Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương...

Tài liệu Luận văn những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn bình phương

.PDF
111
110
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ PHƢƠNG Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2008 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 2 Chương 1 NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU tHUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (TỪ 1986 ĐẾN NAY) .......... 12 1.1 KHÁI QUÁT VỀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ....................................................................... 12 1.1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ....................... 12 1.1.2 Xu hƣớng cách tân của tiểu thuyết Việt Nam. .................................. 16 1.2 SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TRONG DÒNG CHẢY CÁCH TÂN TIỂU THUYẾT ....................................................... 24 Chương 2 NHỮNG CÁCH TÂN VỀ MẶT KẾT CẤU TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG ........................................................... 35 2.1 TÍNH LIÊN VĂN BẢN ..................................................................... 36 2.1.1 Ranh giới thể loại tiểu thuyết trở nên nhoè mờ ........................... 37 2.1.2. Sự giễu nhại lại các văn bản cũ ........................................................ 43 2.2. TÍNH XOẮN KÉP ............................................................................ 47 2.2.1. Kết cấu đa tuyến ............................................................................. 47 2.2.2 Kết cấu đồng hiện ............................................................................ 51 2.3 TÍNH PHÂN MẢNH ......................................................................... 56 2.3.1 Cốt truyện phân rã ........................................................................... 56 2.3.2 Kết cấu dòng ý thức ......................................................................... 60 Chương 3. SỬ DỤNG YẾU TỐ KỲ ẢO – MỘT THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYÊT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG ..... 67 3.1 YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 67 3.1.1. Nhân vật với những yếu tố dị thƣờng.............................................. 68 3.1.2 Thế giới vô thức và nỗi ám ảnh sợ hãi của nhân vật ....................... 72 3.2 YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN - THỜI GIAN ....................................................................................................... 80 3.2.1 Yếu tố kì ảo trong xây dựng không gian .......................................... 80 3.2.2 Yếu tố kỳ ảo trong tổ chức thời gian ................................................ 86 3.2. HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG.............................................................. 92 3.2.1. Biểu tƣợng trăng ............................................................................. 94 3.2.2. Biểu tƣợng con cú........................................................................... 97 3.2.3 Một số biểu tƣợng khác ................................................................. 100 PHẦN KẾT ............................................................................................ 103 THƢ MỤC THAM KHẢO .................................................................... 106 Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 1 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Bình Phƣơng không phải là cái tên xa lạ đối với giới phê bình nghiên cứu chuyên nghiệp, nhƣng với phần đông độc giả đây vẫn là nhà văn chƣa đƣợc biết đến rộng rãi. Trong gần 20 năm, kể từ khi bƣớc vào thế giới tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phƣơng cho ra đời 7 tác phẩm (Bả Giời, Vào Cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi). Ở nhà văn này ta bắt gặp những tìm tòi và lao động nghệ thuật nghiêm túc nhọc nhằn. Tiểu thuyết của anh đều thống nhất về phong cách đồng thời mỗi tác phẩm lại là một sáng tạo mới, cả về nội dung và kĩ thuật văn xuôi. Mặc dù đến nay Nguyễn Bình Phƣơng đã trở thành một hiện tƣợng của giới phê bình, nhƣng tiểu thuyết của anh vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Xung quanh việc nghiên cứu Nguyễn Bình Phƣơng có những luồng ý kiến trái chiều, những nhận xét khen chê mang đậm chất cảm tính, chủ quan. Luận văn chọn đề tài “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” với mong muốn tìm ra những nét mới trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.Từ đó chỉ ra vị trí cũng nhƣ đóng góp của tác giả trên hành trình nỗ lực làm mới tiểu thuyết Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Viết về Nguyễn Bình Phƣơng chủ yếu là các bài viết đƣợc đăng tải trên báo điện tử và các báo, tạp chí chuyên ngành. Đáng chú ý có thể kể tới bài viết sau: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 2 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương “Một số điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” Trƣơng Thị Ngọc Hân, (http://tienve.org) trong bài viết này, tác giả chỉ ra ba đặc điểm lớn trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng, đó là: 1.cách chọn hiện thực (chủ yếu nhà văn viết về những mảng tự sự nhỏ phân mảnh). 2. Nguyễn Bình Phƣơng sử dụng lối kết cấu xoắn kép với nhiều mạch chạy song song. 3.Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Có thể khẳng định đây là những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng, nhƣng do dung lƣợng có hạn nên bài viết mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các luận điểm chứ chƣa đƣợc triển khai phân tích sâu. Thụy Khuê là một ngƣời có quan tâm đặc biệt đến sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng. Hầu nhƣ tiểu thuyết nào của Nguyễn Bình Phƣơng ra mắt độc giả, Thụy Khuê đều có những bài viết đầy tâm huyết và có những ý kiến khá sắc sảo có giá trị nhƣ: về tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già Thụy Khuê cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hƣớng hiện thực huyền ảo với sự tồn tại của hai cõi âm – dƣơng, của những “điềm báo”, với diễn biến của nhiều thế hệ sống chết giao nhau trên mảnh đất Thái Nguyên. Thụy Khuê còn phát hiện đƣợc hiện thực của Người đi vắng cùng với kết cấu đồng hiện về thời gian trong tác phẩm là một “hiện thực linh ảo âm dƣơng, một thế giới bao quát gồm thiên nhiên, vật giới, hiện tƣợng và con ngƣời”, do đó con ngƣời không còn có giá trị độc tôn nhƣ trƣớc đồng thời chỉ ra chủ đề chính của tác phẩm là sự tha hóa của con ngƣời. Với Trí nhớ suy tàn bài phê bình của Thụy Khuê lại tập trung nhận diện những yếu tố của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm. Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết về tiểu thuyết Mới ở phƣơng Tây, nhà phê bình khẳng định: những dấu hiệu của tiểu thuyết Mới trong tác phẩm đƣợc ngƣời viết chỉ ra bao gồm: tính “không tiêu biểu”, không xác định” của nhân vật, lối nói “trống không” với những mệnh đề không có chủ từ và “hiện thực trong tác phẩm là một hiện thực hiện sinh trong trí tƣởng tƣợng của nhà văn, nó đã Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 3 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương khác xa với hiện thực chụp ảnh thời Balzac”. Thụy Khuê lại nhấn mạnh những điểm mới trong Thoạt kỳ thủy so với truyền thống: “Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết khác thƣờng, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất lạ, một thứ “thoạt kỳ thủy” trong văn chƣơng mang dấu ấn sáng tạo (…) Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ vừa phi thơ chính là những mấu chốt của tiểu thuyết”. Ở bài “Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi”, Thụy Khuê cho rằng bút pháp huyền ảo trong Ngồi của Nguyễn Bình Phƣơng là sự kết hợp của ba bút pháp: bút pháp huyền ảo phi lý của F. Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên, bút pháp huyền ảo tâm lý. Và tác giả cho rằng Nguyễn Bình Phƣơng sử dụng cái ảo nhƣ một cách để khai thác hiện thực và tìm về sâu hơn bản chất con ngƣời. Còn ở bút pháp huyền ảo siêu nhiên (có sự kết hợp với bản sắc dân tộc) tác giả đánh giá đây là điểm chƣa thành công của Nguyễn Bình Phƣơng. Ở những bài viết trên Thụy Khuê đã khảo sát khá kĩ các tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng và chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng nhất của từng tác phẩm cụ thể. Đó là những phát hiện rất tinh tế và chính xác, góp phần gợi mở hƣớng tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, bài viết của Thụy Khuê cũng có những chỗ tỏ ra áp đặt, suy diễn, chẳng hạn: “Tất cả những sắc này (đỏ hay vàng ) dƣờng nhƣ đều mang những ngụ ý riêng, đều gắn liền với lịch sử của đất nƣớc này”. Nhiều chỗ trong bài viết rơi vào cái nhìn chính trị nhƣ: “Thoạt kỳ thủy khởi tố những cách dìu dăt trẻ thơ về những con đƣờng chém giết, là hồi chuông cảnh tỉnh, báo hiệu những nguy cơ của mảnh trần gian lấy bạo lực và dốt nát làm cẩm nang giáo dục con ngƣời”; Hay “Khẩn là nhân vật đảng viên đầu tiên có những nhận thức nội tại về mình. Khẩn cũng là ngƣời cán bộ cộng sản đầu tiên có cái nhìn hiện sinh về bản thân và đất nƣớc. Khẩn còn là tình trạng khẩn cấp của con ngƣời cần phải tìm hiểu mình trƣớc khi tìm hiểu và đánh giá ngƣời khác. Một cá thể, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 4 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương một xã hội, không biết hoặc không muốn nhìn lại mình, thì sẽ dẫn đến đâu? Đó là một trong những câu hỏi chính của tác phẩm.”[25] Đoàn Cầm Thi tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng từ cái nhìn phân tâm học để chỉ ra chất vô thức sáng tạo và tình dục trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng “Sáng tạo văn học: giấc mơ và điên (đọc Thoạt kỳ thủy)” hay “Người đàn bà nằm: “Từ thiếu nữ ngủ ngày” đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương.” Bài viết của Đoàn Cầm Thi đã nêu ra những nhận xét rất xác đáng”. “Vô thức chiếm vị trí trung tâm trong Thoạt kỳ thủy, đƣợc diễn tả trong một văn phong chậm, ngắn, chính xác, phản ánh một tƣ duy đang khảo sát, chiêm nghiệm. Đặc biệt, nó đƣợc xem xét trong mối quan hệ với điên và mộng hai trạng thái trong vô thức hoạt động tích cực nhất”. Tác giả cũng rất chú ý tìm hiểu ngôn ngữ điên của nhân vật trong tác phẩm dựa trên sự đối sánh với các nhân vật điên đã có trong văn học truyền thống. Bài viết có một liên tƣởng khá thú vị giữa Thoạt kỳ thủy với Thơ điên của Hàn Mạc Tử. Gần đây, trên Tạp chí Văn học (số 4/ 2008) có đăng một bài nghiên cứu khá công phu về Nguyễn Bình Phƣơng của nhà nghiên cứu trẻ Đoàn Ánh Dƣơng “Nguyễn Bình Phương lục đầu giang tiểu thuyết”. Tác giả đã khảo sát và chỉ ra những đặc điểm nổi bật ở mỗi tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ những “chi lƣu” nhỏ, đều có những độc đáo riêng. Đoàn Ánh Dƣơng đặc biệt nhấn mạnh đến phƣơng thức kết cấu và phƣơng thức huyền thoại trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng. Tác giả cho rằng có sự “hợp lƣu” trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng, đó là nhà văn đã thành công ở phƣơng thức kết cấu huyền thoại. Đây là một trong những bài viết đƣợc đánh giá cao và gợi mở hƣớng đi khi tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ” đã chỉ ra những Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 5 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương “cái mới” trƣớc hết ở việc tạo ra một hệ thống những ám ảnh của nhân vật. Ông cho rằng tính chất hiện đại ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng thể hiện ở lối kết cấu không có mở đầu cũng không có kết thúc, nhân vật không có tiểu sử, ở lối kết cấu theo dòng tâm trạng và đặc biệt “huyền thoại hóa cuộc sống đời thƣờng là một đặc điểm dễ nhận thấy trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng”. Tất cả những điều đó đƣợc Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá là “không chỉ lạ hóa nội dung và hình thức biểu hiện mà còn làm một thay đổi lớn về thể loại tiểu thuyết không phải bằng lý luận mà bằng hình tƣợng nghệ thuật”. Tác giả cho rằng chính điều đó khiến tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng khó tiếp cận độc giả khi thói quen thẩm mỹ cộng đồng chƣa thay đổi. Nguyễn Chí Hoan với bài viết: “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thủy”, đã rất quan tâm đến kỹ thuật của cuốn tiểu thuyết. Đó là các kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng hiện, là lối hành văn với sự giản yếu các câu văn “tạo ra một sắc thái tƣợng trƣng trùng hợp rõ rệt với đối tƣợng mô tả - cái thoạt kỳ thủy”. Ông cho rằng mặt hạn chế của tác phẩm là hiện thực của tác phẩm “bị kỹ thuật kết cấu kéo căng ra quá mức, khiến cho tham vọng luận đề của cuốn sách trở nên giống nhƣ một tham vọng khái quát bằng kỹ thuật dựng truyện hơn là những hoa trái của một trải nghiệm suy tƣ thực thụ”. Trong bài viết “Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa đời sống” đăng trên Báo Văn nghệ số 45, (11.2006), nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng Ngồi là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc, thể hiện độ chín trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng: “Nó là một cuộc mời gọi đặt đặt vấn đề phản tƣ về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt ngƣời ta phải suy tƣ và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết xuất sắc. Theo tác giả thì tiểu thuyết của Nguyễn Bình Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 6 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương Phƣơng là kiểu tiểu thuyết mới, phản tiểu thuyết hay chính xác hơn là chông chênh trên bờ của một thứ phản tiểu thuyết. Bên cạnh đó cũng có những bài viết trái chiều khi nhận xét về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ bài của nhà phê bình Nguyễn Hòa: “Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại” cho rằng những cố gắng cách tân của một số tác giả, trong đó có Nguyễn Bình Phƣơng “chƣa làm nên những đột biến trong tƣ duy thể loại, vẫn chỉ là những tìm tòi hình thức, mà nếu chuyên chú với hƣớng đi ấy, chƣa hẳn đã có thành tựu”. Và “trong motip nhân vật bị chi phối bởi trạng thái bệnh lý “tâm thần”, “điên” trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng có thể cung cấp một cái nhìn “bất bình thƣờng” về cuộc sống và con ngƣời, nhƣng sự trở đi trở lại của motip này đang đẩy tác giả tới nguy cơ đơn điệu nhàm chán” [45;209] Hàn Thủy trong bài Trăng đen - đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phƣơng lại tỏ ra e ngại về mâu thuẫn giữa phạm vi ý nghĩa chủ đề của tác phẩm với độ dài của cuốn sách: “Nếu đây là một cố gắng đi tìm kiếm cái vô thức sâu thẳm và mênh mông của con ngƣời nói chung và con ngƣời Việt Nam nói riêng thì với khung cảnh quá hạn hẹp của Thoạt kỳ thủy chƣa thể gọi là Nguyễn Bình Phƣơng đã thành công. Có nhiều ngƣời không đồng tình với ý kiến này bởi đối với tiểu thuyết hiện đại, sự dồn nén thông tin là một đặc điểm nổi bật Hay Nguyễn Đình Chính trong bài “Sẽ chẳng có ma nào đọc Ngồi” cho rằng Ngồi là một bƣớc lùi trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng và cho rằng Nguyễn Bình Phƣơng đã xây dựng nên những nhân vật nửa ngƣời nửa ngợm. Có thể nói, nhiều ý kiến trái chiều nhƣ vậy khi nhìn nhận đối với sáng tác của một nhà văn, đặc biệt là đối với một “hiện tƣợng” có nhiều cái Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 7 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương mới nhƣ Nguyễn Bình Phƣơng cũng không phải là điều lạ nếu nhƣ không nói đó là thành công của tác giả. Ngoài ra còn có các bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Bình Phƣơng trên các phƣơng tiện báo chí nhƣ của các tác giả Yên Ba (Nguyễn Bình Phương nhà văn người trôi dạt trong thời đại, Vietnamnet), Nguyễn Quyến (Nguyễn Bình Phương - tôi không xây dựng một nhân vật điển hình, Báo Thể thao và văn hóa); Thu Hà (Nguyễn Bình Phương với thói quen quan sát người điên, Vietnamnet)... Nội dung của các bài phỏng vấn nói trên, tựu trung lại thƣờng tập trung vào các vấn đề: quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết, vấn đề kết cấu tiểu thuyết, vấn đề tình dục trong các tác phẩm …. Về công trình nghiên cứu khoa học đã có một số luận văn và khóa luận tốt nghiệp: “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết” (Hồ Bích Ngọc, Luận văn Thạc sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2006). Luận văn nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng ở phƣơng diện thể loại và chỉ ra tiểu thuyết của anh có sự hiện đại hóa từ ý thức mới về kết cấu đã “phá hủy mô hình cốt truyện truyền thống, thể hiện cái hiện đại vận động, chuyển biến, không khép kín” đến việc từ chối quan niệm điển hình hóa hiện thực, một ứng xử hiện đại về nhân vật và những tìm kiếm về ngôn ngữ giọng điệu. Đây có thể coi là luận văn đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng một cách có hệ thống trong nhà trƣờng và đã có những tìm tòi nghiên cứu nghiêm túc. Tuy nhiên luận văn mới chỉ tiến hành khảo sát ở bốn tác phẩm (Những đứa trẻ chết già. Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Trí nhớ suy tàn). Ở khóa luận “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”, (Nguyễn Thị Phƣơng Diệp, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&VN, 2007), ngƣời viết tiến hành nghiên cứu những yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 8 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương Phƣơng và khẳng định Nguyễn Bình Phƣơng coi đó là một thủ pháp nghệ thuật có tính thống nhất trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Ngoài ra còn có các báo cáo khoa học của sinh viên, có thể kể đến nhƣ: Cấu trúc tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương (Phùng Diệu Linh, BCKH, ĐHSP HN, 2004), Phùng Diệu Linh đã đƣa ra những nhận định về Thoạt kỳ thủy ở phƣơng diện cấu trúc đã phác thảo một mô hình cấu trúc đồng hiện. Cấu trúc của Thoạt kỳ thủy bao gồm cấu trúc lập thể, cấu trúc đồng hiện và cấu trúc hệ thống các biểu tƣợng. Ở bài “Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy” (Hoàng Thị Quỳnh Nga, BCKH, ĐHSPHN, 2004) và Quỳnh Nga chủ yếu tập trung ở vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm, và cho rằng nội dung của những lời câm của nhân vật Tính là những ám ảnh của bạo lực, cái chết, của máu và trăng. Bên cạnh những luận văn, khóa luận đặt vấn đề trực tiếp nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng còn có một số luận văn, khóa luận khác có khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng cùng với hệ thống các sáng tác cùng thời nhằm chứng minh cho một vài yếu tố cách tân của tiểu thuyết qua đó chỉ ra xu hƣớng vận động của tiểu thuyếtViệt Nam hiện đại. Có thể kể tới: “Bước đầu tìm hiểu đặc trưng thể loại tiểu thuyết ngắn trong văn học Việt Nam 1986 -2006, qua hai tác giả Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương” (Phạm Thị Trang, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV, 2007; “Một số đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây” (Bùi Thị Thu, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP HN, 2005); “Tiểu thuyết Việt Nam năm năm đầu thế kỷ XXI”; (Phạm Thị Thu Hiền, Luận văn Thạc sĩ khoa học, ĐHKHXH & NV, 2007); “Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XXI”(Hoàng Cẩm Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHKHXH&NV 2007). Từ những bài biết và các công trình nghiên cứu trên đây chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 9 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương 1. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau nhƣng hầu hết những bài viết đều khẳng định tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng có sự cách tân ở phƣơng diện nội dung và đặc biệt là ở kỹ thuật tiểu thuyết. 2. Những bài viết trên chủ yếu là các tiểu luận hay các phát biểu ngắn - bàn về những đặc điểm cụ thể của từng tác phẩm hay một vài một vài khía cạnh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng 3. Những bài viết có tính tổng hợp do sự hạn chế về mặt dung lƣợng đăng tải báo chí, mới chỉ đƣa ra đƣợc những luận điểm chứ chƣa phải là những bài phê bình nghiên cứu công phu. Tóm lại, những bài viết, những công trình đó, bằng các hƣớng tiếp cận khác nhau đã ít nhiều đề cập đến yếu tố cách tân trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Đó là sự gợi mở quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. Với tinh thần kế thừa, tiếp thu ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, cũng nhƣ chỉ ra điểm dừng của những ngƣời đi trƣớc, luận văn tiến hành mở rộng phân tích nghiên cứu, từ đó đƣa ra một cái nhìn khái quát về những cách tân nghệ thuật của Nguyễn Bình Phƣơng. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là 7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nhƣ: Bả giời, Vào cõi, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già, Ngồi. Ngoài ra luận văn có khảo sát thêm một số truyện ngắn và thơ của tác giả nhằm làm nổi bật lối viết của anh. Luận văn cũng khảo sát thêm một số tác phẩm của các tác giả có nét tƣơng đồng với Nguyễn Bình Phƣơng trong cách tân tiểu thuyết nhƣ: - Chinatown, Made in Vietnam, Paris 11.8, T. mất tích (Thuận) - Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) - Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà) - Tấm ván phóng dao (Mạc Can) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 10 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương 4. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN Với đề tài này, luận văn nhằm hƣớng đến những mục đích sau: - Tiến hành khảo sát để tìm ra những nét cách tân đặc sắc trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng - Chỉ ra cách tân nổi bật thể hiện sự thống nhất và vận động trong kỹ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Đặc biệt ở hai phƣơng diện: cách tân về kết cấu tiểu thuyết và sử dụng yếu tố kỳ ảo như là một thủ pháp nghệ thuật - Ghi nhận những đóng góp mới của Nguyễn Bình Phƣơng trong hƣớng vận động cách tân của tiểu thuyết Việt Nam. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp truyền thống bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. Bên cạnh đó luận văn cũng sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác để bổ trợ nhƣ: thi pháp học, phương pháp cấu trúc, phương pháp ký hiệu học, phương pháp liên văn bản. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai nội dung trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Nguyễn Bình Phƣơng trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại (từ 1986 đến nay) Chƣơng 2: Những cách tân về mặt kết cấu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng Chƣơng 3: Sử dụng yếu tố kỳ ảo - một thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 11 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (TỪ 1986 ĐẾN NAY) 1.1 KHÁI QUÁT VỀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại 1.1.1.1 Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đứng trƣớc nhu cầu “đổi mới tƣ duy tiểu thuyết”, bắt đầu có những vận động nhất định về cả đề tài, chủ đề lẫn phƣơng thức biểu hiện. Vệt dƣ âm của đề tài chiến tranh còn kéo dài đến cuối thế kỉ XX, những tác phẩm mang chủ đề lịch sử (tự sự lịch sử) vẫn chiếm một tỉ trọng cao. Tuy nhiên mặc dù vẫn khai thác đề tài chiến tranh nhƣng không còn là tiểu thuyết mang cảm quan sử thi, với những chiến thắng oai hùng, những nhân vật mang tính huyền thoại mà thay vào đó là cái nhìn trầm lắng, sâu sắc hơn về thân phận của con ngƣời trong chiến tranh, chiến tranh đã qua đi nhƣng vẫn để lại bao nỗi đau ám ảnh. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng, Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Thời xa vắng (Lê Lựu).., là những tác phẩm ít nhiều đã chạm tới những cách tân về nội dung biểu hiện cũng nhƣ hình thức trần thuật. Chúng ta dễ nhận ra việc đổi mới tƣ duy nghệ thuật, đổi mới cách nhìn là cơ sở quan trọng để có đƣợc sự đa dạng về phong cách và giọng điệu với nhiều phƣơng thức biểu hiện mới mà trƣớc đó chƣa có, nhƣ sử dụng hiện thực tâm linh, yếu tố kì ảo, dòng ý thức. Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 12 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương Trong không khí hội nhập, với nhiều luồng văn hóa, ý thức cách tân của nhà văn cũng trở thành phù hợp với sự phát triển của chính bản thân văn học và phù hợp với nhu cầu đổi mới, khát vọng dân chủ trong xã hội. Các quy luật, các sự kiện của lịch sử, của xã hội bắt đầu đƣợc nhìn qua lăng kính cá nhân, mang màu sắc riêng của mỗi cá tính sáng tạo, của mỗi nhân vật. Bên cạnh những tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thành công, tiểu thuyết về thế sự đời tƣ ngày càng chiếm tỉ lệ lớn. Những tác phẩm nhƣ: Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang), Gặp gỡ cuối năm, Cha và con và…(Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Tường thành (Võ Thị Xuân Hà), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Thanh), Ngụ Cư (Thùy Dƣơng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) Khúc sông mê (Triệu Xuân), Dòng sông mía (Đào Thắng), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)…. nghiêng về khai thác những cảnh ngộ, số phận con ngƣời cả trong chiều thuận và nghịch của nó, một hƣớng tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái đời thƣờng của cuộc sống cá nhân. Về mô hình tính cách, bên những con ngƣời anh hùng – con ngƣời cộng đồng, đã xuất hiện con ngƣời thân phận, cá thể, con ngƣời mang bi kịch cá nhân. Vấn đề tình dục là một vấn đề rất đỗi bình thƣờng của con ngƣời nhƣng nó cũng là một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Ở giai đoạn trƣớc vấn đề này ít đƣợc đề cập đến, nếu có thì cũng rất tế nhị. Sang giai đoạn này vấn đề đó đƣợc khai thác nhiều hơn và với cái nhìn tự do, phong phú hơn. Các tác giả Hồ Anh Thái (Mười lẻ một đêm), Thuận (Chinatown, Pari 11 tháng) ... đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể, một lĩnh vực rất riêng của đời sống cá nhân. Miêu tả con ngƣời với Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 13 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương những yếu tố tích cực của con ngƣời tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học. Tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây xuất hiện tiểu thuyết tự truyện đã để lại nhiều ấn tƣợng trong độc giả với những tác phẩm nhƣ: Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải). Chuyện của thiên tài (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân). Tìm đến tự truyện, các nhà văn nhƣ trở về với chính mình. Tiểu thuyết tự truyện cốt truyện đƣợc xây dựng trên cơ sở của sự kiện chính về cuộc đời, về con ngƣời tác giả. Tất nhiên trí nhớ không hoàn toàn là máy quay phim có thể chụp lại một cách chính xác, cho nên việc có mặt của yếu tố hƣ cấu là tất yếu không thể đòi hỏi tự truyện, giống y nhƣ thật. Với loại hình tiểu thuyết này, cốt truyện có chức năng tái tạo lại một đoạn đời của ngƣời viết. Đây là một dạng truyện viết theo cách hồi ức tự nghiệm, thấm đẫm những cảm quan cá nhân của từng nhân vật. Ở đây không có cái gọi là “tự sự hoàn chỉnh”, công việc của mỗi ngƣời đọc là chắp nối các mảnh hồi ức rời rạc trong dòng suy tƣởng của cá nhân để tự tạo nên một hình dung tổng thể cho riêng mình. 1.1.1.2 Cùng với đề tài đời tƣ thế sự, đề tài lịch sử cũng là đối tƣợng đƣợc các nhà tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại quan tâm, có thể kể tới những tác phẩm tiểu biểu: Thăng Long ký (Nguyễn Khắc Phục), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh)…. Mỗi tác phẩm là một phong cách riêng, hƣớng độc giả tới một cái nhìn mới về tiểu thuyết lịch sử. Nói đúng hơn, các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này tiến sâu vào những đặc điểm mang tính bản chất của thể loại tiểu thuyết. Nghĩa là chúng ta đƣợc thƣởng thức các tác phẩm tiểu thuyết thực sự chứ không phải là tiếp xúc với các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử sau khi đƣợc tiểu thuyết hóa. Nếu trƣớc đây, sự thật lịch sử luôn là yếu tố quan trọng mà Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 14 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương các nhà tiểu thuyết lịch sử phải bám sát thì giờ đây nó chỉ đƣợc xem là “cái đinh” để nhà văn treo các “bức tranh” của mình lên. Các biến cố lịch sử đƣợc dựng lên từ những góc nhìn khác nhau, các nhân vật lịch sử đƣợc tái hiện một cách sống động với đầy đủ đời sống nội tâm và các cung bậc tình cảm của con ngƣời. Nhân vật lịch sử không còn đƣợc thần thánh hóa để trở thành những hình tƣợng cao siêu, họ hiện lên cả trong những chiến công oanh liệt và cả trong cuộc sống đời thƣờng muôn vẻ. Về phƣơng thức biểu hiện, các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này không còn lệ thuộc vào tiểu thuyết cổ điển chƣơng hồi, câu văn biền ngẫu… nó tạo cho mình một kết cấu lạ, tạo tính hấp dẫn góp phần chuyên chở ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ linh hoạt vừa mang màu sắc văn hóa của thời đại lịch sử mà nó xâm nhập vừa mang màu sắc hiện đại. Bên cạnh đó nghệ thuật hƣ cấu giúp cho các hiện tƣợng sự kiện, nhân vât lịch sử không còn là một hằng số đứng yên mà tiếp tục vận động cùng cuộc sống muôn hình. Hơn nữa, trong bối cảnh giao lƣu hội nhập văn hóa quốc tế, đội ngũ nhà tiểu thuyết đƣợc bổ sung các cây bút hải ngoại, cho chúng ta hiểu về cuộc sống của ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Bên cạnh đó góp thêm những điểm nhìn khác lạ về đời sống trong nƣớc: Made in Vietnam, Chinatown, Paris 11 tháng 8 (Thuận), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai), Gió từ thời khuất mặt (Lê Minh Hà)… Nhìn chung, những đổi thay mạnh mẽ về đề tài, chủ đề, sự đổi mới quan niệm về hiện thực và cách kể chuyện của tiểu thuyết, đã không ngừng đƣợc đặt ra qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau trên văn đàn: từ “thế hệ thứ nhất” (với Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, …) đến “thế hệ thứ hai” (Nguyễn Huy Thiệp, Dƣơng Thu Hƣơng, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh…). Giờ đây, với “thế hệ thứ ba” (Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 15 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương Hồ Anh Thái, Thuận…), với những “thử nghiệm”, những thành tựu của các nhà văn sinh ra trong một thế hệ đã khác trƣớc, nhu cầu cách tân lại ngày càng mạnh mẽ. Tiểu thuyết Việt Nam đã đi qua nhiều biến động, thậm chí cả những cuộc lột xác để đến với đời sống đƣơng đại và có đƣợc diện mạo mới mẻ nhƣ ngày hôm nay. Quả thực, sự xuất hiện của “làn sóng thứ ba” trên văn đàn đƣơng đại, nó không chỉ là kết quả của sự hội nhập giữa nhiều luồng văn hóa và thông tin, mà còn là kết quả của sự đổi mới trong nhận thức của một thế hệ “đang lớn dần, một thế hệ đã đủ xa cách để vƣợt qua khỏi những mặc cảm và giáo điều trong cả văn học và cuộc sống.” (Nguyễn Thanh Sơn). Đó là một sự phát triển mang tính vận động nội tại; một sự biến đổi về chất, từ những đổi mới về “lƣợng”; một sự biến đổi về hình thức, từ những biến đổi về nội dung [11] 1.1.2 Xu hướng cách tân của tiểu thuyết Việt Nam. 1.1.2.1 Bên cạnh những yếu tố truyền thống, tiểu thuyết Việt Nam đã xuất hiện nhiều yếu tố của tiểu thuyết “hiện đại” và “hậu hiện đại” Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới tƣ duy tiểu thuyết và trên tầm nhìn của thời đại mới, các tác giả tiểu thuyết có điểm nhìn khái quát hơn.Từ đó những quan niệm về văn chƣơng, về con ngƣời, về hiện thực… mang một hình thức mới mẻ hơn, tự do hơn. Bên cạnh những yếu tố truyền thống, tiểu thuyết Việt Nam đã xuất hiện nhiều yếu tố của tiểu thuyết “hiện đại” và “hậu hiện đại”. Theo các nhà mĩ học hiện đại và hậu hiện đại, đời sống, đặc biệt là đời sống đƣơng đại, cho thấy nhiều hiện thực phong phú, phức tạp và không thể hoặc khó có thể “kể lại” đƣợc (những cái không xảy ra theo trình tự thời gian, không gian; những cái nằm sâu trong tiềm thức, vô thức; những cái lẫn lộn hỗn mang…). Lúc này, chức năng cơ bản của tiểu thuyết Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 16 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương không phải là minh hoạ bằng một câu chuyện, một quan niệm về thế giới hay về lịch sử đã đƣợc xác lập, mà là làm phát lộ, bằng những con đƣờng đặc trƣng của nó, “cái mà chỉ có tiểu thuyết mới nói đƣợc… cái không đƣợc nói bởi chính sử, các vùng trải nghiệm của con ngƣời mà các nhà sử học đã bỏ qua… mặt trái của cái hình ảnh mà xã hội chúng ta đã tự xây dựng về chính mình” (Guy Scarpetta). Milan Kundera cũng khẳng định tiểu thuyết vốn có một sứ mệnh khác hẳn với việc cung cấp một bức tranh “hiện thực” về xã hội, và phải “phát minh ra các hình thức”... Đó chính là phần mà tiểu thuyết “hiện đại” và đặc biệt, “hậu hiện đại”, tiếp tục đảm đƣơng. “Hậu hiện đại” phản kháng khuynh hƣớng và điều kiện sống của xã hội ngày nay. Nó ảnh hƣởng biến chuyển chủ nghĩa từ trong bản chất. Những đặc tính tiêu biểu có thể kể là: hỗn độn, rối mù, chao đảo, đứt rời, phân mảnh, do dự, xúc động, mâu thuẫn, ít coi trọng quyền lực, coi thƣờng sự trong sáng, không để ý đến nguyên bản, phân hóa, nhại lại, lắp ghép để sáng tạo, sao chép để tái chế, chế nhạo để soi rọi làm sáng lịch sử và hình dung hoá hiện thực. Đặc trƣng thứ hai và có lẽ tiêu biểu nhất của văn chƣơng hậu hiện đại là tính liên văn bản, trích dẫn ở cấp độ thể loại và motive. Bằng cách sử dụng nhiều thể loại, nhiều kiểu tự sự và phong cách khác nhau, sử dụng trò chơi kết hợp, nhà văn tạo ra một cấu trúc lai ghép và văn bản đa thanh. Cũng nhƣ đặc trƣng thứ nhất, điều này khơi dậy nỗi hoài nghi đối với những phƣơng thức hiện có trong việc nhận biết thực tại và thế giới, bằng cách khẳng định rằng chúng ta chỉ có thể nhận biết thế giới thông qua các văn bản, mà trên thực tế là những mảnh rời, trích đoạn và dấu vết của các văn bản. Điều này tƣơng đồng với liệu pháp phân tâm học, vốn thông qua việc liên tƣởng tự do các chi tiết và những thành tố còn thiếu để giúp con ngƣời quay lại tính hay quên nguyên thủy và cái yếu tính mà mình đã đánh mất. Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 17 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương Bằng cách dùng nhiều mô thức văn chƣơng - ngôn ngữ khác nhau nhƣ huyền thoại, truyền thuyết, sự tích các thánh, kinh ngụy tác, truyện cổ, lịch sử, v.v., đồng thời sử dụng chúng thông qua các hình thức diễn dịch lại hay giễu nhại, làm phong phú cấu trúc văn chƣơng ngoạn mục của mình bằng toàn bộ thành tựu của văn xuôi hiện đại, thiết lập đƣợc sự tiếp nối và hài hòa giữa những nền văn hóa khác nhau và đạt đƣợc sự dung hợp giữa cái cũ và cái mới. Phƣơng thức thực hiện việc này có thể quy về cách sử dụng một số mô thức kỳ dị (Sava Damjanov gọi đây là sự “hậu hiện đại hóa” cái kỳ dị), thông thƣờng nhất là dựa trên hiệu quả giấc mơ. Lý do làm ta có ấn tƣợng này là có một sự hỗn độn thấy rõ về thời gian, gắn liền với đặc trƣng cốt lõi của văn chƣơng hậu hiện đại: sự xóa mờ các quan hệ không/thời gian. Đặc trƣng này ở mức độ nào đó đã hàm chứa sẵn trong đặc trƣng thứ ba, bởi nó dựa trên sự phá bỏ tính hiện thực và không thừa nhận trình tự logic của các quan hệ không / thời gian Một đặc trƣng nữa của văn chƣơng hậu hiện đại là nhân vật không hoạt động trên cấp độ tâm lý, điều này dẫn đến việc thiếu vắng sự phân tích tâm lý đối với nhân vật, nó loại trừ khả năng minh định nhân vật theo lối cổ điển. Tác giả xóa nhòa nhân vật bằng cách đƣa ra cùng một lúc nhiều điểm nhìn và phối cảnh khác nhau đối với chủ thể mà cùng một lúc có thể vừa là tác giả, vừa là ngƣời kể chuyện vừa là chính nhân vật, do đƣờng phân giới giữa ba chủ thể này đã bị xóa mờ một cách có chủ ý. [22] Chúng ta có thể thấy đƣợc sự manh nha của những yếu tố đó trong các tiểu thuyết gần đây. Đó là nhƣng tiểu thuyết còn rất mới, lạ lẫm: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Thoạt kỳ thủy, Trí nhớ suy tàn, Ngồi (Nguyễn Bình Phƣơng), Chinatown, Made in Vietnam, Paris 11.8, T. mất tích (Thuận), Người sông mê (Châu Diên) Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Tấm ván phóng dao (Mạc Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 18 Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Phương Can)... Ấn tƣợng mạnh nhất khi đọc các tiểu thuyết này đó là sự khác lạ: “Dƣờng nhƣ nhà văn không phải tái hiện bức tranh hiện thực mà đang trình bày cách thức họ làm ra các “kết cấu nghệ thuật” nhƣ thế nào. Đây là các kết cấu mang rõ tinh thần “khƣớc từ truyền thống”, nghĩa là vƣợt khỏi mô hình tiểu thuyết quen thuộc, xác lập mối quan hệ giữa văn chƣơng với hiện thực” [4]. Đây là những tác phẩm mở đầu cho cuộc thử nghiệm kiếm tìm hình thức mới cho tiểu thuyết khá phong phú và vẫn đang tiếp tục. Quan niệm truyền thống về tiểu thuyết mờ dần đi. Nguyễn Bình Phƣơng và Thuận sử dụng dòng hồi ức miên man của ngƣời kể chuyện tạo ra những mảng màu hiện thực, dùng thì hiện tại cho mọi thời gian của quá khứ. Hồ Anh Thái với Cõi người rung chuông tận thế và Châu Diên với Người sông Mê đã thể hiện một lối kết hợp ảo và thực đƣa ngƣời đọc vào sự bất định, mê hoặc “nhƣ trong trò chơi rubic hay kính vạn hoa” (Nguyễn Thị Bình, Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, một cái nhìn khái quát, NCVH số 2/2007). Tất cả tạo ra cảm giác về sự trôi dạt của thân phận con ngƣời. Các thủ pháp nghệ thuật nhƣ đồng hiện, kỹ thuật dòng ý thức, độc thoại nội tâm. Motip giấc mơ, hồi ức hoài niệm đã tỏ ra có hiệu lực bộc lộ đƣợc nỗi niềm sâu kín của con ngƣời. Ở đây, cái ngổn ngang bề bộn và khuynh hƣớng tự do trong hành ngôn và sự co giãn của kết cấu đã góp phần tạo nên giọng điệu mới, hơn nữa có thể nói lên đƣợc một cái gì đó khá chuẩn xác về một tâm thế có thật và rất khó phát hiện trong cuộc sống hôm nay. Khuynh hƣớng hiện thực với bút pháp mới, từ kết cấu trần thuật đến hình tƣợng, từ nhân vật đến giọng điệu. Với những phối hợp “đa phức”, đa tầng và có nhiều đứt gãy về điểm nhìn, về ngƣời kể chuyện, các tác giả đã mang đến những “thế giới hiện thực” bị xáo trộn, bị phân mảng, trở nên biệt lập và không thể kết nối thành một cái nhìn toàn vẹn, duy nhất nhƣ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan