qua những năm kháng chiến chống Mĩ qua đó phản ánh tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn dân tộc vì sự nghiệp giải phóng dân tộc nước nhà. 3.2. Nhiệm vụ Dựa vào cơ sở lí thuyết nội dung học về hiện thực và con người trong trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh để tìm hiểu những phương diện sáng tạo tinh tế và vai trò của yếu tố hiện thực và con người trong trường ca Hữu Thỉnh nói chung và trường ca Đường tới thành phố nói riêng. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu về nội dung của trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Đặc biệt, chúng tôi tập trung tìm hiểu về hiện thực cuộc sống và con người trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi nghiên cứu tác phẩm trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đã được xuất bản. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài khóa luận này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp hệ thống. Phương pháp phân tích. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp tổng hợp. 6. Đóng góp của khóa luận Với đề tài khóa luận này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những yếu tố về hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh đưa ra những quan điểm riêng của mình về thể loại trường ca. Từ đó, hi vọng khóa luận có đóng góp cho thơ ca của Hữu Thỉnh một cách tổng quát nhất. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung về trường ca và trường ca Hữu Thỉnh Chƣơng 2. Hiện thực cuộc sống trong trƣờng ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh Chƣơng 3. Hình tƣợng con ngƣời trong trƣờng ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh 4 NỘI DUNG Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRƢỜNG CA VÀ TRƢỜNG CA HỮU THỈNH 1.1. Những vấn đề lí luận về trƣờng ca 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của thể loại trường ca 1.1.1.1. Khái niệm trường ca Khái niệm trường ca xuất hiện trong văn học phương Tây “trường ca là thuật ngữ văn học dịch từ chữ pòeme của Liên Xô” [20]. Từ những năm 50 của thế kỉ XX trường ca đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nó có tên gọi khác là sáng tác dân gian có tính chất sử thi và có chiều dài như Đam San, Xinh Nhã...Chúng ta có thể gọi trường ca tương đồng với sử thi, anh hùng ca (Iliats, Ôđixê, Ramyana, Mahabharata...). Đồng thời, trường ca còn chỉ các tác phẩm thơ phản ánh những sự kiện lớn trong lịch sử đất nước và nó có dung lượng lớn: Sông núi trên vai của Anh Ngọc (1977), Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh (1979)… Để phân biệt ranh giới và sự ra đời một khái niệm thể loại trường ca còn gặp nhiều khó khăn. Các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học, thậm chí chính các tác giả trường ca nhiều năm qua đã rất chú ý đi tìm một bản chất định nghĩa cũng như những thuộc tính căn bản nhất để phân định trường ca với các loại thơ khác. Theo từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm: “Trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả” [20]. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Trường ca có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Chúng được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể hoặc bằng một vài truyền thuyết dân gian (Ahoyler) hoặc bằng cách 5 cải biên các cốt truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian. Trường ca với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình - tự sự, hoành tráng cho phép kết hợp những chấn động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm về lịch sử vẫn là một thể loại hiệu năng của thơ ca thế giới” [4]. Khái niệm trường ca có sự khác nhau trong việc xác định ranh giới, nội hàm của thể loại, nhưng chúng ta có thể thấy các nhà phê bình văn học và các tác giả trường ca đều có điểm chung đó là: “Trường ca là những tác phẩm có tầm cỡ, tầm vóc lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó có sức ôm chứa nhiều vấn đề lớn, về nhiều chủ đề tư tưởng, về độ rộng của không gian và độ dài của tời gian. Trường ca có tính tự sự, tính trữ tình, yếu tố suy nghĩ chính luận”. Theo như kết quả của người đi trước đã nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trường ca của Đào Thị Bình (“Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX” - LATS, 2008) dường như đã thuyết phục người đọc:“Trường ca thường là các tác phẩm trữ tình có dung lượng lớn hoặc vừa, có khả năng tổng hợp và phát huy những ưu thế nổi trội của cả ba loại hình: trữ tình, tự sự và kịch. Với kiểu kết cấu và phát triển theo hướng đan xen nhiều kiểu kết cấu hoặc kết cấu phức hợp, trường ca có thể bao quát và miêu tả những mảng hiện thực lớn ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú, đa dạng, giàu chất trí tuệ, vừa mang âm hưởng hào hùng của sử thi vừa thấm đẫm hơi thở của cuộc sống”[7]. 1.1.1.2. Đặc trưng thể loại của trường ca Việt Nam hiện đại 1.1.1.2.1. Về nội dung: Đầu tiên, đặc trưng thể loại trường ca về phương diện nội dung mà truờng ca Việt Nam hiện đại đề cập đến là hiện thực chiến tranh khốc liệt và người lính anh dũng, hi sinh quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Chiến tranh đã hủy hoại biết bao ước mơ của con người để lại những mất mát không hề nhỏ đối với dân tộc Việt. Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, là 6 nơi tái diễn một cách chân thực nhất, tâm thức ấy. Trong trường ca hiện đại Việt Nam, chiến tranh luôn là đề tài chính, là mấu chốt cho những trải nghiệm được tự sự. Trường ca hiện đại tái hiện cuộc đấu tranh của dân tộc ta đối với kẻ xâm lược để dành độc lập tự do cho nhân dân theo lí tưởng cách mạng và cảm hứng chủ đạo yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Ta có thể khẳng định, thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trường ca hiện đại Việt Nam đều miêu tả người lính bằng những nét vẽ tinh tế rất đỗi bình thường nhưng không chút tầm thường. Đây cũng là đặc trưng của trường ca hiện đại lúc bấy giờ. Những tác giả của trường ca thời chống Mỹ cứu nước đã khắc họa lên hình tượng người lính hiện thực nơi chiến trường đó là :Người lính lạc quan chiến đấu hết lòng vì nước vì dân, biết hy sinh tình cảm riêng tư của chính mình để kiên cường đánh giặc quyết tâm giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Trường ca nói về sự đoàn kết toàn dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ chứ không riêng một cá nhân nào đó. Đây cũng là sự tự nhận thức của con người đạt đến độ sâu trong thơ ca chống Mĩ. Nội dung quan trọng tiếp theo mà trường ca phản ánh là đất nước và số phận con người. Trong lịch sử văn học, chủ đề về đất nước vẫn luôn là chủ đề lớn nhất của mỗi giai đoạn. Và trường ca hiện đại cũng đã thể hiện rất rõ nội dung ấy. Đất nước trong đời thường và đất nước trong văn học được kết tinh từ tất cả những mảnh ghép cuộc sống. Các tác giả trường ca chống kẻ thù xâm lược - Mỹ từ sự thôi thúc của trái tim mình đều dồn mọi tâm lực cho sự miêu tả, ngợi ca và dựng nên hình tượng đất nước: “Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Mồ hôi vã một trời sao trên đất” (Những người đi tới biển- Thanh Thảo) Dân tộc ta có truyền thống yêu nước đã tạo nên những anh hùng, tạo nên sức mạnh tiềm tàng mà quật cường để dân tộc có thể chiến thắng giặc ngoại 7 xâm. Đó là đất nước của những người con gái, con trai chưa bao giờ biết sống lùi bước: “Đất nước của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép” (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi- Nam Hà) Gắn với đất nước là số phận con người. Dường như, trường ca hiện đại xoáy sâu vào mối tương quan với hoàn cảnh, thời gian và không gian tồn tại và số phận của con người. Trước 1975 trường ca chủ yếu đề cập đến những con người mang tính tập thể, sống bằng lí tưởng mà ít đời sống nội tâm. Song một điểm nhấn trong trường ca hiện đại sau 1975 là đã đề cập đến những số phận riêng mà những số phận ấy chịu ảnh hưởng chiến tranh. Các số phận con người đời tư nhiều đau khổ, trái ngang đã được các trường ca sau 1975 đề cập đến như đã tố cáo tội ác của kẻ xâm lược. Biết bao người đã không tìm được hạnh phúc vì chiến tranh, để sự nuối tiếc khổ đau cho cả cuộc đời: “Chết - hy sinh cho tổ quốc - Hùng ơi Máu thấm cỏ, lời ca bay vào đất Hy sinh lớn cũng là hạnh phúc Một cây xuân thành biển khắc tên Hùng” (Nấm mộ và cây trầm - Nguyễn Đức Mậu) Và nỗi lòng se sắt một người mẹ trong trường ca Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo: “Mỗi bận chiến trường tin báo tử Mẹ lại hoài thai bằng nỗi đau dài” (Đất nước hình tia chớp - Trần Mạnh Hảo) Con người đã gánh chịu tổn thất rất lớn của chiến tranh nhưng đồng thời trong mưa bom bão đạn đó con người cũng đã thể hiện sức mạnh kì diệu. Họ 8 không chỉ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt đau thương của đất nước mà còn chiến thắng chính cá nhân mình, chiến thắng số phận nhiều lúc không tránh khỏi hẩm hiu. Song, dù phải chịu những mất mát lớn lao, con người vẫn chịu đựng vì sự vĩnh hằng của Tổ quốc. 1.1.1.2.2. Về hình thức Về phương diện thi pháp thể loại, các tác phẩm trường ca hiện đại có yếu tố tự sự trong kết cấu tác phẩm đó là quá trình thơ trữ tình mở rộng với chức năng xã hội - thẩm mĩ. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, mô hình quen thuộc là có cốt truyện cho các nhà thơ khi đến thể loại trường ca. Có thể kể tên các tác phẩm như: Bài ca chim chơ rao (Thu Bồn); Theo chân bác của (Tố Hữu); Con đường của những vì sao (Nguyễn Trọng Tạo)...yếu tố tự sự, nhân vật đồng thời có cả tính lịch tính trong các trường ca. Cuối những năm kháng chiến chống Mĩ, vào những năm tháng tiếp theo, trường ca phát triển mạnh mẽ và không còn yếu tố tự sự là chính. Trường ca giai đoạn này rất đa dạng và phong phú về các yếu tố: tự sự, trữ tình và chính luận. “Các trường ca dạng này thường được chia thành nhiều chương, khúc mà mỗi chương có thể được đặt tên. Mạch liên kết của các chương là mạch triển khi của chủ đề mang tính chính luận trữ tình”. Các trường ca giai đoạn này chúng ta không thể không kể tên trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh; Ngày đang mở sáng của Trần Anh Thái.... Vào những năm sau 1975, quá trình vân động của thể loại kết cấu trường ca càng lỏng lẻo; kết cấu lấy tư tưởng - cảm xúc trữ tình làm chỗ dựa ngày càng được các nhà thơ vận dụng và phát huy. Vô hình chung các tác giả có những cách sáng tạo riêng của mình để lựa chọn những sự kiện, kết cấu phối hợp đan xen nhiều hình thức khác nhau trong một tác phẩm từ đó đem lại hiệu quả nghệ thuật cao ở mỗi tác phẩm. Sau này các tác giả sử dụng đan xen nhiều kiểu kết cấu, nhiều giọng điệu, 9 nhiều phương thức thể hiện trong một tác phẩm đã tạo nên khối lượng đồ sộ, nội dung hoành tráng cho trường ca, đồng thời đây cũng là đặc trưng của trường ca. Nhờ sự đa dạng phong phú về hình thức kết cấu đã đem lại cho trường ca sự phát triển vượt trội so với kết cấu của các tác phẩm thơ ca khác. 1.1.2. Trường ca hiện đại Việt Nam trong tiến trình văn học dân tộc Trường ca hiện đại Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu từ 1900 cho đến 1945, với tác phẩm trường ca Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông trường ca đã xuất hiện trong phong trào thơ Mới (1932 - 1945). Đó là một khúc anh hùng ca về tiếng địch Trương Lương làm xao lòng khách anh hùng. Ở thời kì này trường ca Việt nam đã ảnh hưởng không ít trường ca của Phương Tây. Có những bài ca dài bất hủ hay cả âm nhạc đều lấy đề tài kháng chiến như: Trường ca Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận)... Lúc này trường ca ra đời phục vụ nhiệm vụ chính trị nhưng nó cũng tiếp nối nguồn gốc sử thi anh hùng ca cổ điển của các dân tộc Việt như sử thi Mường (Đẻ đất đẻ nước), các truyện thơ Tày - Nùng - Thái (Chàng Lú nàng Ủa)... Giai đoạn thứ hai, từ 1945 đến 1975 thời kì kháng chiến chống Mĩ, mấy năm đầu trường ca hiện đại không có mấy tác giả sáng tác đồng thời số lượng tác phẩm không nhiều, sự xác định giữa trường ca với thơ dài cũng chưa rõ ràng. Các tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu với Ngọn Quốc kì, Thu Bồn với Bài ca chim chơ-rao (1963) Giang Nam với Người anh hùng Đồng Tháp (1968)... Nhìn chung, các tác phẩm trường ca trên đã cho thấy được một số sự việc tiêu biểu, nhân vật tiêu biểu trong giai đoạn chống giặc ngoại xâm Pháp, Mĩ. Phải chăng, trường ca giai đoạn này chưa có tầm bao quát và chất lượng nghệ thuật chưa cao. Giai đoạn thứ ba, từ sau 1975 đến nay trường ca lúc này đang phát triển mạnh và có những thành tựu đáng kể. Đề tài chính của trường ca giai đoạn 10 này là đề tài chiến tranh với cảm hứng của thời đại và vốn sống phong phú của các tác giả tích lũy những năm tháng nơi chiến trường. Chúng ta không thể không thể kể đến một số trường ca tiêu biểu như: Những người đi tới biển của Thanh Thảo (1976), Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh (1977), Sông núi trên vai của Anh Ngọc (1977), Trường ca Biển của Hữu Thỉnh (1994)... Sau chiến tranh những bản trường ca có những bước tiến rõ rệt về cả chất lượng và số lượng. Nhìn chung các bản trường ca là sự trải nghiệm của chính cá nhân sáng tác đã có cái nhìn toàn diện về cuộc chiến tranh. Khi đất nước hòa bình, các tác phẩm trường ca có nội dung phong phú hình thức đa dạng. Khuynh hướng triết lí, với giọng điệu cắt nghĩa, biện giải và xây dựng các biểu tượng mang tính biểu trưng … là những đặc điểm của trường ca giai đoạn này. Trường ca Việt Nam hiện đại đã có con đường phát triển riêng và trải qua các giai đoạn mà trường ca tự hoàn thiện và đạt độ hoàn chỉnh của nó cùng với các thể loại khác trong nền văn học dân tộc. 1.2. Cuộc đời và quá trình sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh 1.2.1. Cuộc đời Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn Nghệ. Ông sinh ra tại và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học, tuổi thơ ấu ông đã trải qua không ít những khó khăn: 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp. Năm 1954, hòa bình lập lại ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động 11 như học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Ông tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9 Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3. Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách cao Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ ký Hội Nhà văn Việt Nam. Tháng 5 năm 2016, ông được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) ở đơn vị bầu cử số 3 thành phố Hà Nội gồm các quận Hà Đông, Thanh Xuân và Cầu Giấy nhưng không trúng cử. 1.2.2. Quá trình sáng tác và phong cách sáng tác của Hữu Thỉnh 1.2.2.1. Quá trình sáng tác của Hữu Thỉnh Ông là nhà thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ, đề tài chủ yếu của ông đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống thôn quê. Sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn : a, Giai đoạn trước 1975 Thơ của ông gieo trong lòng người đọc, một tiếng thơ trong sáng và độc đáo. Có được đóng góp đó Hữu Thỉnh tìm cho bản thân phong cách riêng không nhà thơ nào có được. Ở giai đoạn này ông đã khai thác và tiếp cận hiện thực theo tình cảm của chính mình. Thơ ông nghiêng về những suy tư và triết 12 lí, không những thế Hữu Thỉnh còn có cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời. Phải chăng, sự từng trải của cuộc đấu gian khổ mà ông đã từng trải nên những trang thơ của ông là sự thăng hoa của kinh nghiệm sống là tiếng ngân vang của một thời bom đạn. Với hình tượng người lính ông đã ghi nhận và cho ta thấy được cái hiện thực khốc liệt nơi chiến trường bằng những vần thơ giàu nhiệt huyết và trẻ trung. Các tác phẩm trong giai đoạn này : Tiếng hát trong rừng (1974) Sau trận đánh (1972) Đêm chuẩn bị (1974) Tắm mưa (1969) Giấc ngủ trên đường ra trận (1965) b, Giai đoạn sau 1975 Thời kì sau chiến tranh, Hữu Thỉnh viết dưới lăng kính chủ quan của con người ông đi qua những năm tháng nơi chiến trường khốc liệt và ông có cái nhìn nhận, hiện thực cuộc chiến một cách toàn diện. Ông đã gửi gắm vào những trang thơ đầy suy tư và trăn trở về số phận con người đầy giông tố của cuộc đời. Như vậy, Hữu Thỉnh tìm được tiếng nói riêng của mình trên văn đàn văn học nước nhà. Các tác phẩm trong giai đoạn này: Sang thu (thơ 1977) Âm vang chiến hào (thơ, in chung 1975); Đường tới thành phố (trường ca, 1979); Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn, 1985); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung, 1985); Thư mùa đông (thơ, 1994) Trường ca biển (trường ca, 1994) Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998) Sức bền của đất (trường ca, 2004) 13 Thương lượng với thời gian.(thơ, 2005) Mùa xuân trên tháp pháo(bút kí, truyện ngắn, 2009) Lí do của hi vọng (tiểu luận, phê bình, 2010) Ngoài ra Hữu Thỉnh còn viết nhiều bút kí văn học, viết báo. Nhìn vào chặng đường sáng tác của Hữu Thỉnh, điều dễ dàng chúng tôi nhận ra ở ông là sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi. Điều đáng khâm phục, kính lể, của tác giả đối với nhà thơ Hữu Thỉnh là ông đạt được nhiểu giải thưởng cao trong nền văn học nước nhà. 1.2.2.2. Phong cách thơ của Hữu Thỉnh. Mỗi người cầm bút đều có những phong cách sáng tác riêng tạo ra những nét độc đáo mà không có nhà thơ nào có được. Hữu Thỉnh cho rằng làm thơ trước hết là ghi chép những gì đang xảy ra trong cuộc đời mình “chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”. Trên đường hành quân đầy gian nan, thử thách người chiến sĩ - nhà thơ Hữu Thỉnh đã không quên ghi lại những giây phút, “những khoảnh khắc một đi không trở lại” nơi chiến trường khốc liệt. Ông cho rằng: “chiến tranh là một hiện tượng xã hội đột xuất, ở đó lịch sử chảy xiết hơn. Phản ánh cuộc chiến tranh đó vừa là trách nhiệm vừa là say mê của chúng tôi. Chiến tranh ra bài thi nhập môn cũng là nơi thử sức lâu dài của mỗi người. Sự gắn bó tự thân với cuộc chiến đấu sống hết mình trong thử thách hi sinh là cử chỉ đầu tiên của một người cầm bút trung thực. Thơ ca của thế hệ chống Mĩ là tiếng nói sống động và tự tin của những người trong cuộc. Người ta bắt gặp rất nhiều trường hợp nhân danh, nhưng mọi sự nhân danh đều là sự cảm thông của người đọc vì nó đảm bảo bằng chỗ đứng của người viết. Thơ ở đây được đảm bảo bằng máu” [16]. Dường như, những vần thơ, trang thơ của Hữu Thỉnh là trang nhật kí vừa đầy đủ, vừa chân thực hơn của chính người chiến sĩ khỏe khắn, hiên ngang trực tiếp cầm súng ra chiến trường đồng thời cầm bút ghi lại những khoảnh khắc diễn ra trong cuộc đời mình ở thời điểm rất đặc biệt ấy: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan