Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn kết cấu chữ nôm và chữ nôm vay mượn trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân h...

Tài liệu Luận văn kết cấu chữ nôm và chữ nôm vay mượn trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương

.PDF
64
156
117

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI- 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Thanh Vân HÀ NỘI- 2018 LỜI CẢM ƠN Đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là nội dung chúng tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm theo học chương trình Đại học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô: Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện khóa luận này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Ngữ văn đã đóng góp những ý kiến quý báu cho khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và khóa luận này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Thúy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp với đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, không sao chép của bất cứ ai. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận chưa được công bố trên các công trình nào khác. Nếu không đúng như trên tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 6 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 6 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 7 7. Đóng góp của khóa luận............................................................................................ 8 8. Bố cục của khóa luận ................................................................................................. 9 NỘI DUNG..................................................................................................................10 Chƣơng 1. NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG .......................................................................................................................10 1.1. Nét chính về cuộc đời Hồ Xuân Hương .............................................................10 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và tư tưởng văn hóa...............................................10 1.1.2. Thân thế ..............................................................................................................11 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương ...........................................................13 1.2.1. Xuân Hương thi tập ...........................................................................................14 1.2.2. Tập thơ Lưu hương ký .......................................................................................15 1.3. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ..............................................................16 1.3.1. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ...........................................................16 1.3.2. Hồ Xuân Hương với Thơ Nôm Đường luật ....................................................18 1.4. Đóng góp của Hồ Xuân Hương với văn học dân tộc ........................................20 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................21 Chƣơng 2. KẾT CẤU CHỮ NÔM VÀ CHỮ NÔM VAY MƢỢN TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƢƠNG.............................................22 2.1. Kết cấu chữ Nôm ..................................................................................................22 2.1.1. Khái niệm chữ Nôm ..........................................................................................22 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm............................................22 2.1.2.1. Nguồn gốc chữ Nôm xuất hiện. ....................................................................23 2.1.2.2. Chữ Nôm trong văn chương..........................................................................23 2.1.2.3. Chữ Nôm trong các văn bản hành chính ......................................................25 2.2. Kết cấu chữ Nôm ..................................................................................................26 2.3. Khảo sát chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương..28 2.3.1. Âm Tiền Hán Việt .............................................................................................28 2.3.2. Âm Hán Việt Việt hóa ......................................................................................33 2.3.2.1. Hữu thanh hóa.................................................................................................34 2.3.2.2. Xát hóa.............................................................................................................35 2.3.2.3. Mũi hóa............................................................................................................36 2.3.2.4. Những sự biến đổi âm đầu khác không thành xu hướng rõ rệt k sang kh 36 2.2.3. Âm Hán Việt ......................................................................................................38 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................41 Chƣơng 3. HƢỚNG TIẾP CẬN TÁC PHẨM TỰ TÌNH II CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG ...........................................42 3.1. Thực trạng giảng dạy tác phẩm trong nhà trường phổ thông ...........................43 3.2. Tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại..............................................................44 3.2.1. Khái niệm ...........................................................................................................44 3.2.2. Đặc điểm thể loại thất ngôn bát cú Đường luật ..............................................44 3.2.3 Phương hướng tiếp cận tác phẩm Tự Tình (II) theo đặc trưng thể loại .........45 3.2.4. Xác định nội dung và cách thức tiếp cận.........................................................46 3.2.5. Xác định kiến thức cơ bản ................................................................................48 3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................51 KẾT LUẬN .................................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chữ Nôm là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam, do người Việt sáng tạo nên dựa trên cơ sở của chữ Hán, ra đời sau chữ Hán. Theo một số tài liệu thì chữ Nôm xuất hiện ở thế kỉ XIII nhưng chưa có một văn bản nào còn lưu truyền, đến thế kỉ XV có bước phát triển nhảy vọt với hai tập thơ lớn là: Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập, chuyển sang thế kỷ XVI chữ Nôm được ghi nhận với tác phẩm thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Thế kỉ XVII thơ Nôm Đường luật không có nhiều sự xuất hiện của các tác giả, tác phẩm nổi bật. Đến thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, thơ Nôm khởi sắc trở lại và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được coi là “giai đoạn hoàng kim” của văn học trung đại Việt Nam - giai đoạn văn chương đạt đến đỉnh cao, kết tinh những thành tựu nội dung, nghệ thuật trong nhiều thể loại văn học. Văn học chữ Hán vẫn phát triển với thành tựu thơ chữ Hán và văn xuôi tự sự. Văn học Nôm thời kì này nở rộ với các thể loại: Thơ Nôm Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện Nôm lục bát và thơ hát nói, làm nên đỉnh cao của lịch sử văn học. Thơ Nôm Đường luật có thi tập của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, thi phẩm của Bà Huyện Thanh Quan. Truyện Nôm có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du… và rất nhiều tác giả khác. Như vậy, giai đoạn này văn học phát triển có sự đóng góp không nhỏ của nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà đã đưa thơ Nôm Đường luật phát triển trở lại và đạt thành tựu to lớn.Với hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương, Nôm Đường luật tiếp tục phát triển và có nhiều cải tiến mới mẻ cả về nội dung và hình thức. Khối lượng tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến nay chưa có tài liệu chính xác nhưng nhiều bài thơ đi sâu vào tâm thức của dân gian. 1 Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, thật đúng như lời nhận xét đó của Xuân Diệu, tác phẩm của bà chủ yếu bằng thể thơ Nôm Đường luật truyền tụng đến nay. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng lòng trong muôn tấm lòng của người phụ nữ Việt. Trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của phụ nữ. Không phải người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống. “Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay” [20,t1]. Bởi trong xã hội lúc bấy giờ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ không chỉ bị áp bức về mặt giai cấp mà trong tư cách là người phụ nữ nói chung, họ còn bị áp bức về mặt giới tính với đạo “tam tòng”. Tất nhiên, họ cũng không lặng câm mà chịu đau khổ, họ vẫn nói, vẫn kêu, vẫn lên tiếng. Nhưng nhìn chung, tiếng nói ấy chỉ là những tiếng kêu thương thất vọng. Đại diện cho giới phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã nói bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình, kết hợp nhuần nhuyễn với tiếng nói của nhân dân lao động để tố cáo, đả kích xã hội bất công suy đồi ấy. Việc sử dụng chữ Nôm trong các sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương đã vận dụng từ ngữ một cách linh hoạt và tinh tế, ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, lời thơ bình dị, chân thực. Vì thế ta có thể thấy rõ bà rất điêu luyện trong việc sử dụng chữ Nôm. Chữ Nôm có rất nhiều cách cấu tạo khác nhau nhưng có thể chia thành hai loại chính: chữ Nôm vay mượn và chữ Nôm sáng tạo. Chữ Nôm vay mượn: là loại chữ Nôm mượn chữ Hán để đọc âm Nôm, chữ Nôm tự tạo: là loại chữ do người Việt mượn chữ Hán để tạo ra chữ Nôm. Vậy Hồ Xuân Hương đã sử dụng những chữ Nôm đó như thế nào trong những trang thơ của mình? 2 Để hiểu rõ hơn về cấu tạo chữ Nôm và đặc biệt là chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, khóa luận của chúng tôi tìm hiểu: Kết cấu của chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. 2. Lịch sử nghiên cứu Thế kỉ XX, Hồ Xuân Hương cùng với những tác phẩm của bà thể hiện sự cách tân thơ Nôm Đường luật một cách độc đáo, với nhiều bài thơ có giá trị tiêu biểu đã khiến cho bao người tốn giấy mực để tìm hiểu, nghiên cứu. Các nhà phê bình văn học, những lời bình sâu sắc, những nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương, bài viết, bài tiểu luận… đã đưa ra rất nhiều ý kiến về hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương. Cùng với những nghiên cứu về Hồ Xuân Hương thì các nghiên cứu về chữ Nôm cũng như kết cấu chữ Nôm cũng có rất nhiều những công trình tìm hiểu nghiên cứu sâu rộng về chữ Nôm. Liên quan đến đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương mà chúng tôi đã chọn, có các bài viết và công trình nghiên cứu sau: Trong cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam in năm 1982 của Xuân Diệu, tác giả đã đưa nhận xét “Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm” cũng theo đó ông nói rằng “Thơ Xuân Hương là thứ thơ không chịu ở trong cái khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn thật sâu vào sự thật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư; những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại được hàng vạn người đồng tình, đồng cảm” [2,t5.6]. Xuân Diệu khẳng định: “Ít có tác giả nào mà đời lại gắn liền với tác phẩm khăng khít như Xuân Hương” [2,t7]. Từ đó giúp ta hiểu hơn một phần nào cuộc đời của bà cũng như nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã phản ánh. Xuân Diệu với công trình nghiên cứu của mình với những tác giả cổ điển, nhất là Hồ Xuân Hương người đứng đầu trong trang sách với những tìm 3 hiểu của tác giả đã khẳng định Xuân Hương là “bà chúa thơ Nôm”, mặt khác tác giả còn cho chúng ta thấy được một phần về cuộc đời của nữ sĩ ấy và còn đào sâu tính tư tưởng trong thơ của bà trong ba bài thơ: Tát nước, Trăng thu, Cảnh thu. Đến nay những nghiên cứu này vẫn được người đọc tiếp nhận và coi nó như là một nguồn tài liệu hữu ích. Đào Thái Tôn với công trình nghiên cứu Hồ Xuân Hương - từ cội nguồn vào thế tục xuất bản năm 1996. Theo như lời tựa thì “cội nguồn” ở đây hiểu là những bài thơ đích thực của nhà thơ Hồ Xuân Hương mà ta có thể chứng minh, “thế tục” dùng để chỉ những bài thơ từ lâu vẫn được truyền tụng được xem là của Hồ Xuân Hương. Lưu Hương ký là “Tập thơ tình yêu có giá trị”. Đưa ra cơ sở để lựa chọn thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương gần với nguyên tác. Kết quả nghiên cứu là như vậy nhưng thật sự thơ văn của Hồ Xuân Hương vẫn là một vấn đề nan giải, Đào Thái Tôn cũng chỉ dừng lại ở việc muốn giải đáp một số vấn đề đó là: giá trị chân thực của các bài thơ Nôm, cơ sở xác định những bài thơ Nôm được xem là của Hồ Xuân Hương, tiếp đó là nói đến tập Lưu hương ký có đích thực là của Hồ Xuân Hương hay không. Được xuất bản năm 1999, Đỗ Lai Thúy với cuốn Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã lí giải hiện tượng tục dâm trong thơ Hồ Xuân Hương từ điểm nhìn văn hóa, văn hóa phồn thực, tín ngưỡng phồn thực. Với phương pháp nghiên cứu mới mẻ Đỗ Lai Thúy nhìn nhận thơ Hồ Xuân Hương, lí giải yếu tố dâm tục trong thơ của bà và đưa người đọc tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương theo một hướng tích cực. Luận văn thạc sĩ Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính của Bùi Thị Thanh Vân, trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh năm 2009, Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hải, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2009… và rất nhiều công trình nghiên cứu lấy Hồ Xuân Hương làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiêp. 4 Trong cuốn Hồ Xuân Hương - Thơ và đời của Nhóm trí thức Việt, xuất bản năm 2016 cũng thu hút được khá nhiều bạn đọc, nó tập hợp tất cả những bài thơ được coi là của Hồ Xuân Hương và một số bài nghiên cứu nhận xét của một số tác giả về thơ cũng như cuộc đời của bà. Theo khuynh hướng sưu tầm, xác định những văn bản thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương của Hội nhà văn với cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương năm 2008. Một số tác giả tiêu biểu khác như Tuấn Thành - Anh Vũ với cuốn Hồ Xuân Hương - tác phẩm và lời bình, tái bản lần thứ ba vào năm 2017 đã sưu tầm và tổng hợp khá đầy đủ các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng của bà cũng như một số lời bình về cuộc đời của Hồ Xuân Hương. Sách Giáo trình văn học trung đại Việt Nam của Lã Nhâm Thìn, tái bản lần thứ ba năm 2017 đã cho ta thấy một phần thời đại, hoàn cảnh lịch sử mà Hồ Xuân Hương sống. Thể loại thơ Nôm Đường luật với những đóng góp to lớn của Hồ Xuân Hương trong sự phát triển đỉnh cao của nó. Về chữ Nôm, cuốn sách của Đào Duy Anh Chữ Nôm nguồn gốc- cấu tạo - diễn biến xuất bản năm 1975, đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh nguồn gốc và sự hình thành và phát triển chữ Nôm của dân tộc. Tác giả đưa ra một số phương pháp cấu thành nên chữ Nôm và cách đọc chữ Nôm. Những nghiên cứu của ông được lưu giữ đến ngày nay và trở thành tài liệu quan trọng cho những người muốn tìm hiểu sâu về chữ Nôm. Đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề cấu tạo của chữ Nôm là nghiên cứu của Nguyễn Ngọc San với cuốn Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm xuất bản năm 2003. Ông đưa ra những cách cấu tạo về chữ Nôm khác với Đào Duy Anh, đưa ra những minh chứng cho cách cấu tạo ấy. Đến nay cuốn sách được nhiều người đọc và tìm hiểu. Như vậy, tất cả những công trình nghiên cứu trước đó đã cho ta thấy được không chỉ về nội dung, nghệ thuật trong thơ của Hồ Xuân Hương mà còn hiểu rõ hơn cuộc đời của bà theo một số nghiên cứu riêng của các tác giả 5 tiêu biểu. Và những nghiên cứu về chữ Nôm cho ta biết về kết cấu của nó. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nói đến việc sử dụng chữ Nôm như thế nào trong thơ của nữ sĩ. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu về kiểu chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, để làm rõ được sự điêu luyện trong việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học của bà qua hai cuốn sách có sự tương đồng với nhau về số lượng bài thơ Nôm truyền tụng đó là cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của Hội nhà văn, xuất bản năm 2008 và cuốn Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình của hai tác giả Tuấn Thành - Anh Vũ tái bản lần thứ 3, xuất bản năm 2017. 3. Mục đích nghiên cứu Từ trước đến nay việc tìm hiểu, khảo sát kết cấu chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương mới chỉ được một số ít công trình nghiên cứu quan tâm. Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thông qua quá trình khảo sát 48 bài thơ Nôm truyền tụng để tìm hiểu kết cấu chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, xác định được cách sử dụng chữ Nôm trong thơ của bà. Cách nhận diện chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương không chỉ thông qua những bài thơ Nôm truyền tụng của bà mà còn với những tác phẩm khác của các tác giả khác cùng thời hoặc sau này. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận có tên Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, chúng tôi lựa chọn các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương để khảo sát. Chúng ta đã biết những tác phẩm của bà chia làm hai phần: thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mảng thơ chữ Nôm của bà. Trong khóa luận của mình, 6 chúng tôi lựa chọn bộ phận thơ Nôm truyền tụng trong cuốn Hồ Xuân Hương - tác phẩm và lời bình tái bản lần thứ ba, xuất bản tháng 3 năm 2017 của Nhà xuất bản Văn học. Có thể nói cho đến nay các tài liệu về con người cũng như các sáng tác của Hồ Xuân Hương chưa có một tài liệu cụ thể nào, cũng như khẳng định về thơ Nôm của bà. Tuy vậy, trong quá trình khảo sát chúng tôi lựa chọn 48 bài (có phụ lục đính kèm) được coi là của Hồ Xuân Hương mà nhiều người đã xếp vào mảng thơ Nôm truyền tụng của bà. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận của chúng tôi với đề tài: Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ truyền tụng Hồ Xuân Hương. Phạm vi nghiên cứu thuộc mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương như đã nêu ở trên. Trọng tâm của khóa luận là đi sâu phân tích cấu tạo chữ Nôm vay mượn trong các bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Từ đó nêu lên hướng tiếp cận văn bản của Hồ Xuân Hương trong nhà trường phổ thông. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Kết cấu chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp và một số thao tác nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp văn bản văn học Hán Nôm Phương pháp văn bản văn học Hán Nôm là phương pháp giúp ta xác định được các văn bản Nôm, bản in, bản sao, giấy in… thể chữ, kĩ thuật, kí hiệu, xác định tác giả và thời gian ra đời của tác phẩm. 6.2. Phương pháp phân tích văn học Phương pháp phân tích này là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những giá trị nội dung và nghệ thuật mà hàm chứa trong tác phẩm đó. 6.3. Phương pháp phân tích lịch sử 7 Sự xuất hiện của các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, và thể loại thơ Nôm Đường luật gắn liền với một thời đại, một giai đoạn văn học. Vì vậy việc sử dụng phương pháp phân tích lịch sử này giúp chúng tôi xác định đúng vị trí, vai trò của tác phẩm, những đóng góp của tác phẩm đối với nền văn học nước nhà. 6.4. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê là đem tất cả những tác phẩm thuộc một phạm vi tập hợp lại, sau đó phân tích và khảo sát. 6.5. Phương pháp kết cấu - hệ thống Ở phương pháp này giúp ta xem xét kết cấu chữ Nôm vay mượn trong hệ thống các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, tìm ra và hệ thống những chữ Nôm vay mượn được bà sử dụng trong các tác phẩm của mình. Ngoài những phương pháp nêu trên chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khoa học khác như: so sánh, đối chiếu… Những phương pháp và thao tác khoa học nêu trên tuy phân chia tách bạch nhưng đã được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong khóa luận của mình. Các phương pháp có sự xen kẽ lẫn nhau, bổ trợ cho nhau. 7. Đóng góp của khóa luận Khóa luận của chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn Hồ Xuân Hương dựa trên những tài liệu chúng tôi tìm được giúp người đọc hiểu rõ hơn thế nào là chữ Nôm, kiểu kết cấu chữ Nôm và đặc biệt tìm hiểu sâu rộng việc sử dụng chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Từ những vấn đề chung về Hồ Xuân Hương khóa luận còn nghiên cứu hướng tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương trong nhà trường phổ thông với bài thơ Tự tình (II). Từ đó thấy được những đóng góp của nữ sĩ trong nền văn học dân tộc. 8 8. Bố cục của khóa luận Bài khóa luận gồm ba phần chính như sau: Chương 1: Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương Chương 2: Kết cấu của chữ Nôm và chữ Nôm vay mượn trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương Chương 3: Hướng tiếp cận tác phẩm Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương trong trường phổ thông 9 NỘI DUNG Chƣơng 1. NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG 1.1. Nét chính về cuộc đời Hồ Xuân Hƣơng 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và tư tưởng văn hóa Hồ Xuân Hương một nhà thơ nữ nổi tiếng của nền văn học dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của bà được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và cả sau này người đời vẫn nhớ đến bà. Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, ở đây đặc biệt không chỉ là những cách tân trong nội dung và hình thức sáng tác trong thơ của bà mà còn đặc biệt về cuộc đời riêng tư của mình. Cho đến nay chưa có một tài liệu nghiên cứu nào chính xác về cuộc đời và sự nghiệp của bà. Đến cả năm sinh, năm mất cũng chưa một ai nắm rõ được, chỉ biết bà sống vào khoảng cuối triều nhà Lê đầu triều nhà Nguyễn, ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Xã hội Việt Nam thời kì này có nhiều những biến động, để lại một dấu chấm lớn trong lịch sử. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh kéo dài suốt nửa thế kỉ khiến cho nhân dân Đàng trong cũng như Đàng ngoài rơi vào tình trạng khổ cực và điêu đứng. Kéo theo đó là sự suy tàn của xã hội phong kiến, giai cấp thống trị ngày càng xuống dốc, tha hóa khiến cho xã hội phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc, quyết liệt. Từ những mâu thuẫn trong xã hội một cách sâu sắc như vậy thì cuộc khởi nghĩa của nhân dân được nổi lên đấu tranh một cách mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa này đã đập tan mọi xiềng xích của chế độ Lê - Trịnh - Nguyễn và hơn nữa đã lột trần bộ mặt xấu xa của những lễ giáo và đạo đức từng tồn tại trong chế độ phong kiến mục rỗng ấy. 10 Với cuộc khởi nghĩa bão táp này đã làm lay động nền tảng tư tưởng xã hội và ý thức hệ phong kiến bị đổ vỡ. Từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng và nhận thức của nhiều người, theo Lã Nhâm Thìn “Trào lưu tư tưởng dân chủ, nhân văn phát triển mạnh mẽ, tác động đến ý thức con người thời đại, đặc biệt là tầng lớp nho sĩ tiến bộ, dẫn đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thế giới quan, thái độ chính trị và quan niệm đạo đức xã hội của các tác gia văn học” [8, t20]. Thời kì này, văn học phát triển một cách mạnh mẽ và nở rộ để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả về hình thức cũng như nội dung và thể loại. Chính yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới việc nhận thức và quan niệm sáng tác các tác phẩm văn chương của nhiều tác giả. Lúc này, văn học làm một nhiệm vụ tất yếu của nó đó là phản ánh sức mạnh của con người, của thời đại, của dân tộc, phơi bày cái mặt trái của xã hội; phản ánh số phận con người - đặc biệt là người phụ nữ với những nỗi khổ đau, vất vả, sự lam lũ, cam chịu cũng như khát vọng mãnh liệt về tình cảm, hạnh phúc, tự do, công lí… Văn học nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học phát triển đỉnh cao của chữ Nôm. Với nhiều thể loại như: Thơ Nôm Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện Nôm lục bát và thơ hát nói. Đóng góp to lớn đó phải kể đến những tác giả tiêu biểu là “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… Như vậy, ta có thể thấy thời đại là yếu tố tất yếu ảnh hưởng đến cuộc đời cũng như những sáng tác của Hồ Xuân Hương. 1.1.2. Thân thế Hồ Xuân Hương - một cái tên quen thuộc trong nền văn học dân tộc, nữ tác giả nổi tiếng trong nền lịch sử văn học dân tộc của Việt Nam. Nhưng rất ít ai biết chắc chắn về cuộc đời của bà. Bằng những tư liệu văn học và qua những nguồn thông tin từ những nghiên cứu trước đó (tuy chưa có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã cố gắng vẽ nên hình 11 dáng cuộc đời của nhà thơ, mặc dù giữa họ còn những dị biệt, nhưng cũng đã có nhiều điểm tương đồng: Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm, Hồ Xuân Hương bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó. Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên Tạp chí Văn học, số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư Trần Thanh Mại, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). Có giai thoại cho rằng trước khi Hồ Xuân Hương ra đời gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ). Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn, gia đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư - Hà Nội). Ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần Hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường. Cổ Nguyệt đường: có thể là phòng văn, cũng có thể là nơi dạy học. Điều chắc chắn đó là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, tiếp bạn bè [6,t22]. Vì không có một tài liệu chính xác nào nói về cuộc đời Hồ Xuân Hương, nên các đoạn đời của Hồ Xuân Hương không thể sắp xếp một cách hợp lí được. Nhiều tài liệu cho biết, sau khi cha của bà mất Hồ Xuân Hương ở với mẹ, có đi học, sáng dạ, thông minh, nhưng không được học nhiều, thích làm thơ. Bà có một bạn thơ rất đỗi tri âm, tri kỉ là Chiêu Hổ. Nhưng Chiêu Hổ là ai? Vẫn còn là một ẩn số? Hồ Xuân Hương cũng như bao người con gái cùng thời khác, khi đã trưởng thành thì lấy chồng. Nhưng cuộc đời của nữ sĩ ấy bất hạnh, có thuyết 12 nói rằng người chồng đầu tiên của bà đó là Tổng Cóc- một người cai tổng góa vợ. Sau khi ông tổng Cóc chết Hồ Xuân Hương đã làm thơ: Khóc Tổng Cóc. Người chồng thứ hai của bà là một ông thủ khoa làm quan tri phủ Vĩnh Tường, lấy bà làm vợ lẽ. Nhưng hạnh phúc không được bao lâu thì ông phủ Vĩnh Tường mất, bà lại làm thơ để khóc chồng nhưng khóc khác với Tổng Cóc. Với bài thơ: Khóc ông phủ Vĩnh Tường bà đã khóc với biết bao suy nghĩ, bài thơ có sự tiếc thương nhưng lại không rõ sự yêu mến. Ngoài ra, nhiều tài liệu ghi chép giai thoại về Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ, nhưng cũng không rõ hai người làm bạn xướng họa với nhau vào thời gian nào. Ta có thể thấy được Hồ Xuân Hương lấy chồng nhưng đều chịu cảnh làm vợ lẽ, đây cũng là một yếu tố tác động đến những sáng tác của bà. Ở một số cuốn sách nói rằng sau khi hai người chồng của mình qua đời thì Hồ Xuân Hương không vướng mắc gì nữa và thời gian tiếp đến Xuân Hương hay đi đó đây, du ngoạn cảnh đẹp ở khắp mọi nơi và bà đi đến đâu đều có thơ viết về những nơi bà đã đến như Vịnh Thăng Long hoài cổ, Trạo thanh ca, Hải ốc trù… Qua những vấn đề vừa nêu trên ta thấy Hồ Xuân Hương với một cuộc đời gặp nhiều trắc trở nhất trong chuyện tình duyên của bà. Sống trong hoàn cảnh xã hội phong kiến suy tàn, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn lên tiếng phê phán sâu sắc cái xã hội mục rỗng ấy và bà cảm thông cho số phận của người phụ nữ thời kì ấy. Từ những điều kiện trên nó chi phối ảnh hưởng sâu sắc tới những sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu). Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, người ta nói đến hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương một phần cho ta thấy được nét độc đáo trong thơ ca của bà. Hồ Xuân 13 Hương có nhiều đóng góp đối với nền văn học dân tộc với các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng đến nay các tác phẩm của Hồ Xuân Hương vẫn còn nhiều tranh cãi rằng đó có phải thơ do chính bà sáng tác hay của ai khác? Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. 1.2.1. Xuân Hương thi tập Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên xuất xứ của tập thơ và một số bài thơ trong đó hiện nay vẫn còn là một ẩn số. Xuân Hương Thi Tập nói chung là tập thơ Nôm Đường luật, Xuân Diệu đã nhận xét rằng: “Xuân Hương chỉ chuyên dùng thể thơ thất ngôn luật Đường, thế mà không phút nào ta nghĩ nó là một điệu thơ nhập nội, thơ Xuân Hương cứ nôm na, bình dân, tự nhiên; lời cứ trong veo không gợn, đọc cứ thoải mái dễ thuộc; những câu đối nhau thì căn chỉnh già giặn đến ai cũng phải sợ mà vẫn như lời nói thường” [11,t157]. Điểm nổi bật của tập thơ là thơ của người phụ nữ viết về người phụ nữ phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những chùm thơ than thân thân còn có những chùm thơ phản kháng lại lễ giáo phong kiến, bày tỏ quan điểm về vai trò của cuả người phụ nữ. Hồ Xuân Hương bày tỏ thái độ cảm thông đối với số phận người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương dùng những lời thơ bình dị mà rất nên thơ, trong thơ sử dụng lời nói thường nhiều nhưng vẫn tạo nên cái hay riêng của nó, sử dụng ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, mang nhiều màu sắc và đặc biệt ngôn ngữ thơ luôn sống động, cách gieo vần tinh tế độc đáo. Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình cảm lãng mạn, thoát ly hẳn với 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan