Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn mùa thu trong thơ xuân diệu, lưu trọng lư và quách tấn...

Tài liệu Luận văn mùa thu trong thơ xuân diệu, lưu trọng lư và quách tấn

.PDF
111
135
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HUYỀN MÙA THU TRONG THƠ XUÂN DIỆU, LƢU TRỌNG LƢ VÀ QUÁCH TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên nghành: Văn học Việt Nam Mã số: 234605 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Ngoạn NGHỆ AN – 2014 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 3 2. Lịch sự nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 9 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... .9 6. Đóng góp và cấu trúc luận văn ................................................................ 10 Chƣơng 1: MÙA THU NGUỒN CẢM HỨNG LỚN CỦA THƠ VIỆT NAM 1.1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật ........................ 11 1.2. Mùa thu trong thi ca ............................................................................. 17 1.3.Mùa thu của các nhà Thơ trong phong trào Thơ mới .......................... 26 Chƣơng 2: CẢM NHẬN VỀ MÙA THU TRONG THƠ XUÂN DIỆU, LƢU TRỌNG LƢ VÀ QUÁCH TẤN 2.1. Mùa thu trong thơ Xuân Diệu .............................................................. 38 2.2. Mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư ........................................................ 57 2.3. Mùa thu trong thơ Quách Tấn .............................................................. 66 Chƣơng 3 : NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT 3.1. Cái tôi trữ tình ...................................................................................... 80 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật .................................................... 85 3.2.1. Ánh trăng thu và gió thu ................................................................... 85 3.2.2. Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai , rơi rụng .......................... 91 3.3. Cách tân về thơ, nhạc điệu, ngôn ngữ .................................................. 93 1 3.3.1. Thể thơ ............................................................................................. 93 3.3.2. Nhạc điệu thơ .................................................................................... 95 3.3.3. Ngôn ngữ thơ .................................................................................... 99 KẾT LUẬN ............................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ PHỤ LỤC ....................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng con người. Mùa thu là một mùa đẹp nhất trong năm, cảm nhận cái đẹp ấy nhà thơ Hồ ZDếnh đã từng có câu thơ “ Trời không nắng cũng không mưa; Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung”. Cái mơ hồ mênh mông, cái se lạnh của gió thu, cái xào xạc của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu như gieo vào lòng người biết bao nỗi buồn. Đó là nơi cảm xúc bắt đầu, là khoảng thời gian mà tất cả chúng ta muốn hòa mình vào với thiên nhiên, với đất trời. Mùa thu đã thực sự vực dậy trong tiềm thức chúng ta những kỉ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ. Trong thi ca, mùa thu đã đến với biết bao thi hào lỗi lạc và cũng không ít tác giả đã nổi danh, ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng nhờ những thi ngôn về cái mùa đầy yêu thương này. Có lẽ bởi sự quyến rũ đầy mê hoặc của mùa thu mà hình ảnh về mùa này, cảm hứng của mùa này đã xuất hiện phổ biến trong thi ca thế giới. Những thi văn tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây Phương thường được nhắc nhở đến nhiều nhất là Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole France... đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỷ 19 ở Pháp đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm, đối với các thi sĩ Việt Nam như trường hợp của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận, Vũ Đình Liên... Điển hình như những mùa thu trong thi ca Pháp thế kỉ 19 với các tác phẩm Mùa thu của Lamactin, Thu ca của Baudelaire, Thu Khúc của Veclen. Hay trong Đường thi của Bạch Cư Dị, ta đã bắt gặp Tảo thu độc dạ, Thu sơ. Đồng thời trong thơ trung đại Việt Nam, mùa thu luôn là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân: Đó là Thôn xá thu châm, Thu dạ lữ cảm, Thu dạ khách cảm, Thu nhật ngẫu thành của 3 Nguyễn Trãi. Với đại thi hào Nguyễn Du có tác phẩm Thu chi, Thu dạ, Thu nhật kí hứng, Sơ thu cảm hứng. Ngô Thì Nhậm có Thu thu tứ tuyệt, Tống thu… Nói như thế để thấy được mùa thu đẹp biết bao nhiêu, quyến luyến và khêu gợi biết bao nhiêu. Người xưa đã có một quan niệm về mùa thu thật là tinh tế và sâu sắc: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Quả thật, khoảnh khắc mùa thu đã mang lại những cảm nhận, những rung động thật sâu lắng và đẹp đẽ trong lòng người. Có thể còn ai đó đang hoài nghi cách nhìn kì diệu ấy về mùa thu của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài thơ về mùa thu của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới ( 1932- 1945) thì chắc hẳn nỗi hoài nghi ấy sẽ tan biến . 1.2. Như chúng ta đã biết, sự ra đời của Thơ mới đã làm thay đổi cả bộ mặt của thi đàn Việt Nam thời ấy, đến nỗi chưa đầy mười năm sau, tổng kết lại phong trào Thơ mới thì Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhất quyết khẳng định: “ Tôi quả quyết rằng trong lịch sự thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng nhu Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [38.32] 1.3. Đến với Thơ mới, trước hết người đọc đã cảm nhận được những âm hưởng đặc trưng rất mới mẻ vang lên từ chính tâm hồn xôn xao, rạo rực đầy thiết tha và khao khát của các thi nhân. Các nhà Thơ mới đã nhìn thiên nhiên, cảm nhận không khí của đất trời không phải bằng những công thức ước lệ như thơ ca thời trung đại. Họ đã nhìn thiên nhiên bằng chính đôi mắt của mình, rung động với cảnh sắc của đất trời bằng chính trái tim nghệ sĩ chân thành của họ. Bởi vậy mà thiên nhiên và cảnh vật đi vào trang thơ của các thi sĩ không còn những “ tùng, 4 cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng”, “tứ linh, tứ quý”, những đề tài đã quá sáo mòn và quen thuộc trong thơ ca cổ điển . Các nhà Thơ mới đã trực tiếp rung động trước cảnh vật và con người bằng chính trái tim mình, lắng nghe nhịp thở của thiên nhiên bằng chính tâm hồn mình. Nhờ vậy mà cái khoảnh khắc tuyệt diệu của đất trời mùa thu đã đi vào tâm hồn họ với tất cả vẻ đẹp tinh khôi, tươi tắn, rất đỗi hồn nhiên và tràn đầy sức sống. Giữa thiên nhiên mùa thu vào tâm hồn các thi sĩ thời đại mới như có một sự giao hòa rất tự nhiên, thể hiện một sự sống . Giữa thiên nhiên mùa thu và tâm hồn các thi sĩ thời đại mới như có một sự giao hòa rất tự nhiên, thể hiện một sự tương thông khoáng đạt giữa đất trời và lòng người. Họ đã khám phá ra sự sống đầy xôn xao trong linh hồn của thiên nhiên và tạo vật . Đó là những cái cựa mình của nụ hoa sắp đến thì bung nở, là tiếng thì thầm của lá, là nỗi rạo của nhung phấn, là sự lung linh của những làn ánh sáng mùa thu, là sự hổn hển của nước mây, là sự run rẩy của chồi non, lộc biếc. Trong cái nhìn mới lạ trong các nhà Thơ mới, không gian và thởi gian mùa thu như cũng có một tâm hồn dạt dào sức sống. Mùa thu Việt Nam hàng ngàn năm qua đã là nguồn thi hứng lớn của thơ ca cổ điển, giờ đây như đã trở mình vươn dậy đến với các thi sĩ thời Thơ mới với dáng vẻ và sắc màu như một thiếu nữ ở độ tuổi xuân thì, đầy sức quyến rũ. Mùa thu quả thật đã tiếp tục khơi dậy những nguồn cảm xúc mới mẻ và dồi dào cho phong trào Thơ mới. Đến lượt mình, đọc phong trào Thơ mới, những bài thơ viết về mùa thu của các thi sĩ lại tiếp tục lay động sâu sắc lòng tôi. Nó thức dậy trong tôi những khao khát được sống với cảnh sắc với cảnh sắc trời thu. Chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn sẽ góp phần đánh giá, cảm nhận một cách đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn về cảm hứng trong thơ ca nói chung và Thơ mới nói riêng. Đây sẽ 5 là một hành trang quý giá để tôi bước vào công việc nghiên cứu và giảng dạy sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2.1. Mùa thu luôn là một hấp lực tuyệt vời với các nhà nghiên cứu và là một đề tài bất tận của thi ca. Đặc biệt, đến với Thơ mới lãng mạn các thi sĩ đã có những xúc cảm mới mẻ, làm nên những mùa thu mới trong tiến trình phát triển của thơ ca tiếng Việt viết về mùa thu, góp phần vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Thơ mới đã đánh dấu một cái mốc trong quá trình đưa thơ ca dân tộc hòa nhập với các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới. Những năm gần đây, với sự đổi mới trong tư duy, nhiều giá trị văn hóa, văn học trong quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại, trong đó có Thơ mới. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến cái mới của Thơ mới về thể thơ, về giọng điệu, ngôn ngữ, cảm xúc… Ở phương một diện nào đó, có thể xem phong trào Thơ mới là một trong những đỉnh cao của nền thơ ca Việt Nam, trong đó những bài thơ viết về mùa thu có một vị trí khá đặc biệt trong lòng người đọc. Ngắm kỹ hơn bốn mươi gương mặt thi nhân trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, dường như thi sĩ nào cũng có một đôi lần để trái tim mình rung động trước cảnh sắc mùa thu. Trong thơ ca lãng mạn Việt Nam có Gió thu, Tiễn thu, Đêm thu (Tản Đà), Tiếng thu ( Lưu Trọng Lư), Thu, Thu rừng (Huy Cận), Thu (Chế Lan Viên), Cuối thu (Bích Khê), Buồn thu (Hàn Mặc Tử), Chiều thu (Nguyễn Bính), Đêm thu nghe tiếng quạ kêu, Một đêm mưa mùa thu, Thương thu, Cảm thu của Quách Tấn và Xuân Diệu có Thu, Ý thu, Đây mùa thu tới. 2.2. Thế nhưng, nhìn lại những trang nghiên cứu, phê bình thơ ca viết về mùa thu trong phong trào Thơ mới lãng mạn Việt Nam, chúng tôi thấy chưa nhiều. Viết về phương diện này, các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện đi sâu vào một giai đoạn cụ thể mà chỉ đề cập một cách đơn lẻ trong một số bài viết mang tính cảm nhận hoặc giới thiệu, phê bình. Chẳng hạn : Bài Thu của Lê Bảo và bài Đây 6 mùa thu tới của Mã Giang Lân được in trong cuốn Thơ Xuân Diệu và những lời bình (2003), bài Đây mùa thu tới của Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Lai Thúy được in trong cuốn Xuân Diệu – một cái tôi khao khát nồng nàn (2006), bài Thơ Duyên của Nguyễn Văn Long và bài Nguyệt cầm của Lê Quang Hưng được in trong cuốn Xuân Diệu – một cái tôi khao khát nồng nàn (2006 ) . Bài Xuân Diệu nói về Đây mùa thu tới của Hà Minh Đức ( Ghi lại theo lời kể của Xuân Diệu ngày 18/10/1969) được in trong cuốn Xuân Diệu – thơ và đời (2008) Riêng một số tiểu luận nghiên cứu về thơ Lưu Trọng Lư và tập Tiếng Thu của ông : Mục từ Lưu Trọng Lư và Tiếng thu của Nguyễn Văn Long trong Từ điển văn học (1994), Lưu Trọng Lư và Tiếng thu của Ngô Văn Phú, Tiếng thu, thơ, nhạc của Lưu Trọng Lư của tác giả Đỗ Đức Hiếu . Đặc biệt là bài viết Cảm thu được in trong cuốn Quách Tấn qua cái nhìn phê bình văn học do Quách Giao sưu tầm và tuyển chọn . Tình hình nghiên cứu trên cho thấy các bài viết, các tiểu luận về mùa thu đều mở ra các cách cảm thụ khác nhau. Song các ý kiến, các bài viết đưa ra đều thống nhất khẳng định mùa thu chính là tiếng lòng thổn thức của thi nhân nặng lòng yêu dấu trước cái khoảnh khắc kì diệu của thiên nhiên, đất trời . Nguyễn Huy Quát, Chu Thị Thúy Hằng có bài Cảm nhận về mùa thu trong văn học trung đại Việt Nam, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, (2008). Bài viết chỉ đề cập đến cảm nhận về mùa thu của một số tác giả trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam 2.3. Tất cả những bài nghiên cứu, chuyên luận đó không ít thì nhiều đều đề cập đến cách cảm nhận về mùa thu của một số tác giả trong phong trào Thơ mới (1932-1945). Tuy nhiên những bài nghiên cứu ấy chỉ mang tính chất gợi mở vấn đề mà họ chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Chúng tôi cho rằng vấn đề này cần phải được tập trung khai thác sâu trong một giai đoạn cụ thể, để thấy được cách cảm nhận khác nhau, sự cách tân trong nghệ thuật của từng nhà thơ trong phong 7 trào Thơ mới. Luận văn sẽ tiếp tục tìm hiểu ở những khía cạnh mới, từ đó có thể xác định một vị trí trong văn học thật xứng đáng với những gì mà các nhà Thơ mới đã cống hiến cho nền thơ ca dân tộc . 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Với mục tiêu khoa học đã đề ra, luận văn này chỉ tập trung làm sáng rõ cách cảm nhận về mùa thu trong thơ ca đặc biệt ở ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới giai đoạn ( 1932 – 1945 ). Đó là Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Quách Tấn và chúng tôi dừng lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu nhất viết về mùa thu của từng tác giả. Riêng ở Lưu Trọng Lư, cảm xúc về mùa thu trong thơ ông được thể hiện ở một số bài, nhưng tiêu biều nhất, tập trung nhất vẫn là bài Tiếng thu. Do vậy trong luận văn này, bài Tiếng thu sẽ được nói đến và trích dẫn nhiều, dễ gây cảm giác lặp. Đó cũng là cái khó khăn về đối tượng nghiên cứu của đề tài này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu khoa học đã đặt ra, người viết cần phải khảo sát toàn bộ phong trào Thơ mới đề nhìn thấy rõ hơn đối tượng nghiên cứu của mình. Đồng thời, để giải quyết tốt đề tài, người viết cũng cần phải tham khảo một khối lượng lớn những bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca dân tộc và nhân loại. Ngòai ra luận văn cũng cần phải tham khảo nhiều công trình lí luận về thơ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc khảo sát những bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca luận văn nhằm nghiên cứu về Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lƣu Trọng Lƣ và Quách 8 Tấn qua đó thấy được những đóng góp của các nhà thơ trong những trang viết về đề tài mùa thu. 4. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1. Đưa ra một cái nhìn về chủ đề mùa thu trong Thơ mới nói chung và ba tác giả Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn nói riêng. 4.2.2. Đi sâu vào khảo sát, phân tích những bài thơ viết về mùa thu của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới để thấy được sự khác biệt so với thơ ca truyền thống. Cuối cùng rút ra kết luận để khẳng định lại những đóng góp của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục tiêu của nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính như: Phương pháp so sánh, đối chiếu. Được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, giữa phong trào Thơ mới với thơ ca truyền thống, nhằm làm nổi bật những đặc sắc của những tác phẩm viết về mùa thu ở ba nhà thơ trên Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để đi sâu phân tích những yếu tố độc đáo, mới lạ, như là những đóng góp quan trọng của các nhà Thơ mới, làm phong phú cho đề tài mùa thu của thơ ca . Phương pháp hệ thống và thống kê : Được dùng để thống kê phân loại nguồn tư liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 6. Cấu trúc và đóng góp của luận văn 6.1. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình tìm hiểu Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn với cái nhìn tập trung và hệ thống. 9 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo vận dụng cho việc học tập , nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn trong nhà trường. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương : Chương 1: Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam Chương 2 :Cảm nhận về mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn Chương 3: Cách tân trong nghệ thuật 10 CHƢƠNG 1 MÙA THU NGUỒN CẢM HỨNG LỚN CỦA THƠ CA VIỆT NAM 1.1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là mùa rất dễ khơi gợi những cảm xúc, những chắc ẩn trong lòng người, là khoảng thời gian mà chúng ta muốn hít căng vào lồng ngực những hương thơm dịu mát đang luồn lách trong kẽ lá, nhành cây để thấy mình cần thổ lộ, bộc bạch những tình cảm trắc ẩn. Phải chăng đây là lúc những giai điệu đẹp đẽ của mùa thu muốn nhảy nhót lên cùng những xúc cảm của lòng người. Mùa thu người ta thấy mình trở về với chính mình, trở về với những cảm xúc thật nhất, đẹp nhất. Chính vì vậy song song với những bức tranh về mùa thu là những ca khúc , những giai điệu tuyệt vời về mùa thu. Đó là những nốt nhạc đầu tiên trầm buồn, xa vắng mênh mông như tiếng thở của gió. Những giai điệu ấy, như đưa bước chân chúng ta lặng lẽ tìm về với một niềm hoài niệm xưa. “Mùa thu chết”; “Mùa thu cho em”, “Không còn mùa thu” ; “ Tiếng thu” hay “Thu quyến rũ”; “ Suối Mơ” …đều là những tuyệt phẩm viết về mùa thu mà khi được cất lên, giai điệu của chúng có thể khiến bao thế hệ người nghe phải vỡ òa cảm xúc. Hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều có ít nhiều nhạc phẩm viết về mùa thu. Cố nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác nhiều nhạc phẩm có giá trị và phổ nhạc bài thơ của thi hào Guillaume Apollinaire Mùa thu chết, do thi sĩ Bùi Giáng dịch sang Việt ngữ : “ …Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi 11 Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ Vẫn chờ…….đợi em ”. ( Mùa thu chết – Phạm Duy ) Nhạc phẩm là nỗi day dứt nói lên những thương nhớ khôn nguôi của một mùa thu tàn úa, những ai oán, tiếc thương của người tình vẫn chờ đợi sự trở lại của mùa thu yêu thương cho nhau. Hơn hai mươi năm chiến tranh Việt Nam khốc liệt, trong gió chiều ảm đạm, đìu hiu, và những chiếc khăn tang của những ngưởi thiếu phụ với nước mắt mùa thu : “ Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều Hàng cây trút lá, nghĩa trang đìu hiu Từng chiếc, từng chiếc lệ khô vàng héo Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ héo tên người đời quên Nước mắt mùa thu khóc than triền miên Nước mắt mùa thu khóc than đêm dài Mùa thu chơi vơi tiếng mưa buồn rơi ” . ( Mùa thu chết – Phạm Duy ) Nước mắt đã rơi khi mùa thu về trong buổi chiều thu buồn bã, cảnh vật nơi đây dường như tan tác cõi lòng. Quả thật, bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy đã vang lên những nốt nhạc thấm đẫm nỗi buồn và nước mắt trong buổi chiều mùa thu đìu hiu và cô quạnh . Tình cảm dành cho mùa thu được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thể hiện vừa lãng mạn, lại vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn trong các tình khúc của mình. 12 “... Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương Và anh có nghe khi mùa thu tới Mang ái ân, mang tình yêu tới Anh có nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé... (Mùa thu cho em” -nhạc sĩ Ngô Thụy Miên) Khi mùa hè với cái nắng gay gắt qua đi, mùa thu đến đem theo những cơn gió heo may dịu dàng, những con đường tràn ngập lá vàng rơi và cả khúc yêu thương của những trái tim “ vương màu xanh mới ”. Đó chính là lời nhắn nhủ mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên gửi gắm trong ca khúc Mùa thu cho em. Lời ca bay bổng, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng những năm 1970 mỗi khi vang lên như khẽ nhắc nhở người nghe rằng mùa thu đã sang rồi. Cô gái trong bài hát đã nhờ vẻ đẹp “má hồng”, “môi em thơm nồng” của mùa thu để bày tỏ tình yêu của mình một cách ý nhị. Khi thiên nhiên, đất trời thay áo mới, con người cũng khoác lên mình một tâm hồn mới, đầy ắp yêu thương và hy vọng. Nhắc tới mùa thu, hầu như ai cũng hình dung ra sắc vàng. Đó là màu của những chiếc lá rơi bên thềm, của ánh trăng khuya và cũng là màu vàng tê tái của những ký ức tươi đẹp đã qua, chìm khuất tận nơi chân trời. “... Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm Không còn lời ru, mơ trên môi mềm Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu Anh làm mùa thu, cho em mơ màng...” “Không còn mùa thu” (nhạc sĩ Việt Anh) Ngoài vẻ đẹp quyến rũ làm xao xuyến lòng người, mùa thu với những lời ru, ánh trăng thề, những con đường hiu quạnh còn đem lại cảm giác buồn man mác. Đó là sự hoài niệm về những gì đã qua, về mối tình cũ đã chìm trong quá 13 khứ. Mùa thu đến và đi quá đột ngột, cũng giống như chuyện tình dang dở của cô gái trong ca khúc Không còn mùa thu, để lại bao nuối tiếc và thương nhớ. Những ký ức về cuộc tình cũ cứ hiện về trong tâm trí của cô gái ấy mỗi độ thu sang. Có một mùa “ Thu quyến rũ” đã được Đoàn Chuẩn- Từ Linh cảm nhận thế này “… Anh mong chờ mùa thu Dìu thế nhân vào chốn thiên thai Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay Mùa thu quyến rũ anh rồi…” “Thu quyến rũ” (nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh) Ca khúc góp mặt từ năm 1950 nhưng cho đến nay, những câu hát ngập tràn cảm xúc của Thu quyến rũ vẫn khiến bao thế hệ người yêu nhạc Việt Nam đắm chìm vào một không gian lãng mạn, ngả mình trên câu hát khi mỗi độ thu về. Vẻ đẹp của đất trời khi “ngả màu xanh lơ”, khi đàn bướm vui đùa trên những bông hồng, khi “mây bay về nơi cuối trời” đã khiến người nhạc sĩ “tức cảnh sinh tình”. Thu trở nên quyến rũ và đẹp hơn bao giờ hết qua lời kể của một chàng lãng tử si tình đã “trót yêu” tà áo xanh rực rỡ mà mùa thu tự khoác lên mình. Là người nổi tiếng với tính cách phong lưu, hào hoa và ông đã đem cái “chất” ấy vào trong các tác phẩm của mình. Đoàn Chuẩn sáng tác không nhiều nhưng mỗi bài hát của ông lại gắn với một giai thoại khác nhau và chủ yếu là về mùa thu vì “đó là mùa của tình yêu”. Mùa thu còn đưa chúng ta vào thế giới của mộng, của mơ, của thương của nhớ, làm rung động lòng người, như gợi một niềm luyến tiếc, xa xôi. Mùa thu đã đưa tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 1939 – 2001) gắn với nhạc khúc Nhìn những mùa thu đi với nỗi lòng chia tay, nuối tiếc : 14 “ Nhìn những mùa thu đi Em nghe sầu lên trong nắng Và lá rụng ngoài song Nghe tiếng mình vào quên lãng Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ” ( Nhìn những mùa thu đi – Trịnh Công Sơn) Chúng ta bắt gặp mùa thu lãng mạn bay bổng trong âm nhạc của Văn Cao. Bước vào âm nhạc Việt Nam với ca khúc Suối mơ lúc 16 tuổi, Văn Cao đã nhanh chóng đưa mùa thu gắn liền với những giấc mơ, khát vọng thuộc về tâm hồn và sự sáng tạo của con người : “ Suối mơ bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lơ ngoài nắng, ngày chưa đi sao gió vương, bờ xanh ngắt bóng đồi c ây thùy dương ”. ( Suối mơ – Văn Cao ) Đó là tâm trạng cô đơn trong đêm mùa thu. Nghe mùa thu đang rơi theo lá vàng, để rồi từ đó ông dâng tặng đời những mùa thu chan chứa khát vọng tình người : “ Suối mơ ! Nghe rừng heo hút Dòng êm đưa lá khô già trút Còn như lưu hương yêu dấu Với suối xưa trời nơi đâu Từng hẹn mùa xưa càng xây nhà bên suối Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi ” . ( Suối mơ – Văn Cao ) 15 Mỗi khi thưởng thức nhạc phẩm của Văn Cao, nghe hơi thở Đường thi lẩn khuất trong từng lời ca. Mùa thu của Văn Cao thật mơ màng và huyền diệu. Qua âm nhạc của Văn Cao, chúng ta thấy mùa thu luôn làm xao xuyến trái tim người nghe bởi tiếng lòng tha thiết, cùng những ca từ rất sâu lắng với những giai điệu mượt mà. Đồng thời lắng nghe tiếng thu bằng âm nhạc của Văn Cao, chúng ta có thể cảm nhận được trong những ca từ tiếng Việt được thăng hoa. Với mùa thu, âm nhạc của Văn Cao là một dòng chảy riêng trong nền âm nhạc Việt Nam, dòng chảy ấy luôn hướng về thiên nhiên và con người. Trên con đường nghệ thuật của Văn Cao, mùa thu luôn là nguồn cảm hứng kì diệu nhất, là đối tượng thẩm mĩ tuyệt vời nhất để ông sáng tác lên những giai điệu bất hủ . Đặc biệt thi phẩm Tiếng thu của Lưu Trọng Lư đã cho chúng ta thấy một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ người cô phụ Việt Nam trông ngóng kẻ chinh phu trở về từ một chiến địa xa xôi. Đó là hình ảnh đáng khâm phục của bao người phụ nữ Việt Nam trong suốt dòng lịch sử của dân tộc. Thi phẩm Tiếng thu được nhạc sĩ Lê Thương phổ nhạc, với nhịp chậm 4/4, hợp âm Pha trưởng : “ Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô “ . ( Tiếng thu – Lưu Trọng Lư ) 16 Một mùa thu thôi nhưng vô số những cách nhìn, những cảm nhận thật tươi mới, tinh tế và đặc sắc đã ghi vào lòng người những âm hưởng vô cùng đẹp đẽ của mùa thu. Với những âm thanh và nhạc điệu thật mền mại và uyển chuyển, các nhạc sĩ đã tạo nên những bản nhạc mùa thu du dương và tràn đầy xúc cảm. Những bản nhạc ấy luôn đi cùng thời gian và năm tháng. Đó là những bản tình ca bất hủ về mùa thu . 1. 2. Mùa thu trong thi ca Một chút gió heo may đã lành lạnh hắt hiu đủ cho lòng chúng ta chùng xuống với chiếc lá rơi nhẹ trên mặt hồ tĩnh lặng như gương. Dẫu không nhìn thấy đâu đây “Một chiếc lá ngô đồng vừa rơi, mọi người đã nhìn thấy mùa thu trở về” (Ngô đồng nhất diệp lục. Thiên hạ cộng tri thu). Chỉ thấy sương khói xây thành cũng đủ cho lòng nhau se sắt đón thu sang. Đã hơn hàng tỷ năm từ khi có sự hiện hữu trái đất này trong vũ trụ mênh mông, mùa thu đã ra đi và trở lại biết bao nhiêu tỉ lần theo chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa. Mùa thu, cái thời tiết lãng mạn trữ tình của thiên nhiên đã trở thành đề tài tuyệt diệu vô tận trong kho tàng văn chương nghệ thuật của nhân loại. Nó đã tạo nên bao nhiêu thi hào, thi bá lỗi lạc Đông Tây kim cổ. Không có một nhà khảo cứu văn học thế giới nào, tổng hợp cho hết được những áng văn chương toàn bích ca ngợi mùa thu. Vì hầu như trong tất cả những thi sĩ của mỗi đất nước khi mới bắt đầu yêu thơ và chọn con đường sáng tạo thi ca như một nghiệp dĩ cao quý, đều xác quyết không thể nào từ chối hấp lực tuyệt vời đầy xúc động nghệ thuật của mùa thu. Hàng ngàn năm trước, khi địa vị của dòng thơ Đường đánh giá là tuyệt đỉnh của nền văn học Trung Hoa, dòng thơ ấy đã khai mờ từ thời sơ Đường dưới thời Vua Cao Tổ năm Vũ Đức Nguyên Niên, đến thời kỳ Văn Đường dưới thời vua Chiêu Tuyên Đế, kéo dài lịch sử Đường thi lên đến cả ngàn năm. Tuy nhiên những bài thơ ca ngợi mùa thu của Lí Bạch, Vương Duy, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ.. cho đến bây giờ chúng ta có dịp đọc lại vẫn cảm nhận được cái thâm hậu, kỳ tuyệt biết dường 17 nào. Mùa thu là mùa mà các thi nhân đi tìm những vần thơ để sáng tác lên những tuyệt phẩm bất hủ nghìn năm. Nhiều thi tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây phương thường được nhắc tới như : Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole France… đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỉ 19 ở Pháp, đã tạo nên những âm hưởng sâu đậm đối với các thi sĩ Việt Nam như : Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận….[47,1] Mùa thu thời tiết lãng mạn trữ tình của thiên nhiên đã trở thành đề tài tuyệt diệu và vô tận trong kho tàng văn chương nghệ thuật của nhân loại. Có lẽ không mùa nào trong năm lãng mạn như mùa thu. Từ lâu mùa thu đã gắn liền với thi ca, hầu như trong tất cả những thi sĩ của mỗi dân tộc , khi mới bắt đầu yêu thơ và chọn con đường sáng tạo thi ca, họ đều không thể từ chối sự hấp dẫn tuyệt vời đầy xúc động của mùa thu. Ở Việt Nam, mùa thu mang đến những cảnh thật mơ màng, quyến rũ. Trong thiên nhiên mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân. Bước vào thiên nhiên xưa, là bước vào một thiên nhiên tĩnh lặng, yên bình và thanh vắng trở thành vẻ đẹp của thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Đêm thu, trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời, hàng phong bên sông, ngọn lửa thuyền chài hắt hiu, nửa khuya tiếng chuông chùa ngân nga làm rung động sóng nước, Trương Kế đã viết nên bài thơ để đời: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thu yền (Phong Kiều Dạ Bạc) 18 Nếu vị tiên thơ đã để lại cho đời những vần thơ bay bổng, lãng mạn thì vị thánh thơ lại mang duyên nợ với đời qua những trang thơ ai oán, day dứt triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh. Đỗ Phủ thường đặt nỗi niềm vào khung cảnh thiên nhiên cao rộng. Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn năm hiu hắt khí thu lòa Một cảnh rừng mùa thu lạnh lẽo, trắng xóa, bạt ngàn những tuyết và chỉ toàn là tuyết làm lòng người thêm hiu quạnh. Bao đau đớn, bi thương, bất hạnh dồn vào cuối cuộc đời của Đỗ Phủ làm tiếng thơ ông sầu thảm và bi lụy như vậy. Cảnh mùa thu ở đây có vẻ hoành tráng, dữ dội, đúng với phong cách trầm uất và bi tráng của Đỗ Phủ. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm Cảnh thu trong thơ xưa có khi được miêu tả qua một số câu thơ trong bài tứ tuyệt, bát cú đường luật. Nhưng cũng có khi cả bài thơ lại hướng về tả cảnh mùa thu hoàn chỉnh. Nói về đề tài “ vịnh thu ” trong thơ trung đại Việt Nam, cũng nghĩa là tìm hiểu quá trình phát triển của nó qua nhiều thế kỉ. Ban đầu, các nhà thơ cổ điển Việt Nam “vịnh thu” đã đi theo khuôn mòn sử dụng những hình ảnh có sẵn trong nguồn thơ Trung Quốc và mang tính ước lệ, tượng trưng. Các nhà thơ trung đại thường “vịnh thu” ở trạng thái tĩnh và buồn lặng lẽ. Nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu có lời khen bài Mùa thu của Ngô Chi Lan, một nữ sĩ dưới thời Lê Thánh Tông. Xuân Diệu cho rằng bài thơ của bà là “một bước tiến của thơ, lời văn ở đây trong sáng, liền, thoải mái, không gợi và không có nhạc điệu” [2.15]. Bài thơ nôm có nhan đề Mùa thu đã thể hiện rõ chủ ý của Ngô Chi Lan, nhà thơ đã dành trọn cho việc tả cảnh thu : 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan