Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn đỗ bích thúy...

Tài liệu Luận văn nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn đỗ bích thúy

.PDF
116
136
70

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ===    === Ng« thÞ yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n ®ç bÝch thóy LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam M· sè: 60.22.34 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TS hµ v¨n ®øc Hµ Néi - 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy cô công tác tại Viện Văn học Việt Nam, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Hà Văn Đức - người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin gửi tới qúy thầy cô trong Hội đồng bảo vệ lời cảm ơn chân thành! Do còn hạn chế về trình độ nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía thầy cô, đồng nghiệp và các bạn. Hà Nội, tháng 06 năm 2011 Tác giả luận văn Ngô Thị Yên NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 5. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 7 NỘI DUNG ..................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. NGƢỜI TRẦN THUẬT VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY .............................................. 8 1.1. Lý thuyết về nghệ thuật trần thuật ............................................................ 8 1.2. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ........................................................................................................................ 9 1.2.1. Người trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ................................. 9 1.2.1.1. Khái quát về người trần thuật.............................................................. 9 1.2.1.2. Người trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ............................. 11 1.2.1.2.1. Người trần thuật hàm ẩn ................................................................. 13 1.2.1.2.2. Người trần thuật tường minh........................................................... 16 1.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ......................... 18 1.2.2.1. Khái quát về điểm nhìn trần thuật ...................................................... 18 1.2.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ...................... 21 1.2.2.2.1. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài ....................................................... 21 1.2.2.2.2. Điểm nhìn trần thuật bên trong ....................................................... 26 1.2.2.2.3. Điểm nhìn trần thuật phức hợp ....................................................... 31 CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY ............................................ 37 2.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ................... 37 2.1.1. Khái niệm về kết cấu và kết cấu trần thuật ........................................... 37 2.1.1.1. Kết cấu .............................................................................................. 37 2.1.1.2. Kết cấu trần thuật............................................................................... 38 2.1.2. Hình thức kết cấu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy .............. 39 1 LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy 2.1.2.1. Kết cấu đơn tuyến .............................................................................. 39 2.1.2.2. Kết cấu theo mạch phát triển tâm lí.................................................... 43 2.1.2.3. Kết cấu đảo lộn trật tự trần thuật ........................................................ 48 2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy .............. 53 2.2.1. Khái niệm về cốt truyện ........................................................................ 53 2.2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ......................................... 55 2.2.2.1. Cốt truyện đơn giản ........................................................................... 55 2.2.2.2. Cốt truyện với kết thúc bất ngờ, kết thúc để ngỏ ................................ 57 2.2.2.3. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện ............................................... 61 CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY ............................................................ 66 3.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ............................. 66 3.1.1. Khái quát về ngôn ngữ trần thuật .......................................................... 66 3.1.2.Lời văn trần thuật và lời văn miêu tả trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 67 3.1.2.1. Lời văn trần thuật .............................................................................. 67 3.1.2.1.1. Lời trần thuật gián tiếp của người kể chuyện .................................. 68 3.1.2.1.2. Lời trần thuật nửa trực tiếp ............................................................. 70 3.1.2.2. Lời văn miêu tả .................................................................................. 75 3.1.2.2.1. Lời văn miêu tả thiên nhiên ............................................................ 76 3.1.2.2.2. Lời văn miêu tả về cuộc sống con người miền núi .......................... 83 3.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ........................... 89 3.2.1. Khái quát về giọng điệu trần thuật ........................................................ 89 3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ........................ 91 3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình, mộc mạc, chân chất ............................................ 91 3.2.2.2. Giọng điệu cảm thương, xót xa .......................................................... 97 3.2.2.3. Giọng điệu triết lý, giản dị mà sâu lắng............................................. 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 112 LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 2 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Nói đến văn học Việt Nam, chúng ta nói đến cả quá trình phát sinh và phát triển. Đặc biệt là từ sau năm 1975 với công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, một cuộc đổi mới được thể hiện trên nhiều bình diện. Song về cơ bản vẫn là giai đoạn văn học tiếp cận cuộc sống từ bình diện thế sự - đời tư. Chính xu hướng đó đã kích thích sức sáng tạo không ngừng của các văn nghệ sĩ. Bước sang thế kỉ XXI, từ sự đổi mới về nhiều mặt và sự mở rộng biên độ cho cho người sáng tác khiến cho văn học đương đại của Việt Nam được vận động, phát triển liên tục. Để đáp ứng mọi nhu cầu sáng tác của người cầm bút, nhiều nhà văn tên tuổi đã đi đầu trong phong trào đổi mới đó. Tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp... Chính lẽ đó, trong những năm gần đây, văn học Việt Nam xuất hiện nhiều gương mặt những nhà văn trẻ có triển vọng. Họ đi sâu vào nhiều góc cạnh của đời sống, từ thế sự cho đến đời tư của con người. Đặc biệt, các nhà văn trẻ quan tâm nhiều đến số phận, hoàn cảnh sống éo le và đến cả những cái rất riêng, những điều nhạy cảm nhất trong cuộc sống đa dạng của con người. Một trong số đó phải kể đến nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy, chị đã góp phần làm cho bộ mặt của văn học Việt Nam thêm một diện mạo mới. 2. Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13/04/1975 tại Hà Giang. Chị sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa đầu của Tổ quốc - một địa danh gắn liền với khung cảnh núi rừng Tây Bắc đã đi vào trang thơ, trang văn của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Chị là thế hệ những nhà văn trưởng thành sau năm 1975, khi đất nước đã không còn tiếng súng. Một đất nước sống trong hòa bình, tự do nhưng con người phải đối mặt với nhiều điều phức tạp của cuộc sống. Có thể nói, cuộc đời Đỗ Bích Thúy không phải là một đường thẳng, xuyên suốt mà nó đầy sự biến động. Con đường tìm đến văn chương của chị là cả một quãng đường, tuy không dài nhưng nhiều bước chuyển mình. LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 1 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy Tuổi trẻ của Đỗ Bích Thúy cũng giống như bao cô gái mới lớn khác, chị có rất nhiều dự định và ước mơ trong sáng, cụ thể như mơ ước trở thành cô giáo. Song ý định ấy không trở thành hiện thực, bởi không biết vì nguyên do gì mà Đỗ Bích Thúy lại học Cao đẳng Tài chính - Kế toán và trở thành một nữ kế toán cho báo Hà Giang. Nhưng với niềm đam mê văn chương nghệ thuật, từ một nữ kế toán chị chuyển sang lĩnh vực viết lách, làm báo. Thời gian làm việc cho báo Hà Giang không nhiều nhưng với bốn năm lăn lộn với nghề báo, phải trèo đèo lội suối, đi vào những thung sâu, bản xa lấy tư liệu đã giúp Đỗ Bích Thúy hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống con người. Sau đó, chị về Hà Nội học tiếp lên đại học. Trong những tháng ngày là sinh viên, chị miệt mài chăm chỉ học tập để mong có thêm nhiều kiến thức về phục vụ cho công việc làm báo sau này của mình. Sống trong môi trường sinh viên thiếu thốn đủ thứ và lại là người con sống xa nhà, xa quê, Đỗ Bích Thúy luôn đau đáu nhớ về quê hương - nơi có bố mẹ, anh chị em và bạn bè. Hơn lúc nào hết, ngòi bút lại thôi thúc chị viết, chị viết trong một không gian chật hẹp của kí túc xá. Nơi đó có những chiếc giường tầng cùng với chiếc bàn gấp nhỏ bé, có thể di chuyển mọi lúc mọi nơi. Cũng trong thời gian học tập này, chị đã gửi những bài viết của mình đến Tạp chí văn nghệ quân đội để dự thi. Kết quả là chị đã dành giải nhất. Quan niệm viết văn của Đỗ Bích Thúy hết sức đơn giản, chị vẫn thường nói viết chính là nhu cầu nội tâm. Đặc biệt viết văn đối với chị như là sự trả ơn, nên trong cuộc đời viết văn của mình, chị đã định hình một cách viết không quá ồn áo, hoa mĩ, không gây ra những cú sốc mạnh như những bạn viết cùng trang lứa. Đầu sách của chị nằm khiêm tốn trong hiệu sách và cũng chỉ những ai thực sự say mê văn chương đích thực mới tìm đến, quan tâm đến chị và sách của chị. Điều đó cũng đủ để Đỗ Bích Thúy lặng lẽ, điềm đạm và cần mẫn viết. Những tập truyện của Đỗ Bích Thúy phần lớn chỉ viết với một đề tài duy nhất, đó là đề tài miền núi, lại chỉ với một địa danh quen thuộc - Đó là mảnh LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 2 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy đất Hà Giang - quê hương yêu dấu của chị. Miền núi - đúng như tên gọi của nó: hoang sơ, lạ lẫm và bí hiểm nhưng chị đã khai thác chiều sâu phức tạp trong cuộc sống cũng như nhân cách và phẩm chất của con người vùng núi phía Bắc một cách chân thành và thắm đượm tình quê. Đến nay, Đỗ Bích Thúy đã là một cây bút được khẳng định và là nữ phó tổng biên tập đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm của Tạp chí văn nghệ quân đội. Với công việc này, chị không chỉ gánh trọng trách của người quản lý mà còn phải nỗ lực hơn nữa trong việc sáng tác của bản thân mình. 3. Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đã có một số người lấy làm đề tài nghiên cứu nhưng chưa ai đi sâu vào việc áp dụng lí thuyết về nghệ thuật trần thuật để tìm hiểu về phong cách sáng tạo trong truyện ngắn của chị.Vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy”. 2. Lịch sử vấn đề Đỗ Bích Thuý đến với văn chương từ rất sớm, chị từng sáng tác và gửi bài cho báo Tiền Phong từ năm 19 tuổi với tác phẩm đầu tay của mình là Chuỗi hạt cườm màu xám và đã để lại ấn tượng không nhỏ trong lòng bạn đọc. Nhưng bước ngoặt để tên tuổi chị có chỗ đứng trong làng văn học hiện đại là phải kể đến cuộc thi truyện ngắn kéo dài 2 năm 1989 - 1999 do Tạp chí văn nghệ quân đội tổ chức. Kết quả là chị đã dành giải nhất với chùm tác phẩm: Ngải đắng ở trên núi, Đêm cá nổi và Sau những mùa trăng. Đặc biệt là truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của chị đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành kịch bản phim Chuyện của Pao. Bộ phim này đã đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của hội điện ảnh Việt Nam. Từ đây, tên tuổi của chị được báo giới biết đến và lưu tâm nhiều hơn. Trên báo văn nghệ trẻ, số ra ngày 11/3/2001, Điệp Anh có bài Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ đã nhận xét: “ Thế mạnh của Đỗ Bích Thuý là đời sống của người dân Tây Bắc, với những không gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập quán đặc thù khiến người đọc luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 3 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy hút (...). Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý, không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó quên trong lòng độc giả” [02;03]. Nhà văn Chu Lai - một cây bút kì cựu trong làng văn có bài Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ được đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội tháng 7 năm 2001. Ông đã cảm nhận về văn của Đỗ Bích Thuý như sau: “Đọc Thuý người ta có cảm giác như được ăn một món lạ, được sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất riêng đậm đặc chất dân gian của hương vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh, của mây trời đặc sánh “như một bầy trăn trắng đang quấn quyện vào nhau”, của mùi ngải đắng, mần tang, của những nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác, của ánh trăng “giữa mùa cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã, cháy bùng theo tiếng khèn gọi tình dưới thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu gõ vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhằn và con bìm bịp say thuốc, say rượu ngủ khì khì bên chân chủ” [31;104]. Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư là bài viết của Phạm Thùy Dương được đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội (661) tháng 1 năm 2007. Phạm Thùy Dương có nhận xét : “Nổi lên trong trang viết của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy là cái nhìn nhân ái về con người (...) Đằng sau cuộc sống, khí chất của con người mỗi vùng đất là tình cảm cảm thương sâu sắc của nhà văn tới những con người bất hạnh” [13;102]. Trung Trung Đỉnh với bài Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy in trên báo Văn nghệ số 5, ra ngày 3/2/2007 cũng cảm nhận khá sâu về văn phong Đỗ Bích Thúy: “Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của con người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù tác giả LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 4 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy không hề cố ý đưa vào chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có” [17;58]. Với báo mạng, cũng có nhiều bài viết đề cập tới sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Tác giả Hà Anh với bài viết Đỗ Bích Thúy: nếu làm độc giả thất vọng tôi thà chịu cũ được đăng tải trên trang http://evan.vnexpretss.net ra ngày 05/12/2005. Tiếp đến là bài viết của tác giả Dương Bìn h Nguyên với bài Nhà văn Đỗ Bích Thúy: viết vì nhu cầu nội tâm được đăng tải trên trang http://evan.vnexpretss.net ra ngày 21/1/2006 và bài viết Nhà văn Đỗ Bích Thúy - sự mềm mại quyết liệt được đăng trên trang http://www.cand.com.vn. Ngoài ra có nhiều bài viết về chị trên trang khác như: http://vietbao.vn; phongdiep.net có bài viết Đỗ Bích Thúy - tôi đã không nghĩ rằng người phụ nữ có thể hi sinh nhiều đến thế, ra ngày 23/1/2009. Tiếp đến, là tác giả Bình Nguyên Trang với bài viết Con của núi được đăng trên trang: http://www.hoilhpn.org.vn ngày 16/03/2009. Trên trang http://my.opera.com là bài viết Đỗ Bích Thúy và Ngải đắng ở trên núi và trang http://tapchinhavan.vn ra ngày 23/11/2009 có bài Đường đến với văn chương của một người viết trẻ của tác giả Lê Hương Thủy. Bên cạnh sở trường viết truyện ngắn, nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy còn thử sức mình trong cả lĩnh vực sáng tác kịch, tiểu thuyết và đoản văn. Có lẽ ở phương diện nào chị cũng tạo được sự chú ý của mọi người, đặc biết là giới văn nghệ sĩ. Với tiểu thuyết đầu tay Bóng của cây sồi có bài nhận xét của Nguyễn Hữu Quý ở báo Văn nghệ quân đội (623) tháng 6 năm 2005 như sau: “Tính xã hội, tính nhân văn, lòng trắc ẩn và khao khát của nhà văn đã được gửi gắm vào từng trang viết. Nó đã được nói qua nhân vật, qua giọng kể không mới lạ nhưng đằm lắng và nhiều cảm xúc của Đỗ Bích Thúy. Hiện tại, quá khứ, chuyện mới, chuyện cũ đan xen, cài quấn nhau như dòng chảy của cuộc sống muôn đời nay tiếp nối, tiếp nối không dứt. Lối dẫn chuyện tự nhiên và không LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 5 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy gò bó, cách miêu tả thiên nhiên và đời sống của miền đất cực bắc đất nước khá sinh động là ưu điểm nổi trội của cuốn tiểu thuyết này”[45;113] Ngoài những bài báo đánh giá, nhận xét, khám phá, tìm hiểu một số khía cạnh nhỏ về truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý còn có một số công trình nghiên cứu bước đầu so sánh đối chiếu với một số nhà văn trẻ khác như: Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thoa với đề tài Tiếp cận sáng tác của Đỗ Bích Thuý và Nguyễn Ngọc Tư từ phương diện giá trị văn học - văn hoá (2008). Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Trường với đề tài Truyện ngắn về đề tài về dân tộc miền núi phía bắc qua tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Huy Thiệp (2009). Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hồng về đề tài Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 - 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy (2009). 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, người viết luôn chú ý khai thác những hình thức nghệ thuật trần thuật trong mảng truyện ngắn của chị để chỉ ra những nét riêng, đặc trưng trong lối sáng tạo của nhà văn trẻ này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Người viết tập trung nghiên cứu khai thác sâu nghệ thuật trần thuật trong năm tập truyện ngắn của nhà văn Đỗ Bích Thúy: 1. Sau những mùa trăng, NXB Văn nghệ quân đội năm 2001. 2. Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, NXB Hội nhà văn, năm 2003. 3. Kí ức đôi guốc đỏ, NXB Phụ nữ, năm 2004. 4. Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, NXB Công an nhân dân, năm 2006. 5. Người đàn bà miền núi, NXB Phụ nữ, năm 2008. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 6 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, người viết sẽ chọn lý thuyết có liên quan đến nghệ thuật trần thuật để áp dụng vào việc triển khai vấn đề này. Bên cạnh đó, người viết còn phải sử dụng đến các phương pháp khác để bổ trợ cho việc nghiên cứu của mình. Đó là các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn của chúng tôi gồm có ba chương: Chƣơng 1. Ngƣời trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. Chƣơng 2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu và cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. Chƣơng 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 7 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NGƢỜI TRẦN THUẬT VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY 1.1. Lí thuyết nghệ thuật trần thuật Nói đến phương diện trần thuật thì đây lại là một phần không thể thiếu trong phương thức tự sự. Bởi trong tác phẩm tự sự, nghệ thuật trần thuật có vai trò quan trọng góp phần khẳng định tài năng, phong cách nhà văn. Có nhiều hình thức trần thuật, mỗi một thể loại cụ thể sẽ có cách trần thuật khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật” [21;307]. Giáo trình Lí luận văn học cũng đưa ra khái niệm về trần thuật như sau: “Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Về bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào...” [53;100]. Trần thuật không chỉ là lời thuật, lời kể. Nó bao hàm cả việc “miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả” [21;307]. Trần thuật không chỉ có trong truyện mà còn có cả trong thơ trữ tình nhưng trần thuật thể hiện sự đa dạng và phong phú nhất phải là tác phẩm tự sự. Như vậy, trần thuật luôn có hai yếu tố quy định, đó là người kể và chuỗi ngôn từ. Yếu tố người kể chuyện, ta sẽ có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật. Yếu tố chuỗi ngôn từ ta lại có nhiều yếu tố khác như: dựng cảnh, dự báo; phân tích bình luận, giọng điệu... Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 8 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện “thắt nút”, “mở nút”, sang chủ thể thẩm mĩ của tác phẩm tự sự” [21;308]. Từ khái niệm trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự, truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy đã sử dụng nghệ thuật trần thuật vào việc khai thác những mảnh đời tư của con người trong quá trình hình thành và phát triển. Để đạt được điều đó, bút pháp trần thuật của tác giả phải được định hình trong một không gian và thời gian nhất định. Có như vậy, thể loại truyện ngắn mới phát huy hết mặt mạnh của nó. 1.2. Ngƣời trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 1.2.1. Ngƣời trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy 1.2.1.1. Khái quát về ngƣời trần thuật Trong nghệ thuật trần thuật, người ta thường nhắc đến các khái niệm: người trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật. Người trần thuật (còn gọi là người kể chuyện, người thuật chuyện). Đây là khái niệm trung tâm của trần thuật học, của thi pháp học hiện đại. Khái niệm này dùng để chỉ người thay thế cho chủ thể sáng tạo tường thuật lại câu chuyện trong tác phẩm. Song cho đến nay, khái niệm này còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu Pháp như G. Genette thì hiểu người trần thuật có chức năng của tác giả mà ông giải thích là vai trò trội của người kể chuyện. Đó là, người trần thuật vừa có chức năng kể chuyện đồng thời phải vừa chỉ huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin, vừa thuyết phục người đọc... Còn các nhà nghiên cứu Anh, Mĩ thì lại thiên về hiểu người trần thuật như là một vai trò thụ động do tác giả điều khiển. Tác giả cần nó vì cần một giọng điệu, cần một điểm nhìn, cách nhìn. LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 9 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy Từ điển thuật ngữ văn học có nêu: “Người trần thuật là hình thái của hình tượng tác giả trong văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi” [21;191] Giáo trình lí luận văn học đưa ra ý kiến: “Người kể chuyện (người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một người do nhà văn tạo ra để thay thế mình thực hiện hành vi trần thuật... Người kể chuyện trong văn bản ẩn mình trong dòng chữ. Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Và chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, người chứng kiến hay người biết trước sự việc xảy ra bằng tất cả giác quan, sự hiểu biết của mình. Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất. Cái gọi là kể theo ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình” [53;102]. Còn ngôi kể thứ hai là “cái tôi trữ tình”, là “chủ thể kép” thường dùng khi “hỗ trợ” để nhân vật của mình được bộc lộ “chân dung nội tâm” nhưng ngôi kể thứ hai này thường ít được sử dụng. Theo Thi pháp học hiện đại thì “người trần thuật cũng đồng thời là người kể chuyện và người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng... Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện” [52;116]. Dù các nhà nghiên cứu có những cách hiểu khác nhau về người trần thuật thế nào đi chăng nữa thì vai trò của người trần thuật là rất quan trọng. Bởi trần thuật bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó. Ở phương diện nào, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều có sự đồng hành của người trần thuật. Người trần thuật không những tổ chức về mặt ngôn ngữ mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt kết cấu và chi phối đến ngôn ngữ của nhân vật. Có khi tác giả chính là người trần thuật, cũng có khi tác giả là người trần thuật được giao cho hóa thân vào một nhân vật nào đó. Người trần thuật miêu tả, bình luận, khêu gợi và làm sáng tỏ mọi mối quan hệ của nhân vật từ hoàn cảnh, sự kiện cho đến các nhân vật khác trong tác phẩm. Đó là những nhân tố tích cực trong việc tổ chức, dẫn dắt, định hướng và khơi gợi khả năng đối thoại tranh luận LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 10 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy của người đọc, là điểm tựa để tác giả có thể bộc lộ quan điểm cá nhân về cuộc sống cũng như mặt nghệ thuật của mình. Người trần thuật còn được nhận diện trong tác phẩm của mình là nhờ vào sự định hình của ngôi kể. Vì vậy, việc nghiên cứu khám phá ra hình tượng người trần thuật cũng chính là phương diện khám phá ra nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ những khái niệm, những đặc tính trọng yếu đó về người trần thuật nên mỗi nhà văn khi bắt tay vào sáng tác tác phẩm tự sự luôn có ý thức lựa chọn cho mình một người kể chuyện thích hợp. 1.2.1.2 Ngƣời trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy Khi khảo sát năm tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, chúng tôi nhận thấy những câu chuyện kể của chị thường có sự đan xen, nhập nhòa giữa chủ thể sáng tạo là tác giả với người trần thuật. Đó là cội nguồn của sự nhận thức, phán đoán, kiến giải chủ quan mà nhà văn hiện hình nó trên văn bản của mình. Người trần thuật trong truyện ngắn của chị luôn truyền tải được đầy đủ và sắc nét những yêu thương, tâm tình, những khát khao cháy bỏng của con người vùng cao. Đồng thời là tâm sự của chính nhà văn, người con của quê hương khi xa quê nhớ quê hương đến cháy bỏng da diết. Để thực thi vai trò của người kể chuyện điều đầu tiên nhà văn phải là người thiếp lập được hình thức trần thuật hợp lí, phù hợp với ý đồ và mục đích sáng tạo của bản thân. Qua 36 truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy rải rác trong năm tập, đặc biệt là dựa vào sự tồn tại của người kể chuyện được báo hiệu thông qua văn bản, chúng tôi nhận thấy hình tượng người trần thuật mà Đỗ Bích Thúy thiết lập biểu hiện chủ yếu trên hai phương diện: người trần thuật hàm ẩn (giấu mặt), người trần thuật tường minh (lộ diện) hay người trần thuật đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Từ đó, chúng tôi nhận thấy người đóng vai trò trần thuật trong những tập truyện ngắn của chị chủ yếu thuộc ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Tất nhiên xen kẽ trong cách kể thuộc ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, truyện Đỗ Bích Thúy cũng có sử dụng ngôi thứ hai nhưng không nhiều. Ngôi thứ hai mà chị dùng chỉ nhằm mục đích gián cách với cách xưng hô: anh, chị, bà... LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 11 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy tưởng là ngôi thứ ba số ít nhưng thực chất nó là cái tôi khác, cái tôi được kể ra, chứ không phải là tự kể như ngôi thứ nhất. Để tiện cho việc theo dõi và tìm hiểu tất cả những mô thức trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, chúng tôi lập bảng thống kê, phân loại như sau: Tên truyện ngắn STT Trần thuật từ Trần thuật từ ngôi thứ ba ngôi thứ nhất 01 Tiếng đàn môi sau bờ rào đá x 02 Gió không ngừng thổi x 03 Cái ngưỡng cửa cao x 04 Cạnh bếp có cái muôi gỗ x 05 Con dê bốn mắt x 06 Cột đá treo người x 07 Đá cuội đỏ x 08 Đêm cá nổi x 09 Giống như cái cối nước x 10 Hẻm núi x 11 Mần tang trong thung lũng x 12 Mặt trời lên, quả còn rơi xuống x 13 Ngải đắng ở trên núi x 14 Ngựa ngã núi x 15 Những buổi chiều ngang qua cuộc x đời 16 Sải cánh trên cao x 17 Sau những mùa trăng x 18 Vết chân ngựa trên đường mòn x 19 Thị trấn x 20 Đi qua ngày sang đêm LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc x 12 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy 21 Ngoài cửa trời chưa sáng x 22 Sông còn chảy mãi x 23 Nơi sinh ra huyền thoại x 24 Người đàn bà ném con chó xuống x biển 25 Phía sau kí ức x 26 Bến đợi x 27 Bến sông x 28 Và tình yêu đi qua x 29 Đưa em về với mẹ x 30 Kí ức đôi guốc đỏ x 31 Trong thung lũng x 32 Sông đêm x 33 Mùa chuối chín x 34 Lặng yên dưới vực sâu x 35 Trôi trên phù sa x 36 Gió lùa qua cửa x Theo thống kê phân loại ở trên, chúng ta thấy truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý trần thuật từ ngôi thứ ba (người trần thuật hàm ẩn) là 20/36 truyện ngắn (chiếm 55%), trần thuật từ ngôi thứ nhất (người trần thuật tường minh) là 16/36 truyện ngắn (chiếm 45%). 1.2.1.2.1 Ngƣời trần thuật hàm ẩn Đây là hình thức trần thuật truyền thống đã phổ biến trong văn học cổ và văn học trung đại. Người trần thuật hàm ẩn thường được xác lập trên cơ sở hình thức trần thuật khách quan (hình thức ẩn khuất của người kể), với mục đích làm tăng tính chân thực cho câu chuyện nên được tác giả thiết lập ở ngôi thứ ba số ít, không lộ diện, không nhân vật hóa. Với ngôi thứ ba luôn cho LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 13 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy phép người kể có thể biết tất cả con người cũng như sự vật, sự việc. Đồng thời giữ vai trò thống soái trong việc miêu tả, kể chuyện, dẫn chuyện, kể cả những bí mật trong tâm hồn của những người khác. Có thể coi người trần thuật từ ngôi thứ ba là ngôi kể tự do nhất, có khả năng bao quát và có trường nhìn rộng rãi nhất. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho người thuật chuyện đi sâu vào ngõ ngách của chuyện kể cũng như lĩnh vực đời sống, nội tâm của các nhân vật. Người trần thuật ở ngôi kể này có khả năng chứng kiến câu chuyện và có khả năng thuật lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Đây thực chất là ý đồ trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, tác giả sử dụng ngôi trần thuật này khá nhiều 20/36 truyện ngắn (chiếm 55%). Trước tiên, chúng ta cần khẳng định ngay, người trần thuật ẩn mình trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy có hai dạng. Đó là người trần thuật hàm ẩn không xác định và người trần thuật xác định. Người trần thuật hàm ẩn không xác định là người kể chuyện không có tên gọi cụ thể, không rõ giới tính, lứa tuổi nghề nghiệp, thậm chí đến một lời giới thiệu về nhân vật này cũng không có. Chứng tỏ, người trần thuật kiểu này hoàn toàn khách quan đứng ngoài quan sát, miêu tả và kể lại những cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật một cách gián tiếp. Hay người trần thuật ở đây có sự biến hóa khôn lường, tạm quên đi giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp để vừa là người dẫn chuyện, vừa là người ẩn tàng cùng một lúc đóng rất nhiều vai trong truyện. Đó là những truyện ngắn: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (với ba nhân vật: ông Chúng, May, mẹ già), Cái ngưỡng cửa cao (với hai nhân vật: Sương và Sính) , Con dê bốn mắt (với ba nhân vật: Dúng, Dí, Chay). Tất cả câu chuyện trên, người đọc nhận thấy có sự hòa nhập của nhiều chủ thể tham gia trần thuật. Gần như xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, Đỗ Bích Thúy đã để cho người trần thuật nhập vào các nhân vật của mình và xóa đi khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật. Nhưng khi đọc kĩ tác phẩm của chị, chúng ta vẫn cảm nhận được đằng sau các nhân vật, các sự kiện được kể luôn LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 14 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy có bóng dáng của một người nào đó đang âm thầm theo dõi, quan sát. Mặc dù không thật sự nhìn thấy, nghe thấy người kể chuyện nhưng câu chuyện vẫn được định hình. Đây có thể coi là điểm mới khiến cho truyện của Đỗ Bích Thúy, nhìn bề ngoài là tương đối khách quan, có giữ khoảng cách với nhân vật, thậm chí tách mình ra khỏi sự đồng cảm nhất định với nhân vật. Có nghĩa là Đỗ Bích Thúy chỉ mượn hình thức kể chuyện cũ, truyền thống nhưng cách khai thác tiếp cận lại vô cùng mới. Người trần thuật hàm ẩn được xác định trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy chính là một chủ thể biết rõ giới tính, lứa tuổi, thậm chí đóng luôn vai trò của nhân vật. Cụ thể như: người phụ nữ đau khổ tên Kía trong truyện Gió không ngừng thổi, như chàng trai Dân trong truyện Mặt trời lên, quả còn rơi xuống, như nỗi oan nghiệt của cô Chía trong truyện Cột đá treo người khiến người đọc lúc này quên đi sự xuất hiện của người trần thuật mà xem đó là nhân vật thấu suốt cảnh ngộ của mình. Điều đó nhờ vào những câu văn trần thuật khá nhịp nhàng, những lời thuật giàu tính biểu cảm và hàng loạt những hình ảnh so sánh ước lệ. Từ những dẫn giải nêu trên, chứng tỏ người trần thuật hàm ẩn xác định hay không xác định trong quá trình trần thuật thì người trần thuật luôn cố gắng nắm bắt thực trạng vấn đề một cách sâu sắc và khách quan. Cuối cùng, người trần thuật sẽ trình bày, đánh giá về hiện thực đời sống và phong tục sinh hoạt đặc sắc của con người miền núi. Với cách kể chuyện như trên, người trần thuật hoàn toàn tỉnh táo để lôi cuốn hấp dẫn người đọc tiếp cận hết những mối quan hệ của con người với con người vùng cao. Một vùng văn hóa còn rất nhiều hủ tục lạc hậu khiến cho mọi người luôn phải suy nghĩ, trăn trở. Từ đó, nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy có điều kiện để đưa ra những chính kiến, quan điểm của bản thân về những giá trị riêng của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc. Đây cũng là cách chủ thể giấu mình ẩn tàng sau bước đi và suy nghĩ của nhân vật mà kín đáo bộc lộ quan điểm chủ quan cá nhân một cách sâu sắc, không lộ liễu. Điển hình như LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 15 Ng« ThÞ Yªn NghÖ thuËt trÇn thuËt trong truyÖn ng¾n §ç BÝch Thóy người trần thuật hàm ẩn mượn lời nói của nhân vật để nhận xét và đưa ra những câu hỏi day dứt người đọc về sự cam chịu đau đớn của những người phụ nữ vùng cao. Đó là nỗi niềm đau đáu của người mẹ sau bao nhiêu năm làm dâu mà không thể sinh được con cho nhà chồng nên họ chỉ coi mình là cục đá kê chân cột nhà chồng trong truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá. Hay hành động của Vi trong truyện Giống như cái cối nước, mỗi đêm cô lại ra cối nước buông cần cho nó giã không xuống cối một cách vô vọng, vô vọng như trong chính tình duyên của mình. Tất cả những cảnh đời ngang trái và đau khổ của những người trong cuộc đã được người trần thuật hàm ẩn giấu mặt diễn tả. Cái hay là ở chỗ, tuy người trần thuật giấu mặt ở một góc khuất nào đó mà người đọc không bao giờ nhận biết được (và có lẽ không cần quan tâm cũng chẳng sao). Nhưng đó chỉ là hình thức bề ngoài mà người trần thuật đánh lừa cảm giác của độc giả. Sâu thẳm bên trong, người trần thuật hàm ẩn vẫn lặng lẽ quan sát, vẫn gián tiếp bày tỏ sự đồng tình ủng hộ và cảm thông. Có nghĩa là, người trần thuật không lộ diện nhưng vẫn có thể cắt nghĩa được nguyên nhân mang đến nỗi khổ, sự bế tắc trong sự lựa chọn khát vọng cứ chực bùng phát rồi lại lịm tắt của những chàng trai, cô gái vùng cao. Qua lời kể của người trần thuật từ những câu chuyện thế sự đó, người đọc có thể rút ra bài học về xử thế thấm thía cho từng cảnh đời và thậm chí cả những cảnh đời có thực ngay chính trong lòng độc giả. Điều đó càng có sức khái quát lên những triết lý vĩnh hằng về nhân sinh, xã hội, vũ trụ nói chung mà thế giới loài người luôn mong mỏi. 1.2.1.2.2. Ngƣời trần thuật tƣờng minh Người trần thuật tường minh là kiểu người kể chuyện xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Đọc tác phẩm, người đọc có thể phân định được đặc điểm tính cách, phong thái trần thuật, quan điểm lập trường, trạng thái tâm lí, phương hướng lí giải của một nhân tố, một đối tượng trần thuật cụ thể. Kiểu trần thuật này mới xuất hiện trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ. Lúc này, chủ LuËn v¨n th¹c sÜ v¨n häc 16 Ng« ThÞ Yªn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan