Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng...

Tài liệu Luận văn khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao dân ca tày nùng

.PDF
145
123
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ VÂN NGA KHẢO SÁT Ý NGHĨA HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ VÂN NGA KHẢO SÁT Ý NGHĨA HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Huế THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Đỗ Vân Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, phòng Quản lý và Đào tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Huế , người trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và động viên rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Đỗ Vân Nga Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ............................................................................................................... i MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRUYỀN THỐNG ............................... 8 1.1. Ca dao - dân ca trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Tày Nùng. ..... 8 1.1.1. Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục................................................ 9 1.1.2. Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt. ........................................... 12 1.2. Hiện tƣợng những hình ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng. ............................................................................... 16 1.2.1. Hệ thống những hình ảnh, biểu tƣợng tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao ngƣời Việt. ................................................................... 16 1.2.2. Hệ thống nhƣ̃ng hì nh ảnh tiêu biểu truyền thống xuất hiện trong ca dao - dân ca Tày Nùng. ............................................................................. 28 *Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................... 32 Chƣơng 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG ........................................................................33 2.1. Khảo sát những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ trong ca dao - dân ca Tày Nùng. ........................................................................................................... 33 2.1.1. Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ. .......................................................... 34 2.1.2. Hình ảnh động vật ........................................................................... 41 2.1.3. Hình ảnh thực vật............................................................................ 48 2.1.4. Hình ảnh vật nuôi............................................................................ 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.2. Khảo sát những hình ảnh là vật dụng của con ngƣời trong sinh hoạt hàng ngày. ................................................................................................... 57 2.2.1. Hình ảnh công trình kiến thiết ........................................................ 57 2.2.2. Hình ảnh các dụng cụ sinh hoạt gia đình ........................................ 65 2.2.3. Hình ảnh những dụng cụ lao động sản xuất. .................................. 69 2.2.4. Hình ảnh đồ dùng cá nhân .............................................................. 73 2.3. Khảo sát những hình ảnh liên quan đến con ngƣời trong ca dao - dân ca Tày Nùng ..................................................................................................... 76 * Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 79 Chƣơng 3. Ý NGHĨA XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ CỦA MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG.................81 3.1. Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc từ các hiện tƣợng thiên nhiên và đời sống hàng ngày của ngƣời dân Tày Nùng. ............................. 81 3.1.1. Hình ảnh núi non và con đèo .......................................................... 81 3.1.2. Hình ảnh mặt trăng, mặt trời........................................................... 83 3.1.3. Hình ảnh chim................................................................................. 86 3.2. Ý nghĩa của những hình ảnh c ó nguồn gốc từ tín ngƣỡng - nghi lễ và phong tục tập quán của ngƣời Tày Nùng .................................................... 94 3.2.1. Hình ảnh trầu cau ............................................................................ 94 3.2.2. Hình ảnh hoa ................................................................................... 98 3.2.3 Hình ảnh rồng ................................................................................ 106 3.3. Ý nghĩa của những hình ảnh có nguồn gốc và liên quan đến con ngƣời . 111 *Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................... 112 KẾT LUẬN ...................................................................................................114 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................116 PHỤ LỤC ......................................................................................................120 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đƣợc thử thách qua không gian, thời gian và lòng ngƣời, đƣợc gọt dũa hàng ngàn, hàng vạn nhà thơ dân gian vô danh, ca dao - dân ca Việt Nam đã trở nên những viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc. Có thể nói, hàng triệu ngƣời Việt Nam không ai không thuộc ít hơn một câu ca dao hay một làn điệu dân ca. Điều đó chứng minh ca dao - dân ca đã đi sâu vào đời sống tâm hồn dân tộc. Song song với ca dao - dân ca của ngƣời Việt, ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nƣớc cũng đƣợc cất lên cho dù âm thanh, giọng điệu, ngôn ngữ có khác nhau nhƣng về mặt nội dung và nghệ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà sắc thái dân tộc. Lời ca, tiếng hát ấy là nhu cầu về đời sống văn hóa của nhiều cộng đồng xã hội mà nhà văn Gorki đã nhận định: “Con ngƣời không thể sống mà không vui sƣớng đƣợc, họ phải biết cƣời đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tƣơi, họ thích nhảy múa”. Bởi vậy, mà lời ca, tiếng hát dân dã đã là một trong những yếu tố tinh thần quan trọng và cần thiết đối với đồng bào các sắc tộc. Lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống, từ thiên nhiên, vũ trụ lời ca, tiếng hát dân gian đƣợc tạo nên, nó là “cái hay, cái thơm của dân tộc”. Không có tiếng đàn, tiếng hát “cuộc sống nhƣ thiếu muối, thiếu cơm”. Nhất là đối với đồng bào các dân tộc cƣ trú ở những nơi non xanh núi biếc, suối sâu rừng thẳm. Sống ở những vùng nhƣ vậy, chỉ có ca hát, đối đáp mới làm vui bản, rộn mƣờng, câu ca cất lên để giải khuây bớt cảnh vắng lặng, giải tỏa những cực nhọc, khổ đau, cất lên để giãi bày tâm tƣ, để trao duyên tình tứ, để thể hiện ƣớc mơ, khát vọng hạnh phúc và để giúp ngƣời dân nơi đây hăng say lao động, gây dựng bản làng ngày càng tốt đẹp hơn. Cũng là dân tộc thiểu số nên ca dao - dân ca của hai dân tộc Tày Nùng cũng không nằm ngoài quy luật phản ánh trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Ca dao - dân ca Tày Nùng là một phần quan trọng trong ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số, nó góp phần làm rạng rỡ hơn khuôn mặt xinh đẹp của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. Với khối lƣợng những bài đã sƣu tầm đƣợc có thể nói ca dao - dân ca Tày Nùng phong phú và đa dạng vào bậc nhất nhì so với các dân tộc anh em khác (chỉ sau dân tộc Việt). Giới nghiên cứu đã biết nhiều, viết nhiều về những làn điệu Then, Sli, Lƣợn…của ngƣời Tày Nùng. Tuy nhiên, ca dao - dân ca các dân tộc chủ yếu đạt nhiều thành tựu ở việc sƣu tầm, biên soạn còn việc nghiên cứu các phƣơng diện nội dung, nghệ thuật vẫn là vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu tìm hiểu hơn nữa, nhằm để khẳng định ý nghĩa, giá trị văn hoá của kho tàng văn học dân gian này. Trong đó, việc nghiên cứu những hình ảnh, hình tƣợng, biểu tƣợng phản ánh mang tính đặc trƣng dân tộc hầu nhƣ chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập tới. Do vậy, xuất phát từ tình hình thực tế, từ điều kiện và môi trƣờng công tác học tập, từ tinh thần ham học hỏi và yêu thích ca dao - dân ca dân tộc các dân tộc thiểu số, chúng tôi mong muốn đƣợc đi sâu tìm hiểu về những hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu xuất hiện với tần xuất cao trong ca dao - dân ca Tày Nùng. Đó chính là lý do gợi dẫn chúng tôi đến với đề tài “Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng”. Chúng tôi hi vọng rằng sau khi đề tài này hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai yêu thích và tìm đến với văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu ca dao - dân ca Việt Nam Dân tộc ta có lịch sử lâu đời và văn học Việt Nam cũng có hàng ngàn năm truyền thống. Riêng về văn học dân gian, ít nhất lịch trình phát triển đã trải qua 4000 năm, kể từ thuở vua Hùng dựng nƣớc. Trong tất cả các thể loại của văn học dân gian, ca dao - dân ca là phần phong phú nhất. Đây cũng là phần có giá trị sâu sắc về mặt tình cảm và nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 thuật biểu hiện. Chính vì vậy, mà nó đƣợc nghiên cứu sƣu tầm từ rất sớm với số đầu sách khá dày dặn. Dƣới chế độ phong kiến công trình sƣu tập ca dao sớm nhất mà chúng ta đƣợc thấy là sách Nam phong giải trào của Trần Danh Án (?....), tiếp đến là các cuốn Nam phong nữ ngạn thi của cùng tác giả, Quốc phong thi hợp thái của Nguyễn Khắc Tuần (1789 - ?), Thanh Hóa quan phong của Vƣơng Duy Trinh, An nam phong thổ thoại của Trần Tất Văn, Việt Nam phong sử của Trần Thanh Mại (1852 - ?...) Nhƣ vậy, là từ cuối thế kỳ XIX đến đầu thế kỳ XX việc ghi chép tục ngữ, ca dao đã đƣợc các nhà Nho nối tiếp tiến hành.  Thời kì văn hóa phƣơng Tây thâm nhập vào nƣớc ta Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Văn Huyên là hai nhà nghiên cứu văn học dân gian, tiêu biểu cho những nhà văn hóa theo tân học nhƣng coi trọng vốn văn học dân tộc. Hai ông đã có những cống hiến đáng kể vào việc sƣu tập và nghiên cứu văn học dân gian với 6500 câu tục ngữ và 850 bài ca dao.  Thời kỳ xây dựng nền văn hóa XHCN Cách mạng tháng 8 đánh dấu một bƣớc ngoặt vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triền về mọi mặt của đời sống dân tộc. Lịch sử nghiên cứu, sƣu tầm văn học dân gian nói chung và ca dao - dân ca nói riêng cùng bƣớc sang một trang mới đầy khởi sắc. Mở đầu cho thời kì nở rộ công tác sƣu tầm và giới thiệu văn học dân gian là cuốn Tục ngữ và dân ca của Vũ Ngọc Phan (xuất bản lần I - 1956) cho đến nay đã tái bản trên dƣới 10 lần. Tiếp đến là hàng loạt cuốn sách về ca dao - dân ca của mọi miền tổ quốc nhƣ: Hát ví Nghệ Tĩnh, Hát phường vải, Hát giặm Nghệ Tĩnh (2 tập, tập 1 gồm 2 quyển); Dân ca quan học Bắc Ninh, Dân ca Thanh Hóa, Dân ca miền Nam Trung Bộ (2 tập); Dân ca Bình Trị Thiên… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Việc sƣu tầm và biên soạn những công trình trên đã trở thành cơ sở đầu tiên của việc nghiên cứu ca dao - dân ca và từ đó cho đến nay hàng trăm, hàng ngàn đầu trang sách đáng quý đã ra đời phục vụ cho công tác học tập và giảng dạy ca dao - dân ca trong các trƣờng phổ thông và đại học So với lịch sử sƣu tầm và nghiên cứu ca dao - dân ca của ngƣời Việt thì sƣu tầm, nghiên cứu ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số còn rất non trẻ và dừng lại ở số đầu cách rất khiêm tốn. Chỉ có một vài dân tộc có trình độ phát triển thì công tác sƣu tầm mới đƣợc đẩy mạnh. Những cuốn Dân ca Mường, Dân ca Mèo,… là những cuốn ra đời sớm nhất. Nhƣng vài thập kỉ trở lại đây công tác sƣu tầm và nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số đã đƣợc quan tâm hơn và ngày càng có nhiều công trình sƣu tập, nhiều chuyên luận, bài viết đƣợc công bố và đƣợc giới nghiên cứu quan tâm chú ý. 2.2. Lịch sử ngiên cứu ca dao - dân ca Tày Nùng Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số cũng đƣợc xúc tiến với rất nhiều chuyên đề, chuyên luận xuất sắc. Nhiều đầu sách đƣợc xuất bản nhằm mục đích lƣu giữ, bảo tồn nền văn học dân gian của dân tộc ít ngƣời, đồng thời cũng là để giới thiệu, quảng bá cái hay, cái đẹp của nền văn học đó. Ca dao - dân ca Tày Nùng đƣợc mọi ngƣời biết đến từ rất sớm với những làn điệu Then, Sli, Lƣợn…và những công trình đầu tiên có thể kể đến là những cuốn - Rọi, dân ca Tày do Trƣơng Lạc Dƣơng, Nông Đình Tuấn, Võ Quang Nhơn sƣu tầm biên soạn, Nxb dân tộc, 1970 - Dân ca đám cưới do Nông Minh Châu sƣu tầm biên dịch, Nxb Việt Bắc, 1973 - Hát Then, Sở văn hóa thông tin Việt Bắc sưu tầm và biên soạn, 1979. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 - Ca dao - dân ca Tày - Nùng do Triều Ân sƣu tầm, tuyển dịch giới thiệu, nhà xuất bản văn hóa dân tộc, H, 1994. Đặc biệt phải kể đến hàng loạt chuyên luận, bài báo của cố nhà văn Vi Hồng nghiên cứu, giới thiệu về ca dao - dân ca Tày Nùng. Cụ thể nhƣ công trình Sli, lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng (Nxb văn hóa, H, 1979), hay các bài viết nhƣ “Bƣớc đi Sli - lƣợn bƣớc đi văn hóa dân gian” (Tạp chí Văn hoá dân gian số 3/1993), “Vài suy nghĩ về hát quan lang lƣợn, phong slƣ”. (Tạp chí Văn học số 2/1992) Và trong một vài năm trở lại đây có rất nhiều đề tài, luận văn khoa học tìm hiểu về thể loại ca dao - dân ca Tày Nùng. Điều đó cho thấy lịch sử nghiên cứu về ca dao - dân ca dân tộc thiểu số đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn đề tài luận văn “Khảo sát ý nghĩ a hình ảnh trong ca dao dân ca Tày Nùng”, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu và hệ thống về những hình ảnh tiêu biểu, xuất hiện một cách thƣờng xuyên và chứa đựng những ý nghĩa biểu tƣợng mang đặc trƣng dân tộc trong ca dao Tày Nùng. Tài liệu mà chúng tôi dùng để khảo sát chủ yếu dựa vào các cuốn sách sau: - Ca dao - dân ca Tày - Nùng, Triều Ân sƣu tầm, tuyển dịch giới thiệu, nhà xuất bản văn hóa dân tộc, H, 1994 (Tƣ liệu A1) - Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Vi Quốc Bảo, Nông Minh Châu sƣu tầm và giới thiệu, Nxb Việt Bắc, 1973 (Tƣ liệu A2) - Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. (Tập 17, 18, 19), Nxb Khoa học xã hội, H, 2007 (Tƣ liệu A3) Đây là những công trình sƣu tập khá đầy đủ về ca dao dân tộc Tày Nùng. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi có sự tham khảo và so sánh với ca Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 dao của những dân tộc cùng chung hệ ngôn ngữ để từ đó rút ra sự tƣơng đồng và khác biệt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi lựa chọn tài liệu và tập trung phạm vi nghiên cứu của mình vào việc khảo sát phần lời ca trong các tài liệu sƣu tập ca dao dân ca Tày Nùng nói trên (A1, A2, A3). 4. Mục đích nghiên cứu Qua việc tìm hiểu đề tài, luận văn sẽ chỉ ra những vấn đề sau: - Giá trị và chỗ đứng của ca dao Tày Nùng trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. - Trên cơ sở những văn bản ca dao - dân ca đã khảo sát, thống kê chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và rút ra ý nghĩa của những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong ca dao dân ca Tày Nùng. - Trên cơ sở phân tích và khảo sát, chúng tôi sẽ so sánh ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày Nùng với một vài hình ảnh trong ca dao - dân ca của dân tộc khác có điều kiện sống gần gũi hoặc có cùng hệ thống ngôn ngữ để tìm ra nét độc đáo khác biệt hoặc tƣơng đồng nhƣ dân tộc Thái, Mƣờng, Kinh, vv... Từ đó khẳng định bản sắc dân tộc đƣợc tìm thấy trong các hình ảnh của ca dao - dân ca Tày Nùng.. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp khảo sát, thống kê tƣ liệu - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp nghiên cƣ́u văn hóa học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành 6. Đóng góp mới của luận văn - Tìm hiểu về những hình ảnh tiêu biểu mang đặc trƣng dân tộc xuất hiện trong ca dao Tày Nùng. - Đóng góp một cái nhìn mới sâu sắc hơn, toàn diện về ca dao - dân ca Tày Nùng thông qua quá trình phân tích và chỉ ra các ý nghĩa biểu đạt của những hình ảnh trong ca dao dân ca của các dân tộc này. 7. Cấu trúc nội dung của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng - Chƣơng 1: Ca dao - dân ca Tày Nùng và sự xuất hiện những hì nh ảnh tiêu biểu truyền thống - Chƣơng 2: Khảo sát và phân l oại hệ thống hình ảnh trong ca dao dân ca Tày Nùng - Chƣơng 3: Ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ của một số hình ảnh tiêu biểu trong ca dao - dân ca Tày Nùng. - Ngoài ra là phần Phụ lục, Tài liệu tham khảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1 CA DAO - DÂN CA TÀY NÙNG VÀ SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRUYỀN THỐNG Thơ ca dân gian của ngƣời Tày Nùng hết sức phong phú và đa dạng, biểu hiện đời sống tâm hồn Tày Nùng ở đủ mọi cung bậc và sắc điệu. Ngƣời Tày Nùng nói rằng chỉ riêng những câu lƣợn của mình đã "Nhiều hơn sao trên trời" và ý tứ của nó cũng "Nhiều hơn nƣớc chảy". Đó là "Những lời từ gió mà ra thành tiếng" vọng vào núi, rền vách đá để dội lại lòng ngƣời mọi buồn - vui - sƣớng - khổ ở cõi ngƣời. Với họ con ngƣời thì có hạn nhƣng những lời ca, câu hát từ ca dao - dân ca thì đông nhƣ cây rừng. Thơ ca dân gian của ngƣời Tày Nùng có thể nói là phong phú, đặc sắc vào loại bậc nhất so với các dân tộc thiểu số anh em khác. Nó bao gồm sli, lƣợn, hát then, hát pựt, mại xe, văn than, văn tế, phong slƣ, hát quan lang, hát đồng dao, hát ru em... Có đến với những lời thơ, câu hát của ngƣời Tày Nùng chúng ta mới khám phá ra nhiều cái hay, các đẹp mang dấu ấn bản sắc tộc ngƣời chứa đựng trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích. Đặc biệt, nhiều ngƣời đã nhận thấy hệ thống những hình ảnh, hình tƣợng có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ thể loại này. 1.1. Ca dao - dân ca trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Tày Nùng Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những hình ảnh tiêu biểu truyền thống trong thể loại ca dao - dân ca Tày Nùng. Tuy nhiên, trong đời sống các lớp hình ảnh này luôn tồn tại, gắn liền với môi trƣờng sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian liên quan đến rất nhiều yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội. Do vậy, trƣớc khi đi vào nghiên cứu hệ thống hình ảnh trong ca dao - dân ca, chúng tôi tiến hành giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca của ngƣời Tày Nùng. Ca dao - dân ca Tày Nùng chủ yếu đƣợc lƣu truyền, tồn tại dƣới hai dạng sau: Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 1.1.1. Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục * Khái niệm: Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục là các lời hát của ngƣời thực hiện các hành vi nghi lễ trong các hoạt động nghi lễ nhƣ đám cƣới, đám tang, đám cầu cúng, chúc tụng - những lời hát này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của các nghi lễ đó. [1,20] Đây là một bộ phận thơ ca dân gian có nguồn gốc phong tục cổ xƣa, mặc dù lời ca không ngừng đƣợc nhuộm sắc theo cảm hứng thời đại trong quá trình tồn tại và phát triển. Mảng ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục về cơ bản có sự gắn bó chặt chẽ với các hình thức nghi lễ nên đƣợc phân chia ra thành ba nhóm cụ thể sau: 1.1.1.1. Những bài ca cúng bái: Mo, then, pựt, loàn Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ phổ biến của ngƣời Tày Nùng. Trong năm, vào những ngày lễ, tết hay gia đình có việc trọng đại nhƣ mừng nhà mới, mừng thọ, mừng đầy tháng trẻ nhỏ đến giải hạn , cấp sắc, cầu mƣa, cầu mùa... ngƣời Tày Nùng luôn sử dụng những bài ca cúng bái. Mo, then, pựt đều là những bài ca cúng bái dùng để cúng quẻ, trừ tà, cầu yên, giải hạn, "Chữa bệnh" cho ngƣời ốm, "Cầu mùa" cho dân gian nhằm đem lại niềm vui, chỗ dựa tâm linh cho từng gia đình Tày Nùng. Thể tài Mo chủ yếu đƣợc các ông Mo diễn xƣớng trong các cuộc hành lễ trấn quỷ, trừ tà - ngôn ngữ Mo thƣờng dùng là tiếng Hán Hoa Nam. Nội dung Mo chứa đựng rất nhiều tính chất bí ẩn, thể hiện tín ngƣỡng thần bí. Thể tài Pựt, Then có nhiều điểm tƣơng đồng về nội dung và hình thức diễn xƣớng. Trong nội dung Pựt, Then chất chứa giá trị văn học trong lời ca và tính nghệ thuật cao trong diễn xƣớng. Vì thế, hai thể tài này có sức hấp dẫn đặc biệt lâu bền, thật sự là nghệ thuật dân gian có sức cuốn hút mãnh liệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Nội dung Pựt, Then vừa diễn tả những quan niệm cổ xƣa về vũ trụ, vừa diễn tả những khía cạnh hiện thực muôn vẻ đời thƣờng trong xã hội Tày Nùng. Ở nhóm những bài ca cúng bái thể tài "Loàn" đƣợc coi nhƣ một loại bài ca cúng bái đặc biệt, thể tài này đƣợc dùng trong lễ cầu mƣa đầu năm mới mà ngƣời dân quen gọi là "Hội Lồng Tồng". Thể tài "Loàn" dùng cúng các vị thần linh, cầu mong sự bình an trăm họ, cầu trăm phúc đến với muôn ngƣời cầu mƣa thuận gió hòa, cầu mùa màng phong lƣu, vạn vật sinh sôi nảy nở, tống khứ tam tai, ôn dịch... Loàn còn chứa đựng nội dung giáo huấn đạo đức theo quan điểm dân gian. 1.1.1.2. Những bài ca tang lễ: Mại xe, văn than, văn tế Cũng nhƣ các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam , dân tộc Tày Nùng rất coi trọng việc tế lễ, tang ma. Đối với họ, việc lo tang ma cho ngƣời đã khuất là một trong những lễ nghi phong tục quan trọng trong hệ thống chu kỳ đời ngƣời. Tang lễ của ngƣời Tày Nùng phải tuân theo những lễ nghi, phong tục khá chặt chẽ với những trình tự nhất định nhƣng trong phạm vi luận văn này là tìm hiểu và giới thiệu về các loại hình sinh hoạt ca dao - dân ca Tày Nùng nói chung nên chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể tài thuộc ca dao - dân ca. Mại xe có nghĩa là mua nhà táng cho ngƣời đã khuất. Trong tang lễ có một loại bài thơ ca đƣợc gắn với lễ thức "Mại", có nội dung nhƣ là những bài thơ ca báo hiếu. Đó là những chƣơng, đoạn cấu thành chỉnh thể gồm nhiều nội dung dành cho nhiều đối tƣợng khác nhau: con khóc cha mẹ, cháu khóc ông bà, vợ khóc chồng, em khóc anh chị... Điệu mại xe có thể đƣợc ngâm trong nhiều đêm tang lễ diễn ra. Văn tế, văn than dùng để ngâm, kể trƣớc vong linh ngƣời đã khuất. Thể văn thƣờng dùng là thất ngôn , gieo vần lƣng. Nội dung của những bài văn tế , Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 văn than có thể dựa vào những khúc ngâm có sẵn trong sách vở đã đƣợc ghi chép và lƣu truyền trong dân gian hoặc tang chủ nhờ ngƣời có học , có chữ nghĩa soạn lại theo hoàn cảnh của mình thể hiện ý nghĩa về nhiều mặt : Lẽ tử sinh đạo hiếu nghĩa , niềm thƣơng tiếc , xót xa , sự nguyện cầu phù trợ cho ngƣời mai hậu ... tóm lại nội dung của nhƣ̃ng bài văn tế , văn than ở mặt nào cũng chứa chan tình cảm, cũng bi thƣơng, xúc động khiến ngƣời nghe không thể cầm lòng. 1.1.1.3. Những bài ca đám cưới: Hát quan làng Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Tày Nùng nói chung và dân ca Tày Nùng nói riêng , các bài hát đám cƣới là một tiểu hệ thống hết sƣ́c phong phú và chiếm một vị trí khá đặc biệt. Tùy từng vùng, từng nơi khác nhau ngƣời Tày Nùng gọi các bài hát đám cƣới dƣới nhiều tên gọi nhƣ: Vùng Lạng Sơn gọi là "Cỏ lẩu" (kể chuyện rƣợu), vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái... đều gọi là "Thơ lẩu" (thơ rƣợu) hay "Hát quan làng"... Mặc dù, tồn tại dƣới nhiều tên gọi nhƣ vậy nhƣng nội dung các bài hát ấy vẫn là một, đó là những bài dân ca chỉ sử dụng riêng trong các đám cƣới. Đây là một trong những tiểu hệ thống rất phong phú đã đƣợc tập hợp thành sách với tựa đề "Dân ca đám cƣới Tày Nùng" do hai tác giả Nông Minh Châu và Vi Quốc Bảo biên soạn, tập hợp với số lƣợng trên 100 bài ca và đƣợc phân chia thành nhiều mục. Mỗi mục ứng với một hành động lễ thức trong đám cƣới, đƣợc sắp xếp theo trình tự nhất định. Trong đám cƣới cô dâu, chú rể là nhân vật trung tâm nhƣng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng không thể thiếu đó chính là "Quan làng" và "Pả mẻ". "Quan làng" là ngƣời đại điện cao nhất trong đoàn đại biểu nhà trai đi đón dâu. Còn "Pả mẻ" là đại diện đứng đầu bên nhà gái. Tiêu chuẩn để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 đƣợc chọn là "Quan làng" và "Pả mẻ" phải là ngƣời có đạo đức, có uy tín, ăn nói lịch thiệp, nhất thiết phải biết hát, hát hay có tài ứng khẩu nhanh. Nội dung hát quan làng cũng rất nhiều vẻ, ứng với từng làn điệu nhất định: Hát về phong tục, hát về lịch sử, hát giao duyên. Các bài hát giao duyên thƣờng là các bài hát kết thúc một cuộc hát diễn ra giữa các phù rể và phù dâu. Ca dao - dân ca nghi lễ và phong tục Tày Nùng đã phản ánh một cách sắc nét xã hội và đời sống của dân tộc Tày Nùng. Qua những bài ca cúng bái, tang lễ, đám cƣới... cả một xã hội Tày Nùng cách chúng ta hàng mấy trăm năm đã sống lại. Nhất là những phong tục, lễ nghi, tục lệ về tang ma, về cƣới xin, về cầu cúng, chúc tụng... Tất cả những tục lệ ấy đều trở thành tƣ liệu quý báu cho những nhà văn hóa học, dân tộc học muốn nghiên cứu về văn hóa phong tục của dân tộc Tày Nùng. 1.1.2. Ca dao - dân ca lao động và sinh hoạt *Khái niệm: "Dân ca sinh hoạt là các lời hát nhằm thực hiện các chức năng trong cuộc sống hàng ngày nhƣ ru con, vui chơi hay bày tỏ tình cảm đối với quê hƣơng đất nƣớc hoặc tình yêu đôi lứa". [1,20] "Dân ca lao động là các lời hát nhằm bày tỏ tình cảm của ngƣời hát trong môi trƣờng lao động (khi săn bắn, khi trồng cấy...) và các bài ca nông lịch". [1,20] 1.1.2.1. Những bài hát giao duyên: Lượn, phong slư "Lƣợn" là một thể tài đặc biệt dùng để giao duyên giữa nam nữ thanh niên. Theo nhà nghiên cứu ngƣời Tày, Vi Hồng đoán định "Lƣợn" có cội nguồn từ chữ "Ru" mà thành (19,30-31). "Lƣợn" là một lối hát g iao duyên có thể tƣơng tự nhƣ lối hát quan họ Bắc Ninh của ngƣời Kinh, mà về nhóm loại tự thân "Lƣợn" chia ra làm rất nhiều "Ngành" gồm có: Lƣợn slƣơng, lƣợn cọi, lƣợn then, lƣợn nàng ới... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 "Lƣợn" nhìn chung không phải đƣợc diễn xƣớng nhƣ một cuộc hát thông thƣờng để thƣởng thức nghệ thuật. Từ trong cội nguồn và bản chất, "Lƣợn" là cách thức giao duyên giữa "Đôi bạn" và cũng có khi lƣợn bâng quơ để tự bộc bạch, tự giải tỏa nỗi niềm riêng tƣ sâu kín. Thông thƣờng một cuộc lƣợn đƣợc diễn ra công khai và thời điểm tiến hành lƣợn là vào đêm , có những cuộc lƣợn còn kéo dài trong nhiều đêm . Những cuộc hát đối đáp giữa "Đôi bạn" hay "Đôi bọn" nam thanh nữ tú này có nội dung rất đa dạng với những thể thức nhƣ: Hát hỏi, hát chào, hát thăm, hát tỏ tình, hát mừng quê bản, mƣ̀ng bản, quê bản có ngƣời khôn của khéo, có vật lạ với cảnh sắc muôn hồng ngàn tía, hát về những mối quan hệ yêu thƣơng trong cảnh ngộ đời thƣờng... Có thể nói thể ca hát này là cả một thế giới tâm hồn rất nhiều sắc điệu và cung bậc làm say lòng bao thế hệ. Phong slƣ cũng là một loại hình giao duyên nhƣng là giao duyên qua thƣ. Hình thức giao duyên này đã có từ rất xa xƣa, khi mà phần lớn dân số Tày Nùng còn chƣa biết chữ. Thông thƣờng, ngƣời con trai phải nhờ thầy (Slẩy cá) là ngƣời giỏi chữ nghĩa, thơ phú, biết vẽ, biết trang trí... soạn phong slƣ gửi cho ngƣời con gái mà họ đem lòng yêu mến, khi ngƣời con gái nhận đƣợc phong slƣ cũng lại đi nhờ thầy đọc hộ và viết thƣ trả lời. Một bức phong slƣ có giá trị tinh thần rất đáng quý, một bức phong slƣ hay, giàu cảm xúc không chỉ mang lại niềm vui cho ngƣời nhận nó mà còn trở thành tài sản chung của cả bản, cả mƣờng, rất nhiều ngƣời thuộc lòng. Những bức phong slƣ của trai, gái Tày Nùng không đơn thuần chỉ có chữ nghĩa mà còn đƣợc trang trí công phu, cầu kỳ với nhiều hoa văn, hình hài rất ấn tƣợng. Khung của bức phong slƣ đƣợc trang trí với nhiều họa tiết, có lộc, có hoa, có bƣớm, có cỏ cây và các loài chim. Đặc biệt, ở bốn góc có bốn cặp chim én mỏ ngậm những lá thƣ. Đó là hình ảnh tƣợng trƣng cho những con én, nhạn đƣa những bức phong tình, bắc nối lƣơng duyên giữa những đôi trai gái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Hình thức mở đầu những bức phong slƣ thƣờng đƣợc làm theo khuôn mẫu đã thành mô thức câu trong dân gian. Phần nội dung ngƣời viết thƣờng kể về hoàn cảnh, nỗi niềm, tâm trạng cụ thể. Ngƣời ta nói rằng, chuyện trai gái yêu nhau tỏ tình bằng thƣ là chuyện thƣờng, nhƣng tỏ tình theo lối phong slƣ của ngƣời Tày trong tập quán văn hóa truyền thống là một nét ứng xử độc đáo, thể hiện một trình độ "đoan trang trí tuệ". 1.1.2.2. Những bài hát vui chơi của trẻ em: Hát đồng dao và hát ru em Những bài hát vui chơi dành cho trẻ em ở bất cứ dân tộc nào trên đất nƣớc ta đều hay, ngộ nghĩnh, vui, khỏe... nhất là những bài đồng dao. Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, do trẻ em hát lúc vui chơi. Đồng dao có thể do ngƣời lớn sáng tác nhƣng cũng có trƣờng hợp do chính trẻ em sáng tác. Đồng dao do trẻ em nghĩ ra một cách trực tiếp, hồn nhiên, tinh nghịch xuất phát từ chính những trò chơi hàng ngày của các em. Nhờ những mối liên hệ giữa trí tƣởng tƣợng và thực tế nhiều khi ngộ nghĩnh đến lạ lùng hoặc đột ngột xuất hiện một nét cảm nhận sâu sắc bất ngờ khiến ngƣời lớn phải sửng sốt ví nhƣ những bài đồng dao nhử động vật của trẻ em Tày Nùng nhƣ “bài nhƣ̉ kiến , gọi bƣớm” sau đây: “Ơi kiến, ơi ong! Hỡi ôi tổ con kiến , con ong, mày hãy đi mời quan ra đây, đến ăn gan con ong đất , đến ăn mật con tò vò , đến ăn dái gà mái , gà mái cấy lúa nhà, gà lôi đi gieo mạ, bà ngựa thổi ò e, châu chấu tơ thổi kèn, hai anh em đánh trống, chó mắt ngốc ngồi nhìn, chộp lấy đầu cá nƣớng , nắm lấy lƣỡi mẹ mèo…” [29, 218] Nội dung những bài hát đồng dao của trẻ em miền núi , vùng cao thƣờng phản ánh thế giới tự nhiên một cách rất cụ thể, rất gần gũi với môi trƣờng sinh hoạt của các em nó xuất phát từ mái nhà sàn đến chiếc cầu vào bản, trên bãi nƣơng, bến nƣớc và bên ánh lửa hồng... Đó là một thế giới sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan