Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn ph...

Tài liệu Luận văn khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của tùng vân nguyễn đôn phục trên nam phong tạp chí

.PDF
112
136
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- ĐỖ THỊ LAN KHẢO SÁT SỰ NGHIỆP DỊCH THUẬT VÀ TRƢỚC TÁC CỦA TÙNG VÂN – NGUYỄN ĐÔN PHỤC TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- ĐỖ THỊ LAN KHẢO SÁT SỰ NGHIỆP DỊCH THUẬT VÀ TRƢỚC TÁC CỦA TÙNG VÂN – NGUYỄN ĐÔN PHỤC TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn hành tại khoa Văn học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS Trần Ngọc Vƣơng. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Văn học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hƣớng dẫn – GS.TS Trần Ngọc Vƣơng, đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Đỗ Thị Lan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 3 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................. 6 7. Giới thiệu luận văn .................................................................................. 6 CHƢƠNG I: ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ ĐÔI NÉT VỀ TÙNG VÂN NGUYỄN ĐÔN PHỤC....................... 8 1.Đôi nét về Nam Phong tạp chí 1917 – 1934. ........................................... 8 2.Lực lƣợng trƣớc tác trên Nam Phong tạp chí. ....................................... 12 3.Tiểu sử, con ngƣời và sự nghiệp của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí .................................................................................... 34 3.1. Đôi nét về tiểu sử của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. .................... 34 3.2.Những quan niệm về chữ nho, chữ quốc ngữ và quốc văn đƣơng thời của nhà nho Nguyễn Đôn Phục. ............................................................. 36 3.3. Sự nghiệp của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí.39 Tiểu kết ...................................................................................................... 40 CHƢƠNG II: SỰ NGHIỆP DỊCH THUẬT VÀ BIÊN KHẢO CỦA TÙNG VÂN NGUYỄN ĐÔN PHỤC TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ.... 42 1. Đôi nét về tình hình dịch thuật trên Nam Phong tạp chí. ..................... 42 2. Sự nghiệp dịch thuật của Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí ........ 46 2.1 Hệ thống những tác phẩm dịch của Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. ........................................................................................ 46 1 2.2. Nét khác biệt trong việc dịch thuật của Tùng Vân trên Nam Phong tạp chí so với đồng sự. ........................................................................... 55 3. Khảo cứu của Nguyễn Đôn phục trên Nam Phong tạp chí. .................. 62 3.1 Khảo cứu về hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và ca trù dân tộc. .................................................................................... 62 3.1.1 Khảo cứu về các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. .. 62 3.1.2 Khảo cứu về hát ca trù dân tộc .................................................. 66 3.2 Khảo cứu về nhân vật, lịch sử nƣớc Tàu. ........................................ 69 Tiểu kết:.................................................................................................... 72 CHƢƠNG III: TRƢỚC TÁC CỦA NGUYỄN ĐÔN PHỤC TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ.......................................................................... 73 1. Thể du kí trên Nam Phong tạp chí ......................................................... 73 2. Giá trị những bài kí của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. ....................................................................................................... 75 2. 1. Giá trị về nội dung ......................................................................... 75 2.2. Đặc điểm chung về nghệ thuật những tác phẩm du ký của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí ................................... 86 3. Giá trị những sáng tác Hài văn của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. ................................................................................... 99 Tiểu kết:................................................................................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 105 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Đôn Phục là một tác giả cộng tác thƣờng xuyên, tên tuổi của ông xuất rất nhiều trên các trang Nam Phong tạp chí nhƣng bạn đọc thế hệ ngày nay ít ngƣời biết đến. Ông là một trong số tác giả thuộc kiểu hữu công vô danh trên Nam Phong tạp chí. Không nhƣ cây bút chính kiêm chủ bút Phạm Quỳnh phần chữ Nho, Nguyễn Bá Học phần chữ Hán đƣợc ngƣời đọc biết đến bởi những tác giả này có mặt ngay từ khi Nam Phong tạp chí còn trong thời kì trứng nƣớc, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng thành công của Nam Phong, tên tuổi của họ xuất hiện khá nhiều, những bài báo của họ đƣợc tập hợp in thành những tuyển tập lớn vì thế độc giả ngay từ thời kì đó đến nay đều biết đến. Không đƣợc nhƣ vậy nhƣng Nguyễn Đôn Phục là một trong số những thành viên chính. Ông xuất hiện lần đầu tiên từ số báo 25 với tác phẩm dịch tiểu thuyết Tàu là Vợ thầy cử Lư in trang 80 quyển số 5. Tác phẩm dịch đầu tiên đánh dấu mốc quan trọng đối với sự nghiệp dịch thuật và sáng tác của ông. Và từ đó cho tới số báo chót năm 1934 rất hiếm khi ông vắng mặt trên trang báo. Với số lƣợng những bài Nguyễn Đôn Phục cho đăng trên báo khá đồ sộ đã nói lên phần nào vai trò vị trí của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. Đến với những bài viết có danh Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên báo Nam Phong ta sẽ thấy đƣợc một Nguyễn Đôn Phục am rất nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị với những bài thơ truyện ngắn hay về thể tài, pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Thực tiễn trên đã thôi thúc chúng tôi – tác giả của luận văn một tình yêu ham mê nghiên cứu, tìm hiểu và khảo lại, khẳng định và đƣa Nguyễn 3 Đôn phục về với những vị trí vai trò quan trọng của ông, xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho Nam Phong tạp chí. 2. Lịch sử vấn đề Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục nhƣ lúc đầu đã giới thiệu ông là một tác giả “có công” trên Nam Phong tạp chí tuy nhiên những bài nghiên cứu về ông còn thƣa thớt. Qua việc sƣu tầm và tìm hiểu, chúng tôi gặp những tác phẩm của Nguyễn Đôn Phục xuất hiện trong những phần sau: - Trong tập: “Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong” Nguyễn Khắc Xuyên là ngƣời đầu tiên dành cho Nguyễn Đôn phục một vài câu chú giải về một vài bài báo đăng trên tạp chí. - Trong cuốn sách : “Tìm hiểu tạp chí Nam Phong” Phạm Thị Ngoạn đã giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của Nguyễn Đôn Phục từ trang 77 đến trang 84. - Trong cuốn: “Văn xuôi Hà Tây” do Hồ Phƣơng và Phƣợng Vũ chủ biên có dành một trang để giới thiệu về Nguyễn Đôn Phục và sƣu tầm bài “Khảo luận về cuộc hát ả đào” của ông từ trang 17 đến trang 44. - Trong cuốn: “Văn học Việt Nam thế kỷ 20” do Trịnh Bá Đĩnh chủ biên đã sƣu tầm toàn bộ những bài du ký của Tùng Vân từ trang 273 đến 401. - Trong cuốn: “Du ký Việt Nam” tập 1,2, 3 do Nguyễn Hữu Sơn sƣu tầm và giới thiệu đã sƣu tầm những bài ký của ông. Tóm lại, trong thực tế các bài nghiên cứu Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục chƣa nhiều, hoặc chỉ đề cập ở dạng sƣu tầm đơn lẻ, chƣa thật sự sâu sắc và có tính hệ thống. Chính vì vậy, đề tài “ Khảo sát sự nghiệp dịch thuật và trước tác của Tùng Vân – Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí” đối với chúng tôi là khá mới mẻ, hấp dẫn. Chúng tôi cố gắng hết sức để có một luận văn nghiên cứu sâu sắc toàn diện về sự nghiệp của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát toàn bộ sự nghiệp dịch thuật biên khảo cũng nhƣ những sáng tác văn chƣơng của Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí ngƣời viết muốn hƣớng đến các mục tiêu sau: - Tìm hiểu tiểu sử con ngƣời, sự nghiệp và vị trí của Tùng Vân trên Nam Phong tạp chí. - Ngƣời viết tiến tới điểm danh, sắp xếp, đánh giá thành tựu của ông trên những lĩnh vực chính: Biên khảo dịch thuật và sáng tác văn thơ. - Nghiên cứu kĩ và khẳng định ý nghĩa những sáng tác của ông đã bị bụi thời gian che lấp. - Tiến hành so sánh Tùng Vân với một số tác giả cùng thời để khẳng định rõ đƣợc vai trò, sự nghiệp của ông trên tờ báo Nam Phong. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu chính là toàn bộ những bài biên khảo dịch thuật và những sáng tác của Nguyễn Đôn Phục trên tạp chí Nam Phong trong suốt thời gian tồn tại 1917 – 1934. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp khá nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Nhƣng có một số phƣơng pháp đƣợc chú trọng tập trung sử dụng nhƣ: 5.1 Phƣơng pháp tập hợp thống kê phân loại: Sự nghiệp biên khảo dịch thuật và sáng tác văn chƣơng của Nguyễn Đôn Phục rất phong phú, đa dạng. Phƣơng pháp tập hợp thống kê phân loại sẽ giúp cho việc tập hợp, sắp xếp thống kê các tác phẩm dịch 5 thuật, sáng tác của Nguyễn Đôn Phục theo từng nhóm, từng vấn đề cần giải quyết để tăng cƣờng tính chính xác khoa học hơn trong nghiên cứu. 5.2 Phƣơng pháp hệ thống Ngƣời viết sẽ tập hợp sắp xếp lại những bài dịch, những tác phẩm văn chƣơng của Nguyễn Đôn Phục theo hệ thống đáp ứng yêu cầu của luận văn. 5.3 Phƣơng pháp so sánh So sáng đồng đại: So sánh phần dịch của Nguyễn Đôn Phục với phần dịch của ngƣời bạn đồng môn của ông đó chính là Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến để ngƣời đọc thấy đƣợc những đặc điểm riêng, những thành tựu của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nhiều các phƣơng pháp khác trong quá trình nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp liệt kê, phƣơng pháp phân tích… để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đạt kết quả cao. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa khoa học Với đề tài này, trƣớc hết, luận văn sẽ cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin đầy đủ về Nguyễn Đôn Phục, tiếp đến là góp phần tìm hiểu thêm về vai trò vị trí của tác giả trên Nam Phong tạp chí. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Qua việc khảo sát sự nghiệp dịch thuật và sáng tác văn chƣơng của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí ta có thể thấy rõ đƣợc những tài sản lớn về văn chƣơng cũng nhƣ dịch thuật của một tác giả có công nhƣng bị lãng quên ít ai biết đến và nghiên cứu nhiều. 7. Giới thiệu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có các chƣơng mục chính sau: 6 Chƣơng I: Đội ngũ tác giả trên Nam Phong tạp chí và đôi nét về Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục Chƣơng II: Sự nghiệp dịch thuật và biên khảo của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. Chƣơng III: Trƣớc tác của Nguyễn Đôn Phục trên Nam Phong tạp chí. Cuối cùng là phần Danh mục tài liệu tham khảo. 7 CHƢƠNG I ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ ĐÔI NÉT VỀ TÙNG VÂN NGUYỄN ĐÔN PHỤC 1. Đôi nét về Nam Phong tạp chí 1917 – 1934. Những năm đầu của thế kỉ XX đƣợc gọi là những năm đầy biến động, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển. Do những biến đổi mới và thị hiếu thẩm mĩ của những bạn đọc đƣơng thời mà có sự chuyển biến rõ rệt trong văn học, đó là chuyển từ văn học trung đại sang nền văn học hiện đại. và đồng thời, đây cũng là cơ hội cho báo chí hoạt động mạnh mẽ từ Bắc chí Nam. Có biết bao tờ báo ra đời trong lúc này nhƣ: Đăng cổ tùng báo, (Nhật báo Hà Nội 1907 -1909, do Schereider sáng lập, Đào Nguyên Phổ chủ bút phần Hán văn); Trung bắc tân văn (Hà Nội 1913, Scherider sáng lập, Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút, trong đó có cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ)… và trong đó ta không thể không nhắc đến Nam Phong tạp chí. Nói về vị trí của tờ báo Nam Phong tác giả cuốn sách “Nhà văn hiện đại” đã nói: “Nam Phong tạp chí sinh sau Đông Dương tạp chí bốn năm, nhưng sống lâu hơn và ở thời điểm thích hợp nên ảnh hưởng về nền văn chương đối với quốc dân Việt Nam đã to tát hơn nhiều”. 1917, Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản. Tờ báo ra đời do Đế quốc Pháp chủ trƣơng, nhằm phục vụ chính sách cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam. Tạp chí do Phạm Quỳnh làm chủ bút phần chữ Quốc ngữ và phần văn, Nguyễn Bá Trác làm chủ bút phần chữ nho. Sau một thời gian ngắn hoạt động, với sự khéo léo của ngƣời đứng đầu, chủ bút Phạm Quỳnh đã chuyển nội dung của tạp chí hƣớng về học thuật, tìm hiểu các nền văn hóa Đông Tây, đặc biệt là văn hóa Việt Nam với mục đích nâng cao hiểu biết cho nhân dân. Sau mƣời bảy năm tích cực 8 hoạt động liên tục (1917 – 1934) Nam Phong tạp chí đã xuất bản đƣợc 210 số báo, với khoảng 35.000 trang chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Nho. Đây là một tài liệu vô cùng quý giá về văn chƣơng, đề cập nhằm đối mặt với văn minh cơ khí và và hóa phƣơng Tây mà đế quốc Pháp muốn áp đặt nhằm tẩy nền Nho học lâu đời của cha ông ta. Giá trị của Nam Phong rất lớn về mọi mặt: Chính trị xã hội, Lịch sử, Văn hóa… Nam phong tạp chí kể từ khi ra đời đến khi đình bản đã trải qua 4 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1917 – 1922: Thời kì thành lập và bành trƣớng của tờ báo. - Giai đoạn 1922 – 1925: Thời kỳ đề cao mục đích giáo huấn, khai hóa quốc dân. Tờ báo phát triển mạnh và truyền ra nƣớc ngoài nhờ ảnh hƣởng của Phạm Quỳnh. - Giai đoạn 1925 – 1932: Đây là giai đoạn hoạt động chính trị mạnh nhất của tờ báo. - Giai đoạn 1932 – 1934: Giai đoạn suy yếu của tờ báo. Quyền chủ bút chuyển cho Nguyễn Trọng Thuật. Tới tháng 12 năm 1934 thì tờ báo đình bản. * Về nội dung, Nam phong tạp chí đề cập đến rất nhiều vấn đề của đời sống cũng nhƣ văn học, với nhiều tiểu mục khác nhau. Chúng tôi có thể hệ thống hóa lại nhƣ sau: - Mục thứ nhất: Phần lƣợc thuật: bàn chung những vấn đề có liên đến thời thế, nhất là có những phần liên hệ đến riêng nhân dân ta để cho những ngƣời đọc báo trong cả nƣớc có những hiểu biết và quan điểm rõ ràng về những vấn đề này. - Mục thứ hai: Phần đề cập đến những vấn đề văn chƣơng lịch sử, có thể hiểu những môn gọi chung là văn học. 9 - Mục thứ ba: Phần triết học gồm những luận thuyết tƣ tƣởng từ xƣa đến nay. So sánh tƣ tƣởng Âu – Á để giúp cho sự đề xƣớng một tƣ trào riêng cho nƣớc ta. Với mục đích tôn chỉ là giúp cho dân hiểu về trí thức đạo đức. - Mục thứ tƣ: Phần khoa học mục này đề cập vấn đề đại cƣơng, nguyên lí, lịch sử tiến hành của khoa học. - Mục thứ năm: Phần văn uyển là nơi sƣu tầm và biên soạn lại những tác phẩm thơ ca chữ Hán, chữ Nôm và đăng tải giới thiệu những bài thơ mới. - Mục thứ sáu: Phần tạp trở đăng những bài ký (du hành ký và du ký) nội dung những bài ký là những câu chuyện mắt thấy tai nghe, cảnh đẹp, kiến thức lịch sử địa lí theo bƣớc chân của tác giả bài kí trên những chuyến thăm quan, công tác… và những bài tựa, bài giới thiệu sách mới, những danh ngôn, bài giới thiệu sách mới, trích lục các sách. - Mục thứ bảy: Thời đàm gồm các bài báo bàn về tình hình thế sự trong và ngoài nƣớc. Những bài viết này thể hiện một thái độ khá bình tĩnh khi trình bày những vấn đề khác nhau, tuy nhiên vẫn có chút, hơi hƣớng ca ngợi Pháp. - Mục thứ tám: Là phần tiểu thuyết, đây là phần dành riêng cho văn chƣơng, chuyên đăng tải những tác phẩm dịch các tiểu thuyết cận, hiện đại Trung Quốc và Pháp sang quốc văn, đăng tải một số tiểu thuyết mới. - Mục thứ chín: Phần từ vựng với mục đích là giải thích nghĩa những từ mới và mở rộng vốn từ của dân tộc. Nam Phong tạp chí thiên về biên khảo dịch thuật và sáng tác văn học, vì vậy đối với văn hóa và văn học dân tộc trong một giai đoạn hơn mƣời năm, nó đã có những ảnh hƣởng không nhỏ. Có thể nói đây là tờ báo gần nhƣ duy nhất trong những năm chuyển tiếp giữa thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ 20 cung cấp cho bạn đọc Việt Nam những kiến thức về văn chƣơng, triết học, lịch sử, địa lý…phƣơng Đông cũng nhƣ phƣơng Tây, một cách 10 bài bản hệ thống và liên tục. Phải qua Nam Phong, đạo Nho cổ truyền lần đầu tiên mới đƣợc trình bày hệ thống. Cũng phải qua Nam Phong, các áng văn thơ tinh hoa cổ điển của dân tộc mới đƣợc sƣu tầm, phiên âm, phiên dịch và truyền bá sâu rộng trong lớp thanh niên tân học thuở bấy giờ. Nam Phong cũng là nơi thử thách, rèn luyện ngòi bút viết văn xuôi quốc ngữ, văn xuôi nghệ thuật và cao hơn là văn xuôi lý luận, trong bƣớc chuyển mình của văn xuôi quốc ngữ nƣớc ta. Thế hệ trí thức một thời, kể cả những đại biểu xuất sắc của phong trào “Thơ mới” nhƣ Xuân Diệu, đã coi Nam Phong nhƣ một “trƣờng đào tạo” văn chƣơng quan trọng. Trƣớc cách mạng tháng Tám, nhiều ngƣời rất đề cao Nam Phong, cho rằng Nam Phong tạp chí nhƣ một ngôi trƣờng, ở đó dạy cho ngƣời ta biết bao kiến thức mới mẻ ở bên ngoài, từ ngôi trƣờng bổ túc ấy mà có biết bao nhiêu nhà thơ đã trƣởng thành đặc biệt có công lớn trong việc xây dựng nền quốc văn cho nƣớc nhà. Ngay từ năm 1933 tức là thời điểm Nam Phong đang trong những ngày cho ra đời một vài số báo chót, trong cuốn “Phê bình cảo luận”, Thiếu Sơn đã viết: “có nhiều người không biết văn Tây văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong mà hun đúc được những kiến thức phổ thông tạm đủ sinh hoạt ở đời. Có những ông đồ Nho chỉ coi Nam Phong mà cũng biết được đại khái văn chương học thuật”. Thông qua lời nhận xét ta thấy nhà nghiên cứu Thiếu Sơn đề cao vai trò của Nam Phong trong việc bổ túc, bồi dƣỡng hun đúc tri thức cho những bạn đọc những kiến thức văn hóa, văn chƣơng nƣớc ngoài. Đặc biệt là văn chƣơng phƣơng Tây. Sau tám năm sau khi Nam Phong đình bản tức năm 1942, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan vẫn đánh giá cao vai trò của Nam Phong tạp chí trong cuốn “Nhà văn hiện đại Việt Nam” nhƣ sau: “Nhiều thanh niên tri thức đã có thể căn cứ vào Nam Phong tạp chí bồi bổ cái học còn khiếm khuyết của mình. Thậm chí có người lấy Nam Phong làm sách học mà cũng thâu thái được tạm đủ tư tưởng học thuật Đông Tây. Muốn hiểu những vấn đề 11 đạo giáo, muốn biết văn học sử cùng văn học nước Tàu, nước Nhật, nước Pháp, muốn đọc thi ca Việt Nam từ Lý, Trần cho đến ngày nay, muốn biết thêm lịch sử nước Nam, lịch sử các danh nhân nước nhà, muốn hiểu vẫn đề chính trị xã hội Âu Tây và cả những học thuyết của mấy nhà hiền triết cổ La Hi, chỉ cần đọc kĩ Nam Phong có thể hiểu biết được. Một người chỉ biết đọc chữ quốc ngữ mà có khiếu thông minh có thể dùng tạp chí Nam Phong để mở mang kiến thức của mình. Nam Phong tạp chí sinh sau Đông Dương tạp chí bốn năm, nhưng sống lâu hơn và ở thời thích hợp hơn nên ảnh hưởng về đường văn chương đối với quốc dân Việt Nam đã to tát hơn nhiều”. Bên cạnh những đó còn có những ý kiến trái chiều họ phủ định một cách không công bằng những đóng góp của Nam Phong tạp chí. Tuy nhiên những năm gần đây Nam Phong tạp chí đã thật sự trở thành đối tƣợng nghiên cứu vô cùng thú vị thu hút rất nhiều bài báo, luận văn và công trình nghiên cứu dựa trên cái nhìn khách quan, khoa học và đánh giá công bằng. 2. Lực lƣợng trƣớc tác trên Nam Phong tạp chí. Có rất nhiều ngƣời đã nghiên cứu về đội ngũ sáng tác trên Nam Phong tạp chí. Ngƣời ta thƣờng chia đội ngũ ấy ra thành các lĩnh vực khác nhau dựa trên những tiêu chí không giống nhau. Có tác giả dựa trên tiêu chí các giai đoạn phát triển của Nam Phong mà chia ra những nhóm tác giả, có ngƣời lại dựa trên những thể loại, hoặc tiểu mục đƣợc đăng tải trên tờ báo để chia ra những tiểu nhóm tác giả khác nhau, tiêu biểu nhƣ Nguyễn Khắc Xuyên – tác giả của Mục Lục phân tích tạp chí Nam Phong lại dựa trên số lƣợng những bài đƣợc đăng tải hoặc là dựa trên thể loại. Ông cho rằng thể loại văn vần chiếm đã số trên Nam Phong tạp chí, đó cũng là một cơ sở để xếp nhóm nhà văn. “Về các tác giả, trước hết phải kể đến các nhà văn, và các nhà văn này, tiên vân phải nói đến Phạm Quỳnh, hiệu Hồng Nhân hoặc Thượng Chi, một trong ba người sáng lập 12 lại kiêm chủ bút phần Việt ngữ, trong đó ông Nguyễn Bá Trác phụ trách phần Hán ngữ. Sau đó lần lượt phải chú trọng đến Nguyễn Hữu Tiến hiệu là Đông Châu, Nguyễn Trọng Thuật hiệu là Đồ Nam, Nguyễn Bá Học và Nguyễn Đôn Phục hiệu là Tùng Vân”. Sau khi liệt kê phân tích những gƣơng mặt chủ chốt tiêu biểu giữ các vị trí quan trọng trong tờ báo Nam Phong hay nói khác đi đó là những ngƣời tạo nên hồn cốt diện mạo thì nhà biên khảo đã điểm danh lại những gƣơng mặt quen thuộc với ngƣời đọc và có số lƣợng bài đăng tải cũng kha khá trên tờ báo “Sau đó chúng ta phải nhắc tới Lâm Tấn Phác, hiệu Đông Hồ cùng với nhóm “Trí Đức học xá”; Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Kiêm, hiệu Trọng Toàn; Lê Dư hiệu Sở Cuồng; Tương Phố. Sau cùng chúng ta phải chú ý tới một số tác giả quen thuộc đã cộng tác với Nam Phong với những bài xuất sắc như Dương Bá Trạc hiệu Tuyết Huy, Dương Quảng Hàm, Hoàng Ngọc Phách, Lê Thăng, Nguyễn Mạnh Bổng hiệu Mân Châu; Nguyễn Tiến Lãng hiệu Hán Thu, Nguyễn Triệu Luật, Thiện Đình, Thiếu Sơn, Trần Trọng Kim hiệu Lệ Thần, Trần Văn Ngoạn hiệu Tuyết Trang, Vũ Đình Long”. Tới mảng thơ thì tác giả cuốn sách họ Nguyễn cũng diểm danh khá tỉ mỉ chi tiết, những nhà thơ không chỉ có nhiều bài đƣợc in ấn trên Nam Phong mà còn nổi tiếng vang danh trên thi đàn thơ ca một thời nhƣ: “Về các nhà thơ, trước hết chúng ta phải kể đến các thi sĩ như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Kế Xương, nhóm “Hồng Đức” rồi trong rất nhiều thi gia nổi lên về lượng mà ít khi chúng ta nhắc tới theo thiện ý. Chúng tôi phải có công cuộc khai thác mới, đó là những nhà thơ như: Dương Đình Tây, Đình Trai, Đoàn Nhữ Nam, Đoàn Tinh Canh, Lê Đình Huyến, Minh Phượng, Mộng Lan, Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Can Mộng hiệu Nông Sơn, Nguyễn Tiến, Nguyễn Trung Khuyến, Nguyễn Văn Đào, Nhàn Khanh, Nhàn Đình Vân, Trần Mỹ, Vũ Tích Cống. Trong 13 số các văn gia cũng có một số đồng thời là thi gia như: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Lâm Tấn Phác”. Theo Phạm Thị Ngoạn tác giả cuốn Tìm hiểu Tạp chí Nam Phong lại cho rằng cần phải dựng lại từng tác giả, bà đã thành công trong ý tƣởng của mình. Ở mỗi tác giả bà tái hiện lại tên thật, bút danh, năm sinh, năm mất, nguyên quán, nêu sơ qua về những sự kiện chính của cuộc đời và đi tìm hiểu khái quát của mỗi cộng tác trên Nam Phong tạp chí, cuối cùng tác giả trích dẫn những lời nhận xét đánh giá đặc sắc của một số nhà văn, nhà nghiên kì cựu tờ báo Nam Phong nói riêng và diễn trình văn hóa văn học Việt Nam thời bấy giờ nói riêng nhƣ: Nguyễn Khắc Xuyên, Vũ Ngọc Phan, Lại Văn Hùng đồng thời cũng không quên để lại những lời nhận xét đánh giá sắc sảo của bản thân mình. Hay trong cuốn “Truyện ngắn Nam Phong” của Lại Văn Hùng viết năm 1989, tuy nội dung chủ yếu là tác giả sƣu tầm, tuyển chọn, giới thiệu nhƣng ông vẫn điểm qua lực lựng trƣớc tác trên Nam Phong. Sau khi điểm qua đôi nét về những tác giả trọng yếu nhƣ chủ bút và những trong mục “Mấy nét sơ lược về nhóm Nam Phong” tác giả còn nêu tên một số cây bút khác nhƣ: Phan Khôi, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Đông Hồ, Tƣơng Phố, Vũ Đình Long, Nguyễn Tiến Lãng… sau đó tác giả có đƣa nhận định “Những người này ít nhiều cũng từ “trường học Nam Phong” mà thử thách, đào luyện để trở thành những nhà văn, học giả có tiếng tăm, có bản sắc trên văn đàn”. Nhƣ vậy, đọc lời nhận xét của tác giả ta có thể hiểu tác giả đề cập đến lực lƣợng cộng tác trên tờ Nam Phong với hai lực lƣợng chủ yếu. Đó là nhóm sáng tác (nhóm những tác giả chính) và nhóm học tập tiếp thu kiến thức của tờ báo, qua đó khổ công rèn luyện, và nhờ những kiến thức học tập đó khiến họ cũng trở thành những ngƣời có tiếng tăm trên văn đàn đƣơng thời. Hay nói khác đi 14 đây là nhóm học trò cũng đồng thời là cộng tác của Nam Phong góp phần bé nhỏ của mình tạo nên diện mạo của Nam Phong tạp chí. Tạp chí Nam Phong có lực lƣợng cầm bút cộng tác rất đông. Cả những trí thức Tây học và những trí thức Nho học, đặc biệt là những trí thức Nho học bởi việc bãi bỏ chế độ khoa cử cũ (1919) là một biến động dữ dội trong giới này đã gây ra không ít xáo trộn trong hàng ngũ của họ. Trí thức Việt Nam thời bấy giờ đa số đƣợc đào tạo từ lò Nho học; nhƣng Nho học đã hết thời, các nhà Nho không còn nơi để thi thố tài năng, không có đất để gieo mầm và sử dụng những vốn kiến thức quý giá mình đã học đƣợc. Khi Phạm Quỳnh đƣa ra chủ trƣơng “bảo tồn cổ học”, “quốc túy”, “dung hòa Đông Tây”, họ cảm thấy đây là nơi duy nhất có thể giúp mình nói nên đƣợc nỗi lòng. Chính vì vậy, hàng loạt cây bút Nho học đã đến với Nam Phong tạp chí, giữ các mục “Văn uyển”, “Tiểu thuyết”, “Văn học bình luận”… và đem lại cho tờ báo cái “phong vị ngôn ngữ” cũng nhƣ “tinh thần Hán học”: Dƣơng Bá Trạc, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Thân Trọng Huề, Nguyễn Bá Học, Lê Dƣ…Về sau, một số ngƣời vừa có Tây học vừa có Hán học, hoặc chỉ có Tây học, cũng ra cộng tác với Nam Phong: Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Vũ Đình Long, Nguyễn Tiến Lãng, Đồ Đình Thạch…Nam Phong tạp chí ra hàng tháng, khổ lớn, dày trên dƣới 100 trang, có một phần viết bằng chữ Hán, và từ 1922 trở đi còn thêm một phần chữ Pháp. Mục đích trực tiếp của tờ báo là thay chân Đông Dương tạp chí tuyên truyền, giải thích chính sách của Pháp ở Đông Dƣơng sau Đại chiến I, cổ vũ công việc “khai hóa” của Pháp. Ba nhân vật quan trọng đóng vai trò sáng lập tờ báo là: Macty (Louis Marty), trùm mật thám Pháp ở Phủ toàn quyền lúc ấy, rồi đến Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác (?-1945). Hai ngƣời sau cũng chính là những cây bút chủ chốt của Nhóm Nam Phong. Phạm Quỳnh viết 15 nhiều, dịch nhiều về tất cả các vấn đề chính trị, văn học, lịch sử, triết học…nhƣng không chuyên sâu một vấn đề gì, mà gặp đâu bàn đấy, nhằm giới thiệu những kiến thức phổ quát của văn hóa văn minh “Thái Tây” cho công chúng đọc Nam Phong tạp chí lúc bấy giờ. Phạm Quỳnh tán dƣơng chính sách “khai hóa” của Pháp, nhƣng cũng chủ trƣơng “bảo tồn quốc túy”. “Quốc túy” mà ông quan niệm là tinh thần và đạo lý phƣơng Đông đã tồn tại trên đất nƣớc ta hàng ngàn năm, trong đó chủ yếu là Nho, Phật, Lão. Sau khi tìm hiểu và tiếp thu chọn lọc một số công trình nổi tiếng đề cập đến vấn đề lực lƣợng trên Nam Phong tạp chí chúng tôi mạnh dạn đƣa ra ý kiến của mình. Chúng tôi dựa trên tiêu chí gốc học thức và sự nghiệp của các tác giả cống hiến Nam Phong mà phân chia lực lƣợng xây dựng nên Nam Phong tạp chí. Chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu từng tác giả về tiểu sử và điểm danh qua sự nghiệp nhƣ Phạm Thị Ngoạn trong Tìm hiểu tạp chí Nam Phong, cũng không đi vào chia theo thể loại nhƣ Nguyễn Khắc Xuyên trong Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong mà chúng tôi sẽ chỉ ra những vấn đề tiêu biểu nhất về cuộc đời và sự nghiệp của từng tác giả. Chúng tôi đi theo hai luận điểm chính: Lực lƣợng trƣớc tác thuộc thế hệ cựu học và lực lƣợng trƣớc tác thuộc thế hệ tân học. Tuy nhiên, dù lấy tiêu chí gì phân chia đi chăng nữa thì không thể đạt đƣợc mức tuyệt đối mà chỉ có thể ở mức tƣơng đối bởi có rất nhiều trƣờng hợp trung gian, có gốc Nho học nhƣng lại theo Tây học, có ngƣời gốc Tây học nhƣng vẫn ngoái lại Nho học, họ nghiên cứu rộng khắp nhiều vấn đề, chúng tôi chỉ có thể dựa vào sự cống hiến của họ trên Nam Phong mà phân chia sắp xếp cho hợp lí. Thƣợng Chi - Phạm Quỳnh là một ví dụ tiêu biểu nhất. Vì Phạm Quỳnh có vị trí to lớn trên tờ báo Nam Phong thông qua những đóng góp của ông, tác giả này có rất nhiều vấn đề đáng bàn 16 nên chúng tôi sẽ không đặt tác giả vào mục cụ thể nào mà điểm qua đôi nét riêng. Phạm Quỳnh sinh 1892 mất 1945 có những bút danh Thƣợng Chi, Hồng Nhân, Hoa Đƣờng, Lƣơng Ngọc. Nguyên quán họ Phạm là làng Lƣơng Ngọc - Bình Giang - Hải Hƣng, nay thuộc huyện Bình Giang Tỉnh Hải Dƣơng. Phạm Quỳnh là ngƣời con trai đầu lòng của cha Phạm Hữu Điển xuất thân tú tài Nho học và mẹ Vũ Thị Đoan. Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, số nhà 17 phố hàng Trống, ngày 17/12/1892, năm Nhâm thìn. Gia đình khi đó từ biệt làng Lƣơng Ngọc để lên Hà Nội lập nghiệp và Phạm Quỳnh đã ra đời, khôn lớn tại Hà Nội. Nhờ vào vốn kiến thức sâu rộng cổ kim đông tây của mình, Phạm Quỳnh đã đóng góp cho Nam Phong tạp chí một sản nghiệp lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu nhƣ không có sự xuất hiện của Thƣợng Chi chắc có lẽ không có một tạp chí Nam Phong giá trị nhƣ vậy. Nhận định về vai trò của ông trên tờ báo, Nguyễn Khắc Xuyên – Tác giả cuốn sách Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí đã từng nhấn mạnh: “Phạm Quỳnh là như tiêu biểu cho tờ Nam Phong, là linh hồn của tất cả tờ báo”, hay Nguyễn Tiến Lãng cũng nhận định: “Cho nên trước đây, cái tên Nam Phong gần như lẫn với cái tên Thượng Chi, đó cũng là đích đáng vậy” (NPTC số 119 trang 9), hoặc: “Cho hay một đời dễ có mấy Thượng Chi” là lời khen của Hán Thu trong Nam Phong tạp chí số 188 trang 219222... nhìn chung vai trò của ông đƣợc rất nhiều các bạn bè đồng nghiệp đƣơng thời cũng nhƣ bạn đọc sau này nhận thấy và ca ngợi. Phạm Quỳnh có đƣợc sự ca ngợi ấy cũng dễ hiểu bởi sự đóng góp của ông cho Nam Phong không hề nhỏ. Ông đóng góp trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu Nam Phong nói chung, Phạm Quỳnh nói riêng, họ đều chia những tác phẩm của Thƣợng Chi ra làm những mảng khác 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan